Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5929:2003

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5929:2003 về mô tô, xe máy hai bánh -yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5929:2003 về mô tô, xe máy hai bánh -yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5929:2005 về mô tô, xe máy -yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5929:2003 về mô tô, xe máy hai bánh -yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5929 : 2003

 

Soát xét lần 2

 

MÔ TÔ, XE MÁY HAI BÁNH -YÊU CẦU AN TOÀN CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Two-wheeled motorcycles and mopeds General safety requirements and test methods

 

HÀ NỘI - 2003

 

TCVN 5929 : 2003

 
Lời nói đầu

TCVN 5929 : 2003 thay thế TCVN 5929 : 2001.

TCVN 5929 : 2003 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ và Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

TCVN 5929 : 2003

 
1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử cho các loại môtô, xe máy hai bánh(sau đây được gọi chung là xe) được định nghĩa trong TCVN 6211 : 1996.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 5721 -1 : 2002 Săm và lốp xe máy Phần 1: Săm. TCVN 5721 ư 2 : 2002 Săm và lốp xe máy ư Phần 2: Lốp.

TCVN 5948 : 1999 Âm học ư Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ

Mức ồn tối đa cho phép.

TCVN 6010:1995 (ISO 7116:1981)Phương tiện giao thông đường bộ - Phương pháp đo vận tốc lớn nhất của xe máy.

TCVN 6011:1995 (ISO 7117:1981)Phương tiện giao thông đường bộ - Phương pháp đo vận tốc lớn nhất của mô tô.

TCVN 6204:1996 (ISO 3929:1995)Phương tiện giao thông đường bộ - Phương pháp đo khí xả trong quá trình kiểm tra hoặc bảo dưỡng.

TCVN 6207:1996 (ISO 6855:1981) Phương tiện giao thông đường bộ ư Phương pháp đo khí ô nhiễm do xe máy lắp động cơ xăng thải ra.

TCVN 6211:1996 (ISO 3833:1977) Phương tiện giao thông đường bộ ư Kiểu ư Thuật ngữ và định nghĩa.

TCVN 6431:1998 Phương tiện giao thông đường bộ ư Khí thải gây ô nhiễm phát ra từ ôtô và môtô lắp động cơ xăng -Yêu cầu phát thải trong thử công nhận kiểu.

TCVN 6433 : 1998 Phương tiện giao thông đường bộ ư Khí thải gây ô nhiễm phát ra từ mô tô lắp động cơ xăng - Phương pháp đo trong thử công nhận kiểu.

TCVN 6435:1998 (ISO 5130:1982)           Âm học ư Đo tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi đỗ -Phương pháp điều tra.

TCVN 6436 : 1998 Âm học ư Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi đỗ -Mức ồn tối đa cho phép.

TCVN 6438:2001 Phương tiện giao thông đường bộ ư Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải.

TCVN 6443:1998 (ISO 8644:1988) Mô tô - Vành bánh hợp kim nhẹ - Phương pháp thử.

TCVN 6552:1999 (ISO 0362:1998) Âm học ư Đo tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ -Phương pháp kỹ thuật.

TCVN 6597: 2000 (ISO 9645:1990) Âm học ư Đo tiếng ồn do xe máy hai bánh phát ra khi chuyển động -Phương pháp kỹ thuật.

TCVN 6770:2001 Phương tiện giao thông đường bộ ư Gương chiếu hậu môtô và xe máy -Yêu cầu và phương pháp thử trong công nhận kiểu.

TCVN 6824:2001 Phương tiện giao thông đường bộ ư Thiết bị phanh của môtô, xe máy - Yêu cầu và phương pháp thử trong công nhận kiểu.

TCVN 6890:2001  Phương tiện giao thông đường bộ ư Chân chống mô tô, xe máy hai bánh -Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu.

TCVN 6903:2001 Phương tiện giao thông đường bộ - Lắp đặt các đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên mô tô - Yêu cầu trong phê duyệt kiểu.

TCVN 6924:2001. Phương tiện giao thông đường bộ - Quai nắm và tay nắm cho người cùng đi trên mô tô, xe máy hai bánh - Yêu cầu trong phê duyệt kiểu.

TCVN 6954:2001. Phương tiện giao thông đường bộ - Thùng nhiên liệu của mô tô, xe máy hai bánh hoặc ba bánh - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu.

TCVN 6955:2001 Phương tiện giao thông đường bộ ư Đèn chiếu sáng phía trước của mô tô - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu.

TCVN 6956:2001. Phương tiện giao thông đường bộ ư Thiết bị đo tốc độ và việc lắp đặt trên phương tiện cơ giới -Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu.

TCVN 6957 : 2001. Phương tiện giao thông đường bộ ư Cơ cấu điều khiển hoạt động của mô tô, xe máy hai bánh - Yêu cầu trong phê duyệt kiểu.

TCVN 7232:2003. Mô tô, xe máy - ống xả - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử. TCVN 7233:2003. Mô tô, xe máy - Nan hoa - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử. TCVN 7234:2003. Mô tô, xe máy - Vành thép - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử. TCVN 7238:2003. Mô tô, xe máy - Khung - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

ECE 47-00 (Uniform provisions concerning the approval of mopeds equipped with positive ignition engine with regard to the emission of gaseous pollutants by the engine) Qui định thống nhất về công nhận kiểu xe máy lắp động cơ cháy cưỡng bức liên quan tới khí thải gây ô nhiễm do động cơ.

3. Yêu cầu an toàn

3.1. Quy định chung

3.1.1 Môtô, xe máy hai bánh được phân loại như sau:

Nhóm L1: xe máy hai bánh có dung tích xi lanh động cơ không lớn hơn 50 cm3 và có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h.

Nhóm L3: mô tô hai bánh có dung tích xi lanh động cơ lớn hơn 50 cm3 hoặc có vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h.

3.1.2. Xe và các bộ phận chính lắp đặt trên xe phải được thiết kế, chế tạo và lắp ráp phù hợp với các quy định của nhà sản xuất và của tiêu chuẩn này. Ngoài ra một số bộ phận khác liên quan đến an toàn chưa nêu trong tiêu chuẩn này phải tuân theo những qui định của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về an toàn và chất lượng.

3.1.3. Các mối ghép ren sau khi lắp ráp phải căng chặt. Lực xiết các mối ghép ren của các chi tiết quan trọng phải theo quy định trong tài liệu kỹ thuật cho từng kiểu loại xe cụ thể của nhà sản xuất.

3.1.4. Không cho phép có hiện tượng rò rỉ nhiên liệu, dầu bôi trơn ở các mối ghép của tổng thành, hệ thống lắp trên xe như: động cơ, hộp số, truyền động, thùng nhiên liệu, bộ chế hoà khí, hệ thống ống dẫn nhiên liệu.

3.1.5. Các bộ phận có thể tiếp xúc với cơ thể người lái và người xung quanh không được nhọn, sắc cạnh.

3.2 Yêu cầu đối với kích thước lớn nhất và khối lượng lớn nhất

3.2.1 Kích thước lớn nhất:

- chiều dài: 2,5 m;

- chiều rộng: 1,3 m;

- chiều cao: 2,0 m.

3.2.2 Khối lượng lớn nhất là khối lượng kỹ thuật cho phép lớn nhất do nhà sản xuất công bố.

3.3. Yêu cầu đối với vận tốc lớn nhất

Vận tốc lớn nhất của xe phải được biểu thị bằng số kilomet trong một giờ với con số đã được làm tròn phù hợp với các giá trị trung bình cộng của các vận tốc đo được trong hai lần thử liên tiếp, các giá trị trung bình này không được khác nhau quá 3%.

Vận tốc lớn nhất của mô tô, xe máy do nhà sản xuất công bố.

3.4. Yêu cầu đối với bánh xe

3.4.1 Vành thép phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong TCVN 7234:2003. Vành hợp kim nhẹ phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong TCVN 6443:1998.

3.4.2 Nan hoa phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong TCVN 7233:2003.

3.4.3. Săm, lốp xe phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong TCVN 5721 : 2002.

3.4.4 Độ không trùng vết giữa bánh xe trước và bánh xe sau không được lớn hơn 5 mm.

3.5. Yêu cầu đối với hệ thống phanh

3.5.1 Xe phải được trang bị hệ thống phanh đảm bảo các yêu cầu sau:

3.5.1.1 Hệ thống phanh phải đủ tin cậy trong suốt thời gian hoạt động. Cơ cấu phanh không được có hiện tượng kẹt, phải tự trở về vị trí ban đầu khi thôi tác dụng vào tay phanh hoặc bàn đạp phanh và phải có kết cấu sao cho các yếu tố như: rung động, va chạm... không ảnh hưởng tới khả năng phanh.

3.5.1.2 Kết cấu và tính năng làm việc của hệ thống phanh không gây cản trở tới cơ cấu điều khiển của hệ thống lái trong khi chạy xe.

3.5.1.3 Hiệu quả phanh của hệ thống phanh chính phải ổn định ở các lần phanh.

3.5.1.4. Hệ thống phanh chính dẫn động thủy lực phải thiết kế sao cho có thể kiểm tra mức dầu thủy lực dễ dàng và các yếu tố như: sự ăn mòn hoặc sự tạo bọt khí trong đường ống dẫn gây nên do nguồn nhiệt từ động cơ hoặc các bộ phận khác không ảnh hưởng tới khả năng phanh.

3.5.1.5 Đối với xe có hệ thống phanh được trang bị cơ cấu chống hãm cứng bánh xe thì phải trang bị thêm bộ phận báo hiệu cho người lái biết khi cơ cấu này có sự cố.

3.5.1.6 Khi xe được trang bị thêm hệ thống phanh khẩn cấp thì hệ thống phanh này phải có khả năng dừng được xe ở một khoảng cách hợp lý trong trường hợp hệ thống phanh chính bị sự cố. Người lái có thể thực hiện tác động phanh ở trạng thái ít nhất có một tay điều khiển tay lái.

3.5.1.7 Hệ thống phanh dừng xe (nếu có), phải tuân theo yêu cầu trong TCVN 6824 : 2001.

3.5.2 Hệ thống phanh chính phải có hai bộ phận điều khiển độc lập với nhau: Một bộ phận điều khiển phanh bánh trước và một bộ phận điều khiển phanh bánh sau.

3.5.3 Hiệu quả phanh của xe phải đáp ứng các yêu cầu sau của TCVN 6824 : 2001

3.5.3.1 Khi thử phanh ở trên đường theo kiểu thử I (kiểu thử I là thử hiệu quả phanh khi nhiệt độ trong cơ cấu phanh tăng), hiệu quả phanh phải đáp ứng các yêu cầu sau:

3.5.3.1.1 Trường hợp chỉ phanh bánh trước hoặc phanh bánh sau a) thử đầy tải

Quãng đường phanh và gia tốc phanh tương ứng phải tuân theo yêu cầu trong bảng 1.

Bảng 1

 

Sự hoạt động của hệ thống phanh

Loại xe

Quãng đường phanh, S(m)

Gia tốc phanh tương ứng(m/s2)

Chỉ phanh bánh trước

Nhóm L1

Nhóm L3

S ≤ 0,1V + V2/90

S ≤ 0,1V + V2/115

3,4

4,4(*)

Chỉ phanh bánh sau

Nhóm L1

Nhóm L3

S ≤ 0,1V + V2/70

S ≤ 0,1V + V2/75

2,7

2,9 ()

 

() Nếu trị số trên không đạt được do hệ số bám nhỏ thì có thể tiến hành kiểm tra cho trường hợp phanh đồng thời bánh trước và bánh sau xe; khi đó gia tốc phanh đối với xe nhóm L3 không nhỏ hơn 5,8 m/s2.

b) thử không tải

Xe phải đảm bảo sao cho gia tốc phanh không nhỏ hơn 2,5 m/s2 hoặc có quãng đường phanh:

3.5.3.1.2 Trường hợp phanh đồng thời cả bánh trước và bánh sau

Xe phải được thử ở cả điều kiện đầy tải và không tải.

Quãng đường phanh và gia tốc phanh tương ứng phải tuân theo yêu cầu trong bảng 2.

Bảng 2

 

Loại xe

Quãng đường phanh, S(m)

Gia tốc phanh tương ứng(m/s2)

Nhóm L1

Nhóm L3

S ≤ 0,1V + V2/115

S ≤ 0,1V + V2/132

4,4

5,1

3.5.3.1.3 Trường hợp kiểm tra hệ thống phanh khẩn cấp

Xe được thử cả đầy tải và không tải.

Quãng đường phanh và gia tốc phanh tương ứng phải tuân theo yêu cầu trong bảng 3.

Bảng 3

 

Loại xe

Quãng đường phanh, S

(m)

Gia tốc phanh tương ứng

(m/s2)

Nhóm L1

Nhóm L3

S ≤ 0,1V + V2/65

S ≤ 0,1V + V2/ 65

2,5

2,5

3.5.3.1.4 Trường hợp thử hệ thống phanh khi cơ cấu phanh bị ướt (được gọi là: kiểm tra ướt)

Gia tốc phanh đạt được tối thiểu phải bằng 60% trị số khi kiểm tra phanh đã nêu tại 3.5.3.1.1 đến

3.5.3.1.3.

3.5.3.2 Khi kiểm tra trên băng thử

Hiệu quả phanh toàn bộ của hệ thống phanh chính khi phanh không được nhỏ hơn 50% trọng lượng của xe khi vào kiểm tra.

3.6. Yêu cầu đối với hệ thống thải khí của động cơ

3.6.1 Nồng độ các thành phần khí thải của động cơ phải đảm bảo các quy định trong TCVN 6438 : 2001 và phải thoả mãn các quy định hiện hành khác đối với khí thải của môtô, xe máy hai bánh. Riêng đối với xe nhóm L3, khí thải của động cơ phải tuân theo yêu cầu của TCVN 6431 : 1998 trong công nhận kiểu. Riêng đối với xe nhóm L1, khí thải của động cơ phải tuân theo yêu cầu của quy định ECE 47-00 trong phê duyệt kiểu.

3.6.2 ống xả được lắp trên xe phải đáp ứng yêu cầu sau:

-Lỗ ống xả không được mở hướng về phía bên trái hoặc bên phải, không được hướng dòng khí thải gây cản trở tầm quan sát các chữ, số trên biển số đăng ký. ống xả được bố trí sao cho xe và hàng hoá không thể bị bắt lửa từ ống xả và khí thải, không ảnh hưởng tới chức năng phanh của cơ cấu phanh và không ảnh hưởng tới hệ thống điện.

3.6.3. ống xả phải đáp ứng các yêu cầu được qui định trong TCVN 7232:2003.

3.7. Yêu cầu đối với đèn chiếu sáng phía trước

3.7.1. Đèn chiếu sáng phía trước phải được lắp đặt sao cho ở điều kiện hoạt động thông thường, các yếu tố rung, lắc không ảnh hưởng đến các tính năng kỹ thuật của đèn và có thể dễ dàng điều chỉnh đúng hướng yêu cầu.

3.7.2 Đèn chiếu sáng phía trước của xe nhóm L3 có dung tích xi lanh động cơ không lớn hơn 125 cm3 phải đủ độ sáng để có thể nhìn thấy rõ ràng mọi vật trên đường phía trước xe vào ban đêm ở khoảng cách tối thiểu 50 m.

3.7.3 Hướng của luồng ánh sáng phải đúng theo hướng của xe chạy, hướng ánh sáng chính phải hướng xuống dưới.

3.7.4 Mầu ánh sáng của đèn phải là mầu trắng hoặc mầu vàng nhạt.

3.7.5. Đèn phải nằm trên mặt phẳng trung tuyến dọc của xe, chiều cao vị trí đặt đèn không thấp hơn 0,5 m và không cao hơn 1,2 m tính từ mặt đường đến tâm của đèn.

3.7.6 Đèn có thể bật sáng được bất kỳ lúc nào khi động cơ đang hoạt động.

3.7.7 Khi kiểm tra trên màn kiểm tra, cường độ sáng của các vùng sáng phải đảm bảo các yêu cầu được quy định trong TCVN 6955 : 2001.

3.7.8 khi kiểm tra bằng thiết bị , cường độ sáng của đèn không nhỏ hơn 10000 cd và phải có bộ phận giảm cường độ sáng hoặc có khả năng chiếu gần. Độ lệch hướng chùm sáng của đèn chiếu xa tính từ tâm như sau: -theo phương thẳng đứng: lệch lên - 0/100; lệch xuống - không lớn hơn 20/100.- theo phương nằm ngang: lệch trái - không lớn hơn 1/100; lệch phải - không lớn hơn 2/100.

3.7.9 Trường hợp đèn chiếu sáng phía trước là đèn đôi thì các đèn này phải có cùng tính năng, cùng thông số về cường độ sáng và được lắp đặt đối xứng nhau qua mặt phẳng trung tuyến dọc của xe.

3.8 Yêu cầu đối với đèn biển số sau

- ánh sáng của đèn biển số sau phải là màu trắng để không gây ra sự thay đổi màu đáng kể của biển số và phải nhìn rõ các chữ số trên biển số đăng ký trong đêm ở khoảng cách tối thiểu 8 m từ phía sau;

- đèn biển số sau phải luôn sáng khi bật đèn chiếu sáng phía trước.

3.9 Yêu cầu đối với đèn vị trí sau

Xe phải có đèn vị trí sau (trừ những xe có vận tốc lớn nhất nhỏ hơn 20 km/h) và phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- mầu của đèn phải là mầu đỏ và phải nhận biết được vào trong đêm ở khoảng cách tối thiểu 150 m từ phía sau;

- đèn phải luôn sáng khi bật đèn chiếu sáng phía trước;

- đèn phải nằm trên mặt phẳng trung tuyến dọc của xe; chiều cao lắp đặt đèn không thấp hơn 0,35 m và không cao hơn 1,2 m tính từ mặt đường đến tâm bề mặt chiếu sáng.

3.10. Yêu cầu đối với đèn phanh

3.10.1. Mầu của đèn phanh phải là mầu đỏ và phải nhận biết được vào ban ngày ở khoảng cách tối thiểu 30 m từ phía sau. Có thể thấy rõ đèn phanh từ bất kỳ vị trí nào ở phía sau trong phạm vi có chiều cao 2,5 m và khoảng cách 10 m.

3.10.2 Đèn phanh phải có kết cấu sao cho để không thể bật, tắt tại vị trí người lái và phải sáng khi hệ thống phanh chính hoạt động.

3.10.3 Trường hợp đèn phanh được bố trí chung với đèn vị trí sau thì khi làm việc cường độ sáng của đèn phanh phải lớn hơn 3 lần với đèn vị trí sau.

3.10.4 Đèn phải nằm trên mặt phẳng trung tuyến dọc của xe, chiều cao lắp đặt đèn không thấp hơn 0,5 m và không cao hơn 1,2 m tính từ mặt đường đến tâm bề mặt chiếu sáng.

3.11. Yêu cầu đối với các tấm phản quang phía sau

3.11.1 Tấm phản quang phải là mầu đỏ và có hình dạng khác với hình tam giác theo đúng yêu cầu của TCVN 6903:2001. Phải nhận biết được tấm phản quang vào ban đêm ở khoảng cách tối thiểu 100 m từ phía sau khi có ánh sáng của đèn chiếu sáng phía trước của xe khác chiếu vào.

3.11.2 Tấm phản quang phải nằm trên mặt phẳng trung tuyến dọc của xe, chiều cao lắp đặt tấm phản quang không thấp hơn 0,35 m và không cao hơn 0,9 m tính từ mặt đường đến tâm của tấm phản quang. Trường hợp xe được trang bị hai tấm phản quang thì phải đặt đối xứng nhau qua mặt phẳng trung tuyến dọc của xe.

3.12. Yêu cầu đối với đèn báo rẽ

Xe phải có đèn báo rẽ (trừ những xe có vận tốc lớn nhất nhỏ hơn 20 km/h) đảm bảo các yêu cầu sau:

3.12.1. Phải có đèn báo rẽ ở bên phải và ở bên trái xe; phải nhìn thấy rõ đèn vào ban ngày ở khoảng cách tối thiểu 30 m từ phía trước và phía sau dọc theo xe.

3.12.2 Các đèn báo rẽ phải được đặt đối xứng nhau qua mặt phẳng trung tuyến dọc của xe. Các đèn báo rẽ phía trước phải được đặt hướng về phía trước theo đèn chiếu sáng phía trước và có khoảng cách tối thiểu giữa hai tâm bề mặt chiếu sáng là 300 mm (250 mm nếu công suất của đèn không nhỏ hơn 8 W). Các đèn báo rẽ phía sau phải được đặt hướng về phía sau theo đèn vị trí sau và có khoảng cách tối thiểu giữa hai tâm bề mặt chiếu sáng là 150 mm.

3.12.3 Chiều cao lắp đặt đèn không thấp hơn 0,35 m và không cao hơn 1,2 m tính từ mặt đường đến tâm bề mặt chiếu sáng.

3.12.4. Mầu của đèn báo rẽ phải là mầu vàng hổ phách. Tần số nháy từ 60 đến 120 lần/ph. Thời gian từ khi bật công tắc đến khi đèn sáng không quá 1 giây và thời gian thôi tác dụng không quá 1,5 giây kể từ khi tắt công tắc. Diện tích bề mặt phát sáng của mỗi đèn không nhỏ hơn 7 cm2.

3.12.5. Trường hợp từ vị trí người lái không thể trực tiếp nhận biết được sự hoạt động của đèn báo rẽ thì phải trang bị bộ phận hiển thị để người lái có thể kiểm soát được sự hoạt động của đèn tại vị trí lái.

3.13. Yêu cầu đối với còi điện

3.13.1. Âm lượng của còi phải nằm trong khoảng từ 65 dB (A) đến 115 dB (A), (đối với xe có vận tốc lớn nhất nhỏ hơn 20 km/h thì âm lượng còi không lớn hơn 115 dB (A)). Âm lượng được đo ở vị trí cách 2 m tính từ phía trước xe và cao 1,2 m tính từ mặt đường.

3.13.2 Âm thanh của còi phải liên tục, âm lượng không được thay đổi, không được lắp còi cảnh báo hoặc chuông, tuy nhiên cho phép trang bị cho xe tiếng còi nhỏ để báo rẽ hoặc đổi làn đường tránh nguy hiểm.

3.14 Yêu cầu đối với hệ thống điều khiển

3.14.1 Điều khiển động cơ

3.14.1.1 Khởi động

a) khoá điện: đối với khóa điện có kết cấu điều khiển theo kiểu quay thì hướng chuyển động phải theo chiều kim đồng hồ từ vị trí “đóng” (“OFF”) đến vị trí “mở” (“ON”);

b) khóa điện kết hợp với công tắc khởi động: đối với kết cấu điều khiển theo kiểu quay thì hướng chuyển động phải theo chiều kim đồng hồ từ vị trí “đóng” (“OFF”) đến vị trí “mở” (“ON”) và đến vị trí khởi động.

3.14.1.2 Điều khiển tốc độ quay: tốc độ quay của động cơ phải được điều khiển bằng tay nắm

- vị trí điều khiển: trên tay lái, phía bên phải.

- kết cấu điều khiển: xoay tay nắm.

- chiều xoay: ngược chiều kim đồng hồ là tăng tốc độ quay của động cơ.

3.14.1.3 Dừng động cơ: công tắc được sử dụng để ngắt động cơ thay cho công tắc điện phải được đặt trên tay lái, phía bên phải.

3.14.2 Điều khiển phanh

3.14.2.1 Cơ cấu điều khiển phanh bánh trước: phanh bánh trước của xe được điều khiển bằng tay phanh và được lắp ở trên tay lái, phía bên phải, hướng về phía trước.

3.14.2.2 Cơ cấu điều khiển phanh bánh sau

a). đối với các xe trang bị loại ly hợp không tự động thì phanh bánh sau phải được điều khiển bằng bàn đạp phanh và được lắp ở trên khung xe, phía bên phải;

b) đối với các xe trang bị loại ly hợp tự động, có thiết kế bộ phận để chân là một tấm phẳng liền và vận tốc tối đa không lớn hơn 100 km/h thì phanh bánh sau phải được điều khiển bằng tay phanh và được lắp ở trên tay lái, phía bên trái, hướng về phía trước.

Đối với tất cả các loại xe khác phanh bánh sau phải được điều khiển bằng bàn đạp và được lắp ở trên khung xe, phía bên phải.

3.14.3 Điều khiển hệ thống truyền lực

3.14.3.1 Ly hợp: đối với các xe trang bị loại ly hợp không tự động thì ly hợp phải được điều khiển bằng tay điều khiển và được lắp ở trên tay lái, phía bên trái, hướng về phía trước.

3.14.3.2 Chọn số

a). đối với xe có cơ cấu điều khiển chọn số độc lập với điều khiển ly hợp thì phải được điều khiển bằng cần sang số và được lắp ở trên khung xe, phía bên trái;

b) đối với xe có cơ cấu điều khiển chọn số kết hợp với điều khiển ly hợp thì phải được điều khiển bằng tay điều khiển và được lắp ở trên tay lái, phía bên trái, hướng về phía trước;

c) tất cả các xe phải bố trí số trung gian.

3.14.4 Công tắc điều khiển hệ thống chiếu sáng và tín hiệu

3.14.4.1. Công tắc điều khiển hệ thống chiếu sáng và tín hiệu: đối với cơ cấu điều khiển theo kiểu quay thì hướng xoay phải theo chiều kim đồng hồ từ vị trí đèn đỗ xe đến vị trí bật các ánh sáng chính. Công tắc điều khiển có thể bố trí kết hợp với công tắc đánh lửa (khoá điện).

3.14.4.2. Công tắc điều khiển đèn xin vượt: đối với các xe có kết cấu điều khiển chọn số độc lập với điều khiển ly hợp thì công tắc điều khiển đèn xin vượt (nếu có) phải được lắp ở trên tay lái, phía bên trái.

3.14.4.3 Công tắc các đèn báo rẽ và đèn báo hiệu nguy hiểm cho các xe khác đang chạy trên đường: phải được lắp ở trên tay lái. Công tắc này phải được thiết kế để khi quan sát từ vị trí lái nếu di chuyển công tắc sang trái thì các đèn báo rẽ bên trái sẽ hoạt động hoặc ngược lại và phải có dấu chỉ dẫn rõ ràng hướng rẽ của xe.

3.14.5 Cơ cấu điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu

3.14.5.1. Bộ phận trợ giúp cho việc khởi động khi thời tiết lạnh: bộ phận này phải được lắp đặt ở vị trí hợp lý, có ký hiệu rõ ràng và thuận tiện để cho người lái sử dụng.

3.14.5.2 Cơ cấu đóng, mở đường cung cấp nhiên liệu điều khiển bằng tay: cơ cấu này phải có ký hiệu "đóng" ("OFF"), "mở" ("ON") và "dự trữ" ("RESERVE") (nếu có lắp đường cấp nhiên liệu dự trữ) ứng với các vị trí điều khiển. Cơ cấu phải ở vị trí người lái có thể điều khiển dễ dàng ở vị trí ngồi lái.

3.15 Yêu cầu đối với hệ thống lái

3.15.1 Càng lái phải cân đối, điều khiển nhẹ nhàng, lắp chắc chắn với trục lái. Giảm chấn của càng lái hoạt động tốt. Trục lái không có độ rơ dọc trục và độ rơ hướng kính.

3.15.2 Góc quay lái sang bên phải và bên trái của xe phải bằng nhau và có cơ cấu hạn chế hành trình của góc quay lái.

3.15.3 Khung xe phải đáp ứng các yêu cầu được qui định trong TCVN 7238:2003.

3.1.6. Yêu cầu đối với gương chiếu hậu

3.16.1 Tất cả các gương chiếu hậu đều phải điều chỉnh được và mặt phản xạ của gương phải là hình cầu lồi.

3.16.2 Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn. Trong khi chạy xe, người lái có thể điều chỉnh dễ dàng tại vị trí lái và có thể nhận rõ tình trạng giao thông ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50 m về phía bên phải và bên trái.

3.16.3 Đối với xe nhóm L1 phải lắp ít nhất một gương chiếu hậu ở bên trái của người lái. Đối với xe nhóm L3 phải lắp gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải.

3.16.4 Gương chiếu hậu phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong TCVN 6770 : 2001.

3.17. Yêu cầu đối với độ ồn

3.17.1 Độ ồn của xe phát ra khi đỗ phải đáp ứng yêu cầu được quy định trong TCVN 6436 : 1998.

3.17.2. Độ ồn của xe phát ra khi tăng tốc độ phải đáp ứng yêu cầu được quy định trong TCVN 5948:1999.

3.18 Yêu cầu đối với đồng hồ đo vận tốc

Xe có vận tốc lớn nhất không nhỏ hơn 20 km/h phải có đồng hồ đo vận tốc cùng với đồng hồ đo quãng đường chạy đảm bảo các yêu cầu sau:

3.18.1. Đồng hồ đo vận tốc phải đặt ở vị trí để người lái quan sát dễ dàng vận tốc xe đang chạy, phải hiển thị rõ ràng vào cả ban ngày và ban đêm, vùng phạm vi vận tốc phải đủ lớn để có thể hiển thị đầy đủ vận tốc tối đa của xe do nhà sản xuất quy định cho chính loại xe đó.

3.18.2 Các vạch chia giá trị vận tốc trên đồng hồ phải là: 1, 2, 5 hoặc 10 km/h

- giá trị hiển thị vận tốc lớn nhất theo các khoảng chia không được lớn hơn 20 km/h đối với loại đồng hồ có thang đo không lớn hơn 200 km/h;

- giá trị hiển thị vận tốc lớn nhất theo các khoảng chia không được lớn hơn 30 km/h đối với loại đồng hồ có thang đo lớn hơn 200 km/h.

3.18.3 Sai số của đồng hồ đo vận tốc ở vận tốc không nhỏ hơn 35 km/h nằm trong khoảng từ âm10% đến dương15% (đối với xe có vận tốc lớn nhất nhỏ hơn 35 km/h, sai số được xác định ở vận tốc lớn nhất).

3.18.4 Đối với đồng hồ đo vận tốc hiển thị bằng kim chỉ tốc độ, độ dao động chỉ thị của kim chỉ tốc độ phải nằm trong giới hạn  3 km/h được xác định tại vận tốc không nhỏ hơn 35 km/h (đối với xe có vận tốc lớn nhất nhỏ hơn 35 km/h, sai số được xác định tại vận tốc lớn nhất).

Đối với đồng hồ vận tốc hiển thị bằng chữ số, độ dao động chỉ thị của các chữ số không lớn hơn 2,5 km/h (trừ những xe có vận tốc lớn nhất nhỏ hơn 20 km/h).

3.18.5. Đồng hồ vận tốc phải được trang bị đèn chiếu sáng hoặc mặt số và kim phải chế tạo bằng vật liệu phát quang hoặc sơn phát quang, không được làm loá mắt người lái.

3.19. Yêu cầu đối với vị trí chỗ ngồi

3.19.1 Kết cấu chỗ ngồi phải được thiết kế ở vị trí đảm bảo an toàn, thoải mái cho người ngồi trong khi điều khiển xe và phải thoả mãn các quy định hiện hành khác về bố trí chỗ ngồi đối với xe nhóm L1 và L3.

3.19.2. Xe phải được lắp hệ thống có một quai nắm hoặc có một hay nhiều tay nắm đáp ứng các yêu cầu chung được qui định trong TCVN 6924:2001.

3.20 Yêu cầu đối với chân chống

Xe phải có chân chống bên hoặc chân chống giữa hoặc cả hai, chúng phải đáp ứng các yêu cầu được qui định trong TCVN 6890 : 2001

3.21. Yêu cầu đối với thùng nhiên liệu

Thùng nhiên liệu phải đáp ứng các yêu cầu chung được quy định trong TCVN 6954 : 2001.

3.22. Yêu cầu đối với khung

Khung xe phải đáp ứng các yêu cầu được qui định trong TCVN 7238:2003.

4. Phương pháp thử và kiểm tra

4.1. Kiểm tra các yêu cầu bên ngoài của xe như cạnh sắc, phần nhô và tính đồng bộ của xe bằng quan sát.

4.2 Kiểm tra:

- Độ trơn nhẹ của các bộ phận truyền động, vành bánh và khả năng không bị kẹt của hệ thống lái, cần số, cần khởi động bằng tay và chạy không tải tại chỗ, sau đó chạy thử trên đường.

-. Độ rò rỉ nhiên liệu, dàu bôi trơn: xe chạy thử trên đường 10 Km hoặc chạy không tải tại chỗ 15 phút. Quan sát sau khi dừng xe 5 phút.

4.3. Kiểm tra các kích thước hình học nêu tại 3.2 và độ chắc chắn của các mối ghép ren nêu tại 3.1.3 bằng các dụng cụ vạn năng hoặc chuyên dùng.

4.4 Kiểm tra:

- Khối lượng của xe nêu tại 3.2 bằng các loại cân thông dụng;

- Vận tốc lớn nhất của mô tô theo TCVN 6011:1995 hoặc của xe máy theo TCVN 6010:1995.

4.5 Kiểm tra:

- Săm , lốp bằng phương pháp thử quy định trong TCVN 5721 : 2002;

- Vành thép theo TCVN 7234:2003, vành hợp kim nhẹ theo TCVN 6443:1998;

- Nan hoa theo TCVN 7233:2003;

- Kiểm tra độ không trùng vết bánh xe bằng thiết bị chuyên dùng.

4.6 Kiểm tra độ đồng bộ của hệ thống phanh nêu tại 3.5 bằng quan sát.

4.7. Kiểm tra độ tin cậy của hệ thống phanh nêu tại 3.5.1.1 bằng cách cho xe chạy trên đường thử, cho các cơ cấu phanh trước, và phanh sau hoạt động nhiều lần.

4.8 Kiểm tra hệ thống phanh dừng theo yêu cầu nêu tại 3.5.1.7 bằng phương pháp quy định trong TCVN 6824:2001.

4.9. Thử hiệu quả phanh trên đường nêu tại 3.5.3.1 theo các phương pháp quy định trong TCVN 6824:2001.

4.10 Kiểm tra hiệu quả phanh toàn bộ hệ thống phanh chính nêu tại 3.5.3.2 bằng băng thử phanh.

4.11 Thử khí thải theo yêu cầu nêu tại 3.6.1 bằng phương pháp quy định trong TCVN 6433 : 1998 đối với mô tô và TCVN 6207:1996 đối với xe máy.

4.12 Kiểm tra tính đồng bộ, đầy đủ, sự lắp đặt cân đối và sự hoạt động của hệ thống đèn bằng quan sát và thước đo, kiểm tra yêu cầu nêu tại 3.7.7 bằng phương pháp thử quy định trong TCVN 6955:2001, kiểm tra yêu cầu nêu tại 3.7.8 bằng thiết bị đo chuyên dùng.

4.13 Kiểm tra yêu cầu đối với âm lượng còi điện nêu tại 3.13.1 bằng máy đo mức âm loại 2.

4.14 Kiểm tra yêu cầu đối với hệ thống điều khiển nêu tại 3.14 bằng quan sát kết hợp với cho các cơ cấu hoạt động thử.

4.15 Kiểm tra yêu cầu đối với góc quay lái nêu tại 3.15 bằng quan sát kết hợp dùng tay lắc.

4.16 Kiểm tra yêu cầu đối với gương chiếu hậu nêu tại 3.16 bằng quan sát và phương pháp quy định trong TCVN 6770:2001.

4.17 Đo độ ồn khi xe đỗ bằng phương pháp quy định trong TCVN 6435:1998. Đo độ ồn xe khi tăng tốc bằng phương pháp quy định trong TCVN 6552 :1999 và TCVN 6597:2000.

4.18 Kiểm tra yêu cầu đối với đồng hồ đo vận tốc nêu tại 3.18 bằng quan sát và bằng phương pháp quy định trong TCVN 6956:2001.

4.19 Kiểm tra kết cấu chỗ ngồi bằng quan sát, quai nắm và tay nắm bằng phương pháp qui định trong TCVN 6924:2001.

4.20. Kiểm tra yêu cầu đối với chân chống nêu tại 3.20 bằng phương pháp quy định trong TCVN 6890:2001.

4.21. Kiểm tra yêu cầu đối với thùng nhiên liệu nêu tại 3.21 bằng phương pháp qui định trong TCVN 6954:2001.

4.22 Kiểm tra yêu cầu đối với khung xe bằng phương pháp qui định trong TCVN 7223:2003.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN5929:2003

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN5929:2003
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành16/05/2003
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiao thông
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN TCVN5929:2003

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5929:2003 về mô tô, xe máy hai bánh -yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5929:2003 về mô tô, xe máy hai bánh -yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
              Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
              Số hiệuTCVN5929:2003
              Cơ quan ban hànhBộ Khoa học và Công nghệ
              Người ký***
              Ngày ban hành16/05/2003
              Ngày hiệu lực...
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcGiao thông
              Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
              Cập nhật16 năm trước

              Văn bản được dẫn chiếu

              Văn bản hướng dẫn

                Văn bản được hợp nhất

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5929:2003 về mô tô, xe máy hai bánh -yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

                      Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5929:2003 về mô tô, xe máy hai bánh -yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành