Tiêu chuẩn ngành 10TCN88:1988

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 88:1988 về quy phạm sử dụng các liên hợp máy canh tác trong nông nghiệp

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 88:1988 về quy phạm sử dụng các liên hợp máy canh tác trong nông nghiệp


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 88:1988

QUY PHẠM SỬ DỤNG CÁC LIÊN HỢP MÁY CANH TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP 

1. Quy định chung

1.1. Quy phạm sử dụng các liên hợp máy canh tác trong nông nghiệp được ban hành nhằm mục đích:

* Bảo đảm sử dụng có năng suất cao, chất lượng công việc tốt, có hiệu quả kinh tế.

* Bảo đảm an toàn lao động cho người và máy, hạn chế hư hỏng, kéo dài tuổi thọ của máy.

1.2. Quy phạm này áp dụng cho các loại liên hợp máy canh tác trong trồng trọt như liên hợp máy làm đất, bón phân, gieo trồng, chăm sóc và bảo vệ cây trồng, thu hoạch.

1.3. Nội dung việc sử dụng liên hợp máy gồm các khâu: rà trơn, sử dụng, chăm sóc kỹ thuật, bảo quản, kiểm tra kỹ thuật và bàn giao máy.

1.4. Máy đưa vào sử dụng phải có tình trạng kỹ thuật tốt, có lý lịch máy, đủ các sổ theo dõi kinh tế kỹ thuật, đủ các trang bị dụng cụ, phụ tùng cần thiết kèm theo máy.

1.5. Mỗi máy phải có người phụ trách sử dụng, người sử dụng máy phải có bằng hoặc giấy chứng nhận sử dụng máy do cơ quan có thẩm quyền cấp và được người phụ trách đơn vị giao trách nhiệm. Người sử dụng máy phải có trách nhiệm sử dụng tốt máy cùng với trang thiết bị dụng cụ, đồ nghề kèm theo, ghi chép đầy đủ vào các sổ quy định, không tự ý giao máy cho người khác hoặc tự ý xa rời máy khi máy đang hoạt động.

Thủ trưởng các đơn vị quốc doanh, tập thể nông nghiệp, chủ máy chịu trách nhiệm về tình hình sử dụng máy trong đơn vị mình.

1.7. Khi sử dụng máy phải thực hiện đầy đủ những quy phạm, quy trình do UBKHKT Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và CNTP và các cấp quản lý trong ngành ban hành. Khi chưa có các quy định ấy, phải thực hiện đầy đủ những điều hướng dẫn của nhà máy chế tạo.

1.8. Khi lái máy trên đường giao thông phải chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông đường bộ do Bộ Giao thông và Bộ Nội vụ quy định.

2. Nội dung kỹ thuật sử dụng máy

2.1. Rà trơn máy:

2.1.1. Những máy mới hoặc sau đại tu phải được rà trơn trước khi đưa vào sử dụng. Trường hợp sửa chữa hay thay thế từng cụm máy phải rà riêng theo quy định.

Chuẩn bị để rà trơn máy: người được phân công rà trơn máy phải thực hiện đủ các điều quy định trong quy phạm rà trơn máy và các tài liệu hướng dẫn của nhà máy chế tạo hoặc nhà máy sửa chữa.

Thay toàn bộ dầu mỡ bảo quản bằng dầu mỡ sử dụng, kiểm tra, chăm sóc, điều chỉnh toàn bộ máy (nếu cần), đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt.

2.1.2. Rà trơn máy theo những nguyên tắc sau:

* Cho động cơ làm việc từ số vòng quay thấp đến số vòng quay cao.

* Máy kéo tải từ tải trọng nhỏ đến tải trọng lớn.

* Thực hiện rà trơn máy theo quy phạm rà trơn máy và tài liệu hướng dẫn rà trơn máy của nhà máy chế tạo (máy chưa sử dụng) hoặc nhà máy sửa chữa (máy sửa chữa).

* Theo dõi, quan sát, cần thiết thì kiểm tra điều chỉnh cho máy luôn ở tình trạng kỹ thuật tốt.

2.1.3. Máy phải rà trơn trên địa hình và điều kiện theo yêu cầu của việc rà trơn máy. Có thể kết hợp việc rà trơn máy với phục vụ sản xuất nhưng phải tôn trọng các nguyên tắc rà trơn máy.

2.1.4. Sau khi rà trơn máy xong phải làm đầy đủ công việc kiểm tra, chăm sóc kỹ thuật.

2.2. Chuẩn bị máy trước khi làm việc:

2.2.1. Máy chuẩn bị làm việc phải ở tình trạng kỹ thuật tốt, phải được làm nội quy chăm sóc kỹ thuật đầy đủ.

2.2.2. Máy công tác liên hợp với máy động lực phải phù hợp công suất hoặc lực kéo, phải truyền lực đúng, bền chắc và ổn định, máy công tác phải được điều chỉnh đúng yêu cầu, chất lượng công việc; liên hợp máy phải phù hợp với điều kiện và đối tượng sản xuất.

2.2.3. Nhiên liệu, dầu mỡ, nước cho vào máy phải đảm bảo chất lượng, đúng quy định cho từng loại, bảo đảm các tỷ lệ pha chế theo quy định của nhà máy chế tạo.

2.2.4. Phải chuẩn bị tốt cho việc khởi động máy. Khi khởi động phải theo đúng trình tự thao tác, thời gian, nhiệt độ của từng loại động cơ.

Đối với máy khởi động là loại động cơ xăng cần phải pha chế xăng và dầu nhờn đúng tỷ lệ, không đứng ngang tầm bánh đà của máy khởi động (nếu có), tư thế khởi động phải vững chắc. Máy khởi động không kéo máy lớn quá 15 phút liên tục.

Đối với máy khởi động là loại động cơ điện chỉ được khởi động 2 đến 3 lần liền, mỗi lần không quá 5 giây, cách nhau 15 giây.

2.2.5. Khi chuẩn bị máy để làm việc trên ruộng có độ dốc lớn phải chuẩn bị thật tốt cơ cấu chuyển hướng, hệ thống phanh của máy kéo và phanh riêng của máy nông nghiệp (nếu có), hệ thống di động và trọng vật cân bằng.

2.3. Di chuyển máy:

2.3.1. Muốn di chuyển liên hợp máy người sử dụng phải quan sát kỹ phía trước và xung quanh, không có chướng ngại hay người bám vào máy. Trước khi di chuyển phải báo hiệu.

2.3.2. Khi cho máy di chuyển phải đóng ly hợp từ từ. Không được cho người đứng, ngồi ở những nơi không quy định trên máy (kể cả khi làm việc). Khi dừng phải giảm ga, cắt ly hợp dứt khoát, để số không. Khi vòng phải giảm tốc độ.

2.3.3. Khi di chuyển các máy công tác loại móc phải để ở thế vận chuyển, máy công tác loại treo phải ở thế nâng, di chuyển với tốc độ thấp. Di chuyển xa (20 km trở lên) phải chở máy công tác bằng các phương tiện chuyên chở.

2.3.4. Máy kéo làm việc ở ruộng nước có lắp các loại bánh mấu, không được di chuyển trên đường cứng, không được vượt bờ cao quá giới hạn cho phép. Khi lên xuống phải đi thẳng góc với bờ ruộng, nếu cần thiết phải lên lùi. Phải chấp hành nghiêm chỉnh các điều quy định trong quy phạm "Sử dụng máy kéo làm đất ở ruộng nước".

2.3.5. Khi liên hợp máy đang lên hoặc xuống dốc hạn chế cắt ly hợp và ra số, phải chủ động tốc độ, nhất là máy kéo bánh xích khi xuống dốc. Máy đứng trên dốc phải hãm phanh, chèn bánh.

2.4. Máy làm việc:

2.4.1. Khi liên hợp máy làm việc người sử dụng phải thường xuyên theo dõi hoạt động của máy động lực và các máy công tác, quan sát các đồng hồ kiểm tra, khí xả, tiếng nổ, tiếng gõ, truyền lực, nhiệt độ, chất lượng công việc... không để máy bị quá tải kéo dài.

Nếu có những hiện tượng hư hỏng bất thường phải xem xét, nếu cần phải dừng máy hoặc tắt máy, khắc phục ngay.

2.4.2. Muốn cho thêm dầu, mỡ, nước hoặc kiểm tra siết chặt, điều chỉnh, sửa chữa các bộ phận của liên hợp phải dừng máy, khi cần phải tắt máy. Muốn làm sạch cỏ, rác... ở hệ thống truyền lực và các bộ phận làm việc của máy công tác thì phải dùng dụng cụ.

2.4.3. Khi vận chuyển phải sử dụng rơ moóc tương ứng với cấp lực kéo và trọng lượng của máy kéo, móc kéo phải an toàn, phanh hãm của máy kéo và rơ moóc đều phải đảm bảo tốt. Các máy móc, nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm... chứa trên rơ moóc phải sắp xếp an toàn không quá tải trọng quy định. Khi chở nhiên liệu dễ cháy (xăng) phải đựng trong thùng chắc chắn, không rò rỉ, mức chứa đúng quy định, có biển cấm lửa, có thiết bị tiếp đất.

2.4.4. Máy kéo thông dụng khi làm việc trên đồi dốc phải theo đường bình độ, không được làm việc trên sườn dốc quá quy định cho từng loại máy. Khi cần thiết phải có thiết bị chống lật, chống trượt ngang. Khi máy kéo bánh treo máy công tác có trọng lượng nặng phải lắp trọng vật cân bằng. Khi vòng đầu bờ nếu cần phải đi lùi để tránh liên hợp máy bị lật. Khi lên dốc, không đổ sản phẩm nặng vào thùng chứa của máy nông nghiệp treo (hạt giống, phân, nước...), không làm việc đêm trên đồi dốc.

2.4.5. Phải thực hiện đúng các quy trình cơ giới hoá đã quy định đối với các công việc trong sản xuất, chú ý thực hiện đúng các quy định về địa bàn. Thường xuyên kiểm tra chất lượng công việc như chất lượng làm đất, gieo trồng, chăm sóc bảo vệ cây trồng, thu hoạch... Nếu không đảm bảo phải tìm cách khắc phục ngay.

Các sản phẩm đưa vào máy như phân bón, hạt giống cây trồng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ phải đảm bảo đúng yêu cầu về chất lượng, độ sạch, độ ẩm, nồng độ dung dịch...

2.4.6. Khi liên hợp máy có sử dụng các hoá chất độc phải có trang bị bảo hộ lao động theo đúng quy định và phải thực hiện quy phạm an toàn lao động cho người và máy.

2.5. Chăm sóc kỹ thuật và bảo quản máy:

2.5.1. Phải chăm sóc kỹ thuật cho máy động lực và máy công tác theo “Quy tắc chăm sóc kỹ thuật cho các máy kéo thông dụng ở Việt Nam” do UBKHKT Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và CNTP ban hành. Trường hợp chưa có thì theo quy định của nhà máy chế tạo.

2.5.2. Phải bảo quản máy theo quy phạm “Bảo quản máy móc thiết bị dùng trong nông nghiệp” do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ban hành: máy đưa vào bảo quản phải được làm nội quy bảo quản ngắn hạn hoặc dài hạn, được định kỳ chăm sóc trong quá trình bảo quản. Máy bảo quản phải được kê lên cao ráo, bảo đảm chống sét, chống hoả hoạn, công nhân đi lại kiểm tra chăm sóc dễ dàng. Máy canh tác phức tạp, chính xác và các máy động lực phải bảo quản trong nhà.

2.6. Kiểm tra kỹ thuật

2.6.1. Kiểm tra kỹ thuật được tiến hành khi:

* Máy kết thúc đợt làm việc này để chuyển sang đợt làm việc khác, kiểm tra quyết định việc phục vụ kỹ thuật, sửa chữa thanh lý hay giao nhận máy.

* Kiểm tra định kỳ hay bất thường trong quá trình sử dụng.

2.6.2. Kiểm tra kỹ thuật có thể tiến hành cho từng bộ phận máy hoặc toàn máy. Nội dung gồm có việc xác định tình trạng kỹ thuật của máy, đánh giá tình hình sử dụng, tình hình quản lý và chất lượng công việc.

2.6.3. Phải có tổ chức kiểm tra kỹ thuật chặt chẽ và lập các biên bản giám định cần thiết. Thực hiện đúng quy phạm kiểm tra kỹ thuật cho máy kéo và động cơ dùng trong nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và CNTP ban hành.

2.6.4. Những máy quá lạc hậu về kỹ thuật không có hiệu quả kinh tế nếu tiếp tục sử dụng, hoặc những máy hư hỏng không có khả năng sửa chữa hồi phục thì có thể thanh lý. Khi xem xét thanh lý phải dựa vào tình trạng kỹ thuật hiện tại của máy và phải có Hội đồng thanh lý, gồm các thành phần theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và đầy đủ các văn bản, thủ tục cần thiết.

2.7. Bàn giao máy:

2.7.1. Bàn giao máy được tiến hành khi thay đổi người sử dụng hoặc cơ quan quản lý sử dụng hay phục vụ kỹ thuật, sửa chữa cho máy.

2.7.2. Khi thay kíp, người sử dụng máy kíp sau phải tới trước 10 phút để cùng theo dõi và bàn giao tình trạng liên hợp máy, ghi chép sổ kỹ thuật.

Khi bàn giao để thay đổi người phụ trách máy, phải có lệnh của thủ trưởng đơn vị và làm thủ tục bàn giao đầy đủ.

2.7.3. Khi bàn giao máy để thay đổi cơ quan quản lý sử dụng phải có lệnh của cấp trên, phải có biên bản giám định kỹ thuật, biên bản bàn giao. Phải bàn giao đầy đủ lý lịch máy, sổ theo dõi kinh tế kỹ thuật, phụ tùng đồ nghề và tài liệu hướng dẫn kèm theo máy...

Khi bàn giao máy với xưởng sửa chữa phải theo đúng chế độ giao nhận với xưởng do Bộ Nông nghiệp và CNTP ban hành.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN 10TCN88:1988

Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
Số hiệu10TCN88:1988
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN 10TCN88:1988

Lược đồ Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 88:1988 về quy phạm sử dụng các liên hợp máy canh tác trong nông nghiệp


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 88:1988 về quy phạm sử dụng các liên hợp máy canh tác trong nông nghiệp
                Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
                Số hiệu10TCN88:1988
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 88:1988 về quy phạm sử dụng các liên hợp máy canh tác trong nông nghiệp

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 88:1988 về quy phạm sử dụng các liên hợp máy canh tác trong nông nghiệp