Tiêu chuẩn ngành 10TCN330:1998

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 330:1998 về phương pháp điều tra phát hiện bệnh héo rũ ngô

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 330:1998 về phương pháp điều tra phát hiện bệnh héo rũ ngô


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 330:1998

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN

BỆNH HÉO RŨ NGÔ

Erwinia stewarti E.F.Smith 

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:

Tiêu chuẩn này được áp dụng trong việc điều tra bệnh héo rũ ngô trong công tác Kiểm dịch thực vật ở các vùng trồng ngô và một số cây như: Cây cườm gạo (Croix lacrima Filei), cỏ đuôi chó (Setaria lutarens), cỏ Goa-tê-ma-la (Tripsacum laxum), cỏ Euchlaene mexicana cũng như đất đai gieo trồng, các phương tiện chế biến, bảo quản, vận chuyển những cây và bộ phận của cây đó nhằm phát hiện bệnh héo rũ ngô do vi khuẩn Erwinia stewarti E.F. Smith gây nên, có hay không hiện diện và nếu có thì ở những vị trí nào, phân bố đến ranh giới nào trong vùng điều tra.

2. Phương pháp điều tra:

2.1. Điều tra trong kho và phương tiện vận tải:

Trong các phương tiện lưu chứa, chế biến vận chuyển, cây và các bộ phận của cây nêu tại mục 1 trên đây được quan sát lấy mẫu theo phương pháp quy định tại TCVN 4731-89 (Kiểm dịch thực vật - Phương pháp lấy mẫu). Trong quá trình điều tra phải chú ý các bộ phận cây nghi bị nhiễm bệnh và cả rác rưởi, tàn tư thực vật trong các phương tiện đó (kể cả bao bì, đồ chèn lót).

2.2. Điều tra ở nơi gieo trồng:

Việc điều tra những cây nêu tại mục 1 trên đây ở các nơi gieo trồng được thực hiện theo những quy định sau đây:

2.2.1. Xác định diện điều tra:

Diện điều tra bao gồm những diện tích đất đai hoặc số lượng túi bầu và chậu vại gieo trồng các cây nêu tại điểm 1 trên đây bị nhiễm hoặc nghi bị nhiễm bệnh héo rũ ngô. Mỗi đơn vị diện điều tra không lớn hơn 10 ha hoặc 5.000 túi bầu hay 1.000 chậu vại, nếu lớn hơn thì chia ra làm nhiều đơn vị nhỏ để tiến hành điều tra.

2.2.2. Xác định điểm điều tra:

Mỗi diện điều tra phải có diện tích ít nhất 1 m2 và có ít nhất 1 cây, nằm trong diện điều tra . Nếu diện điều tra có diện tích £ 10 m2 thì toàn bộ diện tích đó là một điểm điều tra. Trường hợp cây trồng trong túi bầu hoặc chậu vại thì mỗi điểm điều tra gồm ít nhất là 5 túi bầu hoặc 1 chậu vại và có ít nhất là một cây. Nếu có £ 10 túi bầu hoặc 10 chậu vại thì toàn bộ số túi bầu và chậu vại đó là một điểm điều tra. Điểm điều tra, tính theo quy định tại phụ lục số 1 kèm theo tiêu chuẩn này.

Nếu có nhiều điểm điều tra thì các điểm đó phải được phân bố đều trên diện điều tra (theo đường chéo góc hoặc zích zắc hoặc hình bàn cờ). Một số điểm điều tra có thể được tập trung vào nơi có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh héo rũ ngô.

2.2.3. Tiến hành điều tra và thu thập mẫu:

2.2.3.1. Phải quan sát toàn bộ diện điều tra từ xa đến gần, từ rộng đến hẹp. Chú ý những cây có biểu hiện khác thường, tiếp đó, phải quan sát toàn bộ điểm điều tra, chú ý những cây có dấu hiệu nghi bị loại vi khuẩn này gây hại như: Còi cọc, tàn lụi, thấp lùn, không ra hoa kết trái, cây ngô có hoa đực bị biến mầu, những lá ở gần phía gốc có đốm xanh, vàng sáng theo sọc và gân lá kéo dài xuống thân cây.

2.2.3.2. Tại mỗi điểm điều tra có từ 6 cây trở lên thì số lượng cây được quan sát, tìm tòi, thu thập mẫu vật nghi bị nhiễm bệnh ở tất cả các bộ phận trên mặt đất, đất bám dính và tàn dư của các cây đó phải chiếm ít nhất là 40% tổng số cây trong điểm đó và ít nhất là một cây được đào lên để xem các bộ phận dưới đất. Nếu tại một điểm điều tra có 5 cây trở xuống thì tất cả số cây này phải được xem xét các bộ phận trên mặt đất và ít nhất có một cây được đào lên để xem các bộ phận dưới đất.

2.3. Phương pháp lưu giữ và bảo quản mẫu vật:

Một số cây và bộ phận cây bị bệnh hoặc nghi bị bệnh héo rũ ngô được thu thập, ép khô hoặc ngâm trong dung dịch giữ được hình dạng và mầu sắc để làm tiêu bản. Một số cây và bộ phận cây đó phải được giữ nguyên trạng như khi thu thập, để chuyển gửi đến nơi phân tích, giám định. Tiêu bản phải ghi nhãn rõ ràng sao cho không bị lẫn lộn. Vi khuẩn phải được làm thành tiêu bản lam- la-mel cố định để lưu giữ. Thời gian lưu giữ tiêu bản ít nhất là 3 năm.

2.4. Phương pháp phân tích giám định:

Chọn những hạt (ngô) lép, nhăn nheo nhưng vỏ hạt còn lành lặn hoặc tìm giọt dịch tiết ra ở chỗ vết cắt ngang thân, lá, lá bao bắp và chỗ tiếp giáp phần cuống bắp với thân (ngô). Phải tách được vi khuẩn từ các vật thể bị nhiễm và phân lập, nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường nhân tạo và định loại vi khuẩn so với mẫu chuẩn và tài liệu chuyên môn theo những đặc điểm nêu tại phụ lục số 2 kèm theo tiêu chuẩn này. Việc định loại vi khuẩn này chủ yếu theo phương pháp sinh hoá và so sánh hình thái. Nơi có điều kiện thì áp dụng phương pháp ELISA hoặc phân tích gen.

2.5. Dụng cụ điều tra:

a) Thước đo có thang chia tới đơn vị mm.

b) Kính hiển vi soi nổi (Stereo microcope) với độ phóng đại 10 - 20 lần và kính hiển vi quang học với độ phóng đại từ 15 x 40 đến 15 x 90 lần.

c) Dao, kéo, mũi mác, panh, chổi lông, bút lông, đinh ghim, hộp tiêu bản, kẹp tiêu bản và các thiết bị dụng cụ khác cần cho phân tích vi khuẩn.

d) Tấm vải nhựa cỡ 1,0m x 1,5m, túi polyetilen để lấy mẫu, đựng mẫu.

đ) Bình thuỷ tinh, ống tuýp, đĩa hộp bằng thuỷ tinh, chai, lọ, bình đựng.

e) Hoá chất ngâm giữ mẫu vật bị hại, hoá chất và vật liệu làm môi trường nhân tạo và thử nghiệm, hoá chất nhuộm và làm mẫu lam.

g) Xẻng, bay, kìm, vam, xiên lấy mẫu.

h) Bút, giấy và các loại keo dán.

i) Các máy móc, dụng cụ ghi hình (nếu có).

3. Ghi chép và báo cáo kết quả điều tra:

3.1. Các chỉ tiêu điều tra từng loại đối tượng đều phải được ghi chép vào sổ điều tra theo thứ tự như sau:

1. Nơi thu thập mẫu.

2. Số lượng điều tra... .

3. Diện tích diện điều tra.

4. Số lượng và sơ đồ phân bố điểm điều tra.

5. Số lượng mẫu vật và tiêu bản đã thu thập.

6. Số lượng tiêu bản, mẫu vật đã lưu giữ hoặc chuyển gửi đến nơi phân tích, giám định.

7. Ngày tháng thu thập.

8. Kết quả giám định.

9. Ngày, tháng chuyển gửi.

10. Người, cơ quan giám định.

3.2. Kết quả điều tra được lập thành biên bản theo phụ lục 2 của TCVN 4731-89 và theo mẫu 5 (khoản 5 của điều 3) tại Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 191/NN - BVTV/QĐ, ngày 31/3/1994 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

3.3. Việc báo cáo, công bố kết quả điều tra phải được thực hiện theo đúng quy định của khoản 2a, Điều 14; Điều 15 ; Điều 16 của Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật hiện hành; Khoản 2, Điều 13 của Điều lệ Kiểm dịch thực vật hiện hành.

 

PHỤ LỤC SỐ 1

BẢNG TÍNH SỐ LƯỢNG ĐIỂM ĐIỀU TRA

Diện tích, số lượng của diện điều tra

(DT = diện tích, T = Số lượng túi bầu, chậu vại)

 Số lượng điểm điều tra ít nhất

£ 10

Điều tra toàn bộ

>100

1 - 5

> 1000 (**)

Chỉ lấy số đơn vị (chẵn) (*)

> 1000 (**)

> 1 ha (**)

(*) 1/ DT và T là: Diện tích diện điều tra tính theo m2 hoặc ha và theo số lượng túi bầu hoặc chậu vại.

2/ Chỉ lấy đơn vị chẵn, ví dụ: Diện điều tra là hơn 100 m2 (như 101 m2 ... 149 m2) nhưng chưa đến 150 m2 thì số lượng điểm điều tra cũng chỉ là 5 vì số diện tích lớn hơn đó (101 - 100 hoặc 149 - 100) không chia chẵn cho 50, như:

  = 0,98 thì là chưa đủ chẵn 1. Nhưng nếu diện tích diện điều tra bằng 150 m2 thì tổng số điểm điều tra sẽ là:

  = 6

Đối với số lượng túi bầu, chậu vại cũng vậy.

(**). Nếu lớn hơn 10ha thì khoanh thành những diện tích bằng hoặc nhỏ hơn 10 ha và tính số lượng điểm điều tra theo bảng trên đây. Nếu hơn 5.000 túi bầu và 1.000 chậu vại thì cũng làm như vậy.

 

PHỤ LỤC 2

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA VI KHUẨN

(Erwinia stewarti E.F Smith)

Họ: Pseudomonaceae

Bộ: Eubacteriales.

Vi khuẩn gram âm, hình que (trực khuẩn), không có bào tử, có kích thước 0,5-0,7x1,0-2,0 micron, đứng riêng rẽ từng cá thể hoặc hợp lại thành từng cặp, không chuyển động, không có lông roi.

Sinh trưởng chậm trong môi trường aga, háo khí, các khuẩn lạc nhỏ bé, rìa mép khuẩn lạc đều, đôi khi ở giữa lõm sâu dạng miệng núi lửa, ở môi trường nước thịt sinh trưởng chậm, mầu vàng, không làm loãng aga, tạo ra axit trong đường glucoza, lactoza và trong glixerin, không khử nitrat không tạo thành H2S và indola, không thuỷ phân tinh bột, không hoá lỏng gelatin và không tạo ra axit trong gelatin, độ nhiệt thích hợp nhất cho vi khuẩn này phát triển là 30o - 33oC, có thể chịu được 8o - 9oC và bị chết khi nhiệt độ cao hơn 53oC. Phát triển tốt trong môi trường U-sin-xki, yếu trong môi trường Pherma, không phát triển trong môi trường Kôn.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN 10TCN330:1998

Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
Số hiệu10TCN330:1998
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN 10TCN330:1998

Lược đồ Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 330:1998 về phương pháp điều tra phát hiện bệnh héo rũ ngô


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 330:1998 về phương pháp điều tra phát hiện bệnh héo rũ ngô
                Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
                Số hiệu10TCN330:1998
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 330:1998 về phương pháp điều tra phát hiện bệnh héo rũ ngô

                      Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 330:1998 về phương pháp điều tra phát hiện bệnh héo rũ ngô