Tiêu chuẩn ngành 10TCN223:1995

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 223:1995 về quy phạm khảo nghiệm giống khoai lang do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 223:1995 về quy phạm khảo nghiệm giống khoai lang do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đã được thay thế bởi Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-60:2011/BNNPTNT về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống khoai lang do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 223:1995 về quy phạm khảo nghiệm giống khoai lang do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 223:1995

QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIỐNG KHOAI LANG

1. Quy định chung

1.1. Qui phạm này qui định những nguyên tắc chung, nội dung và phương pháp chủ yếu khảo nghiệm quốc gia các giống khoai lang mới có triển vọng được chọn tạo trong nước và nhập nội.

1.2. Cơ quan và cá nhân có giống khoai lang mới cần khảo nghiệm và các cơ quan khảo nghiệm phải thực hiện đúng "Qui định khảo nghiệm giống quốc gia các giống cây trồng Nông nghiệp số 257/NN-CSQL-QĐ ngày 26/8/1992 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & CNTP.

2. Phương pháp khảo nghiệm

2.1. Các bước khảo nghiệm

2.1.1. Khảo nghiệm cơ bản: Tiến hành 3 vụ trong đó có 2 vụ trùng tên.

2.1.2. Khảo nghiệm sản xuất: Tiến hành ít nhất 2 vụ đối với các giống khoai lang có triển vọng nhất đã khảo nghiệm cơ bản ít nhất là 1 vụ.

2.2. Bố trí khảo nghiệm:

2.2.1. Khảo nghiệm cơ bản:

- Các giống khảo nghiệm được phân nhóm theo thời gian sinh trưởng và theo vụ (xuân, đông).

- Khảo nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 3 lần nhắc lại.

- Diện tích ô khảo nghiệm 10-15 m2 (tuỳ thuộc chiều rộng luống), mỗi ô trồng 2 luống, xung quanh ruộng khảo nghiệm có ít nhất một luống bảo vệ.

Giống gửi khảo nghiệm: Cơ quan và cá nhân đăng ký khảo nghiệm phải gửi giống trước thời vụ 4 tháng để nhân giống tập trung theo một qui trình thống nhất nhằm đảm bảo độ đồng đều về chất lượng của các giống khảo nghiệm.

Giống đối chứng: Giống đối chứng là giống đã được công nhận giống quốc gia hoặc giống địa phương tốt đang được trồng phổ biến đã qua phục tráng và có thời gian sinh trưởng tương đương với các giống khảo nghiệm.

- Kỹ thuật gieo trồng:

+ Đất cày bừa kỹ, đánh luống đơn rộng 1,1m-1,2m (vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ), hoặc 1,3m-1,4m (vùng có tập quán lên luống to và cao). Bón phân lót vào giữa luống rồi lên luống cao 30-40 cm và đánh rạch giữa luống để trồng.

+ Cắt dây, mật độ và phương pháp trồng:

Cắt dây dài 25-30 cm, cắt dây đoạn 1 và 2, dây bánh tẻ, không dùng dây quá non hoặc quá già.

Đặt dây phẳng dọc luống 5 dây/1m để đảm bảo mật độ trồng 4,2-4,5 vạn dây/ha (vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ), 3,6-3,8 vạn (vùng có tập quán lên luống to) rồi lấp đất sâu 3-4 cm để chừa đầu ngọn 4-5 cm, ấn chặt cổ dây khi lấp đất.

+ Phân bón: Bón lót 6-8 T phân chuồng/ha

Phân vô cơ: Theo tỷ lệ NPK như sau: 40:20:60 hoặc 60:30:90

+ Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + 100% lân + 1/3 đạm + 1/2 kali.

Thúc lần 1: 20-25 ngày sau trồng bón số N còn lại kết hợp làm cỏ và vun nhẹ.

Thúc lần 2: 40-50 ngày sau trồng cầy xả luống bón số kali còn lại và vun cao.

+ Tưới nước: Bảo đảm độ ẩm đất 65-75% trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây, đặc biệt vào các thời kỳ hình thành và phình to của củ.

+ Phòng trừ sâu bệnh:

Bọ hà là loại sâu phá hoại chính, phòng trừ bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp, vun luống cao, giữ ẩm. Khi có dịch thì phun thuốc theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.

2.2.2. Khảo nghiệm sản xuất

- Các giống triển vọng sau khi đã khảo nghiệm cơ bản 1 vụ sẽ được đưa vào khảo nghiệm sản xuất trong điều kiện hộ nông dân. Mỗi giống trồng tối thiểu 400-500 m2 đối chứng là giống địa phương.

- Kỹ thuật trồng trọt áp dụng theo qui trình kỹ thuật tiên tiến ở địa phương.

3. Phương pháp và chỉ tiêu theo dõi.

3.1. Khảo nghiệm cơ bản

3.1.1. Chỉ tiêu tính trạng thực vật học (phụ lục biểu 1)

3.1.2. Chỉ tiêu sinh trưởng

- Số ngày từ trồng đến bén rễ hồi xanh

- Số ngày từ trồng đến bắt đầu hình thành củ

- Số ngày từ trồng đến khi dây lá phủ kín luống.

- Thời gian sinh trưởng (từ trồng đến thu hoạch)

- Đánh giá sinh trưởng thân lá trên đồng ruộng.

Quan sát sinh trưởng thân lá ở 3 thời kỳ: phân cành, phủ kín luống, trước thu hoạch. Cho điểm theo thang điểm 5 bậc (phụ lục biểu 2).

Quan sát sinh trưởng của củ vào thời kỳ hình thành và phình to của củ (30 ngày, 60 ngày sau trồng) và trước khi thu hoạch (bới nhẹ gốc, quan sát rồi lấp lại). Cho điểm theo thang điểm 5 bậc như ở biểu 2.

3.1.3. Yếu tố cấu thành năng suất

- Số cây thu hoạch/ô

- Khối lượng dây lá/ô

- Khối lượng củ/ô

- Số củ to/ô (đường kính chỗ lớn nhất ³ 3 cm và có khối lượng ³ 250 gam).

- Số củ nhỏ/ô (đường kính chỗ lớn nhất < 3 cm và khối lượng < 250 gam).

- Năng suất củ T/ha, năng suất dây lá T/ha.

Trước khi thu hoạch mỗi công thức lấy 5 dây trên cùng một lần nhắc do đếm các yếu tố cấu thành năng suất ghi vào biểu 3 phần phụ lục:

- Số củ/1 gốc.

- Khối lượng củ/gốc

- Khối lượng dây lá/gốc

3.1.4. Chỉ tiêu phẩm chất:

- Hàm lượng chất khô (%) =

Khối lượng chất khô tuyệt đối

x 100

Khối lượng tươi

- Hàm lượng tinh bột (% chất khô)

- Hàm lượng đường tổng số (% chất khô)

- Khẩu vị luộc (sau khi thu hoạch 7-10 ngày luộc ăn thử cho điểm theo thang điểm 5 bậc (biểu 4).

3.1.5. Khả năng chống chịu sâu bệnh:

- Sâu đục dây: Tỷ lệ sâu đục dây (% cây bị hại/tổng số cây theo dõi).

- Bọ hà: Tỷ lệ bị hại bên ngoài: % số củ bị hại/tổng số củ quan sát

- Bệnh xoăn lá: Tỷ lệ cây bị bệnh, (% cây bị bệnh/tổng số cây quan sát).

- Bệnh thối đen: Tỷ lệ cây bị bệnh (% số dây hay củ bị bệnh/tổng số cây quan sát).

3.1.6. Khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh bất thuận:

- Dựa vào tình hình sinh trưởng phát triển của cây trong điều kiện bất thuận để đánh giá khả năng chống chịu hạn, úng, rét theo thang điểm 5 bậc, (phụ lục biểu 6).

3.2. Khảo nghiệm sản xuất:

- Thời gian sinh trưởng: Nhận xét thời gian sinh trưởng ngắn, trung bình, dài (vụ xuân: ngắn < 105 ngày, trung bình 105-120 ngày, dài > 120 ngày. Vụ đông: ngắn < 90 ngày, trung bình 90-110 ngày, dài > 110 ngày).

- Sinh trưởng dây lá: Đánh giá vào giai đoạn phủ luống 60 ngày sau trồng để phân thành 3 loại tốt, trung bình, xấu.

- Cân khối lượng củ trên diện tích trồng thử tính năng suất/ha.

- Phẩm chất: Sau khi thu hoạch 7-10 ngày luộc nếm thử để phân thành 3 loại ngon, trung bình, kém.

- Nhận xét đánh giá tổng thể ưu nhược điểm của từng giống và phân loại tốt, xấu, bình thường (ghi vào mẫu báo cáo khảo nghiệm sản xuất).

3.3. Thống kê và xử lý số liệu

- Tất cả các số liệu theo dõi ở các địa điểm phải gửi về Trung tâm Khảo kiểm nghiện giống cây trồng quốc gia để tổng kết và báo cáo cuối vụ sau khi thu hoạch 1 tháng (có mẫu kèm theo).

3.4. Công bố kết quả khảo nghiệm:

Cơ quan chủ trì khảo nghiệm tập hợp kết quả của các điểm trong màng lưới, tổng kết viết báo cáo chung và gửi kết quả cho cơ sở khảo nghiệm sau hàng vụ và sau mỗi chu kỳ khảo nghiệm báo cáo kết quả trước Hội đồng giống của Bộ.

 

PHỤ LỤC

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GIỐNG KHOAI LANG

Vụ.......................Năm...............

1. Điểm khảo nghiệm

2. Ngày trồng

3. Cơ quan quản lý

4. Cán bộ thực hiện

5. Đặc điểm đất đai:                  Số liệu phân tích đất (nếu có):

6. Cây trồng trước

7.Phân bón:

8. Tưới nước

9. Các biện pháp kỹ thuật khác

10. Số liệu khí tượng của vụ khảo nghiệm (nếu có):

11. Số giống tham gia khảo nghiệm

12. Diện tích ô khảo nghiệm

13. Kiểu bố trí thí nghiệm và số lần nhắc lại

14. Ngày thu hoạch

15. Đánh giá kết quả khảo nghiệm, nhận xét từng giống

16. Các số liệu theo dõi ghi vào các bảng phụ lục kèm theo.

 

 

Ngày    tháng    năm 200… 

Đơn vị quản lý

Cán bộ thực hiện

 

Biểu 1: Tính trạng thực vật học

Tên giống

Dạng thân (đứng, bán đứng, bò)

Mầu sắc thân

Mầu lá ngọn

Mầu lá thứ 5 từ trên xuống

Hình dạng phiến lá

Màu vỏ củ

Màu thịt củ

Chia thuỳ nông

Chia thuỳ sâu

Không chia thuỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 2: Đánh giá sinh trưởng thân, lá và củ (điểm 1-5)

(1- Rất tốt; 2- Tốt; 3- Trung bình; 4- Kém; 5- Rất kém)

Giống

Giai đoạn phân cành cấp I

Phủ kín luống

Trước thu hoạch

Thân lá

Củ

Thân lá

Củ

Thân lá

Củ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 3: Yếu tố cấu thành năng suất

Giống

Số cây thu hoạch/ô

P dây lá/ô

P củ kg/ô

% củ thương phẩm

Năng suất T/ha

Năng suất chất khô (T/ha)

Lần 1

2

3

Lần 1

2

3

Lần 1

2

3

Thân lá

Củ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Củ thương phẩm có đường kính ³ 3cm, không sâu bệnh.

Biểu 4: Phẩm chất củ

Giống

Hàm lượng chất khô (%)

Hàm lượng tinh bột (% P khô)

Đường TS (% P khô)

Chất lượng củ khi luộc

Bở

Nhão

Ngọt

Nhạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 5: Mức độ sâu bệnh hại chính

Giống

Sâu đục dây

(% cây bị hại)

Bọ hà

(% bị hại bên ngoài)

Bệnh xoăn lá

(% cây bị bệnh)

Bệnh thối đen

(% cây bị bệnh)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 6: Khả năng thích ứng với ngoại cảnh bất thuận (điểm 1-5)

Giống

Hạn

Úng

Giá rét

Thời điểm đánh giá

Điểm

Thời điểm đánh giá

Điểm

Thời điểm đánh giá

Điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT

(Điền vào chỗ trống những từ phù hợp)

1. HTX, Xã, Huyện, Tỉnh

2. Số giống khảo nghiệm

3. Diện tích trồng khảo nghiệm

4. Đặc điểm đất trồng (tốt, xấu, trung bình và cây trồng vụ trước)

5. Sơ lược qui trình kỹ thuật (phân bón, tưới nước...)

6. Ngày trồng, ngày thu hoạch

7. Nhận xét và đánh giá chung đối với từng giống theo bảng dưới:

Tên giống

Thời gian ST (Dài, ngắn, TB)

Sinh trưởng thân lá

(tốt, xấu, TB)

Năng suất củ T/ha

Phẩm chất củ khi luộc (ngon, không ngon)

Đánh giá chung (tốt, TB, xấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Kết luận và đề nghị

 

 

 

Ngày

tháng

năm

 

Cán bộ chỉ đạo điểm

 

Đại diện hộ gia đình

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN 10TCN223:1995

Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
Số hiệu10TCN223:1995
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành12/08/1995
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN 10TCN223:1995

Lược đồ Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 223:1995 về quy phạm khảo nghiệm giống khoai lang do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 223:1995 về quy phạm khảo nghiệm giống khoai lang do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
                Số hiệu10TCN223:1995
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người ký***
                Ngày ban hành12/08/1995
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 223:1995 về quy phạm khảo nghiệm giống khoai lang do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

                          Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 223:1995 về quy phạm khảo nghiệm giống khoai lang do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành