Tiêu chuẩn ngành 10TCN847:2006

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 847:2006 về tiêu chuẩn ngũ cốc, đậu đỗ và các sản phẩm nghiền - Lấy mẫu từ lô hàng tĩnh

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 847:2006 về tiêu chuẩn ngũ cốc, đậu đỗ và các sản phẩm nghiền - Lấy mẫu từ lô hàng tĩnh


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 847:2006

TIÊU CHUẨN NGŨ CỐC, ĐẬU ĐỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM NGHIỀN LẤY MẪU TỪ LÔ HÀNG TĨNH

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định điều kiện chung về việc lấy mẫu đánh giá chất lượng ngũ cốc, đậu đỗ và các sản phẩm nghiền của chúng được để thành lô hàng rời hoặc bao gói.

Tiêu chuẩn này không áp dụng để lấy mẫu hạt giống hoặc lấy mẫu xác định mức độ xâm nhiễm, gây hại. Không áp dụng tiêu chuẩn này để lấy mẫu trên dòng chảy.

Tiêu chuẩn này không áp dụng lấy mẫu theo những yêu cầu đặc thù riêng, ví dụ lấy mẫu để phân tích vi sinh vật, mycotoxin, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật… Trong trường hợp này việc lấy mẫu theo sự thoả thuận của các bên liên quan.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1. Chuyến hàng (Consignment). Một khối lượng hàng nhất định được gửi theo đơn đặt hàng. Thời điểm gửi và nhận tuân theo quy định của hợp đồng, có thể bao gồm một hoặc nhiều lô hàng.

Chuyến hàng có thể được coi là một lô hàng nếu tổng khối lượng không vượt quá 500 tấn.

2.2. Lô hàng (Lot). Một phần của khối hàng có khối lượng không vượt quá quy định, được đánh giá và kiểm tra chất lượng.

2.3. Mẫu ban đầu (Increment). Lượng mẫu nhỏ tương đương nhau được lấy từ các điểm khác nhau trong lô hàng.

2.4. Mẫu chung (Bulk sample). Lượng mẫu thu được khi gộp lại và trộn đều các mẫu ban đầu của một lô hàng xác định.

2.5. Mẫu thí nghiệm (Laboratory sample). Lượng mẫu được lấy ra từ mẫu chung để phân tích.

3. Nguyên tắc chung

3.1. Mẫu được lấy bởi đại diện của bên mua, bán hoặc người được uỷ quyền lấy trước sự chứng kiến của hai bên.

3.2. Mẫu lấy phải mang tính đại diện. Vì khối hàng ít khi đồng nhất nên phải lấy ở nhiều điểm khác nhau rồi trộn đều để được mẫu chung đại diện, từ đó có thể lấy được mẫu phân tích.

3.3. Hàng bị hư hỏng do vận chuyển phải được để riêng và lấy mẫu riêng. Hàng hỏng không được để lẫn với hàng tốt và phải được định lượng đầy đủ.

3.4. Dụng cụ lấy mẫu phải sạch sẽ, khô và không có mùi lạ. Dụng cụ chứa mẫu phải đảm bảo vệ sinh và khô ráo.

3.5. Quá trình lấy mẫu phải cẩn thận để đảm bảo không tổn hại mẫu. Nếu trong quá trình lấy mẫu phải di chuyển trên lô hàng thì phải có bảo hộ lao động để tránh làm nhiễm bẩn lô hàng.

4. Thiết bị và dụng cụ

4.1. Dụng cụ lấy mẫu

4.1.1. Có nhiều loại dụng cụ khác nhau dùng để lấy mẫu. Nếu sử dụng nhiều loại dụng cụ khác nhau trong quá trình lấy mẫu sẽ làm tăng sai số lấy mẫu. Do vậy, các bên nên thoả thuận về việc sử dụng dụng cụ lấy mẫu.

Dụng cụ lấy mẫu phải phù hợp với mẫu.

4.1.2. Lấy mẫu từ đống hàng rời

Dụng cụ thích hợp để lấy mẫu từ các điểm khác nhau của đống hàng rời, có thể là xẻng lấy mẫu, môi cán dài, xiên lấy mẫu cầm tay có một ngăn hay nhiều ngăn (khoang) hoặc dụng cụ cơ giới.

4.1.3. Lấy mẫu hàng đóng bao

Có thể sử dụng xiên chuyên dụng một ngăn hay nhiều ngăn hoặc ống lấy mẫu hình nón.

4.2. Dụng cụ trộn và chia mẫu

4.2.1. Khay men trắng, có kích thước phù hợp để trộn mẫu chung.

4.2.2. Xẻng nhỏ để xúc mẫu.

4.2.3. Thước gỗ hoặc khung sắt chia tư

4.2.4 Thiết bị chia mẫu tự động: Dụng cụ phân chia mẫu loại hình nón (Boerner), dụng cụ chia mẫu nhiều rãnh hoặc các dụng cụ chia mẫu khác thích hợp.

4.3. Dụng cụ đựng mẫu

Dụng cụ đựng mẫu được làm từ vật liệu không thấm nước và không thấm mỡ, như thuỷ tinh, thép không gỉ hoặc bằng chất dẻo thích hợp. Dụng cụ đựng mẫu phải có miệng rộng, phải có dung tích thích hợp với cỡ mẫu cần lấy. Cũng có thể dùng các túi làm bằng chất dẻo phù hợp, có khả năng dán kín và không thấm nước để đựng mẫu.

5. Địa điểm và thời gian lấy mẫu

Địa điểm và thời gian lấy mẫu theo sự thoả thuận của các bên liên quan.

6. Phương pháp lấy mẫu ban đầu

6.1. Lấy mẫu từ hàng đóng bao

6.1.1. Trừ tr­ường hợp có qui định riêng trong hợp đồng, mẫu ban đầu được lấy từ các vị trí khác nhau của bao (trên, giữa, đáy) với số bao qui định cần phải lấy mẫu theo bảng 1

Bảng 1: Số bao cần phải lấy mẫu

Số bao trong lô

Số bao cần lấy mẫu

Dưới 10

Tất cả các bao

Từ 10 đến 100

10 bao, lấy ngẫu nhiên

Trên 100

Lấy căn bậc hai của tổng số bao (*)

(*) Đối với lô hàng có số l­ượng trên 100 bao thì cách lấy mẫu như sau: lô hàng phải chia thành nhóm, số bao trong mỗi nhóm t­ương đ­ương với giá trị căn bậc hai của tổng số bao trong lô giao nhận (đư­ợc qui tròn lên), số còn lại sẽ hợp thành một nhóm. Ở mỗi nhóm, lấy ngẫu nhiên một bao để lấy mẫu.

VÍ DỤ : Khi lô hàng giao nhận gồm 200 bao, cách tính như­ sau:

Căn bậc hai của 200 là 14,142, qui tròn và lấy n=14.

- Chia lô hàng thành 14 nhóm, mỗi nhóm 14 bao (tổng số 14x14=196 bao);

- Lập danh sách bao từ 1-14, lấy ra một số bất kỳ, ví dụ số 7;

- Lấy bao số 7 của tất cả 14 nhóm

- Nhóm còn lại (200-196 = 4 bao) ít hơn 14 bao nên sẽ lấy một bao bất kỳ thuộc  nhóm này.

Như­ vậy, tổng số bao sẽ đ­ược lấy mẫu là 15 bao.

6.1.2. Với những mẫu hàng đóng gói sẵn được bảo quản và vận chuyển trong thùng carton, thủ tục ở mục 6.1.1 được sử dụng để xác định số thùng carton cần lấy mẫu. Nếu số lượng thùng carton trong một khối hàng vượt quá 1000 thùng thì mỗi thùng carton chỉ lấy mẫu một gói hàng mà thôi.

Gói hàng được lấy ở mỗi thùng carton phải được đảm bảo thật ngẫu nhiên. Tránh lấy mẫu ở cùng một vị trí, các thùng carton khác nhau phải lấy mẫu gói hàng ở các vị trí khác nhau. Mỗi gói hàng được coi là một mẫu ban đầu.

Nếu lấy mẫu bằng dụng cụ cơ giới thì mỗi mẫu ban đầu phải lấy ở 3 vị trí khác nhau.

6.2.1.3. Nếu cấu tạo của toa xe hàng không cho phép lấy mẫu theo các cách trên thì phải tiến hành lấy mẫu khi bốc dỡ hàng từ trên xe xuống.

6.2.2. Lấy mẫu từ xilo hoặc kho hàng

6.2.2.1. Mẫu ban đầu phải được lấy trên toàn bộ đều khắp lô hàng. Dùng dụng cụ lấy mẫu thích hợp để đảm bảo mẫu được lấy từ trên xuống dưới.

6.2.2.2. Mẫu được lấy từ các vị trí theo sơ đồ tương tự như lấy mẫu từ toa xe hàng hay xà lan, tàu được miêu tả ở 6.2.1.

6.2.2.3. Số lượng mẫu ban đầu phải lấy được quy định như sau:

Lấy căn bậc hai của số tấn hàng, chia đôi, sau đó nếu là số thập phân lẻ thì ta làm tròn đến số nguyên lớn hơn liền kề nó (xem bảng 2).

Bảng 2: Số mẫu ban đầu cần lấy ở lô hàng trên 500 tấn

Khối lượng

Căn bậc 2

Số mẫu cần lấy

500

22,4

12

1000

31,6

16

2000

44,7

23

4000

63,2

32

6000

77,4

39

8000

89,4

45

10000

100

50

7. Thành lập mẫu chung.

Gộp tất cả mẫu ban đầu và trộn thật đều để được mẫu chung của lô hàng.

8. Thành lập mẫu thí nghiệm

8.1. Chia mẫu chung

Có thể chia mẫu chung nhiều lần để được mẫu thí nghiệm. Việc chia mẫu chung có thể thể tiến hành bằng dụng cụ chia mẫu tự động hoặc bằng phương pháp thủ công

8.1.1. Phương pháp chia tư

Trộn đều mẫu chung trên giấy krafit khô sạch hoặc trên một mặt phẳng khô sạch, không thấm hút. Vun thành hình nón, gạt bằng đỉnh khối mẫu rồi dùng thước chia thành 4 phần đều nhau. Loại bỏ hai phần đối diện, gộp hai phần đối diện còn lại và tiếp tục chia tư cho đến khi lượng mẫu thu được vừa đủ để làm thí nghiệm (Hình 1).

8.1.2. Sử dụng dụng cụ chia mẫu

8.1.2.1. Dụng cụ chia mẫu nhiều rãnh

Rót mẫu vào phễu của dụng cụ chia. Mẫu được chia đều thành hai phần tương đương nhau vào hai máng đựng. Đổ một máng đi, giữ lại một máng. Lặp lại thao tác này nhiều lần cho đến khi lượng mẫu thu được vừa đủ để phân tích.

8.1.2.2. Dụng cụ chia mẫu hình nón (Boerner)

Rót mẫu vào phễu nạp nguyên liệu ở phía trên thiết bị và đẩy thanh gạt để chuyển mẫu vào chóp trộn. Mẫu hạt chảy qua các rãnh ở quanh chóp trộn và rơi vào một trong hai máng ở phía dưới. Mỗi máng hứng thu được một nửa lượng mẫu. Đổ một máng đi, giữ lại một máng. Lặp lại thao tác này nhiều lần cho đến khi lượng mẫu thu được vừa đủ để phân tích.

8.2. Số mẫu thí nghiệm

Số lượng mẫu thí nghiệm phải đủ để phân tích và làm mẫu lưu theo qui định trong hợp đồng hoặc theo thỏa thuận giữa các bên liên quan. Thông thường, cần lập ba mẫu thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu cảm quan và hóa lý, xác định các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm và để lưu.

8.3. Khối lượng mẫu thí nghiệm

Phụ thuộc vào phép thử sẽ tiến hành, thông thường khối lượng mẫu phân tích không nhỏ hơn 2kg.

9. Đóng gói và ghi nhãn

9.1. Đóng gói

9.1.1. Mẫu phải được đóng gói hoặc chứa trong các hộp, bảo quản trong điều kiện phù hợp với mục đích sử dụng, theo yêu cầu của phép thử.

9.1.2. Mẫu dùng để phân tích độ ẩm hoặc các chất dễ bay hơi (ví dụ phân tích dư lượng chất bảo quản, phụ gia) thì nên đóng gói trong những vật dụng kín và bảo quản trong điều kiện thích hợp. Hộp đựng mẫu phải được đổ đầy mẫu, niêm phong kín để tránh mất mẫu.

9.1.3. Bao gói hoặc hộp chứa mẫu phải có dấu niêm phong của người lấy mẫu.

9.2. Ghi nhãn

9.2.1. Giấy ghi nhãn phải là giấy có chất lượng cao phù hợp với mục đích sử dụng. Nếu mẫu có hàm ẩm cao phải dùng giấy chống ẩm. Nếu giấy ghi nhãn có khả năng gây ảnh hưởng đến mẫu thì phải dán ở bên ngoài túi mẫu. Thông tin về mẫu có thể ghi trực tiếp lên bao hoặc hộp chứa mẫu bằng mực không xoá được và không gây nhiễm bẩn tới mẫu.

9.2.2. Thông tin về mẫu bao gồm

- Tên chủ sở hữu lô hàng.

- Tên sản phẩm và hạng chất lượng, hàng đổ rời hay đóng bao.

- Dấu hiệu nhận biết hoặc số hiệu của lô hàng.

- Khối lượng hoặc số lượng bao của lô hàng.

- Địa điểm, thời gian lấy mẫu.

- Loại dụng cụ lấy mẫu, nếu cần.

- Tên người và tổ chức lấy mẫu.

- Số mẫu thí nghiệm được lập gồm cả mẫu lưu.

10. Gửi mẫu

Mẫu phân tích phải được gửi tới nơi thử nghiệm càng nhanh càng tốt hoặc theo đúng thời gian đã ghi trong hợp đồng. Mẫu nên được vận chuyển trong điều kiện tránh ánh sáng trực tiếp và tránh môi trường nóng ẩm.

11. Biên bản lấy mẫu

Trong biên bản lấy mẫu, ngoài những thông tin về mẫu theo quy định trên cần ghi thêm điều kiện, tình trạng mẫu, ví dụ như dấu hiệu gây hại của côn trùng, vết cắn hoặc gặm nhấm quan sát được bằng mắt thường tại kho hoặc xilo ở thời điểm lấy mẫu, hoặc tại phương tiện vận chuyển hàng.

Biên bản cần ghi rõ cách lấy mẫu nếu cách đó không được đề cập trong tiêu chuẩn này và những tình huống xảy ra khi lấy mẫu có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của mẫu.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN 10TCN847:2006

Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
Số hiệu10TCN847:2006
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcCông nghệ- Thực phẩm
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN 10TCN847:2006

Lược đồ Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 847:2006 về tiêu chuẩn ngũ cốc, đậu đỗ và các sản phẩm nghiền - Lấy mẫu từ lô hàng tĩnh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 847:2006 về tiêu chuẩn ngũ cốc, đậu đỗ và các sản phẩm nghiền - Lấy mẫu từ lô hàng tĩnh
                Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
                Số hiệu10TCN847:2006
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcCông nghệ- Thực phẩm
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 847:2006 về tiêu chuẩn ngũ cốc, đậu đỗ và các sản phẩm nghiền - Lấy mẫu từ lô hàng tĩnh

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 847:2006 về tiêu chuẩn ngũ cốc, đậu đỗ và các sản phẩm nghiền - Lấy mẫu từ lô hàng tĩnh