Tiêu chuẩn ngành 10TCN548:2002

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 548:2002 về thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp đầu tưới - Đặc điểm kỹ thuật và phương pháp thử do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10TCN 548:2002 về thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp đầu tưới - Đặc điểm kỹ thuật và phương pháp thử do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 548:2002

THIẾT BỊ TƯỚI DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP ĐẦU TƯỚI

- ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Agricultural irrigation equipment - emitters – specification and test methods.

Ban hành kèm theo Quyết định số: 58/2002/QĐ-BNN–KHCN Ngày 24 tháng 6 năm 2002

1. Phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này qui định rõ các yêu cầu về cơ khí và chức năng của các đầu vòi tưới dùng trong nông nghiệp, các phương pháp thử và tài liệu do nhà chế tạo cung cấp, cho phép l ắp đặt và vận hành đúng trên đồng.

Tiêu chuẩn áp dụng cho các vòi tưới, có hoặc không có điều chỉnh áp suất, dùng để tưới.; tiêu chuẩn không áp dụng cho các vòi tưới chế tạo thành khối nguyên chiếc, liền với ống.

2. Tiêu chuẩn tham khảo :

ISO 3501: 1976: Các mối ghép nối giữa các phụ kiện máy và ống polyetylen (PE) chịu áp suất -Thử chịu kéo;

(ISO 3501: 1976 Assembled joints between fittings and polyethylene (PE) pressure pipes - Test of resistance to pull out)

ISO 8779- ống poliêtylen (PE) dùng cho ống tưới nhánh- đặc điểm kỹ thuật;

(ISO 8779- Polyethylen (PE) pipes for irrigation laterals - Specifications).

3. Thuật ngữ và định nghĩa:

Tiêu chuẩn áp dụng các định nghĩa sau đây:

3.1. Đầu tưới (emitter): Thiết bị lắp vào một nhánh tưới dùng để tưới nước thành giọt hoặc dòng liên tục với lưu lượng của một cửa xả ra, không vượt quá 15 l/h, không kể nước bay hơi.

3.2. Đầu tưới lắp nối tiếp (in-line- emitter): Đầu tưới được lắp đặt giữa hai đoạn ống (nhánh tưới)

3.3. Đầu tưới lắp trực tuyến (on –line- emitter): Đầu tưới được lắp trực tiếp hoặc gián tiếp (ví dụ lắp qua một đoạn ống) lên thành của ống tưới nhánh.

3.4. Đầu tưới có nhiều lỗ tưới (multiphe –0ut let): Đầu tưới trong đó dòng nước đựoc chia ra và hướng đến một số vị trí riêng biệt.

3.5. Đầu tưới không điều chỉnh được(không bù áp suất) (unrgulated) [non compensating emitter]: Đầu tưới có lưu lượng tưới thay đổi khi thay đổi áp suất nước ở cửa nhận nước của đầu tưới.

3.6. Đầu tưới điều chỉnh được(bù áp suất) [presure-compensating emitter]: Đầu tưới có lưu lượng tưới gần như không đổi khi thay đổi áp suất nước ở cửa nhận nước trong phạm vi qui định của nhà chế tạo.

3.7. Cửa nhận nước của đầu tưới (emitter in- let): Điểm tại đó nước đi vào đầu tưới.

3.8. Cửa xả của đầu tưới (emitter out- let): Lỗ hoặc tập hợp các lỗ của đầu tưới, từ đó nước tưới đi qua và hướng đến một vị trí có thể phân biệt rõ ràng.

3.9. Nhánh tưới (irrigation  lateral):ống cấp nước nhánh hoặc hệ thống ống có lắp các đầu tưới.

3.10. Áp suất thử danh nghĩa, pn ,,norminal test pressure) : áp suất yêu cầu để thử bằng 100 kPa ở cửa nhận nước của đầu tưới không điều chỉnh được  hoặc áp suất bất kỳ theo qui định trong tài liệu thiết kế của nhà chế tạo.

3.11. Vùng áp suất làm việc(range  of working pressure) :Vùng áp suất nước ở cửa nhận nước của đầu tưới, từ áp suất làm việc cực tiểu pmin tới áp suất làm việc cực đại pmax, theo yêu cầu của nhà chế tạo để bảo đảm cho  đầu tưới làm việc đúng yêu cầu.

3.12. Vùng điều chỉnh (rang of regulation) : Vùng áp suất ở cửa nhận nước của đầu tưới điều chỉnh được để lưu lượng tưới của đầu tưới nằm trong vùng  qui định của nhà chế tạo.

3.13. Lưu lượng tưới danh nghĩa, qn (norminal emission rate) :

1) Đầu tưới không điều chỉnh được: Lưu lượng tưới của đầu tưới tính bằng l/h, tại áp suất thử danh nghĩa và nhiệt độ nước bằng 23 0C, theo qui định của nhà chế tạo.

2) Đầu tưới điều chỉnh được: Lưu lượng tưới của đầu tưới, tính bằng l/h, làm việc trong vùng điều chỉnh và nhiệt độ nước bằng 23 0C, theo qui định của nhà chế tạo.

3) Đầu tưới có nhiều lỗ tưới: Tính lưu lượng của mỗi lỗ tưới

4. Phân loại:

Đầu tưới được phân loại theo độ đồng đều của lưu lượng điều chỉnh, thành hai loại đồng đều.

a) Loại đồng đều A: Các đầu tưới có độ đồng đều về lưu lượng tưới cao hơn  và có độ lệch nhỏ hơn so với lưu lượng tưới danh nghĩa theo qui định (đối với các đầu tưới điều chỉnh được, có độ điều chỉnh về lưu lượng tốt hơn).

b) Loại đồng đều B: Đầu tưới có độ đồng đều về lưu lượng thấp hơn và có độ lệch lớn hơn so với lưu lượng danh nghĩa qui định (đối với đầu tưới  điều chỉnh được, có độ điều chỉnh lưu lượng kém hơn).

Ghi chú 1: Yêu cầu cho mỗi loại được qui định ở mục 9.1 & 9.2.

5. Ghi nhãn:

Mỗi đầu tưới  phải có nhãn mác rõ ràng và bền chắc gồm các nội dung sau :

a) Tên của nhà chế tạo hoặc nhãn hiệu đăng ký;

b) Lưu lượng tưới danh nghĩa, tính bằng l/h;

c) Mũi tên chỉ hướng dòng chảy (nếu quan trọng đối với việc vận hành đúng);

Lưu lượng tưới danh nghĩa (xem mục b) có thể được biểu thị bằng màu sắc của một chi tiết bất kỳ của đầu tưới hoặc bằng phương pháp khác bất kỳ được mô tả trong tài liệu của nhà chế tạo.

6. Kết cấu và vật liệu:

6.1. Ghép nối:

Việc ghép nối đầu tưới vào nguồn phải theo yêu cầu của nhà chế tạo, với điều kiện là việc ghép nối phải tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn có liên quan đến độ bền chịu áp suất thuỷ lực bên trong và độ chịu lực kéo rời ra. Nhà chế tạo phải cung cấp các dụng cụ chuyên dùng  cần thiết cho việc lắp đặt.

6.2. Các đầu nối của đầu tưới:

Khi dùng ống polyetylen (PE), các đầu nối để nối nối tiếp vòi phun với ống  không được làm tăng đường kính ống quá 20%.

Ghi chú 2: Kích thước của hệ thống ống PE theo qui định trong ISO 8779 (bảng 1 phụ lục A).

6.3. Vật liệu:

Vật liệu chế tạo đầu tưới phải phù hợp cho việc sử dụng với nước,  phân bón và các hoá chất  thường dùng để tưới, kể cả nước thải từ cống rãnh đã được xử lý. Vật liệu, dù để bao lâu cũng không được nuôi dưỡng cho sự phát triển của tảo và vi khuẩn hoặc cũng không làm bằng kim loại dễ bị ăn mòn. Các chi tiết làm bằng chất dẻo của đầu tưới phun, khi bị phơi dưới ánh sáng phải là loại không trong suốt và được bảo vệ khỏi bị xuống cấp do tia tử ngoại chiếu vào    (xem mục A- vật liệu).

7. Các mẫu thử và điều kiện thử:

7.1. Mẫu thử:

Người đại diện của phòng thí nghiệm thử phải chọn ngẫu nhiên các mẫu thử từ một lô có ít nhất 500 mẫu thử. Tổng số mẫu thử ít nhất phải là 25 mẫu. Số mẫu thử cần cho mỗi lần thử được qui định cụ thể trong mục thích hợp.

7.2. Điều kiện thử:

Phải  lắp các mẫu dùng để thử vào ống theo chỉ dẫn của nhà chế tạo như kiểu ống, kiểu dụng cụ lắp ráp, và cách nối. Khi dùng ống poliêtylen (PE)  phải tuân theo yêu cầu của ISO 8779 (xem phụ lục A).

Cấm sử dụng mỡ, hay các chất hoá học có ảnh hưởng đến tính chất của ống hoặc các đầu tưới khi ghép nối chúng với ống.

Nếu nhà chế tạo cung cấp đầu tưới đã lắp sẵn với ống, thì có thể sử dụng các đoạn dài có lắp các đầu tưới như vậy làm mẫu để thử.

Tất cả các phép thử phải được tiến hành ở nhiệt độ nước bằng 23 0C ± 1 0C. Nước dùng phải được lọc qua bộ lọc với lỗ có kích thước danh nghĩa bằng 75 mm đến 100 mm (160 đến 200 lỗ) hoặc theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

7.3. Độ chính xác của thiết bị đo:

- Phải đo được áp suất nước với sai số không vượt quá 2% giá trị đo thực.

- Trong quá trình thử áp suất thử không được dao động quá 2%.

- Phải đo được lưu lượng tưới của đầu tưới với sai số không vượt quá 2% giá trị đo thực.

8. Thử cơ học và yêu cầu thử:

8.1. Kết cấu và chất lượng chế tạo: Nếu thiết kế với mục đích để tháo rời, thì phải tháo rời toàn bộ các chi tiết hợp thành của ít nhất ba đầu tưới. Nếu không, thì cắt một mặt cắt ngang của các đầu tưới rồi kiểm tra các khuyết tật bằng mắt.

Đầu tưới và các chi tiết của nó không được có bất kỳ khuyết tật nào trong chế tạo như rãnh hoặc gờ ở bề mặt đường dẫn. Các vết rạn hoặc lỗ rỗ có thể có hại đến sự vận hành của đầu tưới

8.2. Các đường dẫn nước trong đầu tưới: Đo kích thước nhỏ nhất của ba đường dẫn ở ít nhất 3 đầu tưới, với độ chính xác đến ± 0,02mm trong điều kiện không có áp suất. (Phép đo này không áp dụng cho kích thước thay đổi theo áp suất).

Kích thước nhỏ nhất của đường dẫn đo được không nhỏ hơn so với kích thước qui định của nhà chế tạo.

8.3. Độ bền đối với áp suất thuỷ tĩnh: Nối một đầu cụm ống có lắp đầu tưới đến nguồn nước có áp suất thuỷ lực và nút chặt đầu kia lại. Tiến hành phép thử với ít nhất năm đầu tưới đã nối đến một ống tưới nhánh.

Tiến hành phép thử theo  hai giai đoạn (mục 8.3.1 & 8.3.2)

8.3.1. Thử độ kín khít đường nước đã lắp ráp như sau:

- Tăng áp suất lên theo 3 nấc:

- Tăng áp suất lên tới 0,4 áp suất làm việc cực đại giữ trong 5 phút.

- Sau đó tăng áp suất lên tới 0,8 áp suất làm việc cực đại và giữ trong 5 phút.

- Sau đó tăng áp suất lên tới 1,2 áp suất làm việc cực đại và giữ trong 60  phút.

Không được có rò rỉ  qua thân đầu tưới hoặc các chỗ nối của đầu tưới với ống.

8.3.2. Ngay sau khi kết thúc giai đoạn thử 8.3.1, tăng áp suất lên gấp hai lần áp suất làm việc cực đại, và giữ trong 5 phút.

Các đầu tưới phải  chịu được áp suất thử mà  không bị hư hại và không bị kéo rời khỏi ống lắp ráp.

8.3.3. Nếu đầu tưới gồm các chi tiết có thể tháo rời để làm sạch hoặc thay thế và lắp lại, thì phải thực hiện phép thử 3 lần liên tiếp theo mục 8.3.1 & 8.3.2 sau khi đã lắp  lại đầu tưới, theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

8.4. Thử kéo đầu tưới: Phải  tiến hành phép thử ở nhiệt độ môi trường bằng 23 0C ± 2 0C

8.4.1. Các đầu tưới lắp nối tiếp (với đường ống), (Hình 1 phụ lục B):

Tiến hành phép thử trên ít nhất  ba đoạn ống tưới nhánh, mỗi đoạn có một đầu tưới. Tác động  một lực kéo tăng dần theo chiều trục để tạo ra một lực kéo F, tính bằng Niutơn, lên hai đoạn ống nối đến đầu tưới, trong đó F được tính theo công thức dưới đây và không được lớn hơn 500N:

F = 1,5 P st. e (D - e)

Trong đó:

st: Ứng suất cho phép tạo ra đối với vật liệu chế tạo ống tính bằng niuton trên 1mm2 (ví dụ: ống  poliêtylen PE 25 : st  = 2,5 N/mm2);

e: Chiều dầy nhỏ nhất của thành ống, tính bằng mm;

D: Đường kính ngoài cùng của ống, tính bằng mm (xem phụ lục A các giá trị st, e, D).

Tác động lực, F, này trong một giờ với đầu tưới lắp thẳng đứng, bằng cách dùng một trọng vật hoặc bằng thiết bị thử kéo, theo nguyên tắc tương tự như mô tả trong ISO 3501 (xem phụ lục B, Hình-2). 

Các đầu tưới chịu được lực kéo qui định, F mà ống không bị kéo rời ra là được.

8.4.2. Các Đầu tưới lắp trực tuyến (với đường ống)

Tác động lên đầu tưới một lực kéo tăng dần dần đến 40N theo phương vuông góc với đường ống trong một giờ (xem hình 1).

Đầu tưới chịu được lực kéo  qui định mà không bị rời ra khỏi thành ống.

Hình 1

9. Thử tính năng (hoạt động) và yêu cầu thử

9.1. Độ đồng đều của lưu lựng tưới.

9.1.1. Số lượng mẫu thử

a) Đầu tưới có một lỗ tưới: lấy ít nhất 25 đầu tưới:

b) Đầu tưới có nhiều lỗ tưới: ít nhất có 25 lỗ tưới trong một đầu tưới, và lấy không dưới 10 đầu tưới. Tất cả các lỗ tưới của các đầu tưới trong lô mẫu thử phải mở, và đều phải qua thử nghiệm.

9.1.2. Các đầu tưới không điều chỉnh được:

Đo lưu lượng của các đầu tưới trong lô mẫu thử khi áp suất nước ở cửa nhận nước bằng áp suất thử danh nghĩa. Ghi lại lưu lượng đo được riêng rẽ tại mỗi cửa xả của đầu tưới.

Nếu đầu tưới gồm các chi tiết có thể di chuyển, thì phải kiểm tra đầu tưới trước khi tiến hành thử theo mô tả ở mục 9.1.3.

Tính hệ số biến thiên Cv theo công thức sau:

Trong đó:

Sq : Độ lệch chuẩn của lưu lượng trong lô mẫu thử;

`q : Lưu lượng trung bình của lô mẫu thử.

Các yêu cầu sau đây phải được đáp ứng:

a) Lưu lượng tưới trung bình của lô mẫu thử không được chênh lệch quá 5% so với lưu lượng tưới danh nghĩa qn đối với loại A, hoặc quá 10% đối với loại B.

b) Hệ số biến thiên. Cv, của lưu lượng tưới của lô mẫu thử không  được vượt quá 5% đối với loại A hoặc  10% đối với loại B.

Đối với  các đầu tưới có nhiều lỗ tưới, thì yêu cầu ở mục a) và b) áp dụng cho cả hai loại lưu lượng tưới của các lỗ tưới  riêng biệt lẫn lưu lượng tưới của toàn bộ các đầu tưới.

9.1.3. Đầu tưới  điều chỉnh được:

Kiểm tra các đầu tưới trong lô mẫu thử bằng cách cho chúng làm việc ít nhất một giờ với áp suất ở cửa nhận nước của đầu tưới bằng với áp suất ở chính giữa vùng áp suất làm việc. Vào lúc bắt đầu kiểm tra, phải cho đầu tưới làm việc ba lần với áp suất Pmax và ba lần với áp suất Pmin, mỗi lần cho làm việc phải kéo dài ít nhất 3 phút. Suốt 10 phút kiểm tra cuối cùng, áp suất tưới phải được giữ ở giữa vùng áp suất điều chỉnh.

Ngay sau khi kết thúc kiểm tra, hãy thử các đầu tưới theo mục 9.1.2, và không thay đổi áp suất ở cửa nhận nước, nhưng vẫn giữ áp suất ở điểm giữa vùng áp suất điều chỉnh.

Đầu tưới phải tuân theo các yêu cầu ở mục 9.1.2

9.2. Lưu lượng là hàm số của áp suất ở cửa nhận nước:

Thực hiện các phép thử liên tục theo mục 9.1 để xác định lưu lượng như  một hàm số của áp suất.

9.2.1. Chọn các mẫu thử:

Số lượng đầu tưới đã thử  mục 9.1, theo trình tự tăng lên của lưu lượng đo được, đánh số N01 là đầu tưới có lưu lượng tưới nhỏ nhất và  N0 25 là đầu tưới có lưu lượng tưới cao nhất.

Lấy 4 đầu tưới trong số các loạt đã thử với  N0s: 3, 12, 13, 23 và đo sự thay đổi của lưu lượng tưới của chúng theo hàm số của áp suất ở cửa nhận nước.

Thử mỗi đầu tưới ở các cấp áp suất, từ áp suất bằng không tới áp suất lên tới 1,2 pmax,, mỗi cấp không quá 50 kPa. Phải thử  các đầu tưới điều chỉnh được ở 3 hoặc hơn 3 cấp áp suất khác nhau nằm trong vùng điều chỉnh, khi tăng lên và khi giảm xuống áp suất ở cửa nhận nước. Đọc các kết quả đo được sau ít nhất 3 phút, kể từ khi áp suất đạt đến áp suất thử. Nếu áp suất ở cửa nhận nước vượt quá áp suất yêu cầu 10 kPa suốt thời gian tăng hay giảm áp suất, thì  trả về áp suất bằng không và lặp lại phép thử.

9.2.2. Đầu tưới không điều chỉnh được  :

Tính lưu lượng trung bình `q, ứng với mỗi mức áp suất (ở cửa nhận nước) bằng cách đo lưu lượng của 4 đầu tưới khi áp suất tăng lên.

Vẽ đường cong `q theo hàm số của áp suất ở cửa nhận nước.

Đường cong q phải phù hợp với đường cong được giới thiệu trong tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo với độ lệch cho phép bằng ± 5 % của áp suất thử bất kỳ.

9.2.3. Các đầu tưới điều chỉnh được

Tính lưu lượng trung bình `q ứng với mỗi mức áp suất, p, ở cửa nhận nước bằng cách đo lưu lượng của 4 đầu tưới khi áp suất tăng lên, và cả khi áp suất giảm xuống (trị số trung bình của 8 lần đo lưu lượng).

Giá trị `q không được lệch so với lưu lượng danh nghĩa, qn, , quá 5 % đối với loại A và quá 10 % đối với loại B.

9.3. Xác định số mũ (của thông số áp suất tưới) của đầu tưới:

Việc xác định này chỉ áp dụng cho các đầu tưới điều chỉnh được.

Tỷ số giữa lưu lượng tưới , q, tính bằng l/h và áp suất ở cửa nhận nước của một đầu tưới, p, tính bằng kPa cho bởi công thức sau:

q @ k. Pm

Trong đó:

K: Hằng số

m: Số mũ (của thông số áp suất) của đầu tưới.

Dùng tất cả các giá trị `q và p ở mục 9.2.3, tính số mũ, m, của đầu tưới đó theo công thức sau:

Trong đó:

i: 1,2,3,..., n

n: Số giá trị áp suất được dùng ở mục 9.2.3;

q: Lưu lượng trung bình, tính bằng lít/h;

p: Mức áp suất ở cửa nhận nước, tính bằng kPa;

Giá trị của số mũ m (của thông số áp suất) của đầu tưới không được vượt quá 0,2;

10. Tài liệu do nhà máy cấp

Nhà chế tạo phải cung cấp cho người tiêu dùng các bảng kê mục lục hoặc các tờ thông báo gồm các dữ liệu sau :

a) Số danh mục của đầu tưới;

b) Các từ " Loại đồng dều A" hoặc " Loại đồng đều B", khi đựơc áp dụng, sẽ bao gồm cả các giá trị cho ở bảng 1;

c) Kiểu ống thích hợp với đầu tưới và các kích thước của chúng

(xem phụ lục A);

d) Kiểu nối của đầu tưới vào ống;

e) Kích thước đường dẫn nhỏ nhất của đầu tưới;

f) Lưu lượng tưới danh nghĩa;

g) áp suất thử danh nghĩa;

h) Vùng áp suất làm việc;

i) Vùng áp suất diều chỉnh (nếu có);

j) Lưu lượng là hàm số của áp suất ở cửa nhận nước tại các nhiệt độ nước khác nhau;

k) Các đặc tính điều chỉnh (đối với đầu tưới điều chỉnh được);

l) Chỉ dẫn lắp ráp đầu tưới lên ống;

m) Các chỉ dẫn về làm sạch và thay thế;

n) Các chỉ dẫn về phòng ngừa tắc nghẽn của đầu tưới;

o) Giới hạn sử dụng đầu tưới (phân bón, hoá chất...);

p) Yêu cầu lọc;

q) Yêu cầu bảo dưỡng và bảo quản;

r) Lưu lượng tưới danh nghĩa trong suốt quá trình tưới thành tia, nếu được áp dụng.

Bảng 1- Các giá trị về độ  đồng đều của lưu lượng (theo mục 9.1)

Loại đồng đều

Thông số

Độ lệch của `q so với qn max. (%)

Hệ số biến thiên

Cv max.

(%)

A

 

± 5



± 10

± 5



± 10

 

B

 

PHỤ LỤC A

ỐNG POLIÊTYLEN (PE) DÙNG CHO ỐNG TƯỚI NHÁNH - ĐẶC ĐIỂM KĨ THUẬT

 

1. Kích thước và áp suất(đường kính ngoài, áp suất danh nghĩa và chiều dày thành ống)

1.1. Dung sai của đường kính ngoài và chiều dày thành ống phải tuân theo tiêu chuẩn ISO 3607, trừ các đường ống có đường kính danh nghĩa là 12,16 và 20mm, có dung sai về chiều dày thành ống 0¸ +0.2 mm.

1.2. Đường kính ngoài danh nghĩa và áp suất danh nghĩa phải tuân theo ISO 161-1. Việc lựa chọn đường kính ngoài danh nghĩa, và chiều dày thành ống tuỳ thuộc áp suất danh nghĩa đưọc chọn, cho ở bảng 1.

1.3. Chiều dày thành ống theo ISO 4065 tuỳ thuộc việc lựa chọn áp suất danh nghĩa cho ở bảng 1.

Ghi chú 1: Các giá trị được chọn ở bảng 1, cùng với những sửa đổi dựa trên số liệu thực nghiệm, căn cứ vào những qui định ở ISO 4065. Như vậy chiều dầy thành của một số ống có đường kính nhỏ hơn sẽ phải tăng lên để ống đáp ứng được các yêu cầu vận hành.

1.4. áp suất làm việc cực đại có thể chấp nhận khi nhiệt độ nước lên tới 450C được xác định ở mục 3.3.

1.5. Đo kích thước ống theo mô tả ở ISO 3126

2. Độ bền với áp suất bên trong:

ống phải tuân theo các yêu cầu của ISO 1167 trong các trường hợp thử với thời gian rút ngắn (1h) và thử kéo dài, có sử dụng các thông số thử ở bảng 2.

Bảng 1 - Chiều dày danh nghĩa của thành ống, e, tính bằng mm

Đường kính ngoài danh nghĩa ,D

PE 25(1)

PE 32(1)

PE 50(1,2)

S 10

S 6,3

54

S 12,5

S 8

S 5

S 5

 

Chiều dày thành ống, e

12

16

20

25

32

1

1,2

1,3

1,4

1,6

1,1

1,4

1,5

1,9

2,4

1,4

1,8

2,3

2,8

3,6

-

1

1,2

1,2

1,5

1

1,2

1,5

1,5

1,9

1,1

1,5

1,9

2,3

2,9

1,1

1,5

1,9

2,3

2,9

Áp suất danh nghĩa PN (bar)

2,5

4

6

2,5

4

6

10

 

Bảng 2 - Độ bền đối với áp suất bên trong - Thông số thử

Vật liệu ống

(Ký hiệu)

Thử ngắn

Thử kéo dài

Nhiệt độ

Thời gian

Ứng suất

Nhiệt độ

Thời gian

Ứng suất

 

0C

h

MPa

0C

h

MPa

PE 32

 

 

7,8

 

100

2,9

PE 25

20

1

6,9

70

100

2,5

PE 50

 

 

12

80

170

3,9

Ghi chú: Các ký hiệu bằng số trong bảng là tạm thời và đang thảo luận.

3. Nguyên tắc lựa chọn ống tưới nhánh :

3.1. Điều kiện làm việc chung

Các điều kiện làm việc thông thường của ống tưới phải  như sau:

- Cho ống tưới làm việc tối đa 1500 h/1 năm với áp suất bằng áp suất danh nghĩa của ống và với nhiệt độ nước bằng 450C. Để tạo ra độ an toàn phụ thêm khi ống làm việc với các điều kiện vượt quá qui định, thì phải chọn dãy ống có chỉ số thấp hơn bên cạnh, có nghĩa là ống có chiều dày lớn hơn. (Theo bảng 1)

- Khi ống không được dùng, thì phải giảm áp suất (trong ống) tới áp suất bằng áp suất khí quyển.

Ghi chú 2: Trong các điều kiện làm việc như vậy, tuổi thọ mong muốn của ống sẽ kéo dài tới 10 năm hoặc ít hơn, tuỳ thuộc vào ứng suất cơ học và vào độ mài mòn của ống (không quá 50 năm theo thông lệ của ống cấp nước).

3.2. Các yếu tố có ảnh hưởng đến sự lựa chọn ống

Ngoài áp suất làm việc, các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiều dày ống.

3.2.1. Kiểu nối giữa ống và các phụ  kiện, giữa ống và các thiết bị phân phối khác nhau.

3.2.1.1. Kiểu ghép nối  không có ảnh hưởng đến sự lựa chọn ống trong các trường hợp sau:

a) Khi phụ kiện nối hoặc các thiết bị phân phối là kiểu lồng ghép (lồng ghép có răng) có hoặc không có kẹp tăng cường ở ngoài.

b) Khi thiết bị phân phối lồng vào ống, chỗ nối đó được kẹp  bằng kẹp an toàn hoặc không được kẹp.

3.2.1.2. Kiểu ghép nối có ảnh hưởng đến sự lựa chọn ống trong các trường hợp sau đây:

a) Khi thiết bị phân phối được lồng vào lỗ không có ren ở thành ống và không có kẹp an toàn.

Trường hợp này, độ dày thành ống (PE 25) không được nhỏ hơn 1,2mm.

Ghi chú 3: Để đảm bảo độ chính xác lớn hơn, phải tìm mối liên hệ giữa chiều dày thành ống danh nghĩa, đường kính lỗ và đường kính trong của ống.

b) Khi thiết bị phân phối được lắp ren từ mép vào trong thành ống, trường hợp này, chiều dày thành ống không được nhỏ hơn 1,5mm.

Ghi chú 4: Để có độ chính xác lớn hơn, phải tìm mối liên hệ giữa chiều dày nhỏ nhất và đường kính ren.

c) Khi phụ kiện nối là loại ép (phụ kiện kẹp ngoài). Trong trường hợp này, chiều dày thành ống không được nhỏ hơn 1,4mm đối với ống PE 25 và không được nhỏ hơn 1,2mm đối với ống PE 32 & PE50.

Giới hạn này không áp dụng khi ống được tăng cường ở vùng kẹp bằng một ống lót.

3.2.2. Cách thức liên kết ống tưới nhánh với các thiết bị còn lại của hệ thống cố định hay cơ động.

3.2.2.1. Trong hệ thống tưới dùng vòi phun kiểu (Sprinkler) bán cơ động, áp suất của ống tưới nhánh không được nhỏ hơn áp suất của ống PN 6.

3.2.2.2. Trong hệ thống tưới nhỏ giọt, kiểu moóc kéo, áp suất của ống tưới nhánh không được nhỏ hơn  áp suất của ống PN4.

3.3. nh hưởng của nhiệt độ của nước  đến sự lựa chọn áp suất danh nghĩa của ống.

- Khi nhiệt độ nước lên tới 350C, áp suất danh nghĩa của ống được xác định bởi áp suất làm việc theo yêu cầu của ống (xem  phụ lục A , mục 1)

- Khi nhiệt độ từ 360C đến 450C, phải chọn ống có chỉ số loạt bên cạnh nhỏ hơn, nghĩa là có áp suất gần kề lớn hơn, kê ở bảng 1 (phụ lục A), để có ống có chiều dày lớn hơn [như vậy, nếu áp suất làm việc cực đại là 2,5 bar (0,25 MPa) phải dùng loại ống PN 4].

Ví dụ:

ống PE 32

Vùng nhiệt độ: 0C tới                 35                     36-45

Loạt ống chọn                          S 8                   S 5

áp suất danh nghĩa PN              4                     6

(theo nhãn)

áp suất làm việc , bar                4                     4

 

PHỤ LỤC B

CÁC MỐI GHÉP NỐI GIỮA PHỤ KIỆN VÀ ỐNG POLIÊTYLEN (PE) CHỊU ÁP SUẤT- THỬ CHỊU KÉO

 

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng:

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp kiểm tra khả năng nối của các mối ghép nối (không kể các mối nối hàn nóng chảy) giữa các phụ kiện nối, và ống poliêtylen (PE) chịu ứng suất căng dọc trục.

Phép thử có thể áp dụng để nối ống poliêtylen có đường kính danh nghĩa nhỏ hơn và bằng 63mm (2,480 in) dù kết cấu và vật liệu của phụ kiện để nối ống ra sao.

2. Nguyên tắc:

Phải kiểm tra khả năng của mối nối chịu kéo khi ứng suất kéo tác động dọc trục.

3. Thiết bị thử:

Thiết bị đo áp suất có khả năng giữ mẫu thử với ứng suất dọc trục không đổi tới trị số danh nghĩa.

Lực tính được có thể tác động lên mẫu thử bằng khâu đo điện, thông qua cặp bánh răng truyền lực (nhờ tay quay) đến khung kẹp để kẹp mẫu thử tại một đầu, còn đầu kia của mẫu thử được kẹp bởi giá cố định. Tín hiệu điện từ khâu đo lực (được cung cấp từ nguồn cung cấp chuẩn), được chuyền qua thiết bị đo và chỉ thị bằng số tương ứng với lực đã cho (Hình 2)

4. Mẫu thử:

Mẫu thử gồm có đầu nối đã được lắp sẵn để nối nối tiếp với vòi phun, còn đầu kia nối với ống theo kiểu lắp găng (H.1).

Mỗi đoạn ống dài ít nhất 300 mm (12 in). Việc lắp ráp các mối nối phải được thực hiện theo thực tế hoặc tiêu chuẩn riêng của mỗi nước.

5. Phương pháp thử:

Từ kích thước của ống, tính tiết diện của thành ống, và từ số liệu tính lực (k) cần để tạo ra ứng suất dọc trục bằng 1,5 lần ứng suất làm việc cực đại cho phép của vật liệu chế tạo ống theo công thức sau đây:

                                              P

                        K = 1,5. st. ----- (de2 - d2)

                                              4

Trong đó:          st   Ưng suất cho phép đối với ống PE khảo sát;

                        de   Đường kính ngoài danh nghĩa của ống;

                        d    Đường kính trong của ống.

Nhiệt độ thử  phải là 20 ± 20C

Kẹp mẫu thử vào thiết bị thử

Tác động một lực từ từ (theo tính toán)  trong thời gian khoảng 30"

Giữ mẫu với lực căng không đổi ít nhất 1 giờ

6. Báo cáo thử

Báo cáo thử đề cập đến tiêu chuẩn trong nước và tiêu chuẩn quốc tế liên quan, cho biết:

- Lực theo tính toán

- Chỗ nối có bị rời ra hay không? Chỗ nối được coi là thoả mãn, nếu suốt quá trình thử, ống không bị kéo tuột khỏi đầu nối.

Hình 1: Kiểu ghép nối nối tiếp

Hình 1: Giá thử kéo

1: Tay quay và cặp bánh răng nón

2: Khung thử

3: Đầu đo được nối với thiết bị chỉ thị

4: Giá đỡ động

5: Mẫu thử kéo

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN 10TCN548:2002

Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
Số hiệu10TCN548:2002
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành24/06/2002
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN 10TCN548:2002

Lược đồ Tiêu chuẩn ngành 10TCN 548:2002 về thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp đầu tưới - Đặc điểm kỹ thuật và phương pháp thử do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn ngành 10TCN 548:2002 về thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp đầu tưới - Đặc điểm kỹ thuật và phương pháp thử do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
                Số hiệu10TCN548:2002
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người ký***
                Ngày ban hành24/06/2002
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn ngành 10TCN 548:2002 về thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp đầu tưới - Đặc điểm kỹ thuật và phương pháp thử do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn ngành 10TCN 548:2002 về thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp đầu tưới - Đặc điểm kỹ thuật và phương pháp thử do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

                            • 24/06/2002

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực