Tiêu chuẩn ngành 10TCN590:2004

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 590:2004 về ngũ cốc và đậu đỗ - Gạo xát - Đánh giá chất lượng cảm quan cơm bằng phương pháp cho điểm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10TCN 590:2004 về ngũ cốc và đậu đỗ - Gạo xát - Đánh giá chất lượng cảm quan cơm bằng phương pháp cho điểm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 590:2004

NGŨ CÔC VÀ ĐẬU ĐỖ - GẠO XÁT - ĐÁNH GIÁ CHÂT LƯỢNG CẢM QUAN CƠM BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHO ĐIỂM
Cereals and Pulses - Milled rice - Sensory Evaluation of Cooked rice  by Scorecard 10 TCN 590 - 2004
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 05/2004/QĐ-BNN ngày  16 tháng 03 năm 2004)

1.Phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đánh giá chất lượng cảm quan cơm  nấu từ gạo xát bằng phương pháp cho điểm.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

- TCVN 5451-1991 (ISO 950:1979): Ngũ cốc - Lấy mẫu (dạng hạt).

- TCVN 3215-79: Sản phẩm thực phẩm - Phân tích cảm quan bằng phương pháp cho điểm.

3. Qui định chung

3.1 Các yêu cầu chung để đánh giá cảm quan được áp dụng theo mục 2 của TCVN 3215-79.

3.2 Hội đồng đánh giá cảm quan của cơm gồm  từ 5 đến 9 thành viên được lựa chọn từ một nhóm nhiều người thông qua các bài thử cơ bản về mùi, vị, màu sắc. Sau khi được lựa chọn, các thành viên được tập huấn, làm quen với một số mẫu cơm để thống nhất các khái niệm, thuật ngữ và cách sử dụng thang điểm.

3.3 Số mẫu được đánh giá cùng một lúc từ 3 đến 6 mẫu và được lặp lại ít nhất 2 lần trên một mẫu thử.

3.4 Các tính chất được chọn để đánh giá chất lượng cảm quan cơm bao gồm : mùi, độ trắng hoặc màu sắc, độ bóng hoặc cảm quan bên ngoài, độ dính hoặc độ dẻo, độ mềm hoặc độ cứng và vị ngon.

4. Lấy mẫu gạo xát

4.1 Tiến hành lấy mẫu theo TCVN 5451-91. Mẫu ban đầu phải được kiểm tra, ghi rõ các số liệu liên quan đến nguồn gốc, trạng thái mẫu.

4.2 Lượng mẫu lấy tuỳ theo yêu cầu của Hội đồng cảm quan nhưng không được ít hơn 500g gạo xát cho một mẫu.

4.3 Mẫu phải được đựng trong túi nilon dán kín và được bảo quản trong tủ mẫu.

4.4 Trước khi nấu thử phẩm chất cơm, các mẫu gạo xát cần được phơi nhẹ trong phòng thí nghiệm để đạt cùng một độ ẩm giống nhau, tốt nhất là khoảng 14%.

4.5 Tuỳ theo mục đích và yêu cầu thử nếm mà trong một số trường hợp có thể tách gạo nguyên và tấm riêng, sau đó tiến hành đánh giá chất lượng trên mẫu gạo nguyên hoặc mẫu gạo nguyên pha tấm 5%, 10%...

5. Dụng cụ và thiết bị.

5.1 Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0.01g.

5.2 ống đong có chia độ dung tích 100, 500 và 1000ml.

5.3 Thìa bằng thép không gỉ hoặc bằng nhôm.

5.4 Đũa thuỷ tinh.

5.5 Khay men trắng hoặc khay nhôm.

5.6 Cốc thuỷ tinh (loại cốc uống rượu) có nắp kín.

5.7 Nồi cơm điện dung tích 1lít, có rơle tự ngắt.

5.8 Hộp nhôm hoặc nồi nhôm nhỏ (đặt trong nồi cơm điện dung tích 1lít) có thể nấu được 200g gạo xát.

5.9 Cốc uống nước và bình nước lọc.

5.10 Đồng hồ.

6. Chuẩn bị mẫu cơm và tiến hành thử

6.1 Chuẩn bị mẫu cơm

6.1.1 Chuẩn bị mẫu gạo xát

Trước khi nấu, mẫu gạo xát được nhặt sạch đá, cát sạn và các tạp chất khác.

6.1.2 Tỷ lệ gạo và nước

 Lượng nước nấu cơm thích hợp biến đổi theo từng giống thóc và phụ thuộc vào hàm lượng amylose của giống đó theo bảng 1 

Bảng1: Tỷ lệ thích hợp giữa gạo và nước

TT

Hàm lượng Amylose                  (% CK)

Phân loại

Tỷ lệ gạo /nước       (g/g)

1

< 20

Thấp

1 : 1,5

2

20 - 25

Trung bình

1 : 1,9

3

> 25

Cao

1 : 2,1

Theo tỷ lệ trên, với 200g gạo có hàm lượng amylose thấp sẽ cần một lượng nước để nấu là 300ml, gạo có hàm lượng amylose trung bình sẽ cần một lượng nước để nấu là 380ml, gạo có hàm lượng amylose cao sẽ cần một lượng nước để nấu là 420ml.

6.1.3  Nấu cơm

 Cân 200g gạo xát với độ chính xác 0.01g cho vào hộp hoặc nồi nhôm nhỏ (mục 5.8) đã biết trước khối lượng. Vo nhanh hai lần bằng nước sạch trong khoảng 4-5 phút. Cho hộp nhôm có chứa gạo đã vo sạch lên cân và thêm tiếp một lượng nước cho đủ  khối lượng để đạt tỷ lệ đã tính (theo 6.1.2).

Ví dụ: Cân 200g một loại gạo có hàm lượng amylose trung bình cho vào hộp nhôm có khối lượng là 87g, sau khi vo cần thêm nước vào cho đủ khối lượng cuối cùng là 667.0g (87+200+380).

Đặt hộp nhôm có chứa gạo  và nước vào trong nồi cơm điện đã có sẵn 100ml nước, đậy lại và bật công tắc. Tiến hành nấu cách thuỷ đến khi rơle tự ngắt (khoảng 20phút) và tiếp tục giữ ấm 20 phút sau khi rơle ngắt.

6.1.4 Chuẩn bị mẫu cơm

Cơm thuộc nhóm gạo tẻ thường được thử nếm đánh giá chất lượng cảm quan 30 phút hoặc 1 giờ sau khi nấu chín.

Xới cơm vào các cốc thuỷ tinh đậy kín (mục 5.6) và đặt vào khay nhôm. Trên mỗi khay có 3-6 cốc mẫu cơm khác nhau đã được mã hoá và được xếp một cách ngẫu nhiên.

6.2 Tiến hành thử nếm.

Mỗi thành viên trong hội đồng đánh giá cảm quan được nhận một khay đựng các mẫu cơm cần đánh giá (mục 6.1.4), thìa xúc và cốc nước đun sôi để nguội không có mùi vị lạ để tráng miệng.

Các thành viên tiến hành đánh giá cẩn thận chất lượng cảm quan của cơm  bằng cách ngửi, nhìn, nếm  mỗi mẫu theo các chỉ tiêu ở mục 7, cho điểm theo bảng điểm (bảng 2) và sau đó ghi kết quả vào phiếu đánh giá cảm quan (phụ lục 1) cho từng mẫu với từng chỉ tiêu sau một lần thử.

7. Các chỉ tiêu đánh giá và thang điểm

7.1 Các chỉ tiêu đánh giá

7.1.1 Mùi. Nhận biết bằng ngửi.

7.1.2 Độ trắng, độ bóng. Quan sát bằng mắt qua bề ngoài của cơm sau khi nấu.

7.1.3 Độ mềm, độ dính. Nhận biết khi miết bằng tay và trong khi nhai.

7.1.4 Vị ngon. Đây là những cảm giác tổng hợp của từng người nhận được trong khi ăn.

7.2 Thang điểm

7.2.1 Các chỉ tiêu được đánh giá riêng lẻ bằng cách sử dụng thang 5 điểm từ 1-5, điểm cao nhất là điểm 5, điểm thấp nhất là điểm 1 theo qui định trong bảng 2

Bảng 2: Thang điểm với từng chỉ tiêu

   Chỉ tiêu

Điểm

Mùi

Độ

 mềm

Độ

dính

Độ

 trắng

Độ bóng

Vị

ngon

5

Rất thơm,

đặc trưng

Rất mềm

Dính tốt, mịn

Trắng

Rất bóng

Rất ngon

4

Thơm,

đặc trưng

Mềm

Dính

Trắng ngà

Bóng

Ngon

3

Thơm  vừa,

 đặc trưng

 Hơi mềm

Hơi  dính

Trắng hơi xám

Hơi bóng

Ngon vừa

2

Hơi thơm,

kém đặc trưng

Cứng

Rời

Trắng ngả nâu

Hơi mờ,

xỉn

Hơi ngon

1

Không thơm, không có mùi cơm

Rất cứng

Rất rời

Nâu

Rất mờ,

 xỉn

Không ngon

7.2.2 Hệ số quan trọng

Mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu được đánh giá theo hệ số quan trọng và được ghi trong bảng 3

Bảng 3:  Hệ số quan trọng

TT

Tên chỉ tiêu

Hệ số quan trọng

1

Mùi

1,0

2

Độ mềm

1,0

3

Độ dính

1,0

4

Độ trắng

1,0

5

Độ bóng

1,0

6

Vị ngon

1,5

8. Đánh giá kết quả

8.1 Cách biểu diễn kết quả và quy định chung theo mục 4 của TCVN 3215-79.

8.2 Cách tính điểm trung bình, tính số điểm chung, lập phiếu ghi kết quả và nhận xét kết quả thử nếm chất lượng cảm quan cơm nấu theo mục 5 và phần phụ lục của TCVN 3215-79.

9. Biên bản thử nghiệm

Kết quả của việc đánh giá chất lượng cảm  quan cơm nấu từ gạo xát được ghi vào biên bản thử nghiệm.

Biên bản thử nghiệm phải ghi những nội dung sau đây:

- Ngày tháng và nơi tiến hành đánh giá cảm quan.

- Danh sách hội đồng thử nếm.

- Thông tin về mẫu thử nếm : tên và kí hiệu mẫu, cơ sở sản xuất, thời vụ gieo trồng, thời gian lưu trữ, phương pháp lấy mẫu, ngày tháng lấy mẫu, nếu biết.

- Kết quả xử lý thống kê các đánh giá của các thành viên hội đồng.

- Kết luận về mẫu thử nếm.

- Họ tên, chữ kí của chủ tịch và thư kí hội đồng thử nếm.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN 10TCN590:2004

Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
Số hiệu10TCN590:2004
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành16/03/2004
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật3 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN 10TCN590:2004

Lược đồ Tiêu chuẩn ngành 10TCN 590:2004 về ngũ cốc và đậu đỗ - Gạo xát - Đánh giá chất lượng cảm quan cơm bằng phương pháp cho điểm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn ngành 10TCN 590:2004 về ngũ cốc và đậu đỗ - Gạo xát - Đánh giá chất lượng cảm quan cơm bằng phương pháp cho điểm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
                Số hiệu10TCN590:2004
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người ký***
                Ngày ban hành16/03/2004
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật3 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Tiêu chuẩn ngành 10TCN 590:2004 về ngũ cốc và đậu đỗ - Gạo xát - Đánh giá chất lượng cảm quan cơm bằng phương pháp cho điểm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

                      Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn ngành 10TCN 590:2004 về ngũ cốc và đậu đỗ - Gạo xát - Đánh giá chất lượng cảm quan cơm bằng phương pháp cho điểm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

                      • 16/03/2004

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực