Tiêu chuẩn ngành 10TCN287:1997

Tiêu chuẩn ngành 10T CN 287:1997 về quy phạm khảo nghiệm - Hiệu lực thuốc trừ sâu đối với rầy xanh hại bông vải

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10T CN 287:1997 về quy phạm khảo nghiệm - Hiệu lực thuốc trừ sâu đối với rầy xanh hại bông vải


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 287:1997

QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM

HIỆU LỰC THUỐC TRỪ SÂU

ĐỐI VỚI RẦY XANH HẠI BÔNG VẢI 

1. Quy định chung

1.1. Quy phạm này qui định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực trừ rầy xanh (Amrasca devastans) trên cây bông vải của các loại thuốc trừ sâu.

1.2. Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các điểm nằm trong mạng lưới khảo sát của Cục BVTV, của các cơ sở nghiên cứu Trung ương và địa phương, của các Chi cục BVTV.

1.3. Những điều kiện khảo nghiệm

Các khảo nghiệm cần được tiến hành trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rầy xanh trên bông vải, cụ thể là:

 Ruộng khảo nghiệm: Chân ruộng cao, phù hợp với điều kiện phát sinh phát triển của rầy xanh.

 Thời vụ: Chọn thời vụ thích hợp cho rầy xanh phát triển

 Giống: Chọn giống kháng trung bình đối với rầy xanh

Các điều kiện trồng trọt khác (loại đất, độ màu mỡ của đất, phân bón, chăm sóc cây, tuổi cây và mức độ sinh trưởng của cây vv..) phải đồng đều trên mọi ô khảo nghiệm và phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương.

2. Phương pháp khảo nghiệm

2.1. Sắp xếp và bố trí các công thức khảo nghiệm

Công thức khảo nghiệm bao gồm 3 nhóm:

- Các loại thuốc dự định khảo nghiệm ở các dạng khác nhau, hoặc dùng ở các liều lượng khác nhau, hoặc theo các cách dùng khác nhau.

- Các thuốc để so sánh là thuốc đã có trong danh mục và có hiệu quả tốt trừ rầy xanh. Nói chung, thuốc so sánh nên chọn loại có cùng dạng gia công và cách thức tác động với thuốc khảo nghiệm.

- Công thức đối chứng: Không xử lý thuốc.

Trong từng lần lặp lại của khảo nghiệm, những công thức này được sắp xếp theo phương pháp ngẫu nhiên hay theo phương pháp khác đã được quy định trong thống kế sinh học.

2.2. Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại:

- Với khảo nghiệm diện hẹp: Diện tích ô khảo nghiệm tối thiểu là 30m2. Số lần nhắc lại 3-4 lần. Các ô khảo nghiệm nên có dạng hình vuông hay gần vuông là thích hợp nhất.

- Với khảo nghiệm diện rộng không phải bố trí các lần nhắc lại. Nhưng các ô khảo nghiệm phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 200m2.

2.3. Tiến hành phun, rải thuốc:

2.3.1. Thuốc phải được phun rải đều trên toàn cây và trên toàn ô khảo nghiệm.

2.3.2. Lượng thuốc dùng thường được tính theo kg hoặc lít chế phẩm/ha hoặc tính theo gam hoạt chất/ ha. Các số liệu về nồng độ (%) thuốc pha và lượng nước dùng (l/ha) cần được ghi rõ. Trong trường hợp thuốc khảo nghiệm là thuốc phun thì chỉ nên phun bằng bình bơm tay. Lượng nước phun bằng bơm tay tuỳ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây bông: Giai đoạn cây con (từ mọc đến 60 ngày tuổi) lượng nước phun từ 200-300 lít/ha, giai đoạn trên 60 ngày tuổi lượng nước phun từ 400-500 lít/ha. Tuy nhiên, nếu trong hướng dẫn sử dụng của một loại thuốc nào đó có quy định lượng nước cần dùng thì phải phun đúng theo lượng nước này.

Thuốc phải được phun đều cả mặt trên và mặt dưới lá bông.

Cần phun rải đúng lượng thuốc đã quy định cho mỗi ô khảo nghiệm và chú ý không để thuốc phun rải ở ô này tạt sang ô khác. Trường hợp trong khi phun rải thuốc do một sơ sót nào đó, mà lượng thuốc dùng trên một ô đã vượt quá hoặc tụt quá 10% lượng thuốc dự kiến, thì cần ghi chép lại.

2.3.3. Trường hợp trên ruộng khảo nghiệm buộc phải sử dụng những loại thuốc trừ dịch hại khác để phòng trừ các đối tượng gây hại như cỏ dại, các loại sâu bệnh khác... thì những thuốc này phải được phun rải đều trên tất cả các ô khảo nghiệm (kể cả ô đối chứng) và không được phun rải cùng lúc với các loại thuốc đang khảo nghiệm. Phải ghi chép đầy đủ các trường hợp trên (nếu có).

2.4. Thời điểm và số lần phun, rải thuốc.

Thời điểm và số lần phun rải thuốc tuỳ theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm. Nói chung, thời gian tiến hành phun rải thuốc thích hợp là:

- Khi mật độ rầy đeo đạt 1-2 con/lá.

2.5. Quan sát và thu thập số liệu.

2.5.1. Quan sát và thu thập số liệu về hiệu lực trừ sâu của thuốc:

 Đối với khảo nghiệm diện hẹp:

Mỗi ô chọn 5 điểm nằm trên hai đường chéo góc. Mỗi điểm điều tra 4 cây.

Mỗi cây điều tra 3 lá thật (lá đã thành thục) tính từ ngọn xuống, đếm mật độ rầy đeo và chia thành 2 nhóm: rầy non (con/lá) và rầy trưởng thành (con/lá). Cố định điểm theo dõi:

 Đối với khảo nghiệm diện rộng:

Mỗi ô thí nghiệm theo dõi 10 điểm phân bố đều. Mỗi điểm điều tra 4 cây. Cố định điểm theo dõi.

2.5.2. Quan sát về ảnh hưởng của thuốc đến thiên địch

Trên những cây đã chọn để điều tra rầy xanh thì đồng thời theo dõi một số các loài nhện ăn thịt và bọ rùa. Từ đó quy ra số con mỗi loại/ 100 cây.

2.5.3. Quan sát về mức độ thiệt hại do rầy xanh

Trên những cây theo dõi, tiến hành đánh giá bằng mắt về mức độ thiệt hại do rầy đeo vào các thời điểm trước phun rải và 7,15 ngày sau phun rải theo thang cấp dưới đây:

Cấp      Mô tả

0          ây bình thường, không biểu hiện triệu chứng gây hại.

1          Lá bắt đầu biểu hiện biến màu.

2          Lá tầng dưới bị cong lên.

3          Lá tầng dưới và tầng giữa bị cong lên.

4          Toàn bộ lá bị cong, vàng, chớm cháy, cây khó hồi phục.

5          Lá cong nhiều, chuyển màu vàng và cháy.

Thời điểm quan sát các chỉ tiêu 2.5.1 và 2.5.2

a) Cần quan sát nhiều lần vào các thời điểm:

- Trước phun rải thuốc.

- Sau phun rải thuốc 1, 3, 5, 7, và 15 ngày.

b) Trường hợp trong một đợt khảo sát phải phun rải thuốc nhiều lần thì trước mỗi lần phun rải và 1, 3, 5, 7 ngày sau từng lần phun rải đều phải quan sát.

c) Thời điểm quan sát có thể thay đổi tuỳ thuộc vào đặc điểm của loại thuốc khảo nghiệm (thuốc có thời gian hiệu lực dài hay ngắn, nhanh hay chậm, vv...) và yêu cầu của đề cương khảo nghiệm (nếu có).

2.5.4. Quan sát về độc tính của thuốc đến cây bông vải:

 Cần quan sát mọi tác động tốt xấu (nếu có) của thuốc đối với cây bông vải.

Những chỉ tiêu nào có thể đo đếm được (chiều cao cây, số trái,v.v...) cần được biểu thị bằng số liệu cụ thể. Phương pháp điều tra các chỉ tiêu này dựa vào phương pháp điều tra sinh trưởng cây trồng.

 Các chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá bằng mắt như độ cháy lá, quăn lá, sự thay đổi màu sắc lá phải dựa vào thang đánh giá theo bảng phân cấp ở phần phụ lục.

Mọi triệu chứng gây hại hoặc kích thích của thuốc đối với cây cần được mô tả một cách đầy đủ và tỷ mỉ.

2.5.5. Đánh giá tác động của thuốc đến sinh vật khác:

Ghi chép mọi ảnh hưởng tốt xấu (nếu có) của thuốc đến sự xuất hiện các loại sâu, bệnh, cỏ dại khác cũng như những sinh vật không thuộc đối tượng phòng trừ (động vật có ích, động vật hoang dã...)

2.5.6. Ghi chép về thời tiết

Ghi tình hình nắng, mưa, ngập, hạn lúc phun rải thuốc và những ngày sau phun rải.

3. Xử lý số liệu, báo cáo và công bố kết quả

3.1. Xử lý số liệu:

Những số liệu thu được qua khảo nghiệm phải được xử lý bằng phương pháp thống kê thích hợp. Những kết luận của khảo nghiệm phải được rút ra từ những kết quả đã được xử lý bằng các phép tính thống kê đó. Cần gửi cả số liệu thô đã quan sát và phương pháp thống kê đã áp dụng về Cục BVTV.

3.2. Nội dung báo cáo:

 Tên khảo nghiệm

 Yêu cầu của khảo nghiệm

 Điều kiện khảo nghiệm

- Nội dung khảo nghiệm

- Đặc điểm đất đai, canh tác, cây trồng và giống.

- Đặc điểm thời tiết trong thời gian khảo nghiệm

- Tình hình phát triển và gây hại của rầy xanh trước khi khảo nghiệm (giai đoạn phát dục, mật độ rầy non, mức độ gây hại).

 Phương pháp khảo nghiệm

- Công thức thí nghiệm

- Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Số lần nhắc lại

- Kích thước ô khảo nghiệm

- Dụng cụ phun rải thuốc

- Lượng thuốc dùng (kg hoặc lít cho 1 ha hoặc nồng độ xử lý)

- Ngày phun rải thuốc

- Phương pháp điều tra và đánh giá hiệu quả của các loại thuốc khảo nghiệm.

 Kết quả khảo nghiệm

- Các bảng số liệu quan sát

- Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc

- Nhận xét tác động của từng loại thuốc đến cây trồng, sinh vật có ích và các tác động khác.

 Kết luận và đề nghị

3.3. Công bố kết quả:

Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm số liệu đưa ra.

Đối với các khảo nghiệm thuốc trừ rầy xanh trên cây bông vải chưa có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam, cục BVTV có trách nhiệm tập hợp các số liệu đó để xem xét khi các đơn vị, tổ chức có thuốc xin đăng ký.

 

PHỤ LỤC

BẢNG PHÂN CẤP MỨC ĐỘ ĐỘC CỦA THUỐC KHẢO NGHIỆM ĐỐI VỚI CÂY BÔNG VẢI

Cấp      Triệu chứng

1          Cây bình thường

2          Triệu chứng ngộ độc nhẹ, khó phát hiện bằng mắt.

3          Triệu chứng ngộ độc nhẹ nhưng thấy được bằng mắt.

4          Triệu chứng ngộ độc biểu hiện rõ hơn nhưng có thể chưa ảnh hưởng năng suất.

5          Cây biến màu, cháy lá nặng hoặc còi cọc. Có ảnh hưởng đến năng suất.

7.         Triệu chứng ngộ độc tăng dần cho tới khi cây chết.

 

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN 10TCN287:1997

Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
Số hiệu10TCN287:1997
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN 10TCN287:1997

Lược đồ Tiêu chuẩn ngành 10T CN 287:1997 về quy phạm khảo nghiệm - Hiệu lực thuốc trừ sâu đối với rầy xanh hại bông vải


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn ngành 10T CN 287:1997 về quy phạm khảo nghiệm - Hiệu lực thuốc trừ sâu đối với rầy xanh hại bông vải
                Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
                Số hiệu10TCN287:1997
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn ngành 10T CN 287:1997 về quy phạm khảo nghiệm - Hiệu lực thuốc trừ sâu đối với rầy xanh hại bông vải

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn ngành 10T CN 287:1997 về quy phạm khảo nghiệm - Hiệu lực thuốc trừ sâu đối với rầy xanh hại bông vải