Tiêu chuẩn ngành 04TCN143:2006

Tiêu chuẩn ngành 04TCN 143:2006 về quy trình kỹ thuật tỉa thưa rừng thông đuôi ngựa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 04TCN 143:2006 về quy trình kỹ thuật tỉa thưa rừng thông đuôi ngựa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành


TIÊU CHUẨN NGÀNH

04TCN 143:2006

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TỈA THƯA RỪNG THÔNG ĐUÔI NGỰA

1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Mục tiêu, nội dung

Quy trình này quy định những nguyên tắc, nội dung và kỹ thuật tỉa thưa rừng trồng thông đuôi ngựa trồng thuần loài, đều tuổi nhằm nâng cao năng suất và sản lượng rừng ở tuổi khai thác chính là 27 năm cho mọi cấp đất.

1.2. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Quy trình này áp dụng cho rừng Thông đuôi ngựa trồng tập trung, thuần loài, đều tuổi, theo phương thức toàn diện hoặc theo băng rộng với mục tiêu kinh doanh gỗ nhỏ có tuổi hiện tại nhỏ hơn hoặc bằng 25 năm.

Qui trình này không dùng cho rừng Thông đuôi ngựa trồng theo phương thức và mục tiêu khác.

Quy trình này là căn cứ để xây dựng định mức, thiết kế, lập kế hoạch sản xuất cho các đơn vị hoặc chủ rừng trồng, quản lý hay kinh doanh rừng Thông đuôi ngựa cung cấp gỗ nhỏ.

2. ĐỐI TƯỢNG RỪNG THÔNG ĐUÔI NGỰA ĐƯA VÀO TỈA THƯA

2.1. Rừng Thông đuôi ngựa được đưa vào tỉa thưa gồm:

- Rừng trồng ở mật độ ban đầu từ 1700 cây/ha đến 2500 cây/ha có tỉ lệ cây sống từ 70% trở lên, số cây chết phân bố rải rác hoặc tập trung thành đám nhỏ không liền nhau mà có đủ điều kiện theo quy định ở mục 2.3 và 2.4 của quy trình này.

- Rừng trồng đã qua tỉa thưa trước đây, nay đến tuổi tỉa thưa tiếp theo có đủ điều kiện nêu trong 2.4 của quy trình này.

- Rừng trồng thuộc đối tượng nêu trên đã quá tuổi tỉa thưa phải đưa ngay vào tỉa thưa theo quy trình này.

2.2. Rừng Thông đuôi ngựa chưa đưa vào tỉa thưa.

Rừng trồng đến tuổi tỉa thưa nhưng chưa hội đủ điều kiện theo mục 2.32.4 của quy trình này thì chưa đưa vào tỉa thưa trong năm đó mà phải chờ khi rừng đủ điều kiện mới đưa vào tỉa thưa

2.3. Điều kiện tỉa thưa lần đầu.

Rừng Thông đuôi ngựa được đưa vào tỉa thưa lần đầu phải có những điều

kiện sau:

- Rừng đã khép tán từ 1 đến 3 năm, có độ tàn che từ 0,75 trở lên.

- Dấu hiệu tỉa thưa tự nhiên đã xuất hiện ở một số hoặc đa số cây thông.

- Thực bì thân thảo hoặc cây bụiؠưa sángؠdướiؠtán rừng sống yếuؠớt không có dấu hiệu tồnؠtạiؠhoặc đang bị tiêu diệt.

- Rừng có chỉ tiêu sinh trưởng ở tuổi tỉaؠthưa lần đầu theoؠbảngؠ1 như sau:

Bảng 1: Đường kính, chiều cao bình quân và tuổi tỉa thưa lầnؠđầu theo cấp đất

Cấp đất

Tuổi tỉa thưa (năm)

Dg (cm)

Hg (m)

I

8

8 - 9

6.5 - 7.5

II

9

7.5 - 8.5

6.0 - 7.0

III

10

7.0 - 8.0

6.0 - 7.0

2.4. Điều kiện tỉa thưa các lần sau.

- Rừng Thông đuồi ngựa được đưa vào tỉa thưa các lần tiếp theo phải có các điều kiện sau đây:

- Đã khép tán trở lại từ 1 đến 3 năm

- Rừng có độ tàn che từ 0,75 trở lên

3. KĨ THUẬT TỈA THƯA

3.1. Số lần tỉa thưa.

- Rừng Thông đuôi ngựa thuộc cấp đất I được tỉa thưa 3 lần.

- Rừng Thông đuôi ngựa thuộc cấp đất II và III được tỉa thưa 2 lần.

3.2. Tuổi tỉa thưa và mật độ để lại.

- Tuổi tỉa thưa và mật độ để lại theo cấp đất và lần tỉa thưa đối với rừng Thông đuôi ngựa kinh doanh gỗ nhỏ được quy định theo bảng 2 như sau:

Bảng 2: Số lần, tuổi tỉa thưa, mật độ, đường kính, chiều cao bình quân bộ phận để lại theo cấp đất

Cấp đất

Lần tỉa thưa

Tuổi tỉa thưa (năm)

Mật độ để lại (cây/ha)

Đường kính bình quân cây để lại (cm)

Chiều cao bình quân cây để lại (m)

 

I

1

2

3

8

12

16

1180

910

710

9.5 - 10.5

16.0 - 17.0

22 - 23

7 - 8

11 - 12

16 - 17

II

1

2

9

16

1200

810

9 - 10

18 - 19

6.5 - 7.5

13 - 14

III

1

2

10

17

1240

900

9 - 10

15 - 16

6 - 7

10.5 - 11.5

3.3. Cường độ tỉa thưa.

Tuỳ theo mật độ rừng trước tỉa thưa và mật độ để lại sau tỉa thưa, cường độ cho mỗi lần tỉa thưa được tính theo công thức:

Trong đó:

- Ii% là cường độ tỉa thưa theo số cây ở lần tỉa thưa i.

- Ni là mật độ rừng trước lần tỉa thưa i

- Ni là mật độ để lại sau lần tỉa thưa i

3.4. Tiêu chuẩn cây bài chặt.

Là những cây đang chết, bị sâu bệnh nặng, lệch tán, cong queo, cụt ngọn hoặc 2 hay nhiều thân, bị chèn ép mạnh, sinh trưởng yếu kém (theo phân cấp Kraft là cây cấp 5, 4 và một phần cây cấp 3 nếu cường độ tỉa thưa mạnh).

Cây sinh trưởng phát triển bình thường mọc quá dầy, cây sinh trưởng phát triển quá mạnh chèn ép nhiều cây xung quanh.

Số cây bài chặt phải phân bố đều trên lô tỉa thưa và phù hợp với cường độ tỉa thưa đã được xác định.

3.5. Mùa tỉa thưa.

Mùa tỉa thưa tốt nhất là vào mùa khô hanh, nhưng tuỳ hoàn cảnh rừng, điều kiện khí hậu, địa hình và đặc điểm tổ chức sản xuất cụ thể mà mùa tỉa thưa được phép mở rộng sang các tháng khác ngoại trừ các tháng mưa nhiều.

3.6. Phương pháp tỉa thưa.

- Rừng trồng theo hàng, lối, tỉ lệ cây sống cao, sinh trưởng và phân bố đồng đều trên diện tích phải dùng phương pháp tỉa thưa cơ giới là chính kết hợp với phương pháp tỉa chọn.

- Rừng trồng không theo hàng lối, địa hình dốc nhiều, đã quá tuổi tỉa thưa theo quy trình này phải dùng phương pháp tỉa chọn và đảm bảo yêu cầu:

Không tỉa từ 3 cây trở lên liền nhau trong một lần tỉa.

Tạo được không gian dinh dưỡng tương đối đều nhau cho những cây để lại đến lần tỉa sau hoặc đến tuổi khai thác chính.

Phải giữ lại cây bụi, thảm tươi và cây gỗ tái sinh dưới tán rừng.

3.7. Chặt hạ, vận xuất, dọn vệ sinh rừng và kiểm tra hiện trường sau tỉa thưa.

- Kỹ thuật chặt hạ, vận xuất, dọn vệ sinh rừng sau tỉa thưa phải tuân thủ quy định trong quy trình khai thác rừng gỗ.

- Ngay sau khi tỉa thưa, cán bộ kỹ thuật phải tiến hành kiểm tra số cây bài chặt so với thiết kế, số cây còn lại sau khai thác và đổ vỡ, đường kính bình quân, chiều cao bình quân cây để lại, tình hình vệ sinh rừng.

4. THIẾT KẾ TỈA THƯA

4.1. Người thiết kế tỉa thưa.

Thiết kế tỉa thưa phải do cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật đã được tập huấn đảm nhiệm.

4.2. Lập hồ sơ tỉa thưa.

Khi tỉa thưa mỗi lô rừng phải lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ gồm có:

1. Sơ đồ ranh giới, diện tích và đặc điểm địa hình lô tỉa thưa.

2. Tình hình rừng trước và sau tỉa thưa.

Tuổi rừng, mật độ, cấp đất, độ tàn che.

Đường kính, chiều cao bình quân, chiều cao bình quân tầng trội.

Cường độ tỉa thưa, số lần tỉa thưa.

Tổng tiết diện ngang hoạc trữ lượng trên ha.

Dự kiến sản lượng lấy ra và khả năng tiêu thụ.

Tình hình sinh trưởng của cây rừng.

Tình hình cây bụi, thảm tươi.

Tình hình thảm khô, thảm mục.

4.3. Đánh dấu cây bài.

- Cây bài chặt phải đánh dấu cộng (+) bằng sơn đỏ ở hai vị trí.

Một dấu ở vị trí gốc cây.

Một dấu ở vị trí cách cổ rễ cây 1,3 m.

- Riêng ở lần tỉa cuối cùng trước hết phải đánh dấu cây bài chừa, sau đó mới đánh dấu cây bài chặt.

- Các dấu bài chặt và bài chừa phải ở cùng một hướng trong lô tỉa thưa.

4.4. Điều chỉnh thiết kế bài cây.

Sau khi bài cây, cán bộ kỹ thuật thiết kế phải kiểm tra số lượng cây, đường kính bình quân, chiều cao bình quân và sự phân bố các cây để lại rồi đối chiếu với tiêu chuẩn ghi ở mục 3.2 để điều chỉnh lại cây bài hợp lý. Tỉ lệ điều chỉnh cho phép ± 5% cường độ tỉa thưa.

4.5. Quy định phê duyệt thiết kế tỉa thưa.

Bản thiết kế tỉa thưa từng lô rừng phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt mới có hiệu lực thực hiện.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN 04TCN143:2006

Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
Số hiệu04TCN143:2006
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/12/2006
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN 04TCN143:2006

Lược đồ Tiêu chuẩn ngành 04TCN 143:2006 về quy trình kỹ thuật tỉa thưa rừng thông đuôi ngựa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn ngành 04TCN 143:2006 về quy trình kỹ thuật tỉa thưa rừng thông đuôi ngựa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
                Số hiệu04TCN143:2006
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành29/12/2006
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn ngành 04TCN 143:2006 về quy trình kỹ thuật tỉa thưa rừng thông đuôi ngựa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn ngành 04TCN 143:2006 về quy trình kỹ thuật tỉa thưa rừng thông đuôi ngựa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

                            • 29/12/2006

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực