Tiêu chuẩn ngành 10TCN564:2003

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 564:2003 về máy nông lâm nghiệp và thủy lợi - Mạng cung cấp điện và thiết bị điều khiển - Yêu cầu chung về an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10TCN 564:2003 về máy nông lâm nghiệp và thủy lợi - Mạng cung cấp điện và thiết bị điều khiển - Yêu cầu chung về an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 564:2003

MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THỦY LỢI - MẠNG CUNG CẤP ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN - YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN

Agricultural, forestry and irrigation machines - Wiring and equipment for electrically driven or controlled - General requirements for safety

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 46/2003/QĐ-BNN

Ngày 03 tháng 03 năm 2003)

 

1          Phạm vi áp dụng

1.1        Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và an toàn cho người và thiết bị đối với mạng cung cấp (tính từ điểm nối với nguồn lưới điện), các  thiết bị điện dùng trong nông lâm nghiệp, thuỷ lợi và các lĩnh vực liên quan.

1.2          Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thiết bị điện làm việc trong mạng điện có điện áp từ 30V đến 1000V.

1.3          Tiêu chuẩn này không đề cập đầy đủ các yêu cầu an toàn. Khi cần thiết phải sử dụng thêm các tiêu chuẩn, văn bản pháp quy bổ sung cho phù hợp với điều kiện cụ thể để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị.

2          Tiêu chuẩn trích dẫn

·           ISO 12374: 1995. Thuỷ lợi - Mạng cung cấp, truyền động và điều khiển điện máy thuỷ lợi.

·           TCVN 3144 - 79. Sản phẩm kỹ thuật điện - Yêu cầu chung về an toàn.

·           IEC 173: 1964. Màu của dây dẫn trong cáp và dây dẫn đơn mềm

·           IEC 529: 1989. Cấp của vỏ bọc bảo vệ (mã IP).

3          Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1        Tủ điều khiển chính

Tủ điện chứa bộ điều khiển động lực và các thiết bị điều khiển khác.

3.2        Máy chính

Máy được cung cấp nguồn điện trực tiếp từ bộ điều khiển động lực.

3.3        Tủ điều khiển phụ

Tủ điện chứa các thiết bị điều khiển phụ trợ như các bộ điều khiển động cơ, rơle, chuyển mạch và máy biến áp không thuộc tủ điều khiển chính.

Chú thích: Hộp đấu nối không được xem là tủ điều khiển phụ.

3.4        Máy phụ

Tất cả các máy, ngoại trừ máy chính.

3.5        Biến áp cách ly

Biến áp chuyên dùng để cách ly phụ tải điện khỏi lưới cung cấp điện.

3.6        Dây động lực

Dây dẫn cung cấp năng lượng điện từ bộ cách ly điện đến động cơ truyền động.

3.7        Dây dẫn phụ

Dây dẫn không thuộc đường dây động lực.

3.8        Dây điều khiển

Dây dẫn tín hiệu điện điều khiển tới phụ tải điện.

3.9        Chất chống ẩm

Vật liệu nạp đầy bên trong, ngăn cản sự tích tụ và lan truyền hơi nước trong cáp điện.

3.10      Khả năng dẫn dòng

Dòng điện cho phép đi qua dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu, tiết diện của dây dẫn và vật liệu cách điện.

3.11      Liên kết điện

Mối nối giữa các chi tiết kim loại đảm bảo độ dẫn điện tin cậy cần thiết.

3.12      Mối nối kim loại - kim loại

Chi tiết kim loại được gắn vào vỏ máy bằng bu lông hoặc vít đảm bảo tiếp xúc tốt nhằm tạo mối liên kết điện.

3.13      Bộ cách ly điện

Phương tiện dùng để ngắt nguồn cung cấp tại điểm nối điện vào máy.

3.14      Bộ góp điện

Tổ hợp các vành trượt, truyền năng lượng điện từ vật dẫn điện đứng yên sang vật dẫn điện chuyển động quay.

3.15      Máng đi dây

Máng kín (được thiết kế riêng) để giữ và bảo vệ các dây dẫn, cáp điện hoặc thanh cái.

3.16      Thiết bị mặt trước

Thiết bị có thể tháo ra và lắp vào để thay thế hoặc nối mạch điện từ phía trước của tủ điện  mà không cần tháo các bảng mạch phụ, thiết bị khác hoặc nắp tủ phía sau để tiếp cận tới các phần tử nằm ẩn bên trong.

3.17      Nối đất

Nối một cách chủ định các bộ phận không mang điện với đất (điện cực tiếp đất hay vật tương đương mang điện thế của đất).

3.18      Điện cực tiếp đất

Vật dẫn hay nhóm các vật dẫn điện (kim loại) liên kết điện với nhau nằm trong đất, có cùng điện thế với đất.

3.19      Dây đất

Dây dẫn trong mạch điện được nối đất một cách chủ định.

3.20      Dây nối đất

Dây dẫn dùng để nối đất các chi tiết kim loại không mang điện của máy.

3.21      Khả năng tiếp cận

Khả năng tháo mở nhanh để bảo trì và sửa chữa.

3.22      Chống tác động của khí hậu

Thiết bị có kết cấu hoặc được bảo vệ chống tác động của khí hậu sao cho có thể vận hành tốt trong điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, không khí ...) xác định.

4          Yêu cầu chung

Trang thiết bị điện phải được thiết kế, lựa chọn và lắp đặt thích hợp sao cho:

a)      Không gây tác động xấu hay nguy hiểm qua lại trong quá trình lắp đặt, vận hành "đóng" và "cắt" điện.

b)      Tránh tác động xấu từ môi trường và điều kiện làm việc.

c)      Tuân thủ các yêu cầu chung về an toàn sản phẩm kỹ thuật điện theo TCVN 3144 - 79 hoặc hướng dẫn của nhà chế tạo phù hợp với cấp bảo vệ.

4.1        Điều kiện vận hành

Trang thiết bị điện và dây dẫn phải đảm bảo hoạt động đúng chức năng và tính năng kỹ thuật được thiết kế

4.1.1       Điện áp làm việc của trang thiết bị điện phải phù hợp với lưới cung cấp điện.

Chú thích: - Chỉ  sử dụng lưới cung cấp điện ba pha ba dây (trung tính cách ly) hoặc biến thế một pha cách ly trong các nhà xưởng sản xuất, chế biến và ở nơi ẩm thấp khi nối đất an toàn các thiết bị điện được kết hợp đảm bảo duy trì độ cách điện cần thiết hoặc có máy cắt bảo vệ.

4.1.2       Trang thiết bị điện phải có khả năng làm việc dài hạn với dòng điện thiết kế định mức và có thể chịu quá tải trong khoảng thời gian cho phép theo đặc tính của thiết bị bảo vệ. Dòng điện làm việc tương đương được xác định phụ thuộc chế độ làm việc điển hình theo điều 4.11.1 và 4.11.2.

4.1.3       Tần số định mức làm việc của thiết bị điện phải tương thích với tần số dòng điện trong mạng cung cấp điện tương ứng.

4.1.4       Đặc tính công suất của trang thiết bị điện phải phù hợp với điều kiện vận hành và mức độ tải làm việc thực tế.

4.2.       Bộ cách ly điện

Phương tiện (cơ cấu) bảo vệ chống quá dòng phải có khả năng cách ly máy hoặc thiết bị khỏi lưới nguồn tại điểm nối điện.

4.3.       Tủ điện

4.3.1.    Tủ điện lắp đặt trong nhà phải có cấp bảo vệ IP33 và ngoài trời - IP44 tương ứng theo IEC 529: 1989 (Phụ lục A), nếu không có yêu cầu cao hơn.

4.3.2       Cửa vào/ ra của tủ điện phải thoả mãn quy định tại điều 4.3.1 và phải được bảo vệ, ngăn ngừa khả năng xâm nhập của nước và các vật lạ, tránh gây ô nhiễm tại các điểm nối điện.

4.3.3       Tủ điện phải có kích thước tương thích với kích thước của các thiết bị lắp đặt bên trong và đảm bảo khoảng không gian cách điện cần thiết, phù hợp với mức điện áp làm việc.

4.3.4     Móc, quai treo và các chi tiết liên kết khác phải được gắn chặt vào một trong các bộ phận chịu lực chắc chắn, nếu sử dụng.

4.3.5                 Tủ điện phải được bố trí, lắp đặt ở nơi thuận lợi và an toàn cho người vận hành, tránh khả năng va chạm cơ học và sự cố.

4.4        Khoá liên động

Bố trí khoá bảo vệ liên động ở nơi sung yếu, dễ xảy ra sự cố nguy hiểm cho người và thiết bị. Khoá liên động phải cắt điện toàn bộ máy khi cần thiết, nếu việc dừng máy đột ngột không gây nguy hiểm.

4.5        Tự khởi động lại và khởi động từ xa

4.5.1       Phải đảm bảo để quá trình tự khởi động lại chỉ được phép thực hiện khi nguồn cung cấp một pha/ ba pha và áp suất chất lỏng cần thiết đã được phục hồi trở lại (đối với máy bơm, máy, thiết bị có đặc điểm tương tự) sau khi bị ngắt. "Tự khởi động lại" không có chức năng đảo chiều chuyển động của máy tại các điểm xác định.

4.5.2       Phải gắn biển báo an toàn trên các máy có chức năng tự khởi động lại hoặc khởi động từ xa để chỉ rõ khả năng của máy.

4.5.2.1 Biển báo an toàn (theo quy định ở điều 11) phải được gắn trực tiếp trên bộ cách ly điện của máy hoặc, nếu bộ cách ly điện nằm trong tủ điều khiển này hoặc ở gần đó - phải gắn biển báo trên tủ điều khiển chính .

4.5.2.2 Ngôn ngữ và kích thước của biển báo phải tuân thủ quy định trong điều 11.

4.6        Dấu hiệu nhận biết

Tất cả các dây dẫn trong tủ điện phải được đánh số rõ ràng hoặc dùng mã màu để đánh dấu theo điều 9.6.

4.7        Biến áp

Phải sử dụng biến áp cách ly, dây dẫn và thiết bị điều khiển có bảo vệ quá dòng thích hợp.

4.8        Đầu nối và dây dẫn

Đầu nối điện phải có kích thước, kiểu và cỡ phù hợp với đầu dây dẫn nối tới chúng và phù hợp với mức điện áp, dòng điện truyền tải trên dây dẫn.

4.9        Thiết bị điều khiển

Các thiết bị điều khiển như rơle, công tắc hành trình, v.v. phải có tính năng kỹ thuật phù hợp với mục đích sử dụng và phải chịu được điện áp và dòng điện làm việc thực tế.

4.10      Thiết bị bề mặt tủ điều khiển

Thiết bị gắn trên bề mặt tủ điều khiển phải là loại thiết bị có thể gá lắp và nối dây từ phía mặt trước để thuận lợi cho việc lắp đặt cũng như vận hành và bảo dưỡng.

4.11      Dòng điện

4.11.1   Máy phụ

Nếu máy có nhiều động cơ và các động cơ riêng biệt được điều khiển bằng các thiết bị chuyển mạch tương ứng, làm việc theo chế độ ngắt quãng (không luân phiên chu kỳ) thì dòng điện liên tục và dòng điện lớn nhất được xác định theo ISO 12374:1995 (Phụ lục B).

4.11.2   Máy chính

Nếu máy có nhiều động cơ và các động cơ riêng biệt được điều khiển bằng các thiết bị chuyển mạch tương ứng, làm việc theo chế độ luân phiên chu kỳ và chế độ ngắt quãng. Khi đó, dòng điện liên tục và dòng điện lớn nhất được xác định theo ISO 12374:1995 (Phụ lục B).

5          Nối đất

5.1        Dây nối đất

Dây nối đất cho máy phải là dây dẫn độc lập.

Chú thích:

-        Không sử dụng dây  nối đất cho các mục đích khác;

-        Có thể để trần hoặc bọc cách điện dây  nối đất theo điều 9.6.2.1.

5.1.1       Nối vỏ máy, thiết bị trong tủ điều khiển chính và trong tủ điều khiển phụ với dây nối đất.

5.1.2       Dây nối đất, dây dẫn động lực, dây điều khiển và dây dẫn phụ phải được bố trí nằm trong máng, vỏ hoặc ống bảo vệ.

5.1.3       Dây nối đất phải có khả năng dẫn dòng lớn hơn so với dây động lực trong mạch điện liên quan.

5.2        Kết nối kim loại - kim loại

Kết nối kim loại - kim loại giữa bộ phận đã được nối đất với bộ phận không mang điện của máy được xem là đường dẫn nối đất thích hợp.

5.3        Vỏ bọc cáp và ống kim loại

Phải nối đất vỏ bọc cáp bằng kim loại hoặc ống kim loại, nếu sử dụng.

Chú thích: Không dùng vỏ bọc kim loại của cáp điện,  các ống kim loại làm dây nối đất chính.

5.4        Khung động cơ và các bộ phận kim loại

Phải nối đất khung động cơ, các bộ phận kim loại hở không mang điện có thể bị rò điện.

5.5        Khung kim loại của các thiết bị điện

Khung kim loại của các thiết bị chuyển mạch, cuộn hút, hộp đầu nối và các bộ phận kim loại hở không mang điện phải được nối điện với dây nối đất.

Chú thích: Trong mạch phân nhánh về rơle, bộ điều khiển v.v, cho phép giảm kích thước dây nối đất xuống bằng dây động lực, dây điều khiển hoặc dây dẫn phụ từ chỗ rẽ nhánh tương ứng.

5.6        Máy có điểm nối đất cố định

Nếu máy có điểm nối đất cố định, phải đảm bảo tạo đường dẫn tin cậy tới điện cực tiếp đất bằng dây nối đất của máy.

5.6.1       Biển báo hiệu phải được gắn cố định ở chỗ dễ thấy trên tủ điều khiển chính để chỉ dẫn điểm cần thiết nối đất.

5.6.2       Phải đưa ra khuyến cáo cụ thể, hướng dẫn lắp đặt hoặc kết nối với điện cực tiếp đất trong tài liệu hướng dẫn lắp đặt và vận hành máy.

5.7        Nối đất chung

Sử dụng đầu nối điện chuyên dùng để nối chung toàn bộ dây nối đất.

 

6          Tủ điều khiển chính

6.1        Vỏ tủ

Vỏ của tủ điều khiển chính phải thoả mãn các yêu cầu trong điều 4.3. Không cho phép sử dụng vỏ tủ điện làm máng đi dây.

6.2        Bộ cách ly điện

6.2.1       Nếu chưa có bộ cách ly điện bên trong hoặc nằm gần tủ điều khiển chính của máy, phải bố trí bổ sung cơ cấu cách ly có khả năng đưa máy về trạng thái cắt "OFF", khi cần thiết.

6.2.2       Nếu tủ điều khiển chính đặt xa máy, phải bố trí cơ cấu cách ly có khả năng đưa máy về trạng thái cắt "OFF" để ngắt tất cả các nguồn điện áp nuôi bằng và lớn hơn 30V.

6.2.3       Phải bố trí khoá liên động giữa cánh tủ với tủ điều khiển để đảm bảo an toàn khi tiếp cận mà không cần ngắt nguồn cung cấp của tủ điều khiển có chứa phương tiện cách ly điện.

              Chú thích: -Không bắt buộc phải bố trí khoá liên động đối với cánh tủ điều khiển trong trường hợp phương tiện cách ly điện được bố trí gần tủ điều khiển và khi các bộ phận mang điện khó tiếp cận (không để hở).

6.2.4       Nếu tủ điện có hai hay nhiều nguồn cung cấp khác nhau, cho phép không sử dụng phương tiện cách ly điện đối với nguồn cung cấp điện áp phụ thấp (bằng hoặc nhỏ hơn 30V) với công suất tương ứng không vượt quá 1000VA.

6.3        Cánh cửa

Phải bố trí cơ cấu hãm cơ khí để khi đóng hoặc mở cửa tủ điện kiểu bản lề, không làm căng các dây dẫn và các đầu nối bên trong hoặc trên cửa tủ. Cố định chắc chắn dây dẫn và đầu nối bên trong hoặc trên cánh cửa, sao cho các dây dẫn chỉ bị uốn cong tại các điểm cố định mà không bị uốn tại các đầu nối dây.

6.4        Đầu nối điện

6.4.1       Sử dụng đầu cắm và ổ cắm tiêu chuẩn hoá phù hợp với điện áp lưới nguồn, dòng điện và môi trường để tránh hư hỏng do mất tiếp xúc.

6.4.2       Phải đảm bảo tính không lắp lẫn của các ổ cắm không có cùng thông số điện áp và dòng điện.

Chú thích:

-        Cho phép lắp lẫn các đầu và ổ cắm khi chúng được sử dụng cho cùng một mục đích và không ảnh hưởng đến hoạt động hoặc an toàn của máy.

-        Không cho phép để đầu cắm và ổ cắm có bộ phận hở mang điện lộ ra ngoài ở trạng thái chờ (chưa kết nối).

 

6.5        Thiết bị điều khiển

6.5.1       Phải đánh dấu rõ ràng chức năng các thiết bị điều khiển như: chuyển mạch chọn chức năng, điều khiển khởi động hoặc dừng máy.

6.5.2       Nút chuyển mạch chọn chức năng và đèn báo hiệu lắp đặt bên ngoài tủ điều khiển phải thoả mãn các yêu cầu theo điều 4.3.2.

6.5.3       Phải sử dụng màu đỏ cho nút ấn dừng "STOP". Không dùng nút ấn màu đỏ cho các chức năng khác.

6.5.4       Thiết bị điều khiển phải được bảo vệ đối với sự cố bất ngờ trong vận hành và khi máy chuyển động.

6.6        Bảo vệ quá dòng

6.6.1       Thiết bị bảo vệ quá dòng phải đảm bảo đúng kiểu cỡ và thông số phù hợp với yêu cầu và chức năng đảm nhận.

6.6.2       Thiết bị bảo vệ quá dòng mạch chính phải có cầu chảy với thông số thích hợp (một hoặc hai phần tử) đồng bộ với các khối và hộp giữ cầu chảy.

6.7        Chế độ ngắt quãng

Nếu máy hoạt động ở chế độ ngắt quãng, bộ điều khiển trong tủ điều khiển chính phải có khả năng đóng/ cắt dòng điện lớn nhất (hoặc dòng điện liên tục), xác định theo điều 4.11.1 và 4.11.2.

6.8        Sơ đồ mạng điện

Phải gắn sơ đồ mạng điện của máy trong tủ điều khiển chính để có thể tiếp cận, nhận biết dễ dàng và chính xác các phần tử của mạch.

6.9        Nhãn thông tin

Tủ điều khiển chính phải có nhãn công bố:

-            Tên nhà sản xuất;

-            Điện áp, số pha và tần số của nguồn điện cung cấp theo thiết kế;

-            Dòng điện định mức của thiết bị bảo vệ quá dòng mạch động lực.

7          Tủ điều khiển phụ

7.1        Vỏ tủ

Vỏ của tủ điều khiển phụ phải thoả mãn các yêu cầu trong điều 4.3. Tủ điều khiển phải được bảo vệ tránh bị mở cánh hoặc xê dịch trong khi máy đang hoạt động bình thường.

 

7.2        Bộ cách ly điện

Phải bố trí phương tiện cách ly điện khi

a)      Tủ điều khiển có nhiều rơle, bộ điều khiển, chuyển mạch v.v.;

b)      Tủ điều khiển có nhu cầu bảo dưỡng hoặc sửa chữa;

c)      Tủ điều khiển đặt cách xa bộ cách ly điện quá 9m.

7.3        Biển báo an toàn

Phải gắn biển cảnh báo khả năng rò điện áp nguy hiểm trên mỗi tủ điều khiển phụ. Ngôn ngữ và kích thước của biển báo an toàn phải tuân thủ các quy định trong điều 11 để giảm thiểu nguy cơ sự cố, kể cả khi các yêu cầu trong điều 7.2 đã được thoả mãn.

8          Động cơ điện và thiết bị điều khiển

8.1        Động cơ điện

8.1.1       Động cơ điện phải có kết cấu hoặc được bảo vệ chống sự xâm nhập, tác động từ bên ngoài của súc vật...và hoạt động bình thường trong môi trường làm việc ở nhiệt độ đến 400C và độ ẩm không khí tương đối đến 95%, nếu không có yêu cầu cao hơn.

8.1.2       Nhà chế tạo phải gắn nhãn bổ sung trên động cơ để chỉ rõ kiểu thiết kế và ứng dụng đặc biệt như khả năng chống ăn mòn đối với môi trường và điều kiện vận hành cụ thể(nếu có),  bên cạnh tấm nhãn chính.

8.1.3       Bố trí hộp đầu nối ở nơi thuận lợi để dễ tiếp cận với điểm nối đất của khung máy bên trong. Thể tích của hộp đầu nối phải không nhỏ hơn 200cm3 và kích thước dài của nắp hộp không nhỏ hơn 50mm.

Chú thích:

-        Đối tượng được hãm bằng chốt hoặc giữ bằng khoá liên động cơ khí hay các thiết bị tương tự được xem là dễ tiếp cận.

             -      Nếu nắp bảo vệ bên ngoài gắn vào bằng hai hoặc nhiều liên kết đai ốc, được xem là khó tiếp cận .

8.1.4       Phải gắn biển báo an toàn (theo quy định tại điều 11) trên các máy có khả năng khởi động lại hoặc khởi động từ xa.

8.2        Thiết bị điều khiển

8.2.1       Ghi nhãn

Thiết bị điều khiển động cơ phải được ghi nhãn, bao gồm:

-            Tên, đặc điểm nhận dạng của nhà sản xuất;

-            Điện áp, công suất định mức;

-            Cấp bảo vệ IP, các thông số liên quan cần thiết để xác định sự phù hợp đối với động cơ và lĩnh vực sử dụng.

8.2.2       Bảo vệ quá dòng cho động cơ

8.2.2.1 Phải bảo vệ quá dòng cho động cơ, bộ điều khiển động cơ và cáp động lực để tránh gây quá nhiệt khi động cơ làm việc quá tải hay do sự cố khi khởi động.

8.2.2.2 Thiết bị bảo vệ quá dòng cho động cơ phải được căn chỉnh, đặt với giá trị nhỏ hơn giá trị lớn nhất cho phép để có hiệu quả bảo vệ tốt nhất.

8.2.2.3 Số lượng tối thiểu và nơi bố trí các thiết bị bảo vệ quá dòng cho động cơ quy định trong Bảng 1.

Bảng1.  Thiết bị bảo vệ quá dòng cho động cơ

 

Loại động cơ

 

Hệ thống lưới điện cung cấp

Thiết bị bảo vệ quá dòng         (cuộn dây nhả/ rơle)

Số lượng tối thiểu

Nơi lắp đặt

Xoay chiều một pha hoặc một chiều

Mạng hai dây: Xoay chiều một pha hoặc một chiều với một dây nối đất

1

Dây dẫn không nối kết

Mạng ba dây: xoay chiều một pha hoặc một chiều với trung tính nối kết

1

Một trong các dây dẫn không nối kết

Xoay chiều ba pha

Bất kể nguồn ba pha nào

3

Một thiết bị trên mỗi pha

8.2.2.4 Cho phép sử dụng các thiết bị hoặc hệ thống bảo vệ nhiệt gắn trong động cơ, hoặc bảo vệ nhiệt độ và dòng điện của động cơ thay cho các khối bảo vệ quá tải gắn bên ngoài. Thiết bị hoặc hệ thống bảo vệ nhiệt phải có khả năng bảo vệ động cơ cả trong trường hợp điện áp lưới thấp và khởi động lại khi rotor bị kẹt.

8.2.2.5 Chức năng tự động phục hồi của thiết bị bảo vệ quá dòng phải đảm bảo để không khởi động lại động cơ, nếu không an toàn hoặc có nguy cơ làm hỏng máy.

9          Dây dẫn điện

9.1        Quy định chung

9.1.1       Toàn bộ dây dẫn phải được bố trí trong tủ điện, máng đi dây hoặc có vỏ bọc cáp.

9.1.2       Đối với dây dẫn nằm trong đất cách bề mặt đến 2,6m phải bảo vệ chống tác động của súc vật, tác động vật lý của môi trường bằng cách sử dụng các ống bọc kim loại cứng, ống kim loại mềm có chất lỏng bảo vệ, sử dụng cáp có vỏ bọc kim loại hoặc các phương pháp thích hợp khác.

9.1.3       Cho phép sử dụng kết cấu vỏ máy để bảo vệ cơ khí cho dây dẫn, khi có thể.

9.2        Kiểu cỡ

9.2.1       Kiểu cỡ dây dẫn động lực phải được chọn theo chế độ tải cho phép với điện áp lớn nhất cao hơn điện áp thiết kế cho động cơ 5% và nhỏ nhất - thấp hơn điện áp thiết kế 10%. Từ đó tính dòng điện trung bình và cực đại liên tục theo điều 4.11.1.a và 4.11.2.a.

9.2.2       Kiểu cỡ dây dẫn điều khiển và dây dẫn phụ phải có đủ khả năng chịu toàn bộ tải (tổng các dòng điện) theo yêu cầu của các thiết bị phục vụ, không nhỏ hơn giá trị quy định trong Bảng 2.

Bảng 2. Khả năng mang dòng của dây điều khiển và dây dẫn phụ                                                bằng đồng với cấu trúc dây dẫn đơn

Tiết diện danh định, mm2

Điện trở lớn nhất trên một dơn vị độ dài ở 200C, W/km

Khả năng chịu dòng

Số sợi xoắn ít nhất trong một dây

Cáp hoặc máng cáp, A

Tủ điện điều khiển, A

0,2

109

2

2

7

0,3

54

3

3

7

0,5

36

5

5

7

0,75

24,5

7

7

7

1

18,1

10

10

7

1,5

12,1

15

20

7

2,5

7,41

20

25

7

4

4,61

30

40

7

6

3,08

40

55

7

Chú thích: Không sử dụng dây dẫn nhỏ hơn 0,75mm2 cho các mục đích khác ngoài các thiết bị điều khiển điện tử bán dẫn có dòng điện tiêu thụ bằng hoặc nhỏ hơn 1mA.

9.2.3       Dây cung cấp điện cho động cơ phải có khả năng chịu dòng không nhỏ hơn 125% dòng điện ở chế độ đủ tải của động cơ.

9.3        Lõi dây

9.3.1       Phải sử dụng cấu trúc dây dẫn nhiều sợi cho dây dẫn điện từ nguồn cung cấp, dây liên lạc giữa các bộ điều khiển và các thiết bị phụ trợ bố trí phân tán xung quanh máy.

9.3.2       Toàn bộ dây động lực, dây điều khiển và dây dẫn phụ phải là dây dẫn bằng đồng nhiều sợi qua xử lý nhiệt với số sợi xoắn tối thiểu theo quy định trong Bảng 2.

9.3.3       Không gập đầu dây dẫn cứng đơn để làm kết cấu đầu nối.

9.4        Cách điện

9.4.1       Cách điện của dây dẫn phải có khả năng chống cháy, chống ẩm, chống ăn mòn, đảm bảo làm việc bình thường trong dải nhiệt độ từ 00C đến 600C và duy trì các thông số định mức ở khu vực ẩm ướt có nhiệt độ không thấp hơn 750C.

9.4.2       Đối với lưới cung cấp điện xoay chiều đến 1000V / 50Hz, dây nối điện liên kết các phần tử trong tủ điện phải có điện áp định mức không nhỏ hơn điện áp lớn nhất được sử dụng.

9.4.3       Tất cả các dây dẫn nằm trong tủ điện phải được bọc cách điện.

Chú thích: Cho phép để trần dây nối đất.

9.4.4       Dây dẫn trong một cáp hoặc trong cùng ống bảo vệ có điện áp làm việc khác nhau, phải có cách điện chịu được điện áp làm việc cao nhất trong cáp hoặc trong ống bảo vệ tương ứng.

Chú thích: Dây điều khiển hoặc dây dẫn phụ có thể có điện áp cách điện nhỏ hơn nếu chúng nằm trong một cáp riêng có vỏ bảo vệ bên ngoài phù hợp với điện áp lớn nhất của dây dẫn động lực trong cáp hoặc trong ống dẫn và cách điện của các dây dẫn nằm trong vỏ bảo vệ cáp phải phù hợp với điện áp lớn nhất sử dụng trong cáp đó.

9.5        Vỏ bọc

Vỏ bọc cáp, không cần phải có đặc tính chống cháy nếu cáp điện được gắn vào khung kim loại và làm việc dưới hệ thống phun nước. Tuy nhiên, vỏ cáp phải chịu được tác động của ánh nắng, độ ẩm và sự ăn mòn, có độ bền cơ học và khả năng chịu uốn nhất định và phải phù hợp với dải nhiệt độ từ 00C đến 600C (nếu không có yêu cầu đặc biệt). Sử dụng các chất chống ẩm để bảo vệ chống thấm nước bên trong cáp.

Chú thích: Vỏ bọc cáp phải có kết cấu đầu nối thích hợp, đảm bảo liên kết cơ học cứng vững, chống ảnh hưởng môi trường và có thể lắp đặt bằng bộ dụng cụ tiêu chuẩn.

9.6        Dấu hiệu nhận biết

9.6.1       Quy định chung

Tất cả dây dẫn trong tủ điện phải có dấu hiệu nhận dạng thống nhất theo một quy tắc nhất định tại các đầu nối cho máy xác định. Các dây dẫn không nối đất có cùng đặc điểm nhận dạng phải được nối vào cùng một mạch điện.

9.6.2       Mã màu và nhận biết

9.6.2.1 Có thể để trần dây nối đất hoặc bọc bằng vỏ cách điện xen kẽ sọc màu xanh lá cây và sọc vàng bao phủ bề mặt cách điện của dây dẫn.

Chú thích: Bề rộng  dải sọc của một trong hai màu xác định có thể chiếm từ 30% đến 70% của dải rộng chung là 15mm.

9.6.2.2 Dây đất phải mang màu trắng hoặc xám tự nhiên. Khi các dây đất của các hệ thống khác nhau nằm trong cùng một cáp hoặc ống dẫn, chúng có thể được phân biệt bằng màu trắng với sọc màu bất kỳ khác với màu xanh lá cây theo IEC173: 1964.

9.6.2.3 Nếu dùng mã màu cho dây dẫn động lực: màu đen, đỏ và xanh dương quy định dùng cho các dây không nối đất.

9.6.2.4 Trong hệ thống có điện áp khác nhau phải sử dụng dây dẫn có các màu khác nhau.

10         Vành góp điện

10.1      Vỏ bảo vệ

10.1.1     Vỏ bảo vệ cho vành góp điện phải thoả mãn các yêu cầu trong điều 4.3.

10.1.2     Không bắt buộc phải có khoá liên động đối với vỏ bảo vệ vành góp điện.

10.2      Khả năng dẫn dòng

10.2.1     Các vành góp truyền dòng điện động lực phải chịu được dòng điện liên tục không nhỏ hơn giá trị xác định theo 4.11.

10.2.2     Các vành góp điều khiển và phụ trợ phải chịu được dòng điện liên tục không nhỏ hơn 125% dòng ở chế độ đủ tải  của thiết bị có công suất lớn nhất cộng thêm dòng đủ tải của tất cả các thiết bị còn lại.

10.2.3     Khả năng mang dòng của vành góp nối đất ít nhất phải bằng với khả năng của vành góp có dòng lớn nhất trong nhóm.

10.2.4     Khi các vành góp hoặc đầu nối vành góp có khả năng mang dòng không giống nhau, mỗi vành hoặc đầu nối phải được đánh dấu và chỉ rõ khả năng mang dòng.

11         Biển báo an toàn

Biển báo an toàn phải tuân thủ theo TCVN2572 - 78.

11.1      Ngôn ngữ

Biển báo an toàn phải dùng ngôn ngữ tiếng Việt, diễn đạt xúc tích và rõ ràng.

Chú thích: Cho phép sử dụng tiếng Anh hay ngôn ngữ thích hợp để bổ sung khi cần thiết.

11.2      Biển báo "tự khởi động"

11.2.1     Biển báo an toàn cho việc "tự khởi động" yêu cầu trong điều 4.5.2 phải có hình dạng như trong Hình 1.

    


11.2.2     Phần bên trên của biển báo phải có biểu tượng cảnh báo, tiếp theo là chữ "Chú ý" viết bằng chữ hoa màu đen trên nền da cam. Phần bên dưới cho các chữ còn lại dùng chữ hoa màu trắng trên nền đen hoặc ngược lại.

Chú thích: Lời giải thích ở phần bên dưới biển báo có thể dùng chữ thường.

11.3      Biển báo tủ điều khiển phụ

11.3.1     Biển báo an toàn của tủ điều khiển phụ quy định trong điều 7.4 phải có hình dạng như trong Hình 2.

11.3.2  Phần bên trên của biển báo này phải có biểu tượng cảnh báo, tiếp theo là chữ "Nguy hiểm" viết bằng chữ hoa màu trắng trên nền đỏ. Phần bên dưới cho các chữ còn lại phải có đơn vị đo “Vôn" viết bằng chữ hoa, đằng trước là giá trị số chỉ mức điện áp thiết kế của máy như đã ghi trên tấm nhãn máy (điều 6.9). Các chữ còn lại cũng là chữ hoa.

Chú thích:

-            Cho phép biểu diễn đơn vị đo “Vôn” bằng ký hiệu “V”;

-            Lời giải thích ở phần bên dưới biển báo có thể dùng chữ thường.

11.4      Kích thước biển báo và chữ

11.4.1     Chiều rộng phải lớn hơn hai đến năm lần chiều cao của phần bên trên của biển báo.

11.4.2     Phần bên dưới của biển báo phải có cùng chiều rộng như phần bên trên.

11.4.3     Chiều cao của phần bên dưới của biển báo không được nhỏ hơn chiều cao của phần bên trên.

11.4.4     Chiều cao nhỏ nhất của các chữ là 13 mm ở phần bên trên và 6,4 mm ở phần bên dưới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Phụ lục A

(Tham khảo)

 

CẤP BẢO VỆ IP

 

Theo quy định của Tiêu chuẩn IEC 529, cấp bảo vệ hay chỉ số bảo vệ  của vỏ thiết bị điện được ký hiệu bằng hai chữ cái và hai chữ số kèm theo dưới dạng “IP--”. Chữ số thứ nhất biểu thị cấp độ bảo vệ đối với sự xâm nhập của con người và những vật thể lạ. Chữ số thứ hai biểu thị cấp độ bảo vệ đối với sự xâm nhập của nước từ môi trường bên ngoài như sau

Chữ số thứ nhất và mức độ bảo vÖ

Chữ số thứ hai và mức độ bảo vệ

0        Không có bảo vệ.

1        Chống sự xâm nhập của vật rắn có kích thước bằng và lớn hơn 50mm.

2        Chống sự xâm nhập của vật rắn có kích thước bằng và lớn hơn 12 mm.

3        Chống sự xâm nhập của vật rắn có kích thước bằng và lớn hơn 2,5mm.

4        Chống sự xâm nhập của vật rắn có kích thước bằng và lớn hơn 1,0mm.

5        Chống bụi (bụi có thể xâm nhập nhưng không làm giảm độ an toàn).

6        Chống bụi (bụi không thể thâm nhập vào bên trong vỏ bọc trong mọi trường hợp).

 

0        Không có bảo vệ.

1        Chống sự xâm nhập của nước rơi thẳng đứng.

2        Chống được nước nhỏ rọt, góc rơi 150 .

3        Chống sự xâm nhập của nước mưa, góc rơi 600.

4        Chống sự xâm nhập của nước nhỏ giọt, nước mưa từ mọi phía.

5        Chống sự xâm nhập của nước bởi tia nước phun từ mọi phía.

6        Chống sự xâm nhập của n­íc bởi tia nước mạnh phun từ mọi phía.

7        Chống sự xâm nhập của nước khi thiết bị bị ngập nước.

8        Chống sự xâm nhập của nước khi thiết bị làm việc ngâm trong nước.

Ví dụ:   - Cấp bảo vệ IP33: Bảo vệ sự xâm nhập của vật rắn có kích thước đến 2,5mm và chống sự xâm nhập của nước mưa có góc rơi đến 600.

              - Cấp bảo vệ IP44: Bảo vệ sự xâm nhập của vật rắn có kích thước đến 1,0mm và chống nước nhỏ giọt, nước mưa từ mọi phía.

Chú thích: Hai chữ số “thứ nhất” và”thứ hai” sau ký tự  IP ứng với cấp  6 trở xuống, đều được hiểu ngầm hiểu là đã thoả mãn các yêu cầu của các cấp thấp hơn trong dãy đó ( thứ nhất và thứ hai).                                                                                                                                                                                                                                                                                                                Các cấp 7 và 8 của chữ số ”thứ hai” không hàm ý là chúng có thể chống được tia nước phun hoặc phun mạnh từ mọi phía (ứng với cấp 5 và 6), trừ khi ghi rõ cả hai chỉ số; ví dụ: IP-5/IP-7.

 


Phụ lục B

(quy định)

HƯỚNG DẪN TÍNH DÒNG ĐIỆN LIÊN TỤC VÀ DÒNG ĐIỆN LỚN NHẤT

 

B.1 Đối với máy phụ (điều 4.11.1)

a) Dòng điện liên tục tương đương Iltd

                     

trong đó:        In1 - dòng điện làm việc ở chế độ đủ tải của động cơ lớn nhất, A;

                      Ini - dòng điện đủ tải của tất cả các động cơ còn lại (n = 2, 3 ...), A;

                          kmax - hệ số phần trăm lớn nhất của chu kỳ lặp lại của các động cơ còn lại khi làm việc ở chế độ liên tục.

b) Dòng điện lớn nhất Id

                     

trong ®ã:        Ihr1; Ihr2 - dòng điện hãm rotor của hai động cơ lớn nhất trong m¹ng, A.

 

B.2 Đối với máy chính (điều 4.11.2)

a) Dòng điện liên tục tương đương Iltd

                     

b) Dòng điện lớn nhÊt Id

                     

trong ®ã:        Ihr1 - dòng hãm rotor của động cơ lớn nhất.

 


 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN 10TCN564:2003

Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
Số hiệu10TCN564:2003
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành03/03/2003
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN 10TCN564:2003

Lược đồ Tiêu chuẩn ngành 10TCN 564:2003 về máy nông lâm nghiệp và thủy lợi - Mạng cung cấp điện và thiết bị điều khiển - Yêu cầu chung về an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn ngành 10TCN 564:2003 về máy nông lâm nghiệp và thủy lợi - Mạng cung cấp điện và thiết bị điều khiển - Yêu cầu chung về an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
                Số hiệu10TCN564:2003
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người ký***
                Ngày ban hành03/03/2003
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Tiêu chuẩn ngành 10TCN 564:2003 về máy nông lâm nghiệp và thủy lợi - Mạng cung cấp điện và thiết bị điều khiển - Yêu cầu chung về an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

                      Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn ngành 10TCN 564:2003 về máy nông lâm nghiệp và thủy lợi - Mạng cung cấp điện và thiết bị điều khiển - Yêu cầu chung về an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

                      • 03/03/2003

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực