Tiêu chuẩn ngành 10TCN153:1991

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 153:1991 về quy phạm bảo quản lương thực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 153:1991 về quy phạm bảo quản lương thực


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 153:1991

QUY PHẠM BẢO QUẢN LƯƠNG THỰC

Quy phạm này áp dụng trong việc bảo quản các loại lương thực: Thóc, gạo, ngô và khoai sắn lát, ở các khâu: Dự trữ và lưu thông.

1. Qui định chung

1.1. Trong quá trình bảo quản lương thực phải thực hiệnphương châm : “Nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, khẩn trương cứu chữa”.

1.2. Lương thực có thể bảo quản ở các trạng thái: Khô, nhiệt độ thấp, thoáng, kín hoặc bằng hoá chất.

Với khí hậu nước ta, bảo quản ở điều kiện khô kết hợp với điều kiện kín và thoáng là phù hợp hơn cả.

1.3. Các yếu tố chủ yếu cần khống chế để bảo quản lương thực là: Độ ẩm của lương thực, tạp chất của lương thực và nhà kho.

1.4. Nhà kho phải đạt các yêu cầu kỹ thuật chung sau đây:

- Bảo đảm an toàn.

- Có thể chống ẩm, chống nhiệt, chống bão lũ.

- Chủ động khi cần kín hoặc thoáng.

- Chống được sự lây nhiễm, xâm nhập của sinh vật gây hại .

- Có đủ thiết bị, dụng cụ kỹ thuật, nội quy cần thiết cho việc xuất nhập lương thực, cho việc xử lý lương thực khi có tình huống mất an toàn xẩy ra.

- Phải sạch sẽ, trước khi nhập và sau khi xuất hàng phải được vệ sinh sát trùng.

1.5. Trong thời gian bảo quản cần áp dụng các chế độ kiểm tra khác nhau:

- Kiểm tra định kỳ khi lương thực ở trạng thái an toàn.

- Kiểm tra thường xuyên khi lương thực ở trạng thái không an toàn.

- Kiểm tra đột xuất khi gặp thiên tai.

1.6. Các chỉ tiêu cần kiểm tra:

- Nhiệt độ của khối lương thực

- Độ ẩm của lương thực

- Mật độ sâu mọt trong khối lương thực

- Tình trạng chung của khối lương thực và nhà kho.

Ghi kết quả kiểm tra và nhận xét chung vào sổ kho để theo dõi (phụ lục).

1.7. Thời gian bảo quản an toàn cho từng loại lương thực tuỳ thuộc độ ẩm và dạng bảo quản loại lương thực đó và được ghi ở bảng 1.

1.8. Các loại hoá chất để xử lý, các phương pháp xử lý lương thực, nhà kho, thiết bị, dụngcụ, bao bì, v.v... cũng như điều kiện đối với những người sử dụng các loại hoá chất ở kho lương thực, phải theo đúng những quy định hiện hành.

Bảng 1

Loại lương thực

Độ ẩm (%)

Dạng bảo quản

Thời gian bảo quản an toàn

1. Thóc

Không quá 13

- Đổ rời

Không quá 12 tháng

 

 

- Đóng bao

-

 

Trên 13 - 14

- Đổi rời

Không quá 6 tháng

 

 

- Đóng bao

-

 

Trên 14 - 15

- Đóng bao

Không quá 2 tháng

 

Trên 15 - 16

- Đóng bao

Không quá 15 ngày

2. Gạo

Không quá 14

Chỉ bảo quản trong bao

Không quá 6 tháng

 

Trên 14 - 15

 

Không quá 1 tháng

3. Ngô

Không quá 12,5

- Đổ rời

Không quá 12 tháng

 

 

- Đóng bao

-

 

Trên 12,5 - 13,5

- Đóng bao

Không quá 6 tháng

4. Khoai sắn lát

Không quá 10

- Đổ rời

- Đóng bao

Không quá 6 tháng

2. Kỹ thuật bảo quản một số loại lương thực chủ yếu

2.1. Bảo quản thóc đổ rời

2.1.1. Thóc bảo quản ở dạng đổ rời, độ ẩm không quá 14%. Thời gian bảo quản an toàn theo bảng 1.

2.1.2. Kho phải có vách ngăn thành từng gian, mỗi gian chứa khoảng 200 tấn. Tường và sàn kho phải chống thấm tốt. Nếu không, phải kê lót chống ẩm trước khi chứa thóc.

2.1.3. Thóc đổ vào kho với độ cao không quá 3,5m, mặt đống phải được trang phẳng.

2.1.4. Cứ 15 ngày cào đảo một lần lớp thóc từ mặt đống xuống sâu đến 50cm.

Phải theo dõi thường xuyên tình trạng đống thóc, đặc biệt lưu ý độ ẩm và nhiệt độ. Khi nhiệt độ lên tới trên 39oC hoặc độ ẩm lên tới trên 14%, cần có biện pháp xử lý ngay.

2.2. Bảo quản thóc đóng bao

2.2.1. Thóc bảo quản ở dạng đóng bao, độ ẩm không quá 16%. Thời gian bảo quản an toàn theo bảng 1.

2.2.2. Kho phải có bục kê (pa lat) để chống ẩm.

2.2.3. Các bao thóc được xếp thành lô, từ 15-18 lớp với độ cao không quá 4m, khối lượng mỗi lô khoảng 200 tấn, lô nọ cách lô kia ít nhất 1 mét và cách tường 0,5 mét trở lên. Các bao được xếp theo kiểu chồng 3 hoặc chồng 5 vuông góc với mặt sàn.

2.2.4. Cứ 2 tháng một lần phun thuốc trừ sâu mọt theo hướng dẫn hiện hành.

2.3. Bảo quản gạo

2.3.1. Gạo chỉ được bảo quản ở dạng đóng bao và độ ẩm không quá 15%. Thời gian bảo quản an toàn theo bảng 1.

2.3.2. Cách xếp lô gạo trong kho tương tự cách xếp thóc đóng bao. Mỗi lô xếp khoảng 200 tấn, với độ cao không quá 3,5 mét.

Đối với gạo có độ ẩm cao hơn chút ít (14-15%) mỗi lô chỉ xếp khoảng 100 tấn. Và phải tăng cường thông gió để làm khô gạo.

2.3.3. Yêu cầu cụ thể về kho tương tự như đối với kho bảo quản thóc. Chú ý chống ẩm, vệ sinh kho và chống lây nhiễm sâu mọt từ gian kho này sang gian kho khác.

2.3.4. Cứ 2 tháng một lần phun thuốc phòng trừ sâu mọt theo hướng dẫn hiện hành.

2.4. Bảo quản ngô hạt.

2.4.1. Ngô hạt được bảo quản ở dạng đổ rời hoặc đóng bao, và độ ẩm không quá 13,5%. Thời gian bảo quản an toàn theo bảng 1.

2.4.2. Kho, vật liệu kê lót, các dụng cụ phương tiện bảo quản phải được vệ sinh, sát trùng kỹ lưỡng. Các cửa kho đều phải có rèm kín để phòng ngừa côn trùng xâm nhập.

2.4.3. Ngô đổ rời, chiều cao đống hạt không quá 3 mét.

2.4.4. Phải thường xuyên tiến hành thông gió tự nhiên và cào đảo lớp mặt (sâu 50 cm tính từ mặt đống) định kỳ 15 ngày một lần để thoát nhiệt và thoát ẩm.

Phải định kỳ 15 ngày một lần phun thuốc phòng trừ sâu mọt theo hướng dẫn hiện hành.

2.4.5. Tuyệt đối không được bảo quản ngô mới chung với ngô đã nhiễm sâu mọt trong cùng một gian kho.

2.5. Bảo quản khoai sắn lát

2.5.1. Khoai sắn lát đưa vào bảo quản, độ ẩm không quá 10%. Thời gian bảo quản an toàn theo bảng 1.

2.5.2.    Kho phải có sàn cao, tránh ẩm bốc từ nền kho lên. Kho phải kín để khi cần đóng kín cửa có thể tránh được khí ẩm từ bên ngoài xâm nhập.

2.5.3. Khi bảo quản với khối lượng không lớn lắm (khoảng vài ba mươi tấn) thì bảo quản bằng cách đổ rời.

Kho có sàn lát trấu khô đã qua sát trùng, dày 40cm, xung quanh có khung đóng quây cót, cách tường ít nhất 30 cm và có đổ trấu. Giữa cót đổ khoai sắn, cứ mỗi lớp 30 - 40 cm thì nén chặt một lần, đổ cao 2 - 2,5 mét. Trên mặt đống trải cót và phủ một lớp trấu khô đã qua sát trùng, dày 30cm.

2.5.4. Trong quá trình bảo quản phải thường xuyên theo dõi diễn biến độ ẩm của khoai sắn, có biện pháp chống ẩm kịp thời.

 

PHỤ LỤC

BẢN THEO DÕI TÌNH HÌNH LƯƠNG THỰC TRONG THỜI GIAN BẢO QUẢN

Tên đơn vị:

 

Tên thủ kho:

Vùng kho:

 

 

Số kho:

 

 

 

 

 

 

- Loại lương thực

 

 

- Số lượng

 

 

- Ngày nhập kho

 

 

- Phẩm chất lúc nhập:

+ Độ ẩm

 

 

+ Tạp chất

 

 

+ Mật độ sâu mọt

 

 

+ Đánh giá chung về CL

 

Ngày kiểm tra

Các chỉ tiêu

Biện pháp xử lý

Kiến nghị

Độ ẩm lương thực

Nhiệt độ khối lương thực

Mật độ sâu mọt

Tình trạng nhà kho

Tình trạng lương thực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN 10TCN153:1991

Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
Số hiệu10TCN153:1991
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật4 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN 10TCN153:1991

Lược đồ Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 153:1991 về quy phạm bảo quản lương thực


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 153:1991 về quy phạm bảo quản lương thực
                Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
                Số hiệu10TCN153:1991
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật4 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 153:1991 về quy phạm bảo quản lương thực

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 153:1991 về quy phạm bảo quản lương thực