Tiêu chuẩn ngành 10TCN171:1993

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 171:1993 về Vec ni dùng trong đồ hộp thực phẩm

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 171:1993 về Vec ni dùng trong đồ hộp thực phẩm


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 171:1993

VEC NI DÙNG TRONG ĐỒ HỘP THỰC PHẨM

Tiêu chuẩn này áp dụng cho vec - ni và sắt lá tráng vec - ni dùng để chế tạo bao bì đựng đồ hộp thực phẩm.

1. Yêu cầu kỹ thuật

Vec - ni và màng tráng vec - ni trên sắt lá làm bao bì đựng đồ hộp rau quả, thịt cá phải đạt những yêu cầu sau:

1.1. Vật liệu vec - ni

1.1.1. Trạng thái:

Vec - ni phải ở dạng lỏng đồng nhất, không có cặn, không vẩn đục, không keo đặc. Khi pha với dung môi thích hợp, vec ni phải loãng ra và đồng nhất, không được vón cục, không được phân lớp.

1.1.2. Màu sắc:

Vec ni có màu vàng, trắng trong, trắng đục hoặc xám, tùy loại.

1.1.3. Độ nhớt:

Vec ni có độ nhớt không quá 180 sec.

1.1.4. Hàm lượng chất khô:

Hàm lượng chất khô trong khoảng 30 - 40% tùy theo hãng chế tạo.

1.1.5. Tính không độc hại:

Vec ni phải được chứng nhận của cơ quan y tế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (loại sản xuất trong nước) hoặc của nước ngoài (loại nhập khẩu) cho phép sử dụng làm bao bì đồ hộp.

1.1.6. Các chỉ tiêu khác:

Vec ni còn phải đạt các chỉ tiêu dưới đây:

1.2. Màng vec ni trên sắt lá

Quá trình gia công tạo màng vec ni trên sắt lá phải theo đúng quy trình công nghệ được cấp có thẩm quyền xét duyệt và phải thực hiện các thông số công nghệ của hãng chế tạo. Sắt lá để tráng phải đáp ứng tiêu chuẩn hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa các bên.

Chất lượng màng vec ni phải đạt các chỉ tiêu sau đây:

1.2.1. Khuyết tật bề mặt:

Màng vec ni không được rỗ, mặt tráng phải đồng đều, không được chỗ dày chỗ mỏng, không được xây xước.

1.2.2 Màu sắc:

Theo 1.1.2

1.2.3. Độ bám dính - độ bong tróc:

Độ bong tróc vec ni trên sắt lá chia làm sáu cấp. Vec ni sử dụng được phải có độ bong tróc từ cấp 0 đến cấp 2.

1.2.4. Khối lượng màng vec ni:

Khối lượng màng vec ni từ 4 –10 g/m2 tùy mục đích sử dụng và tùy loại vec ni.

1.2.5. Sự chịu axit:

Màng vec ni (thứ chống axit) tráng trên sắt lá phải chịu được sự tác động của axit, màng vec ni phải:

- Không thay đổi độ bám dính

- Không thay đổi màu sắc.

1.2.6. Sự chịu sunphua:

Màng vec ni (thứ chống sunphua) tráng trên sắt lá phải chịu được sự tác động của sunphua. Sau khi thanh trùng trong môi trường sunphua, màng vec ni phải:

- Không thay đổi độ bám dính

- Không thay đổi màu sắc.

1.2.7. Sự chịu thanh trùng:

Màng vec ni không được thôi mùi vị, màu sắc vào nước cất khi thanh trùng.

1.2.8. Độ rỗ:

Độ rỗ của màng vec ni là mật độ các điểm lộ sắt, biểu thị bằng cường độ dòng điện xuyên qua màng vec ni.

Đối với màng vec ni có độ dày 4 - 10 g/m2, độ bong tróc từ cấp 0 đến 2, thì cường độ dòng điện xuyên qua màng vec ni phải nhỏ hơn:

- 3,07 mA/cm2 (đối với sắt làm hộp 3 mảnh)

- 2,30 mA/cm2 (đối với sắt làm hộp 2 mảnh).

1.2.9. Độ chịu uốn:

Khi thử trên dụng cụ Erichsen, chiều dài màng vec ni bong ra ở đường gấp phải nhỏ hơn 50 mm.

1.2.10. Độ chịu dập:

Khi thử trên dụng cụ Erichsen, màng vec ni phải nguyên vẹn.

1.2.11. Tính không độc hại:

Theo 1.1.5

1.3. Vec ni hay sắt tráng vec ni xuất xưởng phải được bộ phận KCS kiểm tra và chấp nhận chất lượng. Người sản xuất vec ni, người gia công sơn vec ni phải đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu của tiêu chuẩn này và mỗi lô hàng phải kèm theo giấy chứng nhận chất lượng.

2. Phương pháp thử

2.1. Lấy mẫu vec ni:

Chất lượng của vec ni được nhận định theo từng lô đồng nhất trên cơ sở lấy mẫu trung bình của lô đó.

2.1.1. Lô đồng nhất bao gồm những kiện vec ni có cùng một thứ, cùng phẩm cấp, chế tạo trong cùng một thời gian, theo cùng một quy trình công nghệ, ở cùng một cơ sở sản xuất và chứa trong cùng một loại bao bì.

2.1.2. Trước khi lấy mẫu trung bình phải xác định tính đồng nhất của lô hàng và kiểm tra tình trạng bao bì, loại bỏ những kiện không toàn vẹn, không kín, không đúng quy cách, không có mã hiệu, mã hiệu không rõ rệt hay ghi không đúng quy định.

2.1.3. Ở mỗi lô vec ni đồng nhất lấy mẫu ở những thùng khác nhau với tỷ lệ 10 - 20% số thùng nhưng không ít hơn hai thùng. Trong mỗi thùng lấy 200 - 300ml vec ni. Mẫu vec ni phải đựng trong chai thủy tinh nút nhám hoặc bình sắt có nắp kín.

2.1.4. Các mẫu để lưu do cơ quan lấy mẫu giữ và dùng để thử lại khi cần thiết. Trên các mẫu đó phải ghi rõ tên vec ni và phẩm cấp ngày lấy mẫu, tên người lấy mẫu.

Thời hạn lưu mẫu không quá hai năm ở nhiệt độ 200C.

2.1.5. Trong trường hợp phải gửi mẫu đến một phòng thí nghiệm khác thì mẫu phải được niêm phong và kèm theo một phiếu có ghi:

- Tên và địa chỉ của cơ sở chế tạo

- Tên vec ni, phẩm cấp

- Ngày sản xuất

- Ngày nhập hàng

- Khối lượng tịnh của lô hàng

- Số lượng mẫu thử

- Các chỉ tiêu cần xác định

- Ngày lấy mẫu

- Tên người lấy mẫu.

2.2. Lấy mẫu sắt tráng vec ni

Chất lượng của sắt tráng vec ni được nhận định theo từng lô đồng nhất trên cơ sở lấy mẫu trung bình của lô đó.

2.2.1. Lô đồng nhất bao gồm những kiện sắt có cùng độ dày, cùng kích thước, cùng độ tráng thiếc, cùng lõi thép, cùng độ cứng, cùng kiểu thụ động hoá của cùng hãng và được tráng cùng loại vec ni, cùng số lớp tráng, gia công trong cùng một thời gian, theo cùng một quy trình công nghệ và ở cùng một cơ sở gia công.

2.2.2. Trước khi lấy mẫu trung bình, phải xác định tính đồng nhất của lô hàng và kiểm tra tình trạng bao bì, loại bỏ những kiện không nguyên vẹn, không đúng quy cách, không có mã hiệu, mã hiệu không rõ rệt hay ghi không đúng quy định.

2.2.3. Ở mỗi lô đồng nhất, lấy mẫu ở những kiện khác nhau với tỷ lệ 2 - 5% số kiện. Ở mỗi kiện lấy 10 tấm ở các vị trí khác nhau.

2.2.4. Các mẫu để lưu do cơ quan lấy mẫu giữ và dùng để thử lại khi cần thiết. Trên các mẫu đó phải ghi rõ loại sắt, loại vec ni, ngày lấy mẫu, tên người lấy mẫu.

Thời hạn lưu mẫu không quá hai năm ở nhiệt độ 200C.

2.2.5. Trong trường hợp phải gửi mẫu đến một phòng thí nghiệm khác thì phải cho mẫu vào bao bì bằng giấy chống ẩm, gói kín lại, niêm phong và dán kèm theo một phiếu có ghi:

- Tên và địa chỉ sản xuất

- Loại sắt lá và vec ni

- Ngày tráng vec ni

- Ngày nhận hàng

- Khối lượng tịnh của lô hàng

- Số lượng mẫu thử

- Các chỉ tiêu cần xác định

- Ngày lấy mẫu

- Tên người lấy mẫu.

2.3. Trạng thái vec ni, màu sắc vec ni: Đánh giá bằng cảm quan.

Ghi chú: Có thể đánh giá các chỉ tiêu này tại chỗ lấy mẫu.

2.4. Độ nhớt: Thử theo TCVN 4040 - 85.

2.5. Hàm lượng chất khô:

Dụng cụ:

- Cân chính xác 1mg.

- Tủ sấy

- Hộp sấy bằng kim loại có nắp

Cách tiến hành:

Hộp sấy sạch, đã sấy khô và để nguội, lấy khoảng 5ml vec ni cho vào hộp cân, đem cân rồi sấy ở 1500C đến khối lượng không đổi.

Cách tính:

Hàm lượng chất khô (x) tính bằng % theo công thức:

 

Trong đó:           M1 - khối lượng của hộp cân và vec ni trước khi sấy, tính bằng gam.

                        M2 - khối lượng của hộp cân và vec ni sau khi sấy, tính bằng gam.

                        A - khối lượng của hộp cân, tính bằng gam.

2.6. Khuyết tật bề mặt: đánh giá theo cảm quan.

Ghi chú: Có thể đánh giá chỉ tiêu này tại chỗ lấy mẫu.

2.7.Độ bám dính

Dụng cụ:

- Dao rạch Rayadin 3 din hoặc tương tự. Dao có 6 răng cách nhau 1mm.

- Băng keo loại tốt, khổ rộng 10mm

- Bàn chải mềm.

Hóa chất:

- CuSO4.5H2O : 250gr (dạng rắn)

- HCl đậm đặc : 50ml

- Nước cất : 750ml

- Bông goòng : 1 gói (250g)

Cách tiến hành:

Rạch một nhát dài khoảng 3cm, sau đó rạch một nhát nữa thẳng góc với nhát rạch trước tạo các ô vuông nhỏ giống như mạng lưới gồm 6 đường ngang, 6 đường dọc cách nhau 1mm.

Đường rạch phải thực hiện đều tay và đến tận đáy màng vec ni. Kiểm tra bằng kính lúp xem các vạch có thật sự chạm đáy không. Dùng bàn chải mềm, mịn, chải sạch các mảnh vec ni bong ra.

Dùng băng keo miết lên các ô vuông đã rạch sao cho dính chặt, không có bóng không khí. Giật mạnh băng keo lên. Dùng bông goòng thấm dung dịch sun phát đồng thoa lên chỗ vừa giật băng keo. Dùng kính lúp quan sát các ô vuông và cộng diện tích bị bong tróc ở các ô vuông để tính độ bong tróc.

Độ bong tróc

Diện tích bong tróc

Tổng diện tích các ô vuông (%)

Cấp 0

0

Cấp 1

> 0 - 5

Cấp 2

> 5 - 15

Cấp 3

> 15 - 35

Cấp 4

> 35 - 65

Cấp 5

> 65 - 100

2.8. Khối lượng màng vec ni

2.8.1. Phương pháp Anilin:

Dụng cụ:

- Bếp điện 500 - 1000W

- Cân chính xác 0,1mg

- Tủ sấy.

Hóa chất:

- Anilin : 10ml

- NH4OH 10%: 100ml

- Nước cất : 890ml

Cách tiến hành: Cắt một mẩu sắt có tiết diện 100cm2, sấy khô ở 700C trong 10 phút, sau đó đem cân. Đun sôi nhẹ dung dịch kể trên, cho mẫu sắt vào và tiếp tục đun trong vòng 1 - 2 phút. Lấy mẫu ra rửa sạch bằng nước cất, rồi tráng lại bằng axêtôn, sấy ở 700C trong 10 phút, cân lại mẫu.

Cách tính khối lượng màng vec ni (x) tính bằng g/cm2 theo công thức:

X = (M1 - M2) x 100

Trong đó:

M1 - khối lượng miếng sắt có tráng vec ni, tính bằng gam

M2 - khối lượng miếng sắt sau khi đã lấy màng vec ni, tính bằng gam

100 - hệ số chuyển đổi từ 100cm2 ra m2.

2.8.2. Phương pháp Etylenglycol:

Dụng cụ và cách tiến hành giống như mục 2.8.1, tuy nhiên hóa chất có sự khác biệt như sau:

- NaOH (dạng rắn) : 100g

- (CH2O4) : 100ml

- Nước cất : 900ml.

Ghi chú: Cả hai phương pháp đều xem như phương pháp trọng tài.

2.8.3. Đo nhanh bằng thiết bị điện tử CMB - M175.

Dùng thiết bị điện tử CMB - M175 để đo khối lượng màng vec ni. Trước hết hiệu chỉnh kênh đo cho gần đúng với khối lượng ước lượng màng vec ni. Úp phễu đo vào bề mặt đã tráng vec ni và đọc số đo trên màn hình.

2.9. Sự chịu axit

Dụng cụ:

- Nồi áp suất 10 lít

- Bếp điện 500 - 1000W

- Lọ thủy tinh chịu nhiệt có nắp.

Hóa chất:

- Axit citric : 1, 2 và 5%

- Axit tactaric : 1, 2 và 5%

- Axit axêtic : 3 và 5%

- Axit lactic : 1%.

Cách tiến hành: Cho từng axit có nồng độ khác nhau vào lọ thủy tinh riêng cùng một miếng sắt tráng vec ni có diện tích 50x50mm, thanh trùng ở 1210C trong 90 phút. Sau đó kiểm tra chất lượng màng vec ni về:

- Độ bong tróc (xem phần 2.7)

- Sự thay đổi màu sắc. So sánh màu sắc của vec ni trước và sau khi thanh trùng.

2.10. Sự chịu sunphua

Dụng cụ:

- Nồi áp suất 10 lít

- Bếp điện 500 - 1000W

- Lọ thủy tinh chịu nhiệt có nắp.

Hóa chất: Cystein 2

Pha 2gr cystein trong 1000ml nước cất đo pH. Nếu pH thấp hơn 7 thì hiệu chỉnh bằng dung dịch Na2CO3 20% đến khi nào dung dịch có pH = 7.

Cách tiến hành: Cho dung dịch Cystein vào lọ thủy tinh cùng với một miếng sắt tráng vec ni có diện tích 50x50mm thanh trùng ở 1210C trong 90 phút. Sau đó kiểm tra chất lượng màng vec ni về:

- Độ bong tróc (xem phần 2.7)

- Sự thay đổi màu sắc. So sánh màu vec ni trước và sau khi thanh trùng.

2.11. Sự chịu thanh trùng

Dụng cụ:

- Nồi áp suất 10 lít

- Bếp điện 500 - 1000W

- Lọ thủy tinh chịu nhiệt có nắp.

Hóa chất: Nước cất

Cách tiến hành: Cho nước cất và miếng sắt tráng vec ni có diện tích 50x50mm vào lọ thủy tinh, thanh trùng ở 1210C trong 90 phút. Sau đó kiểm tra lại nước trong lọ thủy tinh bằng cảm quan về:

- Màu sắc

- Mùi vị.

2.12. Độ rỗ

2.12.1. Phương pháp trọng tài:

Dụng cụ:

- Miliampe kế

- Máy chỉnh lưu 220 v/10v

- Cực than graphid.

Hóa chất: Ferricyanua 5%.

Cách tiến hành: Lấy sắt tráng vec ni đem dập thành nắp mà mặt vec ni ở phía trên, có đường kính 70 - 120mm. Đặt nắp nằm trên giá đỡ. Rót dung dịch Ferricyanua vào nắp. Nối tiếp nắp với cực anốt của máy chỉnh lưu, nối cực cathốt của máy chỉnh lưu vào cực than graphid, rồi nhúng cực than vào dung dịch trên nắp hộp. Cho dòng điện chạy qua trong vòng 2 phút với điện áp 6 volts. Đọc và ghi cường độ dòng điện trên miliampe kế.

2.12.2 Trong môi trường Chlorua Natrium 3%

Dụng cụ và cách tiến hành như 2.12.1 nhưng hóa chất là dung dịch NaCl 3%.

2.13. Độ chịu uốn

Dụng cụ:

- Dụng cụ dập Erichsen

- Kéo cắt sắt

- Tủ sấy.

Hóa chất:

- CuSO4.5H2O : 250g (dạng rắn)

- HCl (đậm đặc) : 50ml

- Nước cất : 750ml

- Bông goòng.

Cách tiến hành: Cắt một mẫu sắt có kích thước 50 x 140mm. Dùng dụng cụ Erichsen để dập đôi miếng sắt lại, mặt sơn vec ni ở phía ngoài, sau đó thả quả dập xuống. Nhúng mẩu sắt vào dung dịch sunphat đồng trong vòng 30 phút. Lấy ra, rửa sạch, sấy khô ở 700C trong vòng 10 phút. Đo chiều dài vec ni bong ra.

2.14. Độ chịu dập

Dụng cụ và hóa chất như mục 2.13.

Cách tiến hành: Cắt một mẩu sắt có kích thước 50 x 50mm, để mặt tráng vec ni áp xuống khuôn dập. Thả quả dập xuống. Dùng bông goòng thấm dung dịch sunphat đồng, chà lên điểm dập. Quan sát xem mức độ nguyên vẹn của màng vec ni.

3. Bao bì, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển

3.1. Vec ni

3.1.1. Vec ni được đựng trong thùng thép dung tích 200 lít, có nắp xoáy chắc chắn, và kín.

3.1.2. Ngoài thùng có ghi nhãn với nội dung:

- Tên cơ sở sản xuất và địa chỉ

- Tên sản phẩm

- Ngày chế tạo

- Khối lượng tịnh

- Khối lượng cả bì

- Ký hiệu chất dễ cháy

- Số hiệu của tiêu chuẩn này.

3.1.3. Vec ni được bảo quản trong kho thoáng mát, khô ráo, nhiệt độ khoảng 200C và được thực hiện các biện pháp phòng cháy nghiêm ngặt.

3.1.4. Vec ni được vận chuyển bằng các phương tiện thông thường nhưng phải có mui, bạt che.

3.2. Sắt tráng vec ni

3.2.1. Các loại bao bì đựng sắt tráng vec ni phải theo các tiêu chuẩn về các loại bao bì đó. Trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn phải theo các văn bản đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt y hay các hợp đồng ký kết giữa các bên, miễn sao sản phẩm không bị xây xước, sét rỉ, bụi bẩn, cong vênh.

3.2.2. Ngoài kiện sắt phải có nhãn ghi rõ:

- Tên cơ sở gia công và địa chỉ

- Sắt tráng vec ni

- Độ dày, kích thước, độ tráng thiếc, độ cứng, loại lõi thép, kiểu thụ động hóa của sắt

- Loại vec ni, khối lượng màng và số lượt tráng

- Số lượng tấm

- Khối lượng tịnh của kiện

- Khối lượng cả bì của kiện

- Ngày tráng vec ni

- Số hiệu tiêu chuẩn này.

3.2.3. Sắt tráng vec ni phải bảo quản trong kho khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, tránh tia nắng rọi thẳng hay mưa tạt. Sắt được đóng thành kiện hay xếp rời thành chồng cách nền 10 - 20cm, cách tường ít nhất 20cm. Để riêng theo loại sắt và loại vec ni.

3.2.4. Sắt tráng vec ni khi vận chuyển phải được giữ gìn cẩn thận, tránh bị ẩm ướt, sét rỉ, bụi bẩn, xây xước, cong vênh.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN 10TCN171:1993

Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
Số hiệu10TCN171:1993
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcCông nghệ- Thực phẩm
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN 10TCN171:1993

Lược đồ Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 171:1993 về Vec ni dùng trong đồ hộp thực phẩm


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 171:1993 về Vec ni dùng trong đồ hộp thực phẩm
                Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
                Số hiệu10TCN171:1993
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcCông nghệ- Thực phẩm
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 171:1993 về Vec ni dùng trong đồ hộp thực phẩm

                      Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 171:1993 về Vec ni dùng trong đồ hộp thực phẩm