Tiêu chuẩn ngành 10TCN219:1995

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 219:1995 về quy phạm khảo nghiệm giống cà chua

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 219:1995 về quy phạm khảo nghiệm giống cà chua


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 219:1995

QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÀ CHUA

1. Quy định chung

1.1. Quy phạm này quy định những nguyên tắc chung, nội dung và phương pháp chủ yếu áp dụng cho việc khảo nghiệm các giống cà chua mới có triển vọng từ nhập nội và chọn tạo.

1.2. Một giống cà chua mới trước khi được công nhận là giống quốc gia để đưa vào sản xuất đại trà, nhất thiết phải qua khảo nghiệm quốc gia tại các vùng sinh thái nông nghiệp nhất định nhằm xác định được tính mới, tính ổn định, tính đồng nhất và tính có lợi, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận.

1.3. Mạng lưới khảo nghiệm của Nhà nước bao gồm các trạm khảo nghiệm, các cơ sở nghiên cứu địa phương và cơ sở sản xuất tiên tiến.

1.4. Địa điểm khảo nghiệm phải đại diện cho vùng trọng điểm sản xuất cà chua và vùng sinh thái điển hình.

1.5. Các cơ quan và cá nhân có giống cà chua khảo nghiệm và các cơ quan khảo nghiệm phải thực hiện đúng "Qui định khảo nghiệm quốc gia các giống cây trồng nông nghiệp số 257/NN-CSQL-QĐ ngày 26/8/1972 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệpCông nghiệp thực phẩm.

2. Phương pháp khảo nghiệm

2.1. Các bước khảo nghiệm

2.1.1. Khảo nghiệm cơ bản: Tiến hành từ 2 đến 3 vụ trong đó ít nhất có 2 vụ trùng tên.

2.1.2. Khảo nghiệm sản xuất: Tiến hành 1 đến 2 vụ đối với các giống cà chua có triển vọng nhất đã qua khảo nghiệm cơ bản.

2.2. Bố trí thí nghiệm:

2.2.1. Khảo nghiệm cơ bản:

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 4 lần nhắc lại.

- Kích thước ô thí nghiệm, luống hàng kéo dài 10,0m rộng 1,6m (16m2) xung quanh ít nhất phải có 1 luống bảo vệ.

- Các giống khảo nghiệm được phân nhóm theo: Theo loại hình sinh trưởng (vô hạn và hữu hạn), theo mùa vụ (đông xuân, xuân hè và hè thu), các giống có đặc điểm riêng biệt sẽ được bố trí riêng.

- Giống đối chứng: Là giống mới được công nhận hoặc giống địa phương tốt đang được gieo trồng phổ biến trong vùng, có thời gian sinh trưởng tương đương giống khảo nghiệm, hạt giống đạt chất lượng gieo trồng cao (đúng giống 99,0% nảy mầm 90%). Mỗi nhóm giống phải có ít nhất một giống đối chứng.

Mật độ khoảng cách: Luống hàng kép, hàng cách hàng: 65cm - 70 cm; hốc cách hốc: 35-40 cm (mật độ trồng : 3,2 vạn đến 3,4 vạn/ha.

Số hốc 1 hàng: 25.        Số hốc 1 ô: 50.

Diện tích thu hoạch: 16m2/1 ô

- Phân bón:

Phân hữu cơ: 20 tấn đến 25 tấn/ha

Phân vô cơ: N=80-100 kg/ha

P2O5: 80-100 kg/ha

K2O: 100-120 kg/ha

Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, toàn bộ lân, 1/3 đạm và 1/3 K2O

Bón thúc: Số đạm và kali còn lại chia 3 lần kết hợp khi xới vun

- Thời vụ: Đông xuân sớm: gieo thượng tuần tháng 8, trồng thượng tuần tháng 9.

Đông xuân chính vụ: gieo thượng tuần tháng 9, trồng thượng tuần tháng 10.

Xuân hè: gieo trung tuần tháng 12, trồng trung tuần tháng 1.

- Chăm sóc: Xới vun kết hợp bón thúc.

Lần 1: Sau trồng 7-10 ngày

Lần 2: Sau trồng 35-40 ngày

Lần 3: Sau trồng 50-60 ngày.

- Phòng trừ sâu bệnh

Phun định kỳ 7-10 ngày 1 lần phòng trừ virus bằng Bi 58, 1-2% từ cây con có lá đến khi bắt đầu thu hoạch quả.

Phun định kỳ 7-10 ngày phòng trừ sâu đục quả bằng các loại thuốc nội hấp.

Phun phòng bệnh mốc sương và đốm nâu bằng Boóc đô 1% hoặc Zinep 3-4%.

2.2.2. Khảo nghiệm sản xuất: Tại một điểm khảo nghiệm sản xuất diện tích tối thiểu 1000m2 không nhắc lại và phải có giống đối chứng. Biện pháp kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc áp dụng theo qui trình khảo nghiệm cơ bản.

2.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.

2.3.1. Tính trạng thực vật học (phụ lục biểu số 1)

Nhận xét mô tả hình thái, mầu sắc và phân bố các bộ phận thực vật (thân, lá, hoa, quả).

2.3.2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển (phụ lục biểu số 2)

- Thời gian từ gieo đến mọc

Thời gian từ trồng đến ra hoa chùm 1

                        "                             2

                        "                             3

- Độ đồng đều giữa các bụi cây (thang điểm 9-1)

- Sự sinh trưởng và phát triển của cây (thang điểm 9-1)

 Đánh giá vào thời kỳ sau trồng 30-40 ngày

2.3.3. Khả năng chống chịu một số bệnh hại chủ yếu

(Phụ lục biểu số 3)

- Tỷ lệ cây bị bệnh virus (% tổng số cây)

- Mức độ bị bệnh mốc sương (thang điểm 9-1)

- Mức độ bị bệnh đốm nâu (thang điểm 9-1)

- Tỷ lệ cây bị bệnh héo xanh (% tổng số cây)

- Tỷ lệ quả thối (% tổng số quả)

2.3.4. Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh không thuận:

(Phụ lục biểu số 4)

Dựa vào tình hình sinh trưởng phát triển của cây trong điều kiện bất thuận để đánh giá cho điểm (thang điểm 5-1). Các điều kiện không thuận cần được đánh giá đối với khảo nghiệm các giống cà chua là: Hạn, úng, sương muối, giá rét.

2.3.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:

(Phụ lục biểu số 5)

Năng suất quả (tạ/ha)

Các yếu tố cấu thành năng suất: Số quả/cây.

Trọng lượng quả/cây (gam) trọng lượng bình quân 1 quả (gam)

2.3.6. Một số chỉ tiêu đánh giá phẩm chất của quả

(Phụ lục biểu số 6)

Tỷ lệ protít (% chất khô)

Hàm lượng đường (mg trong 100 gam chất khô)

Hàm lượng axit (mg trong 100 gam chất khô)

Khẩu vị ăn sống (thang điểm 5-1).

2.4. Thống kê và xử lý số liệu: Tất cả các số liệu theo dõi được ở các địa điểm khảo nghiệm đều phải gửi đầy đủ về cơ quan chủ trì (theo biểu bảng qui định) để thẩm tra và tổng kết báo cáo sau mỗi vụ.

2.5. Công bố kết quả khảo nghiệm:

Kết quả khảo nghiệm sau mỗi vụ ở các điểm khảo nghiệm phải sơ kết và gửi kết quả về cơ quan chủ trì để tổng hợp báo cáo.

Sau mỗi chu kỳ khảo nghiệm, cơ quan chủ trì khảo nghiệm có trách nhiệm tổng kết, gửi kết quả cho cơ sở khảo nghiệm và báo cáo trước Hội đồng giống.

Biểu 1: Tính trạng thực vật học

Tên giống (dòng)

Mô tả đặc điểm (hình thái, mầu sắc, giải phẫu)

Thân

Hoa

Quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 2: Một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển

Tên giống (dòng)

Thời gian (ngày)

Số cây cho thu hoạch

Độ đồng đều giữa các cây (điểm 9-1)

Sinh trưởng và phát triển của cây điểm (9-1)

Ghi chú

Gieo

®

nẩy mầm

Trồng

¯

chùm hoa 1

Trồng

¯

thu quả lần 1

Trồng

¯

kết thúc thu quả

Thời gian sinh trưởng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 3: Khả năng chống chịu một số bệnh chủ yếu

Tên giống (dòng)

Virus (% cây)

Mộc sương (điểm 9-1)

Đốm sâu (điểm 9-1)

Héo xanh (% cây)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 4: Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh không thuận

Tên giống (dòng)

Hạn

Úng

Sương muối

Giá rét

Ghi chú

Thời điểm đánh giá

Điểm (5-1)

Thời điểm đánh giá

Điểm (5-1)

Thời điểm đánh giá

Điểm (5-1)

Thời điểm đánh giá

Điểm (5-1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 5: Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất

Giống (dòng)

Yếu tố cấu thành năng suất

Năng suất (tạ/ha)

Ghi chú

Số quả/cây (gam)

Trọng lượng quả/cây (gam)

Trọng lượng bình quân quả (gam)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 6: Một số chỉ tiêu đánh giá phẩm chất quả

Giống (dòng)

Protít (%)

Đường tổng số (mg/100g) chất khô

Axit

(mg trong 100g chất khô)

Khẩu vị ăn sống

(điểm 5-1)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÀ CHUA

1. Địa điểm khảo nghiệm

2. Vụ trồng

3. Loại khảo nghiệm

4. Cơ quan quản lý

5. Cán bộ thực hiện

6. Đặc điểm đất khảo nghiệm

+ Số liệu phân tích đất (nếu có)

+ Công thức luân canh

+ Cây trồng vụ trước

+ Tính chất đất

7. Phân bón: Bón lót, bón thúc, loại phân, cách bón

8. Tưới nước: Các lần tưới, phương pháp tưới

9. Xới vun: Các lần xới vun, ngày, phương pháp xới.

10. Phòng trừ sâu bệnh: ngày xử lý, loại thuốc, nồng độ và phương pháp xử lý.

11. Số liệu khí tượng (nếu có): Nhiệt độ (trung bình, tối cao, tối thấp).

Lượng mưa (mm), số ngày mưa.

Thời gian chiếu sáng (giờ/ngày)

12. Giống tham gia khảo nghiệm.

13. Sơ đồ khảo nghiệm.

14. Sơ bộ nhận xét kết quả khảo nghiệm

15. Chứng nhận của đơn vị quản lý thí nghiệm.

 

 

Ngày tháng năm

ĐƠN VỊ KHẢO NGHIỆM

CÁN BỘ KHẢO NGHIỆM 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN 10TCN219:1995

Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
Số hiệu10TCN219:1995
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN 10TCN219:1995

Lược đồ Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 219:1995 về quy phạm khảo nghiệm giống cà chua


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 219:1995 về quy phạm khảo nghiệm giống cà chua
                Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
                Số hiệu10TCN219:1995
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 219:1995 về quy phạm khảo nghiệm giống cà chua