Tiêu chuẩn ngành 22TCN21:1984

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 22TCN 21:1984 về quy trình kỹ thuật sản xuất và sử dụng nhựa pha dầu trong sửa chữa mặt đường ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành


TIÊU CHUẨN NGÀNH

22TCN 21:1984

QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG NHỰA PHA DẦU TRONG SỬA CHỮA MẶT ĐƯỜNG Ô TÔ

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

(Ban hành kèm theo quyết định số 79/KHKT ngày 28-3-1984)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Nhựa pha dầu là loại nhựa đặc đã được pha thêm dầu để tăng trạng thái linh động, tạo khả năng dùng nhựa ở nhiệt độ nóng, vừa và nguội. Dầu pha vào nhựa là các loại dầu có khả năng hòa tan được nhựa.

1.2. Nhựa pha dầu nói chung có khả năng thi công nhiều loại kết cấu mặt đường nhựa: láng nhựa, thấm nhập nhựa, bê tông nhựa. Dùng kết cấu nào, hình thức là gì tùy thuộc loại dầu, tỷ lệ dầu có trong nhựa. Quy trình này chỉ nêu nhựa pha dầu đi-ê-den và nhựa pha dầu hỏa dùng trong công tác sữa chữa nhỏ mặt đường nhựa các loại. Hình thức sử dụng: trộn nhựa pha dầu với vật liệu khoáng chất, tạo thành hỗn hợp đá-nhựa, đem thi công ở trạng thái nguội.

KHI DÙNG ĐIÊDEN

TT

Tên chỉ tiêu kỹ thuật

Hàm lượng Điêden % tổng khối lượng

5

10

12

17

1

Độ kim lún (0,1mm)

ở 250

 

 

 

 

120 (lún tới đáy dụng cụ th/ngh)

2

Nhiệt độ bắt lửa, 0C

65

60

60

48

3

Độ nhớt C1060 giây

(không làm được)

320/400

160/180

55/67

4

Độ bay hơi, %

0

0

3

4,0

Dùng nhựa đặc gốc dầu có độ kim lún là 40/60, đem chế tạo nhựa pha dầu để đạt một số chỉ tiêu kỹ thuật sau.

KHI DÙNG DẦU HỎA

TT

Tên chỉ tiêu kỹ thuật

Hàm lượng dầu % tổng khối lượng

5

10

12

17

1

Độ kim lún (0,1mm)

ở 250

 

 

 

 

136 (lún tới đáy dụng cụ th/ngh)

2

Nhiệt độ bắt lửa, 0C

56

37

35

35

3

Độ nhớt C1060 giây

(không làm được)

275

155

40/42

4

Độ bay hơi, %

2

6

6,2

6,3

Chương 2.

SẢN XUẤT NHỰA PHA DẦU

Yêu cầu vật liệu

2.1. Nhựa: là loại nhựa gốc dầu có các chỉ tiêu cơ bản sau:

- Độ kim lún (Onl mm),

ở 250C

40-90

- Độ kéo dài (cm)

ở 250C

Lớn hơn 40

- Nhiệt độ hóa mềm

0C

48-60

- Nhiệt độ bắt lửa

0C

210-220

Nhựa phải sạch, không lẫn cỏ, rác, đất. Đây là loại nhựa hiện nay ta vẫn thường dùng hình thức rải nóng.

2.2. Dầu: Dầu là dùng chạy động cơ Điêden ở vùng nhiệt đới ta thường nhập khẩu: có đặc tính sau:

- Nhiệt độ bắt lửa trong cốc kín: không dưới 400C

- Nhiệt độ đông đặc không quá 100C

- Độ nhớt hình động học ở 200C, xăng tistôc: 2,8-6

+ Dầu hỏa: loại dầu thông thường dùng thắp sáng

Nhiệt độ bắt lửa 450C

Dầu sạch, không lẫn nước, đất, tạp chất hữu cơ.

2.3. Tỉ lệ pha chế:

Nhựa đặc: 70-90% tổng khối lượng

Dầu 10-30% tổng khối lượng

Quá trình sản xuất

2.4. Dụng cụ, thiết bị sản xuất

- Thùng chuyên dùng nấu nhựa đặc có nắp đậy, có vòi

- Thùng trộn nhựa pha dầu, có hoặc không có cách quạt và động cơ (tốc độ cánh quạt 30-60 vòng/phút)

- Thùng chứa nhựa pha dầu có nắp đậy chặt kín

- Gậy nguấy (1 đầu bẹt, rộng bản) dài 140-150 cm (dùng khi thùng trên không có cánh quạt nguấy).

- Cần có độ chính xác 0,01 kg trở lại

- Xô tôn, ống cao su, gáo dùng cho việc đong, chứa dầu, chứa nhựa, lấy nhựa nóng.

2.5. Trình tự sản xuất

- Đun nhựa tới 1400C từ trạng thái dẻo quánh sang lỏng hoàn toàn

- Cân hoặc đong dầu theo tỷ lệ quy định, đổ vào thùng trên.

- Tháo, đổ từ từ nhựa đã đun lỏng vào thùng trên cho tới khi hết khối lượng quy định tương ứng với khối lượng dầu đã có trong thùng trên.

- Nguấy trộn cho nhựa và dầu đồng nhất. Yêu cầu nguấy đều liên tục. Sau khi tháo hết nhựa vẫn phải tiếp tục nguấy thêm 30 – 60 giây. Trong sản xuất kiểu thủ công thì khối lượng một mẻ trộn không nên quá 100 kg nhựa pha dầu.

2.6. Bảo quản

Các loại nhựa pha dầu sau khi sản xuất xong, nếu không dùng ngay thì phải lưu trữ trong những thùng sạch, không rò rỉ có nắp đật chặt kín không được để lẫn cỏ, rác, nước vào nhựa. Trước khi đem dùng nói chung phải đun nóng tới 70-1000C để nhựa pha dầu có đủ tính linh động cần thiết. Với nhựa pha 30% dầu có thể dùng độc lập ở trạng thái nguội. Khu lưu trữ nhựa pha dầu phải để tại nơi xa lửa, có mái che, mặt đất ở khu vực để thùng chứa cần thoát nước tốt; với đơn vị bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ mặt đường cần hạn chế việc lưu trữ nhiều và dài ngày nhựa pha dầu cũng như hỗn hợp đá nhựa …. Nên dùng loại nhựa pha dầu có tỷ lệ dầu thấp. Ngay sau khi sản xuất, nhựa pha dầu còn nóng 100-1200C đem dùng trộn ngay với đá là có lợi nhất.

2.7. An toàn lao động trong sản xuất

Khi nấu nhựa đặc, nếu vượt quá nhiệt độ quy định (1400C) thì phải chờ cho nhiệt độ nhựa hạ thấp xuống dưới 135-1400C mới được pha trộn với dầu.

Trong sản xuất nhất thiết phải xả nhựa nóng từ từ vào dầu đồng thời nguấy trộn; tuyệt đối không làm ngược lại là đổ dầu vào nhựa đồng thời nguấy trộn.

Thùng trộn nhựa – dầu phải để xa bếp lửa tối thiểu là 5m.

Thùng nấu nhựa đặc chỉ được nấu nhựa với khối lượng chiếm không quá 2/3 chiều cao thùng.

Một mẻ nhựa pha đầu sản xuất trong thùng trộn không được chiếm quá 1/2 chiều cao thùng.

Công nhân sản xuất nhựa pha dầu phải được trang bị như công nhân thi công mặt đường với nhựa nóng: ủng, găng tay, khẩu trang, quần áo phòng hộ lao động.

Nơi sản xuất nhựa pha dầu phải có thùng cát và các dụng cụ phòng cứu hỏa.

Chương 3.

SỬ DỤNG NHỰA PHA DẦU

Trong sản xuất hỗn hợp đá nhựa bằng phương pháp thủ công.

3.1. Yêu cầu vật liệu khoáng chất

3.1.1. Đá: Cường độ đá từ cấp 3 trở lên; cường độ kháng áp từ 600 kG/cm trở lên đối với đá vôi và các loại đá trầm tích khác: từ 800 kG/cm trở lên đối với các loại đá khác.

- Độ hao mòn trong thùng phay Đơ-Van không lớn hơn 8% khối lượng; trong thùng quay Lốt-Angiơlet: không lớn hơn 45% khối lượng.

- Cho phép dùng cuội, sỏi xay và không xay có độ cứng lớn, dùng dao vạch trên mặt đá không thấy vết.

- Kích cỡ khi sản xuất hỗn hợp đá đen: dùng đá có kích cỡ 5 – 15 mm hoặc 5 – 25 mm.

Khi dùng sản xuất bê tông nhựa nguội dùng đá có kích cỡ từ 15 mm trở lại.

Thành phần hạt dẹt không được lớn hơn 15%.

- Độ ẩm của đá không quá 2% khối lượng.

- Độ sạch của đá: khối lượng bụi, sét không quá 2% khối lượng; không lẫn đất cục, tạp chất hữu cơ. Trường hợp bẩn nhất thiết phải rửa.

3.1.2. Cát:

- Cát dùng loại cát tự nhiên gốc silic hoặc nhân tạo trong quá trình nghiền đá vôi, đá biến chất, xỉ lò cao. Đá ở đây phù hợp với điều 3.1.1.

- Kích cỡ hạt cát 0,14 – 5 mm.

- Độ ẩm của cát: không quá 2% khối lượng.

- Độ sạch của cát: thành phần bụi sét (xác định bằng phương pháp đãi rửa) không được quá 3% khối lượng, không được lẫn sét cục, tạp chất hữu cơ.

3.1.3. Bột khoáng chất

- Bột khoáng chất dùng khi sản xuất bê tông nhựa nguội được sản xuất từ đá vôi, đá đô-lô-nít có cường độ kháng ép không nhỏ hơn 200 kG/cm; hoặc từ đá dầu, xỉ lò cao.

- Khối lượng thành phần lọt sàng tròn 0,071 mm không nhỏ hơn 70% khối lượng.

- Hệ số háo nước không được lớn hơn 1.

- Độ rỗng khi đầm chặt dưới tải trọng 300 kG/cm không lớn hơn 35% thể tích.

- Bột khoáng phải khô không được vón cục.

3.2. Yêu cầu về dụng cụ sản xuất

- Hộc đong đá (đong khoảng 100-120 kg trở lại cho phù hợp với hình thức trộn thủ công)

- Cân treo có độ chính xác 0,01kg trở lại.

- Xẻng, cào, đĩa.

- Bàn trộn bằng tôn có gờ xung quanh cao 8-10 cm. Các ghép nối phải kín. Có khả năng chịu lửa khi dùng để rang sấy vật liệu khoáng chất.

- Xe, gáo múc nhựa và bình tưới có hương sen.

3.3. Tỷ lệ các vật liệu trong hỗn hợp

3.3.1. Hỗn hợp đá đen (dùng cho mặt đường láng nhựa, thấm nhập nhựa).

- Đá 5 – 25 mm (hoặc đá 5 – 15mm) rang nóng tới 100-1200C pha dầu khối lượng nhựa dùng trộn bằng 4 – 4,5% khối lượng đá.

- Trường hợp đá không được rang nóng, khối lượng nhựa pha dầu dùng trộn bằng 5,5-6% khối lượng đá.

- Hỗn hợp gồm 55-70% đá 5-25mm (hoặc 5-15mm) và 45-30% cát rang nóng tới 100-1200C: khối lượng nhựa pha dầu để trộn bằng 5-5,5% khối lượng đá.

3.3.2. Bê tông nhựa nguội (dùng cho mặt đường bêtông nhựa)

Áp dụng theo bảng dưới đây:

Tên bê tông nhựa nguội

Kích thước mắt sàng, mm

Khối lượng nhựa theo tổng khối lượng %

15

10

5

3

1,25

0,63

0,315

0,14

0,07

Khối lượng lọt qua sàng %

Nhiều hạt nhỏ

95

-

63-

50-

33-

24-

18-

15-

12-

5-6,5

 

100

 

78

70

56

43

35

26

20

 

nt

-

95-

77-

61-

41-

29-

22-

18-

15

5-6,5

 

 

100

86

78

61

49

36

26

20

 

Cát

-

-

95-

73-

42-

30-

23-

18-

16

5-5,7

 

 

 

100

89

70

52

40

28

22

 

3.4. Trình tự sản xuất

- Đong vật liệu khoáng chất bằng hộc trên mặt bàn trộn. Trộn đều các loại, san ra diện rộng.

- Rang sấy cho vật liệu khô, nóng tới 100-1200C

- Cân hoặc đong một khối lượng nhựa pha dầu tương ứng với khối lượng vật liệu trên bàn trộn (Dùng nhựa pha dầu vừa chế tạo còn nóng ở 100-1200C).

- Dùng thùng tưới, tưới từ từ và đều nhựa pha dầu lên mặt đống vật liệu.

- Dùng xẻng, cào, đĩa đảo, trộn vật liệu khoáng với nhựa trong và sau khi tưới nhựa cho tới khi nhựa bọc đều, kín mặt vật liệu khoáng chất. Tuyệt đối không được ngừng việc đảo trộn giữa chừng.

3.5. Bảo quản hỗn hợp đá – nhựa

Hỗn hợp trộn xong đưa vào nơi để dự trữ. Nơi để cần có mái che mưa. Mặt nơi chứa phải cứng, sạch, thoát nước tốt. Không để hỗn hợp trên sàn đất. Đống hỗn hợp không nên để cao quá 1,50 mét.

Thời gian lưu trữ hỗn hợp ở kho bãi

- Hỗn hợp với loại nhựa pha dầu 10-15% có thể đem dùng ngay sau khi trộn hoặc để được lâu tới 5-7 ngày.

- Hỗn hợp với loại nhựa pha dầu 28% để tới ngày thứ 10-15 mới được đem ra dùng.

- Hỗn hợp với loại nhựa pha dầu 25% dùng sau khi trộn 18-20 ngày.

- Hỗn hợp trộn với loại nhựa pha dầu 30% đem dùng sau khi trộn 25-30 ngày.

Giới hạn nhỏ dùng khi trộn nhựa với dầu hỏa; giới hạn lớn dùng khi trộn nhựa và dầu đi-ê-den.

Với thực tế ở từng địa phương, từng miền và thời tiết khi sản xuất lưu trữ hỗn hợp quy định thời gian trên có thể tăng, giảm ít nhiều. Đơn vị sử dụng qua theo dõi cụ thể và kinh nghiệm của mình sẽ tự quyết định thời điểm đem hỗn hợp đá nhựa ra rải ở hiện trường theo nguyên tắc: Không để hỗn hợp bị khô vón cục gây khó khăn trong thi công hoặc không dùng hỗn hợp còn ướt quá, kết cấu sau khi thi công dễ bị phá hỏng dưới bánh xe ô tô qua lại.

3.6. Cách thức thi công hỗn hợp đá – nhựa nguội

3.6.1. Sửa chữa mặt đường nhựa các loại có chiều sâu hỏng 2 – 6 cm và sâu hơn 6 cm nếu toàn chiều sâu là bê tông nhựa.

- Dùng cuốc, xà beng sửa vuông thành sắc cạnh chỗ hỏng. Không cần đào sâu hơn chiều sâu hỏng.

- Lấy hết vật liệu rời rạc trong khu vực vừa cuốc. Chải, đập hết bụi, đất, đảm bảo sạch, khô;

- Ra hỗn hợp đá nhựa, san phẳng, phủ kín chỗ hỏng và có cao độ hơn cao độ mặt đường cũ ở xung quanh. Chiều cao tính theo hệ số lên xốp: 1,3 – 1,4 và 1 cm phòng lún sau khi thi công.

- Ra đá mạt kích cỡ 2-5 mm hoặc cát san 0,14-5mm, phủ đều kín lớp đá nhựa, tiêu chuẩn 4-5 lít/m. Dùng chổi quét cho đá mạt (cát sàn) lấp hết các kẻ hở của mặt đá nhựa. Trường hợp là hỗn hợp bê tông nhựa thì bỏ thao tác này.

- Dùng đầm thủ công đầm 6-8 lần, hoặc dùng xe lu 6-8 tấn đi 3-4 lần, điểm hoặc dùng xe lu điểm với tốc độ 1,5 – 2 Km/giờ.

Trong quá trình đầm hoặc lu cần quét lại hoặc bổ sung đá mạt (cát sàn) phủ hết kẽ hở mặt hỗn hợp đá-nhựa.

3.6.2. Sửa chửa mặt đường láng nhựa thấm nhập nhựa có chiều sâu hỏng trên 6cm.

Cuốc sửa vuông thành, sắc cạnh chỗ hỏng: tạo chiều sâu chỗ hỏng tối thiểu là 10cm.

- Quét hết đá, bụi đất rời rạc ở phạm vi chỗ hỏng đảm bảo khô, sạch.

- Ra đá dăm kích cỡ 20-40 mm hoặc 40-60 mm sạch, khô chiều sâu chỗ cần sửa.

San phẳng, căn cứ hệ số lèn xốp của đá dăm là 1,3 tính sao để khi đầm chặt chẽ lớp đá dăm thì mặt lớp đá thấp hơn mặt đường cũ ở xung quanh chổ hỏng là 3cm.

- Đầm chặt chẽ có chêm chèn cho thật ổn định lớp đá dăm.

- Ra hỗn hợp đá – nhựa với tiêu chuẩn 45-50 lít/m, san phẳng, phủ kín mặt lớp đá dăm và cao hơn mặt đường nhựa cũ xung quanh;

- Ra đá mạt 2-5 mm hoặc cát san với tiêu chuẩn 4-5 lít trên 1m; quét cho phủ đều, kín các kẽ hở trên mặt hỗn hợp đá – nhựa. Trường hợp hỗn hợp là bê tông nhựa thì bỏ thao tác này;

- Dùng đầm đầm 8-10 lần/điểm hoặc dùng lu 6-8 T đi 4-6 lần/điểm; tốc độ lu 1,5 – 2 km/h.

3.7. Đảm bảo giao thông và an toàn trong thi công

Thi công sửa chữa mặt đường từng nửa mặt đường cần có đầy đủ biển báo công trường rào chắn trước và sau đoạn đang sửa chữa, đủ cọc tiêu để dọc tim đường; Từng đoạn sửa chữa nên ngắn hơn 40 m nếu như nửa mặt đường còn lại chỉ đủ một lần xe ôtô chạy;

Sau khi sửa chữa xong, lớp đá nhựa ở từng chỗ và đá chặt chẽ, cho phép thông xe ngay, không hạn chế tốc độ.

Chương 4.

KIỂM TRA, NGHIỆM THU

4.1. Trong sản xuất nhựa pha dầu

Kiểm tra nhựa dầu (căn cứ phiếu nhận, xuất kho và thực tế quan sát)

Kiểm tra nhiệt độ nhựa đặc khi đã được nấu lỏng ra hoàn toàn. Trước khi pha vào dầu phải đạt như điều 2.7; không được phép quá 1400C.

Kiểm tra toàn diện khu vực sản xuất nhựa pha dầu về phương diện phòng chống cháy theo các điều quy định.

Kiểm tra số lượng, loại dụng cụ phục vụ sản xuất.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN 22TCN21:1984

Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
Số hiệu22TCN21:1984
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành28/03/1984
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiao thông
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật2 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN 22TCN21:1984

Lược đồ Tiêu chuẩn ngành 22TCN 21:1984 về quy trình kỹ thuật sản xuất và sử dụng nhựa pha dầu trong sửa chữa mặt đường ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn ngành 22TCN 21:1984 về quy trình kỹ thuật sản xuất và sử dụng nhựa pha dầu trong sửa chữa mặt đường ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
                Số hiệu22TCN21:1984
                Cơ quan ban hànhBộ Giao thông vận tải
                Người ký***
                Ngày ban hành28/03/1984
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiao thông
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật2 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn ngành 22TCN 21:1984 về quy trình kỹ thuật sản xuất và sử dụng nhựa pha dầu trong sửa chữa mặt đường ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn ngành 22TCN 21:1984 về quy trình kỹ thuật sản xuất và sử dụng nhựa pha dầu trong sửa chữa mặt đường ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành

                            • 28/03/1984

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực