Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7351:2003

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7351:2003 về mô tô, xe máy - phương pháp thử khả năng vượt dốc do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7351:2003 về mô tô, xe máy - phương pháp thử khả năng vượt dốc do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7351 : 2003

MÔ TÔ, XE MÁY - PHƯƠNG PHÁP THỬ KHẢ NĂNG VƯỢT DỐC
Motorcycles, mopeds - Method of hill climbing test

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp thử khả năng vượt dốc của mô tô, xe máy (dưới đây gọi là xe).

2. Điều kiện thử

2.1 Đặc tính kỹ thuật của đường thử:

2.1.1. Đường thử phải là đường có độ dốc nhân tạo, khô ráo, có kết cấu chống trượt, tốt nhất là đường dốc đều và mặt đường bằng phẳng.

Đường thử có thể là đường dốc tự nhiên, được chọn theo yêu cầu trên.

2.1.2. Trên đường thử, phải đánh dấu đoạn đường dẫn tới và đoạn đường đo như chỉ dẫn trên hình 1.

Nếu dùng đường dốc tự nhiên, phải đo độ dốc trước khi thử. Độ dốc của đoạn đường đo phải bằng độ dốc của đoạn đường dẫn tới.

3.2 Điều kiện môi trường

-

áp suất khí quyển:

100 kPa  3 kPa.

-

Nhiệt độ:

5 oC 30 oC.

-

Độ ẩm tương đối:

< 95="">

-

Vận tốc gió trung bình:

< 3="" m/s,="" vận="" tốc="" gió="" lớn="" nhất="" tức="" thời:="">< 5="">

2.3 Chuẩn bị xe

2.3.1 Điều kiện tải: Một người lái, xe ở trạng thái không chất tải (xe có đủ nhiên liệu, dầu bôi trơn, dụng cụ đồ nghề và các trang bị cần thiết để chạy thử).

2.3.2. Kiểm tra các bộ phận: Động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống lái, hệ thống phanh, áp suất lốp theo yêu cầu phù hợp với qui định của nhà sản xuất.

2.3.3 Xe cần được chạy rà trước để làm nóng động cơ và để hệ thống truyền động ở trạng thái sẵn sàng thử khả năng vượt dốc.

2.4 Dụng cụ đo

- Dụng cụ đo độ dốc.

- Thước đo: Thước đo được chiều dài lớn hơn 50 m, và có vạch chia đến mm.

- Đồng hồ đo thời gian: Để giảm sai số, nên dùng đồng hồ điện tử hoặc đồng hồ điện.

a) Đồng hồ điện tử hoặc đồng hồ điện: đo được 0,001 s.

b) Đồng hồ bấm giây: đo được 0,01 s, dùng đồng thời 3 chiếc.

- Dụng cụ đo nhiệt độ và độ ẩm không khí: Độ chính xác là  1oC (đối với dụng cụ đo nhiệt độ).

- Đồng hồ đo áp suất không khí: Đồng hồ thuỷ ngân hoặc tương tự, đo được mức 133 Pa.

-

Đồng hồ đo vận tốc gió:

Đo được vận tốc gió và hướng gió.

-

Cọc đánh dấu.

 

-

Cờ hiệu.

 

2.5 Khối lượng, trang phục của người lái thử xe.

2.5.1. Khối lượng: Bao gồm khối lượng người lái và các trang bị bảo vệ như mũ bảo vệ người lái, quần áo chuyên dùng trong khoảng 70 kg 5 kg. Tuy nhiên, khối lượng chuẩn để tính khả năng vượt dốc là 70 kg.

Người lái thử xe phải dùng các trang bị vừa với cơ thể để được bảo vệ tốt nhất.

2.5.2 Tư thế lái thử xe

Người lái ngồi trên yên xe, chân đặt trên càng để chân hoặc bàn đạp và tay duỗi ra, hơi cong khuỷu tay, nắm tay lái một cách tự nhiên.

Vị trí của người lái được giữ không thay đổi trong toàn bộ quá trình thử.

3. Tiến hành thử

3.1. Trước khi thử, phải đặt đồng hồ đo thời gian tại các điểm đo trên đường thử. Nếu không chuẩn bị được đồng hồ đo thời gian thì dùng cọc đánh dấu ở điểm đo, bố trí người để có thể đo được bằng cờ hiệu.

3.2. Xe chạy ở số truyền thấp nhất trên đoạn đường dẫn tới, tăng tốc để đạt vận tốc lớn nhất, đo thời gian cần thiết để đi qua điểm đánh dấu (10 m, 20 m). Trên cơ sở đó, tính toán khả năng vượt dốc lớn nhất.

3.3. Chạy xe qua điểm bắt đầu với vận tốc phù hợp để có khả năng vượt dốc lớn nhất. Các thời gian cần thiết để chạy qua các điểm đánh dấu phải thoả mãn công thức sau:

Trong đó

t1 là thời gian cần thiết xe chạy từ điểm bắt đầu đến điểm đánh dấu 10 m (giây);

t2 là thời gian cần thiết xe chạy từ điểm bắt đầu đến điểm đánh dấu 20 m (giây).

Khi hoàn thành vượt dốc ở dốc đầu tiên, phải tiến hành thử trên dốc có độ dốc lớn hơn để đánh giá khả năng vượt dốc lớn nhất. Tuy nhiên, nếu không có dốc lớn hơn, việc thử khả năng vượt dốc lớn nhất có thể được thực hiện bằng cách chạy xe trên cùng dốc đó với số truyền cao hơn hoặc tăng tải.

3.3.4. Thời gian cần thiết: Được đo ít nhất 2 lần trong cùng điều kiện để xác định trị số ổn định của thời gian cần thiết để xe chạy từ điểm bắt đầu đến các điểm được đánh dấu. Lấy kết quả đo đến 3 con số sau dấu phẩy, nhưng làm tròn thành 2 con số sau dấu phẩy theo qui tắc làm tròn số (từ 5 trở lên thì tăng hàng trước 1 đơn vị). Trường hợp dùng đồng hồ bấm giờ thì lấy trị số đo trung bình của các lần đo. Không dùng các trị số quá cách biệt với trị số trung bình và cho phép lấy trung bình của các trị số còn lại.

5. Kết quả thử

Khi các phép đo trên đạt kết quả, khả năng vượt dốc lớn nhất được tính theo công thức sau (kết quả được tính đến 2 con số sau dấu phẩy, nhưng làm tròn thành 1 con số sau dấu phẩy theo qui tắc làm tròn số).

Trong đó

 là khả năng vượt dốc lớn nhất;

M là khối lượng tải + (khối lượng người lái - 70), kg; M là khối lượng không tải của xe + 70; kg;

iI là tỷ số truyền động của số thấp nhất;

i là tỷ số truyền động của số dùng khi thử;

là độ dốc của dốc thử, (o).

6 Biên bản và kết quả thử

Kết quả thử được ghi vào biên bản theo quy định trong bảng 1.

Điểm bắt đầu đo

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN7351:2003

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN7351:2003
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành31/12/2003
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcGiao thông
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN TCVN7351:2003

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7351:2003 về mô tô, xe máy - phương pháp thử khả năng vượt dốc do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7351:2003 về mô tô, xe máy - phương pháp thử khả năng vượt dốc do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN7351:2003
                Cơ quan ban hànhBộ Khoa học và Công nghệ
                Người ký***
                Ngày ban hành31/12/2003
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoCòn hiệu lực
                Lĩnh vựcGiao thông
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7351:2003 về mô tô, xe máy - phương pháp thử khả năng vượt dốc do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7351:2003 về mô tô, xe máy - phương pháp thử khả năng vượt dốc do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

                            • 31/12/2003

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực