Tiêu chuẩn ngành 10TCN96:1988

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 96:1988 về quy tắc chăm sóc kỹ thuật máy kéo hai bánh và động cơ điêzen tĩnh tại thông dụng trong nông nghiệp

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 96:1988 về quy tắc chăm sóc kỹ thuật máy kéo hai bánh và động cơ điêzen tĩnh tại thông dụng trong nông nghiệp


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 96:1988

QUY TẮC CHĂM SÓC KỸ THUẬT MÁY KÉO HAI BÁNH VÀ ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN TĨNH TẠI THÔNG DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP

1. Quy định chung

1.1. Công tác chăm sóc kỹ thuật nhằm mục đích đảm bảo cho máy luôn luôn ở trạng thái kỹ thuật tốt, làm việc an toàn, ổn định và phát huy được công suất ở mức cao. Qua việc chăm sóc còn có thể phát hiện những điều không bình thường của các cụm máy, chi tiết máy để kịp thời khắc phục, ngăn ngừa hư hỏng lớn.

1.2. Nội dung chăm sóc kỹ thuật cho máy bao gồm các công việc: Quan sát, làm sạch, cho nhiên liệu dầu mỡ nước, kiểm tra siết chặt và điều chỉnh.

1.3. Công việc quan sát thể hiện bằng nhiều thao tác kiểm tra: nghe tiếng gõ bất thường, tiếng làm việc không bình thường (gầm rú, vượt tốc, nổ không đều...). Nhìn màu sắc khí xả và quan sát những hiện tượng không bình thường (chi tiết bị nứt vỡ, bẹp, biến dạng, sai lệch kích thước, khoảng cách...). Quan sát các đồng hồ kiểm tra, phát hiện những hiện tượng gỉ dầu, nước, nhiên liệu. Dùng tay cảm nhận nhiệt độ bình thường của một số cụm và chi tiết máy.

1.4. Công việc làm sạch: Lau rửa, làm sạch bên ngoài và bên trong máy như các te động cơ, các te hộp số, truyền lực, hệ thống làm mát, nhiên liệu, bôi trơn, bình lọc không khí. Việc xả cặn nhiên liệu cũng là động tác làm sạch cần phải đặc biệt quan tâm trong sử dụng.

1.5. Cho nhiên liệu, dầu, mỡ, nước. Trong quá trình chăm sóc sử dụng máy phải thường xuyên kiểm tra đảm bảo đủ về lượng và chất của nhiên liệu, dầu mỡ, nước.

1.6. Công việc điều chỉnh: Điều chỉnh các chi tiết và cụm máy theo đúng yêu cầu kỹ thuật có quy định cụ thể trong các gian cách. Trong quá trình sử dụng nhiều khi phải kiểm tra điều chỉnh đột xuất do tình trạng kỹ thuật xảy ra không bình thường. Tuỳ theo loại và chu kỳ chăm sóc kỹ thuật mà thực hiện những nội dung trên ở các mức độ khác nhau.

1.7. Công việc chăm sóc được chia thành 2 cấp: Cấp chăm sóc đơn giản và cấp chăm sóc phức tạp.

* Cấp chăm sóc đơn giản bao gồm:

+ Chăm sóc hàng kíp sau 10 giờ làm việc.

+ Chăm sóc kỹ thuật số 1 sau 50 giờ làm việc.

+ Chăm sóc kỹ thuật số 2 sau 100 giờ làm việc.

* Cấp chăm sóc phức tạp bao gồm:

+ Chăm sóc kỹ thuật số 3 sau 300 giờ làm việc.

+ Chăm sóc kỹ thuật số 4 sau 600 giờ làm việc.

+ Chăm sóc kỹ thuật số 5 sau 900 giờ làm việc.

Trong cấp chăm sóc phức tạp còn cần phải kết hợp kiểm tra tình trạng kỹ thuật của một số cụm và chi tiết theo quy định.

1.8. Đối với các loại máy chưa được nêu trong bản qui tắc này thì việc chăm sóc kỹ thuật sẽ được thực hiện theo tài liệu hướng dẫn của nhà máy chế tạo.

2. Chăm sóc kỹ thuật máy kéo hai bánh YZ – 12

Chăm sóc đơn giản

2.1. Chăm sóc hàng kíp (sau 10 giờ làm việc):

2.1.1. Quan sát:

Trước khi tắt máy, quan sát khí xả của động cơ, không được có màu đen hoặc xanh. Nghe tiếng nổ đều của động cơ. Lắng nghe tiếng gõ trong động cơ và bộ phận truyền lực.

Kiểm tra sự hoạt động của ly hợp chính, phanh hãm, ly hợp chuyển hướng; bộ phận gài số, cấp số.

Quan sát phao báo dầu phải quay nhanh và đều.

Kiểm tra nhiệt dộ của động cơ và bộ phận truyền lực.

Khi đưa cần điều khiển ga đến vị trí tắt máy (chữ STOP trên bảng điều khiển) động cơ phải ngừng làm việc. Nếu động cơ vẫn làm việc, phải kiểm tra ốc lệch tâm, kiểm tra trụ quay van điều chỉnh nhiên liệu.

Kiểm tra sự rò rỉ của nhiên liệu, dầu mỡ, nước.

2.1.2. Làm sạch:

* Làm sạch bụi bẩn bên ngoài máy, mặt ngoài các ống ngưng tụ.

* Làm sạch lỗ thông hơi nắp thùng nhiên liệu.

* Làm sạch các vị trí kiểm tra, cho nhiên liệu, dầu mỡ.

Chú ý: Xả cặn nước ở thùng nhiên liệu. Làm sạch phía ngoài bình lọc không khí. Nếu máy làm việc ở nơi có nhiều bụi bẩn thì phải thay dầu bình lọc không khí.

* Làm sạch trục quay, lưỡi phay, ốc bắt lưỡi phay. Nếu máy làm việc ở ruộng nước thì phải rửa sạch, tháo gỡ cỏ rác bám vào trục phay, lưỡi phay.

2.1.3. Nạp nhiên liệu, dầu mỡ và nước:

Kiểm tra, rót thêm nhiên liệu vào thùng chứa. Không được dùng tiếp nếu mức nhiên liệu thấp hơn 1/3 dung tích thùng. Chú ý xả không khí sau khi xả cặn và rót thêm nhiên liệu.

Kiểm tra, rót thêm nước vào két nước. Chú ý vặn chặt nắp miệng đổ nước.

Kiểm tra dầu các te động cơ, mức dầu phải ở vạch trên của thước đo. Kiểm tra sau khi máy đã ngừng làm việc khoảng 30 phút, và ở vị trí nằm ngang. Nếu thiếu, phải rót thêm.

Kiểm tra, nếu cần cho thêm dầu ở hộp truyền động trung gian, hộp số, hộp truyền động phay.

Tra dầu nhờn vào mấu phân khai ly hợp, các khớp nối của bộ phận điều khiển ly hợp, ly hợp chuyển hướng, hộp số và bộ phận phay.

2.1.4. Kiểm tra, siết chặt, điều chỉnh:

Kiểm tra siết chặt, chú ý các mối nối quan trọng như: Bu lông chân máy, giá máy, đai ốc hãm bánh đà, đai ốc hãm bánh chủ động, đai ốc bắt lưỡi phay, các ốc đổ dầu, xả dầu, đai ốc liên kết thân hộp số, hộp truyền động trung gian, hộp truyền động phay, đai ốc hãm nắp che cụm đòn gánh, đai ốc hãm ống hút, ống xả.

Kiểm tra siết chặt các đầu vú mỡ.

Kiểm tra áp suất bánh chủ động. Tuỳ thuộc tình trạng của lốp, của điều kiện đồng ruộng mà bơm cho lốp có độ căng thích hợp.

Kiểm tra, nếu cần thì điều chỉnh độ căng dây đai truyền, xích, điều chỉnh khoảng chạy tự do của cần điều khiển ly hợp.

2.2. Chăm sóc kỹ thuật số 1 (sau 50 giờ làm việc)

Ngoài chăm sóc hàng kíp còn phải làm thêm:

2.2.1. Làm sạch:

* Súc rửa và thay dầu bình lọc không khí. Kiểm tra độ kín của bình lọc.

* Làm sạch và kiểm tra các chỗ đầu nối dây dẫn điện.

* Làm sạch và cho dầu nhờn vào cặp bánh răng côn của trụ đứng bánh đuôi.

* Làm sạch, cho mỡ vào ổ bi của trụ đứng và trụ quay bánh đuôi.

* Xả cặn bình lọc tinh nhiên liệu.

Khi máy làm việc ở ruộng nước, cần kiểm tra bùn nước lọt vào ổ bi trái trục phay, làm sạch và cho thêm mỡ, kiểm tra làm sạch và cho mỡ vào bạc trục bánh đuôi, kiểm tra bùn nước lọt vào hộp truyền động phay.

2.2.2. Kiểm tra siết chặt:

* Kiểm tra các khớp nối và độ linh hoạt của bộ phận điều tốc.

* Kiểm tra siết chặt đai ốc hãm ốc lệch tâm, đai ốc hãm trụ quay van điều chỉnh nhiên liệu.

2.3. Chăm sóc kỹ thuật số 2 (sau 100 giờ làm việc)

Ngoài chăm sóc 50 giờ còn phải làm thêm:

2.3.1. Làm sạch:

* Súc rửa lõi lọc dầu nhờn.

* Làm sạch lõi lọc tinh nhiên liệu.

* Làm sạch các lỗ thông hơi của động cơ và bộ phận truyền lực.

* Làm sạch bộ phận ngưng tụ.

* Kiểm tra làm sạch lỗ thông hơi của bình thông khí hệ thống làm mát.

2.3.2. Nạp nhiên liệu, dầu, mỡ, nước:

* Thay dầu nhờn các te động cơ, xả dầu khi máy còn nóng.

* Kiểm tra, cho mỡ vào ổ bi phân khai, ổ bi trái trục phay.

* Kiểm tra, cho mỡ vào bạc trục bánh đuôi.

2.3.3. Kiểm tra, siết chặt điều chỉnh:

* Kiểm tra điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp.

* Kiểm tra điều chỉnh ly hợp, ly hợp chuyển hướng.

Chăm sóc kỹ thuật phức tạp

2.4. Chăm sóc kỹ thuật số 3 (sau 300 giờ làm việc)

Ngoài chăm sóc 100 giờ, còn phải làm thêm:

2.4.1. Làm sạch:

* Tháo rửa van triệt hồi nhiên liệu.

* Tháo rửa van điều chỉnh nhiên liệu.

* Súc rửa thùng chứa nhiên liệu, các ống dẫn nhiên liệu.

* Súc rửa các ống dầu nhờn. Thông rửa sạch phao báo dầu. Làm sạch lọc thô dầu nhờn.

* Tháo rửa vòi phun, kim phun, kiểm tra áp suất phun.

* Súc rửa bộ phận thông hơi các te động cơ.

2.4.2. Nạp dầu mỡ:

Cho mỡ vào ổ bi ly hợp, ổ bi bánh đai căng đai truyền, ổ bi đầu moay ơ bánh chủ động.

2.4.3. Kiểm tra điều chỉnh:

Tháo bơm cao áp xoay pít tông một góc 900. Sau ba lần xoay – mỗi lần sau 300 giờ làm việc – thì thôi không tiến hành thao tác này nữa trong khi chăm sóc sửa chữa.

* Kiểm tra siết chặt đai ốc thanh truyền.

* Kiểm tra và có thể thay thế lõi lọc tinh nhiên liệu.

* Kiểm tra điều chỉnh thời điểm cung cấp nhiên liệu.

* Kiểm tra điều chỉnh độ căng xích, độ căng dây đai truyền.

2.5. Chăm sóc kỹ thuật số 4 (sau 600 giờ làm việc)

Ngoài chăm sóc 300 giờ còn phải làm thêm:

2.5.1. Làm sạch:

* Súc rửa các te động cơ.

* Súc rửa và thay dầu hộp truyền động trung gian hộp số, hộp truyền động phay.

* Thông rửa đường dẫn dầu bôi trơn từ bơm dầu đến trục khuỷu.

* Cạo rửa sạch muội than ở buồng đốt trước.

* Tháo và làm sạch các đĩa ma sát của ly hợp bằng xăng, sau đó phơi khô.

2.5.2. Nạp dầu mỡ:

* Tháo rửa và bôi mỡ vào dây điều khiển ga.

* Cho mỡ vào ổ bi quạt gió.

2.5.3. Kiểm tra siết chặt, điều chỉnh:

* Kiểm tra siết chặt đai ốc nắp xi lanh, đai ốc hãm bánh đà, đai ốc hãm giá đỡ cụm đòn gánh xu páp.

* Kiểm tra và rà van triệt hồi.

* Kiểm tra và rà van điều chỉnh nhiên liệu.

* Kiểm tra độ quay trơn của bánh đuôi.

* Kiểm tra độ song song của trục các bánh đai.

2.6. Chăm sóc kỹ thuật số 5 (sau 900 giờ làm việc)

Ngoài chăm sóc 600 giờ còn phải làm thêm:

2.6.1. Làm sạch:

* Dùng dầu hoả làm sạch bề mặt làm việc của bạc thanh truyền.

* Làm sạch muội than ở nắp xi lanh.

* Thông rửa đường dẫn dầu bôi trơn bạc trục đòn gánh xu páp. Thông rửa lỗ dầu đầu xu páp xả.

* Tháo ống giảm âm, cạo rửa sạch muội than.

* Tháo và rửa sạch bơm dầu nhờn. Thay thế đệm làm kín của thân bơm dầu.

* Súc rửa áo nước bằng dung dịch xút, dầu hoả.

2.6.2. Kiểm tra siết chặt điều chỉnh:

* Kiểm tra độ kín sát của xu páp và ổ đặt.

* Kiểm tra độ rơ dọc trục của trục khuỷu, trục phân phối, trục cân bằng.

* Kiểm tra độ hao mòn của đầu cần đẩy, của đầu đòn gánh xu páp.

* Kiểm tra bu lông hãm đối trọng trục khuỷu.

3. Chăm sóc kỹ thuật máy kéo hai bánh Bông Sen – 12

Chăm sóc kỹ thuật đơn giản

3.1. Chăm sóc hàng kíp (sau 10 giờ làm việc)

3.1.1. Quan sát:

Trước khi tắt máy, quan sát khí xả của động cơ không được có mầu đen hoặc xanh. Nghe tiếng nổ đều của động cơ. Lắng nghe tiếng gõ trong động cơ và bộ phận truyền lực.

Kiểm tra sự hoạt động của ly hợp chính, phanh hãm, ly hợp chuyển hướng, bộ phận gài số, cấp số. Đối với máy có vô lăng lái, kiểm tra độ linh hoạt của vô lăng.

Quan sát phao báo dầu làm việc bình thường.

Kiểm tra nhiệt độ của động cơ và bộ phận truyền lực.

Kiểm tra sự rò rỉ của nhiên liệu, dầu mỡ nước.

3.1.2. Làm sạch:

* Làm sạch toàn bộ bên ngoài máy. Đối với động cơ D-12M phải làm sạch bên ngoài các ống ngưng tụ.

* Làm sạch các vị trí kiểm tra, cho nhiên liệu dầu mỡ.

* Nếu máy làm việc ở nơi có nhiều bụi bẩn thì phải thay dầu bình lọc không khí.

* Làm sạch trục phay, lưỡi phay, ốc bắt lưỡi phay. Nếu máy làm việc ở ruộng nước thì phải rửa sạch, tháo gỡ cỏ rác bám vào trục phay, lưỡi phay.

* Xả cặn nước ở thùng chứa nhiên liệu và bình lọc nhiên liệu.

3.1.3. Nạp nhiên liệu, dầu, mỡ, nước:

* Kiểm tra rót nhiên liệu vào thùng chứa.

* Kiểm tra rót thêm nước vào áo nước.

* Kiểm tra dầu các te động cơ, nếu thiếu phải đổ thêm.

* Kiểm tra nếu cần cho thêm dầu ở hộp số, hộp truyền động phay.

* Tra dầu nhờn vào mấu phân khai ly hợp, các khớp nối của bộ phận điều khiển ly hợp, ly hợp chuyển hướng, hộp số và bộ phận phay.

Đối với loại máy điều khiển bằng vô lăng cần chú ý làm sạch cặp ăn khớp bánh răng và cung răng hình quạt, sau đó tra một lớp dầu mỏng vào bề mặt ăn khớp.

3.1.4. Kiểm tra, siết chặt điều chỉnh:

* Kiểm tra, siết chặt chú ý các mối nối quan trọng như: bu lông chân máy, giá máy, đai ốc hãm bánh đà, đai ốc hãm bánh chủ động, đai ốc bắt lưỡi phay, các ốc đổ dầu, xả dầu...

* Kiểm tra nếu cần thì điều chỉnh độ căng đai truyền, xích, điều chỉnh khoảng chạy tự do của cần điều khiển ly hợp.

3.2. Chăm sóc kỹ thuật số 1 (sau 50 giờ làm việc)

Ngoài chăm sóc hàng kíp còn phải làm thêm:

Làm sạch:

* Súc rửa và thay dầu bình lọc không khí, kiểm tra độ kín của bình lọc.

* Xả cặn bình lọc nhiên liệu.

Khi máy làm việc ở ruộng nước cần kiểm tra bùn nước lọt vào ổ bi trái trục phay, làm sạch và cho thêm mỡ. Kiểm tra làm sạch và cho mỡ vào ổ bi bánh đuôi. Kiểm tra bùn nước lọt vào hộp số truyền động phay.

* Khi máy làm việc ở ruộng nước cần làm sạch bùn đất bám vào bộ phận ngưng tụ (loại động cơ D-12M).

3.3. Chăm sóc kỹ thuật số 2 (sau 100 giờ làm việc)

Ngoài chăm sóc 50 giờ còn phải làm thêm:

3.3.1. Làm sạch:

* Súc rửa bình lọc, lõi lọc nhiên liệu và ống dẫn nhiên liệu.

* Làm sạch các lỗ thông hơi.

* Làm sạch bộ phận ngưng tụ.

* Tháo rửa vòi phun, kim phun, van triệt hồi nhiên liệu.

3.3.2. Nạp dầu mỡ:

* Thay dầu nhờn các te động cơ, xả dầu khi máy còn nóng.

* Kiểm tra, cho mỡ vào ổ bi phân khai, ổ bi trái trục phay.

* Kiểm tra cho mỡ vào ổ bi bánh đuôi.

3.3.3. Kiểm tra và điều chỉnh:

* Kiểm tra điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp.

* Kiểm tra chất lượng phun của kim phun.

* Kiểm tra nếu cần điều chỉnh ly hợp, ly hợp chuyển hướng.

Chăm sóc kỹ thuật phức tạp

3.4. Chăm sóc kỹ thuật số 3 (sau 300 giờ làm việc)

Ngoài chăm sóc kỹ thuật đơn giản còn phải làm thêm:

3.4.1. Làm sạch:

* Súc rửa thùng chứa nhiên liệu, các ống nhiên liệu.

* Súc rửa các te động cơ.

* Làm sạch đĩa ly hợp bằng xăng, sau đó phơi khô.

* Làm sạch lọc thô dầu nhờn. Súc rửa các ống dầu nhờn.

* Thông rửa sạch bộ phận báo dầu.

* Súc rửa hộp số và phần truyền lực.

3.4.2. Nạp dầu mỡ:

* Cho mỡ vào ổ bi quạt gió và bánh đai căng dây đai.

* Cho mỡ vào ổ bi phân khai ly hợp.

3.4.3. Kiểm tra, điều chỉnh:

* Kiểm tra, thay thế lõi lọc nhiên liệu.

* Kiểm tra, điều chỉnh thời điểm cung cấp nhiên liệu.

* Kiểm tra, điều chỉnh độ căng xích, độ căng dây đai truyền, độ song song của trục các bánh đai.

* Kiểm tra siết chặt bu lông biên, đai ốc hãm bánh đà.

3.5. Chăm sóc kỹ thuật số 4 (sau 600 giờ làm việc)

Ngoài chăm sóc 300 giờ còn phải làm thêm:

3.5.1. Làm sạch:

* Tháo nút lỗ dầu trục khuỷu rửa sạch.

* Cạo muội than bám ở buồng đốt trước.

* Súc rửa hệ thống làm mát.

3.5.2. Kiểm tra, siết chặt, điều chỉnh:

* Kiểm tra, điều chỉnh độ rơ dọc trục khuỷu, trục cân bằng.

* Kiểm tra bu lông hãm đối trọng trục khuỷu.

* Kiểm tra, nếu cần rà xu páp.

* Kiểm tra đệm nắp xi lanh.

3.6. Chăm sóc kỹ thuật số 5 (sau 900 giờ làm việc)

Ngoài chăm sóc 600 giờ còn phải làm thêm:

3.6.1. Làm sạch:

* Tháo pít tông, làm sạch muội than bám ở pít tông, vòng găng.

* Dùng dầu hoả làm sạch bề mặt làm việc của bạc thanh truyền.

* Tháo ống giảm âm, cạo rửa sạch muội than.

* Tháo và rửa sạch bơm dầu nhờn, thay đệm bơm dầu.

3.6.2. Kiểm tra, điều chỉnh:

* Kiểm tra độ gờ của xi lanh để nhận biết mức độ hao mòn.

* Kiểm tra độ hao mòn của đầu cần đẩy, đầu đòn gánh xu páp.

* Kiểm tra khe hở tiếp xúc cặp bánh răng, khe hở mặt bánh răng và nắp bơm dầu.

4. Chăm sóc kỹ thuật động cơ S-320

Chăm sóc đơn giản

4.1. Chăm sóc hàng kíp (sau 10 giờ làm việc)

4.1.1. Quan sát:

Trước khi tắt máy quan sát khí xả của động cơ, khí xả không được có mầu đen hoặc xanh. Nghe tiếng nổ đều của động cơ. Lắng nghe tiếng gõ của động cơ.

Quan sát đồng hồ chỉ áp suất dầu. Khi máy làm việc tay điều khiển ga phải ở vị trí ổn định, không bị rung giật, dầu nhờn không được phun hay rò rỉ ở tay thước nhiên liệu.

Kiểm tra sự rò rỉ của nhiên liệu, dầu, mỡ, nước.

4.1.2. Làm sạch:

* Làm sạch toàn bộ bên ngoài máy.

* Làm sạch các vị trí cho dầu, mỡ, nước.

* Nếu máy làm việc trong điều kiện có nhiều bụi bẩn thì phải thay dầu bình lọc không khí.

Quay 2 – 3 vòng núm quay bình lọc dầu nhờn để làm sạch các khe hở của ruột lọc, trong khi làm việc cứ 2 giờ một lần quay.

4.1.3. Nạp nhiên liệu, dầu, mỡ, nước:

Kiểm tra rót thêm nhiên liệu vào thùng chứa.

Kiểm tra rót thêm nước vào thùng chứa.

Kiểm tra mức dầu các te động cơ, nếu thiếu phải đổ thêm.

4.1.4. Kiểm tra, siết chặt và điều chỉnh:

* Kiểm tra siết chặt bu lông chân máy, ốc hãm nắp che cụm đòn gánh xu páp, ốc hãm bánh đai truyền động, ốc giữ bình lọc không khí, ốc bắt ống xả.

* Kiểm tra tình trạng bắt chặt của các nút cho dầu, xả dầu.

* Kiểm tra độ căng dây đai truyền.

* Kiểm tra độ linh hoạt của cần ga, cần điều tốc, thước răng bơm cao cấp.

4.2. Chăm sóc kỹ thuật số 1 (sau 50 giờ làm việc)

Ngoài chăm sóc hàng kíp còn phải làm thêm:

* Thay dầu bình lọc không khí, làm sạch lưới lọc kim loại. Rửa sạch toàn bộ bên trong bình lọc.

* Kiểm tra độ kín của ống hút và bình lọc không khí.

* Kiểm tra độ kín khít của cụm ống xả. Làm sạch phía ngoài ống xả.

* Xả cặn bình lọc nhiên liệu.

* Rửa lọc thô dầu nhờn.

* Lau sạch và tra dầu nhờn vào nút hãm cần điều khiển ga.

4.3. Chăm sóc kỹ thuật số 2 (sau 100 giờ làm việc)

Ngoài chăm sóc 50 giờ còn phải làm thêm:

4.3.1. Làm sạch:

* Rửa bình lọc và lõi lọc nhiên liệu.

* Rửa các ống dẫn nhiên liệu.

* Rửa lọc tinh dầu nhờn, các ống dầu nhờn.

* Làm sạch lỗ thông khí nắp thùng nhiên liệu.

* Xả cặn thùng nhiên liệu.

4.3.2. Nạp dầu mỡ:

Thay dầu các te động cơ, xả dầu lúc máy còn nóng.

4.3.3. Kiểm tra, siết chặt, điều chỉnh:

* Kiểm tra điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp, khe hở giảm áp.

* Kiểm tra siết chặt ốc hãm ở ống hút, ống xả.

* Kiểm tra siết chặt mũ ốc hãm vòi phun, mũ ốc hãm bộ phận giảm áp.

Chăm sóc kỹ thuật phức tạp

4.4. Chăm sóc kỹ thuật số 3 (sau 300 giờ làm việc)

Ngoài chăm sóc 100 giờ còn phải làm thêm:

4.4.1. Làm sạch:

* Tháo rửa vòi phun, kim phun.

* Tháo rửa van triệt hồi.

* Súc rửa thùng chứa nhiên liệu, toàn bộ đường ống nhiên liệu, dầu bôi trơn.

* Súc rửa các te động cơ.

4.4.2. Kiểm tra, siết chặt và điều chỉnh:

* Kiểm tra áp suất phun, chất lượng phun nhiên liệu.

* Kiểm tra điều chỉnh thời điểm cung cấp nhiên liệu. Trước đó phải kiểm tra siết chặt mũ ốc hãm bơm cao áp. Không được thay đổi chiều dày tấm đệm phía dưới bơm.

* Kiểm tra, siết chặt bu lông thanh truyền, mũ ốc hãm bánh đà, ốc hãm bánh đai truyền động.

* Kiểm tra siết chặt ốc hãm vít điều chỉnh số vòng quay.

* Kiểm tra cơ cấu điều tốc.

4.5. Chăm sóc kỹ thuật số 4 (sau 600 giờ làm việc)

Ngoài chăm sóc 300 giờ còn phải làm thêm:

4.5.1. Làm sạch:

* Cạo rửa muội than bám ở ống xả.

* Súc rửa áo nước làm mát.

4.5.2. Kiểm tra, siết chặt và điều chỉnh:

* Kiểm tra, nếu cần thì rà xu páp.

* Kiểm tra khe hở giữa thân xu páp và bạc hướng dẫn.

* Kiểm tra độ mòn của mỏ đòn gánh, của đầu cần đẩy, độ tiếp xúc chính xác giữa mỏ đòn gánh và đuôi xu páp.

* Kiểm tra nếu cần thì rà van triệt hồi.

4.6. Chăm sóc kỹ thuật số 5 (sau 900 giờ làm việc)

Ngoài chăm sóc 600 giờ còn phải làm thêm:

4.6.1. Làm sạch:

* Làm sạch bạc thanh truyền.

* Thông rửa đường dẫn dầu trục khuỷu.

* Làm sạch bơm dầu nhờn.

* Làm sạch muội than ở nắp xi lanh.

* Súc rửa hệ thống làm mát.

4.6.2. Kiểm tra, siết chặt và điều chỉnh:

* Kiểm tra khe hở giữa bạc và cổ thanh truyền.

* Kiểm tra khe hở cặp bánh răng, khe hở giữa mặt bánh răng và nắp bơm dầu.

* Kiểm tra bu lông thanh truyền.

* Kiểm tra bu lông hãm đối trọng trục khuỷu.

* Kiểm tra độ rơ dọc trục khuỷu, trục cam, trục trung gian.

* Kiểm tra độ kín sát của xu páp và ổ đặt.

* Kiểm tra, có thể rà kim phun.

* Kiểm tra độ hao mòn đầu cần đẩy, đầu đòn gánh.

* Kiểm tra khe hở giữa thân xu páp và bạc hướng dẫn.

5. Chăm sóc kỹ thuật động cơ D2-20

Chăm sóc kỹ thuật đơn giản

5.1. Chăm sóc hàng kíp (sau 10 giờ làm việc)

5.1.1. Quan sát:

Trước khi tắt máy quan sát khí xả của động cơ, khí xả không được có màu đen hoặc xanh. Nghe tiếng nổ đều của động cơ. Lắng nghe tiếng gõ của động cơ.

Kiểm tra sự rò rỉ của nhiên liệu, dầu mỡ, nước.

5.1.2. Làm sạch:

* Làm sạch toàn bộ bên ngoài máy.

* Làm sạch các vị trí kiểm tra, cho nhiên liệu, dầu, mỡ.

* Làm sạch phía ngoài bình lọc không khí. Nếu máy làm việc ở nơi có nhiều bụi bẩn thì phải thay dầu bình lọc không khí.

5.1.3. Nạp nhiên liệu, dầu mỡ, nước:

* Kiểm tra, rót thêm nhiên liệu vào thùng chứa.

* Kiểm tra rót thêm nước vào thùng chứa.

* Kiểm tra mức dầu các te động cơ, nếu thiếu phải đổ thêm.

5.1.4. Kiểm tra, siết chặt và điều chỉnh:

* Kiểm tra, siết chặt, chú ý các mối nối quan trọng như bu lông chân máy, ốc giữ cụm ống hút, ống xả...

* Kiểm tra độ đồng tâm giữa trục khuỷu và trục bánh công tác.

* Kiểm tra độ linh hoạt của cần ga, cần điều tốc, thước răng bơm cao áp. Chú ý ốc nối, ốc hãm của các cần điều tốc.

5.2. Chăm sóc kỹ thuật số 1 (sau 50 giờ làm việc)

Ngoài chăm sóc hàng kíp còn phải làm thêm:

* Súc rửa và thay dầu bình lọc không khí.

* Rửa bình lọc nhiên liệu.

* Súc rửa bình lọc dầu nhờn.

* Rửa lưới lọc sơ dầu nhờn.

* Xả cặn thùng nhiên liệu.

* Kiểm tra độ kín khít của bình lọc không khí và cụm ống hút, ống xả.

* Làm sạch phía ngoài ống xả.

* Kiểm tra các khớp nối cơ cấu điều tốc.

5.3. Chăm sóc kỹ thuật số 2 (sau 100 giờ làm việc)

Ngoài chăm sóc 50 giờ cần phải làm thêm:

* Súc rửa các ống nhiên liệu, dầu nhờn.

* Thay dầu nhờn các te động cơ.

* Kiểm tra điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp.

* Kiểm tra điều chỉnh cơ cấu giảm áp.

* Kiểm tra bu lông thanh truyền.

Chăm sóc kỹ thuật phức tạp

5.4. Chăm sóc kỹ thuật số 3 (sau 300 giờ làm việc)

Ngoài chăm sóc 100 giờ còn phải làm thêm:

5.4.1. Làm sạch:

* Tháo rửa kim phun, vòi phun.

* Tháo rửa van triệt hồi.

* Súc rửa thùng nhiên liệu và các ống dẫn.

* Súc rủa các te động cơ.

5.4.2. Kiểm tra, siết chặt, điều chỉnh.

* Kiểm tra siết chặt mũ ốc nắp xi lanh.

* Kiểm tra áp suất phun, chất lượng phun. Có thể rà kim phun.

* Kiểm tra điều chỉnh thời điểm cung cấp nhiên liệu.

* Kiểm tra điều chỉnh độ cung cấp không đều giữa hai nhánh bơm nhiên liệu.

* Kiểm tra, có thể rà kim phun, rà van triệt hồi.

5.5. Chăm sóc kỹ thuật số 4 (sau 600 giờ làm việc)

Ngoài chăm sóc 300 giờ còn phải làm thêm:

5.5.1. Làm sạch:

* Cạo rửa muội than ở ống xả.

* Súc rửa áo nước làm nguội.

5.5.2. Kiểm tra, siết chặt và điều chỉnh:

* Kiểm tra, rà xu páp.

* Kiểm tra khe hở giữa thân xu páp và bạc hướng dẫn.

* Kiểm tra độ mòn của mỏ đòn gánh, của đầu cần đẩy, độ tiếp xúc chính xác giữa mỏ đòn gánh và đuôi xu páp.

* Kiểm tra tình trạng các khớp nối của cơ cấu điều tốc.

* Kiểm tra bu lông bắt đối trọng trục khuỷu.

* Kiểm tra độ rơ dọc trục khuỷu, trục cam.

* Kiểm tra, nếu cần thay thế đệm nắp xi lanh.

5.6. Chăm sóc kỹ thuật số 5 (sau 900 giờ làm việc)

Ngoài chăm sóc 600 giờ còn phải làm thêm:

5.6.1. Làm sạch:

* Tháo pít tông, làm sạch muội than bám ở pít tông, vòng găng.

* Làm sạch bạc thanh truyền.

* Thông rửa đường dẫn dầu trục khuỷu.

* Làm sạch bơm dầu nhờn.

* Làm sạch muội than ở nắp xi lanh.

5.6.2. Kiểm tra, siết chặt và điều chỉnh:

* Quan sát độ gờ của xi lanh.

* Kiểm tra khe hở giữa pít tông – xi lanh.

* Kiểm tra khe hở giữa vòng găng và rãnh pít tông.

* Kiểm tra khe hở giữa bạc và cổ thanh truyền.

* Kiểm tra khe hở cặp bánh răng, khe hở giữa mặt bánh răng và nắp bơm dầu.

* Kiểm tra bu lông thanh truyền.

* Kiểm tra khe hở giữa bạc trục pít tông và trục pít tông.

6. Quy định về quy cách nhiên liệu, dầu mỡ dùng cho máy kéo hai bánh và động cơ điêzen tĩnh tại

Loại nhiên liệu, dầu mỡ

Yêu cầu kỹ thuật

Mã hiệu

Nhiên liệu điêzen

Nhiệt độ đông đặc không nhỏ hơn -100C

ÃOCT 306-62

ẽÃOCT 49-49

Dầu bôi trơn

Độ nhớt ở 1000C v = 11Cst

Độ nhớt ở +100C v < 2000 Cst có chất pha thêm làm tăng chất lượng của dầu

DP-11, DC-11

M1OB

Dầu bôi trơn hệ thống truyền lực máy kéo hai bánh Nhật Bản

Độ nhớt ở 1000C v = 15 Cst

 

SAE-90

AK-15

Dầu bôi trơn hệ thống truyền lực máy kéo Bông Sen

Độ nhớt ở 1000C v = 30 Cst

Dầu 90

Ni-gơ-rôn

ÃOCT 542-50

Mỡ thông dụng

 

Mỡ YC-2

7. Quy định về trang bị dụng cụ cần thiết để thực hiện

Số lượng (bộ)

Tên trang bị dụng cụ

Quy cách

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

 

1

1

1

Đồ nghề theo máy

Thước lá mỏng đo khe hở

Khay tôn

Chậu tôn rửa

Xô tôn

Ca

Hộp mỡ

Phễu

Phễu

Bàn chải cứng

Mắc xi mét

Cờ lê lực

Ống thuỷ tinh kiểm tra thời điểm cung cấp nhiên liệu

Ống chữ T

Hòm đồ nghề sửa chữa

Vam các loại

 

 

400 x 250 mm

F400 mm cao 400 mm

Cỡ 10 lít

Cỡ 1 lít

Cỡ 1 kg

F 250 mm

F 100 mm

 

 

8. Chế độ trách nhiệm thực hiện

Đội công cụ cơ điện của hợp tác xã, nông trường, trạm trại chịu trách nhiệm thực hiện nội dung cấp chăm sóc kỹ thuật đơn giản. Đội trưởng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, công nhân sử dụng trực tiếp làm.

Tổ chăm sóc kỹ thuật và sửa chữa chuyên trách của Trạm cơ khí nông nghiệp sửa chữa, nông trường chịu trách nhiệm hướng dẫn và tham gia thực hiện nội dung cấp chăm sóc kỹ thuật phức tạp cùng với cơ sở.

Để đảm bảo quy tắc chăm sóc kỹ thuật cho máy được chấp hành nghiêm chỉnh, chủ nhiệm hợp tác xã, giám đốc nông trường, trạm trại phải có kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thường xuyên, cụ thể. Trạm trưởng trạm cơ khí nông nghiệp và sửa chữa có trách nhiệm tổ chức lực lượng chuyên trách để hướng dẫn và phối hợp giúp đỡ các cơ sở thực hiện.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN 10TCN96:1988

Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
Số hiệu10TCN96:1988
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN 10TCN96:1988

Lược đồ Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 96:1988 về quy tắc chăm sóc kỹ thuật máy kéo hai bánh và động cơ điêzen tĩnh tại thông dụng trong nông nghiệp


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 96:1988 về quy tắc chăm sóc kỹ thuật máy kéo hai bánh và động cơ điêzen tĩnh tại thông dụng trong nông nghiệp
                Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
                Số hiệu10TCN96:1988
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 96:1988 về quy tắc chăm sóc kỹ thuật máy kéo hai bánh và động cơ điêzen tĩnh tại thông dụng trong nông nghiệp

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 96:1988 về quy tắc chăm sóc kỹ thuật máy kéo hai bánh và động cơ điêzen tĩnh tại thông dụng trong nông nghiệp