Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5007:1989

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5007:1989 (ISO 5524 - 1977) về cà chua - hướng dẫn bảo quản do Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5007:1989 (ISO 5524 - 1977) về cà chua - hướng dẫn bảo quản do Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5007:2007 (ISO 5524:1991) về cà chua - hướng dẫn bảo quản và vận chuyển lạnh .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5007:1989 (ISO 5524 - 1977) về cà chua - hướng dẫn bảo quản do Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5007:1989

(ISO 5524 - 1977)

CÀ CHUA

HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN

Cơ quan biên soạn:

Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng

Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt:

Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng

Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số: 715/QĐ ngày 27 tháng 12 năm 1989.

 

CÀ CHUA.

HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN

Tomatoes

Guide to storage

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM NHÓM N

Tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 5524 - 1977, qui định các điều kiện bảo quản cà chua ở trong kho, trong thời gian dài hay ngắn.

1. Điều kiện thu hoạch và đưa vào kho

1.1. Thu hoạch

Cà chua được thu hoạch khi thời tiết khô ráo, vào lúc màu phù hợp với nhóm tương ứng trong biểu đồ màu sắc trong văn bản pháp qui hiện hành có tính đến thời hạn bảo quản dự định, thời hạn và điều kiện vận chuyển cũng như mục đích sử dụng cà chua.

1.2. Đặc trưng chất lượng để bảo quản

Cà chua phải được lựa chọn cẩn thận, và nên phân loại theo kích thước. Quả phải nguyên vẹn, chắc, sạch và vỏ quả không quá ẩm.

Quả còn cuống hoặc không tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng và không phải là điều kiện tuyệt đối để bảo quản tốt, mặc dù cà chua không có cuống thì bảo quản ổn định hơn.

Mức độ chín của cà chua trong cùng một lô phải càng đồng đều càng tốt; sự khác biệt về màu sắc không được vượt quá hai độ sát nhau của biểu đồ màu (xem 1.1)

1.3. Đưa vào kho

Cà chua cần đưa ngay vào kho sau khi thu hoạch. Chỉ nên xếp cùng một chỗ những "thứ" cà chua phù hợp với yêu cầu bảo quản và ở cùng giai đoạn phát triển.

1.4. Phương pháp bao gói và bảo quản

Cà chua có thể được xếp vào kho với các kiểu bao gói khác nhau, miễn là sự nén ép lên các quả không làm hư hại chất lượng của chúng trong thời kỳ chín tiếp theo. Nói chung để đạt được điều kiện này, độ cao tổng cộng của các lớp quả trong một kiện cà chua còn xanh không được vượt quá 30 cm.

Cà chua cần được xếp bằng tay cẩn thận.

Các kiện cần có các lỗ thông hơi. Khi xếp đống phải chú ý đảm bảo sự thông gió.

2. Các điều kiện bảo quản tối ưu[1]

2.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ bảo quản tối ưu tuỳ thuộc vào mức độ chín của cà chua, thời gian dự định cho bảo quản và phân phối. Nói chung, các quả chín hơn có thể chịu được nhiệt độ bảo quản thấp hơn.

Tuỳ theo độ chín xác định trong biểu đồ màu (xem 1.1) nhiệt độ bảo quản không nên thấp hơn:

Từ + 12 đến +130C đối với cà chua thuộc nhóm "đang chuyển màu" số 1 và 2 trong biểu đồ màu;

Từ + 10 đến +120C đối với cà chua thuộc nhóm "đang chuyển màu" số 3 và nhóm "hồng (da cam hồng)" số 4.

Từ + 8 đến + 100C đối với cà chua thuộc nhóm "hồng (da cam hồng)" số 5 và 6;

Nếu cần làm chín hoàn toàn cà chua thì nên giữ chúng ở nhiệt độ ít nhất là 180C.

2.2. Độ ẩm tương đối

Độ ẩm tương đối từ 85 đến 95%.

2.3. Lưu thông không khí

Không khí ở khu vực bảo quản cần được thông thoáng tốt để duy trì được nhiệt độ và độ ẩm càng đồng đều càng tốt. Phải có thiết bị để đổi mới môi trường bằng cách đưa không khí bên ngoài vào.

2.4. Thời hạn bảo quản

Thời hạn bảo quản trong các điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm nêu ở trên thay đổi tuỳ thuộc vào "thứ" cà chua, vào độ chín và vào nhiệt độ bảo quản.

Nói chung, thời gian bảo quản từ 7 đến 21 ngày.

2.5. Những công việc trong và khi kết thúc bảo quản

Nên tiến hành kiểm tra một cách đều đặn chất lượng của cà chua trong qua trình bảo quản. Sau khi bảo quản, cà chua được phân loại theo độ chín của chúng và theo cấp loại thương phẩm.



[1]Định nghĩa và phép đo các đại lượng vật lý ảnh hưởng đến việc bảo quản theo TCVN 4885 - 89 (ISO 2169).

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN5007:1989

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN5007:1989
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành27/12/1989
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoHết hiệu lực
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật4 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN TCVN5007:1989

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5007:1989 (ISO 5524 - 1977) về cà chua - hướng dẫn bảo quản do Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5007:1989 (ISO 5524 - 1977) về cà chua - hướng dẫn bảo quản do Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN5007:1989
                Cơ quan ban hànhỦy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
                Người ký***
                Ngày ban hành27/12/1989
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoHết hiệu lực
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật4 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5007:1989 (ISO 5524 - 1977) về cà chua - hướng dẫn bảo quản do Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

                    Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5007:1989 (ISO 5524 - 1977) về cà chua - hướng dẫn bảo quản do Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành