Tiêu chuẩn ngành TCN68-177:1998

Tiêu chuẩn ngành TCN 68-177:1998 về hệ thống thông tin quang và viba SDH - Yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành TCN 68-177:1998 về hệ thống thông tin quang và viba SDH - Yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành


TCN 68 - 177: 1998

HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG VÀ VIBA SDH

YÊU CẦU KỸ THUẬT

OPTICAL FIBER AND MICROWAVE TRANSMISSION SYSTEM BASED ON THE SYNCHRONOUS DIGITAL HIERARCHY

TECHNICAL REQUIREMENT

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

2.1 Định nghĩa

2.2 Thuật ngữ và chữ viết tắt

3. Tiêu chuẩn kỹ thuật

3.1 Yêu cầu cấu trúc hệ thống

3.2 Chỉ tiêu kỹ thuật hệ thống thông tin quang SDH

3.3 Chỉ tiêu kỹ thuật hệ thống viba SDH tốc độ 155 Mbit/s và 622 Mbit/s

3.4 Yêu cầu về quản lý

3.5 Yêu cầu về giao diện đồng bộ SDH

PHỤ LỤC A (Quy định): Quy định tín hiệu bảo dưỡng

PHỤ LỤC B1 (Tham khảo): Qui định về trộn tín hiệu

PHỤ LỤC B2 (Tham khảo): Điều chế trong hệ thống viba SDH

PHỤ LỤC 3 (Tham khảo): Chỉ tiêu kỹ thuật thiết bị vô tuyến SDH

PHỤ LỤC B4 (Tham khảo): Phương thức sử dụng các byte SOH và RFCOH

Tài liệu tham khảo

 

LỜI NÓI ĐẦU

Tiêu chuẩn TCN 68 - 177: 1998 được biên soạn dựa trên các khuyến nghị của IU, tiêu chuẩn ngành, thuyết minh kỹ thuật của các hãng trên thế giới. Tiêu chuẩn này ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu:

- Đánh giá và lựa chọn hệ thống truyền dẫn thông tin quang và vi ba SDH trên mạng viễn thông quốc gia;

- Quản lý, khai thác và bảo dưỡng hệ thống truyền dẫn thông tin quang và vi ba SDH trên mạng viễn thông quốc gia.

Tiêu chuẩn TCN 68 - 177: 1998 do Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế đề nghị và được Tổng cục Bưu điện ban hành theo Quyết định số 784/1998/QĐ-TCBĐ ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Tổng cục trưởng tổng cục bưu điện.

 

HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG VÀ VIBA SDH
YÊU CẦU KỸ THUẬT

OPTICAL FIBER AND MICROWAVE TRANSMISSION SYSTEM BASED ON THE SYNCHRONOUS DIGITAL HIERARCHY
TECHNICAL REQUIREMENT

(Ban hành theo Quyết định số 784/1998/QĐ-TCBĐ ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu và chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản cần thiết cho việc đánh giá các hệ thống thông tin quang và viba SDH khi hợp chuẩn, lắp đặt, nghiệm thu và bảo dưỡng.

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho hệ thống thông tin viba tốc độ 155 Mbit/s và 1622 Mbit/s; hệ thống thông tin quang tốc độ 155 Mbit/s, 622 Mbit/s và 2,5 Gbit/s.

2. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

2.1 Định nghĩa

2.1.1 Phân cấp số đồng bộ - A. SDH - Synchronous Digital Hierarchy

Tập hợp phân cấp của các cấu trúc truyền tải số đồng bộ được chuẩn hóa để truyền các tải thông tin một cách thích ứng trên các mạng truyền dẫn vật lý.

2.1.2 Modul truyền tải đồng bộ STM - A. Synchronous Transport Module

Cấu trúc thông tin được dùng để cung cấp các kết nối lớp phân đoạn (section layer) trong SDH. Nó bao gồm phần tải thông tin và phần thông tin mào đầu SOH được tổ chức thành cấu trúc khung theo khối, được lặp lại sau mỗi chu kỳ 125 ms. Thông tin được tổ chức một cách phù hợp để truyền dẫn qua môi trường truyền dẫn ở tốc độ được đồng bộ với mạng.

Luồng cơ sở: STM-1 là 155520 kbit/s.

STM-4 là 622080 kbit/s.

STM-16 là 2488320 kbit/s.

2.1.3 Con-te-nơ ảo VC-N - A. Virtual Container-n

VC là cấu trúc thông tin được sử dụng để cung cấp các kết nối lớp đường dẫn trong SOH. Nó bao gồm phần tải tin và thông tin dẫn đường được tổ chức thành một cấu trúc khung được lặp lại sau mỗi chu kỳ 125 ms hoặc 500 ms. Thông tin đồng bộ để xác định vị trí bắt đầu của VC-N được cung cấp bởi lớp nghiệp vụ mạng. Có 2 loại con-te-nơ ảo:

Con-te-nơ ảo bậc thấp VC-N (n = 1, 2) chứa một C-n (n = 1, 2) cùng với phần mào đầu luồng POH tương ứng.

Con-te-nơ ảo bậc cao VC-N (n = 3, 4) chứa một C-n (n =3, 4) hoặc nhóm các TUG (TUG-2 hoặc TUG-3) cùng với phần mào đầu luồng POH tương ứng.

2.1.4 Khối quản lý bậc n - A. Administrative Unit-n

Cấu trúc thông tin để cung cấp tương hợp giữa lớp đường dẫn bậc cao và lớp vùng ghép kênh. Nó bao gồm phần tải tin (con-te-nơ ảo bậc cao) và con trỏ khối vùng ghép kênh.

AU-4: Bao gồm VC-4 và con trỏ khối quản lý. Con trỏ khối quản lý có chức năng đồng chỉnh pha VC-4 với khung STM-N.

AU-3: Bao gồm VC-3 và con trỏ khối quản lý. Con trỏ khối quản lý có chức năng đồng chỉnh pha cho VC-3 sắp xếp vào khung STM-N.

Một hoặc nhiều AU ghép lại với nhau tạo thành AUG (Administrative Unit Group).

Một AUG có thể gồm các AU-3 hoặc 1 AU-4.

2.1.5 Khối nhánh TU-n - A. Tributary Unit-n

Khối nhánh TU là một cấu trúc thông tin cung cấp sự tương hợp giữa lớp đường dẫn bậc thấp và lớp đường dẫn bậc cao. Nó bao gồm phần tải tin (con-ten-nơ ảo bậc thấp) và một con trỏ khối nhánh chỉ ra độ bù của vị trí bắt đầu khung tải tin và vị trí bắt đầu khung con-te-nơ bậc cao.

TU-n (n = i , 2, 3) gồm có 1 VC-N cùng với một con trỏ TU-n.

Một hoặc nhiều TU-n được ghép lại thành TUG (Tributary Unit Group).

2.1.6 Con-te-nơ -n (n = 1,... 4)

Con-te-nơ là một cấu trúc thông tin, tạo thành trường tin của các VC-n. Đối với mỗi con-te-nơ ảo xác định có một con-te-nơ tương ứng. Một số hữu hạn các con-te-nơ tiêu chuẩn được xác định và có chức năng thích ứng các tốc độ mạng thông dụng. Các tốc độ này được định ra trong G.702, đó là 1544 kbit/s; 2048 kbit/s; 34368 kbit/s; 44736 kbit/s và 139264 kbit/s.

2.1.7 Giao diện nút mạng NNI - A. Network Node Interface

Giao diện nút mạng là giao diện dùng để kết nối với nút mạng khác như biểu diễn ở hình 1.

Hình 1: Vị trí của NNI

2.1.8 Con trỏ - A. Pointer

Con trỏ là bộ chỉ báo để chỉ ra độ lệch khung của một VC với vị trí chuẩn của nó trong phần tử tín hiệu mang.

2.1.9 Sắp xếp SDH - A. SDH Mapping

Sắp xếp SDH là quá trình nhằm thích ứng các tín hiệu nhánh vào các VC ở phần biên của mạng SDH.

2.1.10 Ghép kênh SDH - A. SDH Multiplexing

Ghép kênh SDH là quá trình ghép mà các tín hiệu luồng bậc thấp được thích ứng vào một luồng bậc cao hoặc ghép các tín hiệu bậc cao vào tín hiệu STM-n.

2.1.11 Hiệu chỉnh SDH - A. SDH Aligning

Hiệu chỉnh SDH là quá trình đồng chỉnh pha trong các luồng TU hay AU.

2.1.12 Thiết bị phối luồng đồng bộ SDXC - A. Synchronous Digital Cross Connect

Thiết bị phối luồng số đồng bộ SDXC cho phép chuyển mạch các luồng truyền dẫn ở các tốc độ bit khác nhau. Thiết bị SDXC có thể xen và rẽ các tín hiệu cấp thấp (theo hình 2).

Hình 2: Sơ đồ khối thiết bị SDXC

2.1.13 Thiết bị xen rẽ kênh ADM - A. Add Dropp Multiplexer

Thiết bị xen rẽ kênh cho phép xen và rẽ các tín hiệu cấp thấp như được thể hiện trên hình 3.

Hình 3: Sơ đồ khối thiết bị ADM

2.1.14 Các thiết bị ghép kênh đồng bộ MUX - A. Synchronous Multiplexer

Thiết bị ghép kênh đồng bộ MUX thực hiện các chức năng chuyển đổi các tín hiệu PDH sang tín hiệu SDH và ghép các luồng tín hiệu SDH mức thấp thành luồng tín hiệu SDH bậc cao. Chức năng MUX là một phần của SDXC và ADM (theo hình 4).

Hình 4: Sơ đồ khối thiết bị MUX

2.1.15 Thiết bị lặp đồng bộ REG - A. Synchronous Regenerator

Thiết bị lặp đồng bộ lặp lại tín hiệu đường truyền dẫn đầu vào như được thể hiện trên hình 5.

Hình 5: Sơ đồ khối thiết bị REG

2.1.16 Sự thăng giáng của tín hiệu thu do những biến đổi của môi trường truyền dẫn theo thời gian - A. Fading

2.1.17 Chuyển mạch tốc độ cao không lỗi - A. Hitless

2.1.18 Đồng hồ nút - A . Node clock

Đồng hồ nút là đồng hồ cung cấp tín hiệu đồng bộ cho một hoặc nhiều thiết bị.

2.1.19 Chuỗi đồng bộ - A. Synchronization Chain

Chuỗi đồng bộ là một chuỗi hoạt động của các nút và tuyến đồng bộ.

2.1.20 Nguồn định thời của thiết bị SDH - A. Synchronous Equipment Timing Source - SETS

Nguồn định thời của thiết bị SDH là chức năng logic biểu thị tất cả các chức năng liên quan đến đồng bộ trong một phần tử mạng SDH.

2.1.21 Đồng hồ của thiết bị SDH - A. SDH Equipment Clock

Đồng hồ của thiết bị SDH là chức năng logic của thiết bị SDH giữ vai trò của thiết bị đồng hồ của phần tử mạng SDH với các đặc tính định thời theo G.813.

2.1.22 Khoảng lôi kéo - A. Pull-in Range

Khoảng lôi kéo là độ lệch lớn nhất giữa tần số tham chiếu của đồng hồ tớ với một tần số danh định xác định mà trong khoảng đó đồng hồ tớ tiếp tục ở chế độ khóa.

2.1.23 Khoảng kéo ra - A. Pull-out Range

Khoảng kéo ra là dộ lệch giữa tần số tham chiếu của đồng hồ tớ với một tần số danh định xác định mà trong khoảng đó đồng hồ tớ ở chế độ khóa còn ngoài khoảng đó thì đồng hồ tớ không thể duy trì chế độ khóa với bất kỳ tốc độ thay đổi tần số nào.

2.2 Thuật ngữ và chữ viết tắt

ACDP

Alternated Channel Dual Polarization

Phân cực kép kiểu xen kẽ

ADM

Add and Drop Multiplexer

Các bộ xen rẽ kênh

AFDE

Adaptive Frequency Domain Equalizer

Bộ cân bằng vùng tần số thích ứng

ALS

Alarm Indication Signa

Tín hiệu chỉ thị cảnh báo

AP

Access Point

Điểm truy nhập

APS

Automatic Protection Switching

Chuyển mạch bảo vệ tự động

ATDE

Adaptive Time Domain Equalizer

Bộ cân bằng vùng thời gian thích ứng

ATPC

Automation Transmit Power Control

Tự động điều chỉnh công suất phát

BITS

Building Integrated Timing Supply

Cung cấp tín hiệu thời gian thống nhất trong một công trình

BLSR

Bidirectional Line-Switched Ring

Ring chuyển mạch đường hai hướng

CCDP

Co-Channel Dual Polarization

Phân cực kép kiểu kênh chung

CP

Connection Point

Điểm kết nối

CRC

Cyclic Redundancy Code

Mã kiểm tra vòng có độ dư

DCC

Data Communication Channel

Kênh số liệu

DFM

Diffraction Fading Margin

Độ dự phòng fading tán xạ

EAE

External Access Equipment

Thiết bị truy nhập bên ngoài

EB

Errored Block

Khối bị lỗi

ECC

Embeded Control Channel

Kênh điều khiển kết hợp trong tín hiệu

ECS

Equipment Clock Source

Nguồn đồng hồ thiết bị

EDF

Error Detection Code

Mã phát hiện lỗi

EMS

External Modulated Source

Nguồn điều chế ngoài

ES

Errored Second

Giây bị lỗi

ESL

External Synchronization Interface

Giao diện đồng bộ ngoài

ESR

Errored Second Ratio

Tỷ lệ bị giây lỗi

FEBE

Far End Block Error

Lỗi khối đầu xa

FERF

Far End Receive Failure

Sự cố thu đầu xa

FD

Frequency Diversity

Phân tập lần số

FEC

Forward Error Correction

Bộ sửa lỗi trước

FSC

Frame Synchronization Clock

Tín hiệu nhịp đồng bộ khung

HD

Hybrid Diversity

Phân tập ghép

HRDL

Hypothetical Reference Digital Path

Tuyến số giả định chuẩn

HS

Hot Standby

Dự phòng nóng.

IF

Intermediate Frequency

Trung tần

GNE

Gateway Network Element

Phần tử mạng giữ chức năng cổng giao diện

IG

International Gateway

Cổng quốc tế

LCN

Local Communication Network

Mạng truyền thông nội bộ

LEP

Link Error Pulse

Xung lỗi đường truyền

LOS

Loss Signal

Mất tín hiệu

LOF

Loss of Frame

Mất khung

LOP

Loss of Pointer

Mất con trỏ

MRTLE

Maximum Relative Time Interval Error

Lỗi khoảng thời gian tương đối cực đại

MBS

Missing Baseband Signal

Mất tín hiệu băng gốc

MSP

Multiplex Section Protection

Bảo vệ đoạn ghép kênh

MSL

Multiplex Section Termination

Kết cuối đoạn ghép kênh

MTLE

Maximum Time Interval Error

Lỗi khoảng thời gian cực đại

NE

Network Element

Phần tử mạng

NNL

Network Node Interface

Giao diện nút mạng

NP

Network Protection

Bảo vệ mạng

OAM

Operation Administration and Maintenance

Khai thác, quản lý và bảo dưỡng

OS

Operating System

Hệ thống điều hành

PEP

Path End Point

Điểm cuối của luồng

PLL

Phase Locked Loops

Vòng khóa pha

PRC

Primary Reference Clock

Đồng hồ chuẩn sơ cấp

PSK

Phase Shift Keying

Điều chế PSK, điều chế khóa dịch pha

QAM

Quadrature Amplitude Modulation

Điều chế QAM, điều chế biên độ cầu phương

RBER

Redundant BER

Tỷ lệ lỗi bit dư, là tỉ lệ lỗi bit của hệ thống khi không có fading và nhiễu ngắn; RBER biểu thị chất lượng của hệ thống khi cồ nhiễu dài do ảnh hưởng của môi trường đến máy thu

RFCOH

Radio Frame Complementary Overhead

Phần mào đầu dùng cho vô tuyến

RPI

Radio Physical Interface

Giao diện vật lý vô tuyến

RPS

Radio Protection Switching

Chuyển mạch bảo vệ vô tuyến

RST

Regenerator Section Terminal

Thiết bị lặp

R

Receive

Thu

RTS

Regenerator Timing Source

Nguồn đồng hồ của bộ lặp

SA

Section Adaption

Phần thích ứng

SD

Space Diversity

Phân tập không gian

SEC

SDH Equipment Clock

Đồng hồ trong thiết bị SDH

SM

Synchronous Multiplexer

Thiết bị ghép kênh đồng bộ

SOH

Section Overhead

Mào đầu của đoạn

SPL

SDH Physical Interface

Giao diện vật lý SDH

SSU

Synchronization Supplying Unit

Thiết bị cấp nguồn đồng bộ

ST

Split Transmitter

Máy phát tách biệt

T

Transmit

Phát

TCM

Trellis Code Modulation

Điều chế mã lưới, một dạng mã điều

TDEV

Time Deviation

Độ lệch thời gian

TM

Terminal

Thiết bị đầu cuối

TR

Tributary

Luồng nhánh

UPSR

Unidirectional Path-switched Ring

Ring chuyển mạch tuyến đơn hướng

XPI

Cross Polarization Interference

Nhiễu phân cực chéo

XPIC

Cross Polarization Interference Canceller

Bộ triệt tiêu nhiễu phân cực chéo

3. Tiêu chuẩn kỹ thuật

3.1 Yêu cầu cấu trúc hệ thống

3.1.1 Quy định cấu trúc ghép kênh

Phương pháp để ghép các tín hiệu bậc thấp vào các luồng SDH được quy định trong hình 6.

Hình 6: Cấu trúc ghép kênh SDH

3.1.2 Quy định cấu trúc khung

Cấu trúc khung của tín hiệu STM-N được quy định theo hình 7.

Luồng bit SDH là một chuỗi các byte, mỗi byte chứa 8 bit. Cấu trúc khung của tín hiệu STM-N' gồm 9 hàng với 270 x N byte ở mỗi hàng, được truyền theo nguyên tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Trong một byte thì bit có ý nghĩa lớn nhất được truyền đi đầu tiên.

Khung SDH chiếm 125 ms gồm có 3 phần chính:

- Phần thông tin mào đầu (SOH): 9 x N byte đầu tiên từ 1-3 và 5-9 dành cho thông tin quản lý và được dùng cho bản thân hệ thống SDH. Các byte này được chia làm 3 phần:

+ Thông tin quản lý đoạn lặp (RSOH) (3 hàng x 9 x N byte).

+ Thông tin quản lý đoạn ghép kênh (MSOH) (5 hàng x 9 x N byte).

Các byte ở hàng thứ 4 được dành cho con trỏ (1 hàng x 9 x N byte).

Phần thông tin tải SDH gồm: 261 x N byte còn lại trong mỗi hàng dùng để truyền tải tin SDH gồm có N AUG. Trong đó AUG có thể chứa 1 AU-4 hoặc 3 AU-3:

+ AU-4 thông qua VC-4 có thể tải một số TU-n (n = 1, 2, 3).

+ AU-3 thông qua VC-3 có thể tải một số TU-n (n = 1, 2).

Mỗi VC-n liên kết động với AU-n/TU-n, được xác định bằng con trỏ AU- n/TU-n.

Hình 7: Cấu trúc tín hiệu STM-N

3.1.3 Quy định phân cấp tốc độ

Ba cấp của tín hiệu SDH được quy định và phân cấp theo bảng 1.

Bảng 1: Phân cấp SDH và tốc độ bit tương ứng

Mức SDH

Tốc độ bit

STM-1

155520 Mbit/s

STM-4

622080 Mbit/s

STM-16

2488320 Mbit/s

3.1.4 Các qui định về các tín hiệu STM-N có cấu trúc ghép kênh khác nhau

Khi kết nối hai nhóm khối quản lý AUG có cấu trúc từ nhóm quản lý AU-4 và AU-3 thì chúng được kết nối thông qua cấu trúc AU-4. AUG có cấu trúc từ các AU-3 sẽ được tách về VC-3 hay mức TUG-2 rồi được ghép vào một AUG thông qua đường ghép AUG-3/VC-4/AU-4 như hình 8 a,b.

Khi kết nối các VC-11 mà được truyền tải thông qua các khối nhánh TU-11 và TU-12 thì chúng được kết nối với nhau thông qua cấu trúc TU-11 như hình 8c.

Hình 8: Quy định về kết nối các tín hiệu STM-N có cấu trúc ghép kênh khác nhau

3.2 Chỉ tiêu kỹ thuật hệ thống thông tin quang SDH

3.2.1 Chỉ tiêu giao diện vật lý

3.2.1.1 Chỉ tiêu giao diện điện

Giao diện số PDH phải thỏa mãn các chỉ tiêu quy định trong tiêu chuẩn Hệ thống thông tin cáp sợi quang TCN 68-139: 1995.

Chỉ tiêu giao diện đầu ra của tín hiệu điện SDH 155 Mbit/s: các tín hiệu đầu ra điện của thiết bị đầu cuối quang có giao diện 155 Mbit/s phải thỏa mãn các điều kiện trong bảng 2.

Bảng 2: Đặc tính của tín hiệu điện

Tốc độ bit, kbit/s

155 520 ± 2.10-5

Dạng xung

Các xung phải nằm trong đường bao giới hạn trên hình 9 và 10

CMI

Đầu nối tín hiệu vào và ra

Cáp đồng trục 75 W

Điện áp đỉnh-đỉnh, V

1 ± 0,1

Độ rộng xung danh định, ns

3,216/6,34

Suy hao tín hiệu đầu vào đo tại 78 MHz, dB

≤ 12,7

Suy hao vòng đầu vào và đầu ra trong dải tần số từ 8 MHz đến 240 MHz, dB

³ 15

Chỉ tiêu giao diện đầu vào của tín hiệu điện SDH 155 Mbit/s được qui định tại hình 9 và 10.

Các thiết bị đầu cuối quang SDH có giao diện điện 155 Mbit/s phải có khả năng tiếp nhận tín hiệu đầu vào có đặc tính như mức tín hiệu đầu ra bị biến dạng qua cáp nối có đặc tính suy hao f1/2, và mức suy hao tại tần số 78 MHz phải nhỏ hơn hoặc bằng 12,7 dB.

Suy hao vòng tại đầu vào của thiết bị đầu cuối quang SDH có giao diện điện 155 Mbit/s phải thỏa mãn yêu cầu như đối với đầu ra.

3.2.1.2 Chỉ tiêu giao diện quang

Tuân theo Tiêu chuẩn Ngành TCN 68-173: 1998.

Hình 9: Mặt nạ xung tín hiệu nhị phân “0” đối với tốc độ 155 Mbit/s

Hình 10: Mặt nạ xung tín hiệu nhị phân “1” đối với tốc độ 155 Mbit/s

3.3 Chỉ tiêu kỹ thuật hệ thống viba SDH tốc độ 155 Mbit/s và 622 Mbit/s

3.3.1 Phân bố kênh tần số vô tuyến cho hệ thống viba SDH

- Các băng tần sử dụng cho viba SDH 155 Mbit/s:

4 GHz, U 4 GHz, L 6 GHz, U 6 GHz, 13 GHz.

- Các băng tần sử dụng cho viba SDH 4 STM 1 :

U 4 GHz, U 6 GHz, 11 GHz.

Việc áp dụng cụ thể tại từng địa phương phải tuân theo qui hoạch tần số quốc gia.

3.3.1.1 Phân bố kênh tần số vô tuyến cho thiết bị viba SDH hoạt động trong băng tần 4 GHz

Thiết bị viba SDH hoạt động trong băng tần 4 GHz được xác định theo quan hệ và minh họa trong hình 11.

Tần số fn của kênh vô tuyến:

fn = 4200 - 10 m [MHz]

m: số nguyên phụ thuộc vào các băng tần được lựa chọn, m = 1, 2, 3,...

Các kênh đi về nằm trên hai nửa của băng.

Có thể sử dụng phân bố kênh tuần tự hoặc kênh chung.

Hình 11: a) ACDP phân cực kiểu kênh xen kẽ

b) CCDP phân cực kiểu kênh chung

Trong đó:

- Khoảng trống kênh tần số XS: là khoảng cách tần số giữa tần số trung tâm của hai kênh tần số vô tuyến lân cận trên cùng một mặt phẳng phân cực và trên cùng một hướng truyền dẫn.

Khe trung tâm YS: là khoảng cách tần số giữa tần số trung tâm của hai kênh tần số vô tuyến phát và thu gần nhau nhất.

Khoảng bảo vệ 2 biên Z1S và Z2S: là khoảng cách tần số giữa tần số trung tâm của kênh tần số vô tuyến ngoài cùng và biên của băng tần số.

Bảng 3: Phân bố kênh tần số vô tuyến cho băng tần 4 GHz

Băng tần, MHz

3600 ¸ 4200

3600 ¸ 4200

Tần số trung tâm của băng f0, MHz

3900

3900

Tần số trung tâm của sóng mang fn, MHz

f0 ± 20n

n = 1, 2, 3,....,14

f0 + (15n + 10n)

n = 0, 1, 2,..., 27

Kiểu phân bố

Kênh chung

Kênh chung

Số kênh tần số

10

10

Khoảng trống kênh tần số XS, MHz

60

60

Khe trung tâm YS, MHz

60

60

Khoảng bảo vệ hai biên ZS, MHz

40

40

Chú ý: Phân bố kênh tần số vô tuyến kiểu xen kẽ với độ rộng băng là 40 MHz.

fn = 4200 - 10m

m = 58, 54, 50, 46, 42, 38, 34

fn = 4200 - 10m

m = 26, 22, 18, 14, 10, 6,2

Kiểu phân bố này chỉ thực hiện được khi hiệu quả sử dụng phổ lên đến 7,25 bit/Hz.

Hình 12: Phân bố kênh tần số vô tuyến băng 4 GHz (khoảng trống kênh tần số 40 MHz)

3.3.1.2 Phân bố kênh tần số vô tuyến cho hệ thống viba SDH hoạt động trong băng tần 4540 MHz đến 4900 MHz.

- Phân bố xen kẽ cung cấp 4 kênh đi và 4 kênh về cho viba SDH tốc độ 155 Mbit/s và 2 x 155 Mbit/s (hệ thống 2x155 Mbit/s phải sử dụng điều chế 512 QAM) được qui định trong hình 13. f0 = 4720 MHz

fn = f0 - 195 + 40 n

f’n = f0 - 5 + 40 n

n = 1, 2, 3, 4

Hình 13: Phân bố kênh tần số vô tuyến cho băng tần U 4 GHz

Phân bố xen kẽ cung cấp 8 kênh đi 8 kênh về cho hệ thống 155 Mbit/s được qui định trong hình 14.

fn = f0 - 185 + 20 n

fn = f0 + 5 + 20 n

n = 1, 2,...8

Hình 14: Phân bố kênh tần số vô tuyến cho băng tần U 4 GHz

Các kênh đi, về nằm trên hai nửa của băng.

3.3.1.3 Phân bố kênh tần số vô tuyến cho hệ thống viba SDH hoạt động trong băng tần U 6 GHz.

a. Thiết bị viba SDH hoạt động trong băng tần này được phân bố các kênh tần số theo quan hệ sau (hình 15).

Nửa dưới băng: fn = f0 - 350 + 40 n

Nửa trên băng: fn = f0 - 10 + 40 n

Với n = 1, 2, 3,... 8

f0: Tần số trung tâm của băng, MHz

fn: Tần số trung tâm của một kênh vô tuyến ở nửa dưới của băng, MHz

fn: Tần số trung tâm của một kênh vô tuyến ở nửa trên của băng, MHz

b. Các kênh lân cận sử dụng xen kẽ các phân cực khác nhau trên mỗi nửa của băng.

c. Khi dùng chung anten cho phát/thu, các kênh tần số được chọn là n = 1, 3, 5 và 7 hoặc n = 2, 4, 6 và 8.

d. Tần số trung tâm f0 = 6770 MHz.

Hình 15: Phân bố kênh tần số cho anten phân cực kép (a) và phân cực đơn (b)

3.3.1.4 Phân bố kênh tần số vô tuyến cho hệ thống viba SDH hoạt động trong băng tần L 6 GHz.

a. Các kênh tần số áp dụng cho viba SDH hoạt động trong băng tần L 6 GHz (hình 16) được xác định theo công thức sau:

fn = f0 - 259,45 + 29,65 n

f’n = f0 - 7,41 + 29,65 n

n = 1, 2,... 8

f0: Tần số trung tâm của băng, MHz.

fn: Tần số trung tâm của kênh vô tuyến ở nửa dưới của băng, MHz.

f’n: Tần số trung tâm của kênh vô tuyến ở nửa trên của băng, MHz.

b. Tần số trung tâm của băng f0 = 6175 MHz

Chú thích: Phân bố này được áp dụng với các thiết bị có tần số trung tâm ¦IF = 70 MHz

Hình 16: Phân bố kênh tần số vô tuyến cho hệ thống viba SDH hoạt động trong băng tần L 6 GHz

Bảng 4: Phân bố kênh tần số vô tuyến cho hệ thống viba SDH hoạt động trong băng tần L 6 GHz

Băng tần, MHz

5925 ¸ 6425

5925 ¸ 6425

Tần số trung tâm của băng f0, MHz

6175

6175

Tần số trung tâm của sóng mang fn, MHz

f0 ± 20n

n = 1, 2, 3,....,14

f0 + (15n + 10n)

n = 0, 1, 2,..., 27

Kiểu phân bố

Kênh chung

Kênh chung

Số kênh tần số

8

8

Khoảng trống kênh tần số XS, MHz

60

60

Khe trung tâm YS, MHz

80

80

Khoảng bảo vệ hai biên ZS, MHz

30

30

3.3.1.5 Phân bố kênh tần số vô tuyến cho hệ thống viba SDH hoạt động trong băng tần 13 GHz

Phân bố kênh tần số được xác định theo quan hệ sau:

fn = f0 - 259 + 28 n

fn = f0 + 7 + 28 n

Tần số trung tâm của băng f0 = 12996 MHz.

Đối với hệ thống SDH có dung lượng 155 Mbit/s, n = 1 , 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 cho phân bố kênh tuần tự.

Trường hợp sử dụng kênh 1 phải đảm bảo khoảng bảo vệ biên tối thiểu 15 MHz.

Hình 17: Phân bố kênh tần số vô tuyến cho hệ thống viba SDH hoạt động trong băng tần 13 GHz

3.3.2 Chỉ tiêu lỗi cho hệ thống viba số SDH tốc độ 155 Mbit/s và 622 Mbit/s

3.3.2.1 Chỉ tiêu lỗi và độ khả dụng cho tuyến viba số giả định chuẩn HRDP

a. Tỷ số bit lỗi (BER) cho phép tại đầu ra HRDP vô tuyến

BER không được vượt quá các giá trị sau:

- BER ≤ 10-6 trong khoảng 0,4% thời gian của một tháng bất kỳ, thời gian hợp thành là 1 phút (phút suy giảm đặc tính).

- BER ≤ 10-6 trong khoảng 0,054% thời gian của một tháng bất kỳ, thời gian hợp thành là 1 giây (giây lỗi nghiêm trọng).

Tổng các giây lỗi không được vượt quá 0,32% mỗi tháng.

Chú thích: Chỉ tiêu trên chỉ được áp dụng khi hệ thống được coi là có khả năng làm việc. Hệ thống được coi là không làm việc khi tín hiệu bị gián đoạn và BER lớn hơn 10-3 trong 10 s liên tiếp.

b. Chỉ tiêu độ khả dụng cho HRDP

Độ khả dụng cho một HRDP là 99,7% của toàn bộ thời gian. Tỷ lệ phần trăm xác định trong khoảng thời gian dài hơn một năm được coi là có giá trị thống kê.

Độ không khả dụng được xác định trên cơ sở khoảng thời gian không khả dụng. Khoảng thời gian không khả dụng bắt đầu khi 1 trong 2 điều kiện sau xảy ra trong 10 s liên tiếp (ít nhất là tại một hướng truyền dẫn):

- Tín hiệu số bị gián đoạn.

BER > 10-3

Khoảng thời gian không khả dụng kết thúc khi 1 trong 2 điều kiện sau xảy ra trong khoảng thời gian lớn hơn 10 s (tại cả hai hướng truyền dẫn):

- Tín hiệu số khôi phục.

BER <>-3.

Chú thích: Giá trị 99,7% là một giá trị lý thuyết, trong thực tế độ khả dụng nằm trong khoảng 99,5% ¸ 99,9%.

3.3.2.2 Chỉ tiêu lỗi và độ khả dụng cho tuyến viba số thực.

a. Tỷ lệ lỗi bit cho phép (BER) tại đầu ra các tuyến viba số thực.

BER được xác định theo độ dài tuyến viba L:

* Đối với L < 280="">

- BER ≤ 10-6 trong khoảng (280/2500) x 0,4% thời gian của một tháng bất kỳ, thời gian hợp thành là phút (phút suy giảm đặc tính).

- BER <>-6 trong khoảng (280/2500) x 0,054% thời gian của một tháng bất kỳ thời gian hợp thành là giây (giây lỗi nghiêm trọng).

- Tổng các giây lỗi không được vượt quá (280/2500) x 0,32% thời gian của tháng bất kỳ.

* Đối với 280 < l="">< 2500="">

- BER ≤ 10-6 trong khoảng (L/2500) x 0,4% thời gian của một tháng bất kỳ, thời gian hợp thành là phút (phút suy giảm đặc tính).

- BER ≤ 10-6 trong khoảng (L/2500) x 0,054% thời gian của một tháng bất kỳ, thời gian hợp thành là giây (giây lỗi nghiêm trọng).

- Tổng các giây lỗi không được vượt quá (L/2500) x 0,32% thời gian của tháng bất kỳ.

* RBER < (l/2500)="" x="">-5 trong khoảng thời gian 1 tháng, thời gian hợp thành là 15 phút.

b. Chỉ tiêu độ khả dụng cho tuyến viba số thực

Độ khả dụng A được tính theo công thức:

A = 100 - (2500 x 100/L) x [(T1 +T2 - T3)/Ts

Trong đó:

A: Độ khả dụng, trên cơ sở đường số chuẩn 2500 km, %.

L: Độ dài đoạn vô tuyến đang xét, km.

T1: Thời gian gián đoạn tổng cộng ít nhất là trong 10s liên tiếp đối với một hướng thông tin.

T2: Thời gian gián đoạn tổng cộng ít nhất là trong 10s liên tiếp đối với hướng thông tin kia.

T3: Thời gian gián đoạn song hướng ít nhất là 10s liên tiếp.

Ts: Thời gian đo, s.

Chú thích: Đối với tuyến ngắn, độ không khả dụng tuân theo phương pháp cộng tuyến tính.

3.3.3 Chỉ tiêu kỹ thuật giao diện điện 155 Mbit/s (xem phần 3.2.1.1)

3.3.4 Chỉ tiêu bảo vệ và phân tập cho hệ thống viba SDH

Các cấu hình phân tập và bảo vệ sau được sử dụng cho tuyến viba SDH:

- Phân tập không gian (SD);

- Tách biệt máy phát (SD + ST);

- Phân tập tần số (FD) -Với một hoặc hai anten đầu cuối;

- Phân tập ghép (HD = SD + FD - Hai máy thu/đầu cuối - Ba anten một đường);

- Tự động hồi phục bằng ring.

Các cấu hình trên được kết hợp với hệ thống chuyển mạch bảo vệ đa đường nhằm đem lại hiệu quả tối ưu cho hoạt động của tuyến viba SDH.

Việc áp dụng cấu hình bảo vệ nào được xác định tương ứng theo các hỏng hóc của tuyến viba SDH (xem bảng 5). Trong đó:

- Mức 1 (tối ưu): Chuyển mạch số liệu không lỗi trong trường hợp Fading hoặc thiết bị hỏng.

- Mức 2: Thường dùng chuyển mạch Hitless khi thiết bị hư hỏng hoặc xảy ra một hiệu ứng xấu hơn nhưng vẫn đảm bảo chuyển mạch máy thu ít lỗi.

- Mức 3: Chuyển mạch trung kế ring với thời gian gián đoạn ngắn nhất (30-60 ms).

- Mức 4: Chuyển mạch trung kế ring với thời gian gián đoạn dài hơn.

- P: Bảo vệ một phần (anten một hướng hoặc anten đơn).

- NO: Không bảo vệ hoặc phân tập.

Bảng 5: Liên quan giữa cấu hình bảo vệ và hỏng hóc tương ứng

Phân bố

Thiết bị hỏng hóc

Hệ thống anten, fi đơ hỏng hóc

Gián đoạn do fađing nhiều tia

Gián đoạn do mưa hoặc hiệu ứng ống dẫn

Hỏng hóc của cơ sở hạ tầng (cột anten, nhà trạm...)

Anten

Radio

 

 

 

 

 

TTRR

Dự phòng nóng

2

...

...

...

...

TTR/R

SD

2

P

2

...

...

TR/TR

SD+ST

2

2

2

...

...

TTRR (TR/TR)

FD

1

(1)

2(1)

...

...

TTRR - TR/TR

HD

1

P

1

...

...

T-R/T-R

Chuyển mạch tuyến ring

3

3

P

3

3

T-R-T-R

Chuyển mạch đường ring

4

4

P

4

4

Chú thích:

Các chữ T (phát) và R (thu) RTRR, TR/TR,... mô tả phân bố anten.

TTRR: mỗi đầu một anten.

TTR/R: anten chính và anten phân tập chỉ dành cho thu.

TR/TR: tách biệt anten máy phát & máy thu.

T-R/T-R: những anten đơn trên mỗi hướng chuyển mạch tuyến ring (trung kế điểm - điểm).

T-R-T-R: những anten đơn trên cả hai hướng chuyển mạch đường ring

3.3.4.1 Bảo vệ thiết bị

Các cấu hình bảo vệ và phân tập sau được áp dụng cho thiết bị viba SDH tùy theo thực trạng của tuyến thông tin.

a. Phân tập không gian (SD)

Phân tập không gian bao gồm cả chuyển mạch máy thu không lỗi.

Phân tập không gian với những máy phát riêng rẽ (SD+ST).

Phân tập không gian với tổ hợp IF.

b. Phân tập tần số (FD)

TTRR: cả tần số phát và thu trên cùng một anten đơn.

TR/TR: phân bố với hai anten tại mỗi đầu cho hệ thống anten và fiđơ dự phòng.

c. Phân tập ghép (HD)

d. Cấu hình chuyển mạch bảo vệ vô tuyến đa đường

Chuyển mạch bảo vệ vô tuyến RPS .

Viba SDH sử dụng một kênh thông tin riêng cho tín hiệu điều khiển chuyển mạch bảo vệ (không sử dụng hai byte K1 và K2 của MSOH)

Có 3 kiểu RPS khác nhau được thể hiện trên hình 18, trường hợp (a) dành cho chuyển mạch RPS tại mức VC4, trường hợp (b) và (c) dành cho chuyển mạch RPS tại mức STM-1.

Nếu trong trường hợp tín hiệu STM-1 của một kênh hoạt động mất đồng bộ cả về pha và tần số thì trường hợp (a), (b) trên hình 18 phải được kết hợp với các chức năng SA.

Trong trường hợp (c), kỹ thuật khôi phục đồng bộ hoạt động dựa trên việc đo fading nhằm giảm thời gian chuyển mạch.

Hoạt động của chuyển mạch bảo vệ vô tuyến phải đảm bảo không kéo theo chuyển mạch bảo vệ mạng.

Chú thích: * Chức năng SA và MST là không bắt buộc trong trường hợp c)

Hình 18: Phân bố chuyển mạch bảo vệ vô tuyến đa đường (n+m)

e. Chỉ tiêu kỹ thuật của chuyển mạch bảo vệ

- Cấu hình chuyển mạch bảo vệ: n+1 và n+m, trong đó giá trị lớn nhất của n phụ thuộc vào số kênh tần số trong băng tần vô tuyến, m <>

Loại chuyển mạch bảo vệ: Hitless.

Thời gian chuyển mạch: -10 ms

- Điều kiện chuyển mạch:

+ Mất thu số liệu

+ Mất đồng bộ khung

+ BER lớn hơn 10-3

- Phục hồi trễ tĩnh (phía thu): 0 ¸ 60 bit.

- Phục hồi trễ động (phía thu): ± 15 bit.

3.3.4.2 Bảo vệ mạng

a. Bảo vệ đoạn ghép kênh MSP

Hình 19: Cấu hình bảo vệ 1+1 MSP

MSP hoạt động trên tuyến viba SDH điểm-điểm.

Hai byte K1 và K2 của MSOH được sử dụng cho điều khiển MSP.

Byte K1:           - Các bit từ 1 đến 4 chỉ thị loại yêu cầu chuyển mạch.

- Các bit từ 5 đến 8 chỉ thị số kênh chuyển mạch được đưa ra theo yêu cầu

Byte K2:           - Các bit từ 1 đến 4 chỉ thị số kênh dự phòng được sử dụng.

- Bit 5 chỉ thị loại cấu trúc chuyển mạch (1 + 1/1: n).

- Các bit từ 6 đến 8 được dùng để chỉ thị MS-RDI (chỉ thị sai sót phần ghép kênh đầu xa).

b. Bảo vệ tuyến

Sử dụng cấu hình bảo vệ mạch vòng tự hồi phục. Có hai cấu hình bảo vệ ring đó là bảo vệ tuyến ring và bảo vệ đường ring.

+ Vòng chuyển mạch tuyến đơn hướng UPSR: Cấp các luồng STM-L cho cả hai tuyến vòng đến một trạm đích xác định. Trạm đích sẽ quyết định việc chuyển mạch từ tuyến có cảnh báo sang tuyến hoạt động tốt (hình 20).

Hình 20: Vòng chuyển mạch tuyến đơn phương UPSR

+ Vòng chuyển mạch đường hai hướng BLSR: Khi có lỗi tại một chặng trên tuyến, hai nút mạng của chặng bị lỗi sẽ tự động chuyển mạch vòng bảo vệ (hình 21).

3.3.5. Các tín hiệu nghiệp vụ sử dụng để quản lý hệ thống viba SDH

Có hai phương thức truyền các tín hiệu nghiệp vụ sau đây.

3.3.5.1 Sử dụng các byte SOH của STM-1 cho hệ thống viba SDH

Sáu byte RF trong phần SOH dùng để truyền các tín hiệu nghiệp vụ cho hệ thống viba SDH được quy định ở hình 22.

Hình 21: Vòng chuyển mạch đường hai hướng BLSR

Hình 22: Các byte RF trong SOH sử dụng cho tín hiệu nghiệp vụ

3.3.5.2 Phần khung mào đầu bổ trợ vô tuyến RFCOH

Sử dụng RFCOH để truyền các tín hiệu nghiệp vụ cho hệ thống viba SDH.

3.4 Yêu cầu về quản lý

3.4.1 Yêu cầu chung

Các hệ thống quản lý mạng SDH phải phù hợp với khuyến nghị G.784 và các khuyến nghị M của ITU-T. Một hệ thống quản lý mạng SDH phải có khả năng quản lý tất cả các phần tử mạng SDH, kể cả các phần tử sẽ được phát triển trong tương lai. Các hệ thống quản lý mạng này phải được xây dựng hướng tới một mạng quản lý viễn thông chung (TMN) trong tương lai. Mô hình của hệ thống quản lý mạng SDH được thể hiện trong hình 23.

Hình 23: Mô hình mạng quản lý SDH

3.2.2.2 Các giao diện quản lý mạng SDH

3.4.2 Các giao thức quản lý

3.4.2.1 Giao thức thông tin giao diện QECC

Giao diện QECC nhằm kết nối các phần tử mạng (NES) thông qua kênh điều khiển gắn liền ECC. QECC sử dụng các kênh thông tin số liệu SDH DCC (các byte D1 - D12) như lớp vật lý của nó. Giao diện QECC cung cấp chức năng qx như được định nghĩa trong Khuyến nghị M.3100 của ITU-T. Giao diện QECC liên quan với các kênh điều khiển ECC SDH với các giao thức thích hợp cần phù hợp với khuyến nghị G.784 của ITU-T.

3.4.2.2 Giao thức thông tin giao diện Q2

Giao diện Q2 là giao diện để kết nối giữa:

- Các thiết bị trung gian với nhau.

- Các phần tử mạng tới các thiết bị trung gian.

- Giữa các phần tử mạng với mạng thông tin nội bộ LCN. Giao diện Q2 này cung cấp chức năng qx như được định nghĩa trong Khuyến nghị M.3100 của ITU-T. Giao diện Q2 cần phù hợp với định nghĩa đầy đủ trong Khuyến nghị G.773.

3.4.2.3 Giao thức thông tin giao diện F

Hai giao thức thông tin giáo diện F (F1 và F2) được định nghĩa như sau:

Giao diện thông tin F1 được sử dụng để kết nối tại chỗ hay từ xa các trạm với hệ thống điều hành UNIX. Giao diện thông tin F2 được sử dụng trong cấu hình nội bộ để kết nối các máy tính PC thông thường. Cả hai giao diện F1 và F2 đều được cung cấp cho mỗi phần tử mạng.

Giao diện F1 cung cấp các chức năng f1 chung để quản lý các số liệu đi qua giao diện F1

Giao diện F2 cung cấp các chức năng f2 chung để quản lý các số liệu đi qua giao diện F2.

3.4.2.4 Giao thức thông tin giao diện Q3

Giao diện Q3 là để kết nối các phương tiện trung gian (MD), các phần tử mạng, các hệ điều hành tới các hệ điều hành khác thông qua mạng thông tin số liệu (DCN). Giao diện Q3 cung cấp chức năng Q3 như được định nghĩa trong khuyến nghị M.3100 của ITU-T.

Giao diện Q3 hoàn toàn phù hợp với CLNS1 và CLNS2 như được định nghĩa trong Khuyến nghị Q.961, Q.962 của ITU-T.

3.4.2.5 Giao thức thông tin giao diện X

Giao diện X kết nối một mạng quản lý viễn thông TMN tới các loại mạng quản lý khác bao gồm các TMN khác. Giao diện X này cung cấp chức năng x như được định nghĩa trong Khuyến nghị M.3100 của CCITT. Giao diện này sử dụng các giao thức thông tin giao diện Q3 được định nghĩa trong Khuyến nghị Q.961 và Q.962 cùng với các cơ chế an toàn khi có yêu cầu.

3.4.3 Yêu cầu về chức năng quản lý

Các chức năng ứng dụng của chương trình quản lý mạng NMS phải có các chức năng quản lý sau:

+ Quản lý cấu hình

+ Quản lý lỗi

+ Quản lý đặc tính

+ Quản lý bảo an

3.5 Yêu cầu về giao diện đồng bộ SDH

3.5.1 Phân cấp giao diện đồng bộ

- Giao diện đồng bộ tại các đầu ra PRC.

- Giao diện đồng bộ tại các đầu ra SSU.

- Giao diện đồng bộ tại các đầu ra SEC.

- Giao diện đồng bộ tại các đầu ra phân bố PDH.

3.5.2 Mô hình tham chiếu: Chuỗi đồng bộ tham chiếu được chỉ ra trên hình 24.

Hình 24: Mô hình tham chiếu phân cấp tín hiệu đồng bộ

3.5.3 Độ chính xác về tần số:

Trong điều kiện chạy tự do, độ chính xác đầu ra của SEC phải nhỏ hơn 6,4.10-5 so với đồng hồ chuẩn trong mạng đồng bộ được quy định tại TCN 68-171: 1998.

3.5.4 Khoảng lôi kéo: Khoảng lôi kéo nhỏ nhất là ± 4,6.10-5.

3.5.5 Khoảng kéo ra: Khoảng kéo ra nhỏ nhất là ± 4,6.10-5.

3.5.6 Trôi pha trong chế độ khóa: Giới hạn MTIE và TDEV khi SEC hoạt động ở chế độ khóa được quy định trong bảng 6 và bảng 7.

Bảng 6: Giới hạn MTIE khi nhiệt độ không thay đổi (trong khoảng ±10C)

Giới hạn MTLE, ns

Khoảng thời gian quan sát t, s

40

0,1 <>t <>

40 t0,1

1 <>t <>

25,25 t0,2

100 <>t <>

Bảng 7: Gia số MTIE cho phép khi nhiệt độ thay đổi

Gia số MTLE cho phép, ns

Khoảng thời gian quan sát t, s

0,5 t

t ≤ 100

50

t > 100

Bảng 8: Giới hạn TDEV khi nhiệt độ không đổi

Giới hạn TDEV, ns

Khoảng thời gian quan sát t, s

3,2

0,1 <>t <>

0,64 t0,5

25 <>t <>

6,4

100 <>t <>

3.5.7 Trôi pha trong chế độ không khóa: xem 3.5.9.2.

3.5.8 Rung pha

Rung pha đầu ra tại giao diện 2048 kHz khi không có rung pha đầu vào và rung pha nội tại không được vượt quá 0,05 UI đỉnh - đỉnh, đo trong khoảng thời gian 60 s qua một bộ lọc bảng đơn cực có tần số cắt 20 Hz và 100 kHz.

Khi không có rung pha đầu vào ô giao diện đồng bộ, rung pha nội tại ở các giao diện đầu ra STM-N quang, đo trong thời gian 60 s, không được lớn hơn các giá trị quy định trong bảng 9.

Bảng 9: Chỉ tiêu rung pha đầu ra STM-N quang

Giao diện

Bô lọc đo

Biên độ đỉnh-đỉnh

STM-1

500 Hz đến 1,3 MHz

0,5 UI

65 kHz đến 1,3 MHz

0,10 UI

STM-4

1000 Hz đến 5 MHz

0,5 UI

250 kHz đến 5 MHz

0,10 UI

STM-16

5000 Hz đến 20 MHz

0,5 UI

1 MHz đến 20 MHz

0,10 UI

Với STM-1        1UI = 6,43 ns

      STM-4         1UI = 1,61 ns

      STM-16       1UI = 0,4 ns

3.5.9 Dung sai trôi pha và rung pha do nhiễu

3.5.9.1 Dung sai trôi pha

Dung sai trôi pha đầu vào SEC biểu thị bằng MNE và TDEV.

Giới hạn MTIE được quy định trong bảng 10.

Bảng 10:Dung sai trôi pha đầu vào

Giới hạn MTIE, ns

Khoảng thời gian giám sát t, s

0,25

0,1 <>t <>

0,1 t

2,5 <>t <>

2

20 <>t <>

0,005 t

400 <>t <>

Bảng 11:Dung sai trôi pha đầu vào

Giới hạn TDEV, ns

Khoảng thời gian giám sát t, s

12

0,1 <>t <>

1,7 t

7 <>t <>

170

100 <>t <>

Giới hạn dưới trôi pha đầu vào hình sin cực đại cho phép được biểu thị trên hình 25.

Hình 25: Giới hạn dưới trôi pha đầu vào hình sin cực đại cho phép

Các giá trị trên hình 25 được đưa ra trong bảng 12.

Bảng 12: Giới hạn dưới của rung pha đầu vào cực đại cho phép

Biên độ trôi pha đỉnh-đỉnh

Tần số trôi pha

A1, ms

A2, ms

f4, MHz

f3, MHz

f2, MHz

f1, MHz

F0, MHz

0,25

2

0,32

0,8

16

0,13

10

3.5.9.2 Dung sai rung pha

Giới hạn dưới rung pha đầu vào cực đại cho phép đối với tín hiệu đồng bộ  SEC 2048 kHz và 2048 kbit/s được biểu thị trên hình 26.

Hình 26: Giới hạn dưới rung pha đầu vào cực đại cho phép

3.5.10 Truyền đạt nhiễu

Khi được mô hình hoá bằng bộ lọc thông thấp, đặc tính truyền đạt nhiễu của SEC được quy định bởi độ rộng băng thông. Độ rộng băng thông phải nằm trong khoảng từ 1 đến 10 Hz.

3.5.11 Đáp ứng chuyển tiếp và tính năng lưu giữ

Khi mất tín hiệu tham chiếu vào thì SEC phải có khả năng chuyển sang chế độ lưu giữ.

3.5.11.1 Đáp ứng chuyển tiếp pha trong thời gian ngắn

Trong trường hợp tín hiệu đồng hồ tham chiếu bị mất không quá 15 s thì sự biến đổi pha đầu ra so với tín hiệu đồng hồ tham chiếu vào trước khi bị mất phải thỏa mãn các giới hạn quy định trong hình 27.

Hình 27: Giới hạn lệch pha đầu vào khi có sự thay đổi chế độ đồng bộ

3.5.11.2. Đáp ứng chuyển tiếp pha trong thời gian dài

Khi mất tín hiệu tham chiếu, lệch pha tại đầu ra của SEC so với đầu vào tại thời điểm mất tín hiệu đồng hồ tham chiếu không được vượt quá giới hạn trên hình 28 trong bất kỳ khoảng thời gian nào lớn hơn 1s.

Hình 28: Mức lệch pha cho phép trong chế độ thời gian lưu giữ tại một nhiệt độ không đổi đối với SEC

3.5.12 Đáp ứng pha khi gián đoạn tín hiệu vào

Khi sự gián đoạn tín hiệu đồng bộ vào trong khoảng thời gian ngắn, không ly ra chuyển mạch tín hiệu tham chiếu, biến đổi pha đầu ra không được lớn hơn 120 ns với độ lệch tần cực đại 7,5.105 trong khoảng thời gian tối đa là 16 ms.

3.5.13 Trong trường hợp đo kiểm bất thường hoặc có sự bất ổn định trong đồng hồ của thiết bị SDH, mức biến đổi pha của đồng hồ thiết bị SDH phát thỏa mãn các điều kiện sau:

- Biến đổi pha trong khoảng thời gian S < 16="" ms="" phải="" nhỏ="" hơn="" 120="">

- Biến đổi pha trong khoảng thời gian 16 ms < s="">< 2,4="" s="" phải="" nhỏ="" hơn="" 120="">

- Đối với khoảng thời gian lớn hơn 2,4 s, trong mỗi khoảng 2,4 s mức biến đổi pha phải nhỏ hơn 120 ns với độ lệch tạm thời nhỏ hơn 7,5.10-5, tổng mức biến đổi pha phải nhỏ hơn 1 ms.

3.5.14 Các loại giao diện tín hiệu đồng bộ

Các giao diện đầu vào, đầu ra đối với thiết bị SDH:

- Giao diện ngoài 2048 kHz tuân theo TCN 68-172: 1998.

- Giao diện 2048 kbit/s tuân theo TCN 68-172: 1998.

- Giao diện lưu lượng STM-N.

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

Quy định tín hiệu bảo dưỡng

Các tín hiệu bảo dưỡng là các tin hiệu cảnh báo và tín hiệu chỉ trạng thái.

A1.1 Tín hiệu cho khoảng truyền dẫn

+ LOS: Mất tín hiệu.

+ LOF: Mất khung, có lỗi liên tục trong các byte đồng bộ khung A1-A2.

Nếu 625 ms trôi qua mà không xảy ra các từ đồng bộ khung đúng thì coi như là trạng thái mất khung (OOF). Nếu trạng thái OOF xảy ra thì coi như là cảnh báo mất khung.

+ FERF: Điều này được thể hiện bằng cách đặt 3 bit sự cố đầu xa có giá trị thấp nhất của byte K2 trong phần tín hiệu quản lý ghép kênh thành các giá trị nhị phân 110.

+ AIS: Tín hiệu cảnh báo, ứng với giá trị 3 bit có giá trị thấp nhất của V2 là 111

A1.2 Tín hiệu cho mức luồng cao (VC-3, VC-4)

+ FEBE: Lỗi khối đầu xa biểu thị số các lỗi bit B3 trong tín hiệu vào. Nó được thể hiện bằng 4 bit ở trong byte G1 trong thông tin quản lý luồng bậc cao.

+ LOP: Mất con trỏ.

+ ALS: được báo hiệu bằng cách gán cho các byte con trỏ và nội dung toàn bộ của container giá trị 11111111.

+ FERF: Sự cố thu đầu xa được biểu thị bằng một bit trong byte G1 trong thông tin quản lý luồng bậc cao

A1.3 Tín hiệu cho mức luồng thấp (VC-2, VC-1 2, VC-11)

+ FEBE: lỗi khối đầu xa biểu thị lỗi khối.

+ BLP-2 trong tín hiệu vào được biểu thị bởi một bit trong byte V5 chứa trong thông tin quản lý luồng bậc thấp.

+ LOP: mất con trỏ.

+ ALS: được biểu thị bằng cách gán cho các byte con trỏ và nội dung toàn bộ của container 11111111.

+ FEBF: sự cố thu đầu xa được biểu thị bằng cách đặt 1 bit của byte V5 trong thông tin quản lý luồng bậc thấp.

Hình A1 chỉ ra cách một bộ tách kênh phân tín hiệu vào thành các tín hiệu bảo dưỡng.

Hình A1: Tín hiệu bảo dưỡng

 

PHỤ LỤC B1

(Tham khảo)

Qui định về trộn tín hiệu

Tín hiệu STM-N được trộn theo đa thức 1 + x6 + x7, như hình 6-10/G707 sơ đồ chức năng của bộ trộn, trộn tín hiệu thực hiện cho tất cả các byte của khung SDH trừ hàng đầu tiên của byte quản lý SOH. Bộ trộn được đặt về “1111111” ngay sau byte cuối cùng của hàng đầu tiên của byte quản lý SOH.

Hình B1: Sơ đồ chức năng của bộ trộn

 

PHỤ LỤC B2

(Tham khảo)

Điều chế trong hệ thống viba SDH

B2.1 Hệ thống viba SDH sử dụng các loại điều chế sau:

- 64 QAM, 128 QAM, 256 QAM, 512 QAM.

- 64 TCM, 128 TCM, 256 TCM, 512 TCM.

B2.2 Độ rộng băng

BRF = fBr (1 + at)/ ldM

Trong đó:

BRF: Độ rộng băng vô tuyến

fBr: Tốc độ bit tổng cộng

ld: Logarit bậc 2

a: Hệ số roll-off

M: Số trạng thái điều chế

fBr = (fB.n(l + a) + fZi).(1 + e).

fB: Tốc độ bit băng gốc.

n: Số băng gốc đầu vào.

a: Multiplex overhead (0,01 ¸ 0,02).

fZi: Tốc độ bit SOH.

e: Độ dư FEC (phụ thuộc vào mã điều chế FEC).

B.2.3 Khoảng trống kênh tần số

Bảng B.2.1:Liên quan giữa khoảng trống kênh tần số và băng tần

Khoảng trống kênh tần số

Băng tần, GHz

Xấp xỉ 30 MHz

3,9; 6,2; 7,5; 8 và 131

40 MHz

3,9; 4,7; 6,7; 8

60 MHz

4, L6

Hình B2.2 Các thông số cho phương thức điều chế QAM

Bảng B2.2: Các thông số cho phương thức điều chế QAM

Điều chế

64QAM

128QAM

256QAM

512QAM

Tỉ số C/N lý thuyết (BER = 10-3), dB

22,8

25,8

28,6

31,8

Độ thăng giáng hệ, dB

<>

<>

<>

<>

Tỉ số C/N thực (BER = 10-3)

23,5

27,0

30,3

34,0

Tỉ số C/N lý thuyết (BER = 10-7), dB

27,4

30,4

33,2

36,4

Tỉ số C/N thực (BER = 10-7)

26,7

30,2

33.5

37,2

B2.4 Phương thức điều chế: Sử dụng điều chế trung tần

 

PHỤ LỤC 3

(Tham khảo)

Chỉ tiêu kỹ thuật thiết bị vô tuyến SDH

B3.1 Chỉ tiêu kỹ thuật thiết bị vô tuyến SDH 155 Mbit/s

B3.1.1 Các tiêu chuẩn chung

- Tăng ích của hệ thống với BER = 10-3

+ Chế độ chuẩn: >-100 dB

+ Chế độ tùy chọn: > 105 dB

- Hệ thống bảo vệ: (n+1) và (n+m) (Chi tiết 3.3.4.i)

- Suy hao rẽ nhánh : ≤ 3dBm

- Tần số trung tần : 122,5 và 157,5 MHz trong hệ thống sóng mang kép.

70 và 140 MHz trong hệ thống sồng mang đơn.

- Mức vào/ra trung tần: 0 dBm.

- Bộ sửa lỗi trước FEC: Thiết bị viba SDH bắt buộc phải có bộ sửa lỗi trước FEC, FEC được thực hiện nhằm nâng cao tỷ số C/N.

FEC: Sử dụng 2 loại mã sửa lỗi là mã khối và mã xoắn.

FEC cũng có thể sử dụng kỹ thuật chèn bit parity cổ điển nếu độ rộng băng tần cho phép.

B3.1.2 Chỉ tiêu kỹ thuật phần phát

- Công suất phát: 29 ± 3 dBm (tại đầu vào bộ lọc rẽ nhánh)

- Trở kháng ra cao tần: 50 W

- Độ ổn định tần số: +/- 3ppm.

- Tự động điều chỉnh công suất phát (ATPC):

+ Thiết bị viba SDH phải có bộ tự động điều chỉnh công suất phát;

+ ATPC làm giảm nhiễu giữa các hệ thống chuyển tiếp vô tuyến, dẫn đến khả năng tăng số đầu máy tại 1 trạm;

+ ATPC làm tăng độ tuyến tính hoặc tăng giải hoạt động của thiết bị vô tuyến điều chế nhiều mức;

+ Với ATPC ta có thể sử dụng anten với đường kính nhỏ hơn (vì ATPC có thể tăng nếu cần);

+ ATPC đảm bảo việc thay đổi công suất phát trong khoảng ±10 dBm.

B3.1.3 Chỉ tiêu kỹ thuật phần thu

- Ngưỡng thu:

+ Chế độ chuẩn: -70 dBm (với BER = 10-3); -68,5 dBm (với BER = 10-6)

+ Chế độ tùy chọn: -75 dBm (với BER = 10-3); -73,5 dBm (với BER = 10-6)

Thiết bị viba SDH phải có bộ ATDE, bộ cân bằng vùng thời gian thích ứng. ATDE đảm bảo chất lượng truyền dẫn cao trong điều kiện động, chẳng hạn như các nhiễu inter-symbol gây ra bởi fading nhiều tia nhanh.

Khả năng của bộ ATDE đặc trưng bởi độ dự phòng fading tán xạ (DFM,dB) DFM phải đảm bảo > 45 dB.

- Thiết bị viba SDH phải có bộ AFDE. AFDE có nhiệm vụ ổn định đặc tuyến biên độ tần số (trong băng thông tần số radio) khi có fading lựa chọn tần số. Hệ số độ dốc của đặc tuyến (xác định bởi AFDE) được dùng để dự báo sớm fading, qua đó kích hoạt chuyển mạch phân tập.

B3.2 Chỉ tiêu kỹ thuật thiết bị vô tuyến SDH tốc độ 622 Mbit/s

Thiết bị vô tuyến SDH tốc độ 622 Mbit/s thực chất là thiết bị SDH tốc độ 4 x 155 Mbit/s.

B3.2.1 Các tiêu chuẩn chung

- Tăng ích của hệ thống với BER = 10-3:

+ Chế độ chuẩn: ³ 100 dB

+ Chế độ tùy chọn: ³ 105 dB

- Hệ thống bảo vệ: (n+1) và (n+m) (chi tiết 3.3.4.1)

- Suy hao rẽ nhánh: ≤ 3 dBm.

- Phương thức điều chế: điều chế trung tần.

- Tần số trung tần: 122,5 và 157,5 MHz cho hệ thống sóng mang kép.

- Mức vào ra trung tần: 0dBm.

- Bộ sửa lỗi trước FEC: Thiết bị viba SDH bắt buộc phải có bộ FEC.

B3.2.2 Chỉ tiêu kỹ thuật phần phát

- Công suất phát: 29 ± 3 dBm (tại đầu vào bộ lọc rẽ nhánh)

- Trở kháng ra cao tần: 50 W

- Độ ổn định tần số: +/- 3ppm.

- Tự động điều chỉnh công suất phát (ATPC)

Thiết bị viba SDH phải có bộ tự động điều chỉnh công suất phát.

ATPC đảm bảo việc thay đổi công suất trong khoảng ± 10 dBm.

B3.2.3 Chỉ tiêu kỹ thuật phần thu

- Ngưỡng thu:

70 dBm (BER = 10-3)      -68,5 dBm (BER = 10-6) (không dùng tiền khuếch đại RF)

75 dBm (BER = 10-3)      -73,5 dBm (BER = 10-6)

- ATDE: Thiết bị viba SDH phải có bộ ATDE.

- AFDE: Thiết bị viba SDH phải có bộ AFDE.

Thiết bị vi ba 4 x 155 Mbit/s trên một sóng mang RF bắt buộc phải có bộ XPIC.

Hình B3.1: Sơ đồ khối của hệ thống CCDP sử dụng XPIC

Tín hiệu được truyền qua những đường Ghh(f) với phân cực ngang và Gff(f) với phân cực đứng. Giao thoa phân cực chéo (XPI) xuất hiện qua Ghv(f) và Gvh(f) sau khi giải điều chế kết hợp, bộ XPLC (bao gồm 1 bộ cân bằng [EQL] và một bộ cân bằng phân cực chéo [XPE]) sẽ bù XPI.

B3.3 Yêu cầu kỹ thuật cho viba SDH tuyến ngắn

B3.3.1 Các yêu cầu cơ bản được đưa ra tại mục 3.3

B3.3.2 Các yêu cầu khác: Điều chế 4PSK, 16QAM

Công suất phát: Đối với tần số 18 GHz là 11, 20 và 25 dBm

           23 GHz là 11 và 20 dBm

Tần số trung tần: 140 MHz.

Mức thu: (BER= 10-3 Không có tiền khuếch đại: -70 dBm

        Có tiền khuếch đại: -75 dBm

Tăng ích hệ thống với Ps = 18 dBm

Có tiền khuếch đại: 93 dBm

Không có tiền khuếch đại: 88 dBm

Điện áp làm việc: 19 ¸ 72 VDC.

Bảng B3.1: Tăng ích anten

Tần số công tác

0,4 m

0,6 m

1,2 m

8 GHz

35,5 dBm

38,2 dBm

44,3 dBm

23 GHz

6,5 dBm

40,0 dBm

46,0 dBm

B3.4 Cảnh báo bảo dưỡng

Các tham số sau phải được chỉ thị trong thiết bị viba SDH.

B3.4.1 Trạng thái phát

Mức công suất phát, khoảng công suất có thể được điều khiển. Nó có hai giá trị là trong khoảng cho phép và ngoài khoảng cho phép.

Cảnh báo trạng thái phát bao gồm các lỗi phần cứng chính như dao động nội, đổi tần trên.

B3.4.2 Trạng thái thu

Chỉ thị khi tín hiệu thu giảm dưới giá trị thiết kế.

B3.4.3 Lỗi điều chế

Chỉ thị các lỗi chính của khối điều chế như scrambler, mức điều chế, mất số liệu đầu vào bộ điều chế.

B3.4.4 Lỗi giải điều chế

Chỉ thị các lỗi chính của khối giải điều chế như descrambler, tách sóng lỗi, mất số liệu đầu ra bộ giải điều chế.

B3.4.5 Trạng thái chuyển mạch bảo vệ RPS

Chỉ thị các hỏng hóc chính của phần cứng chuyển mạch bảo vệ, ví dụ như xử lý trạng thái.

B3.5 An ten, Fi đơ

B3.5.1 Anten

Phân loại anten dựa trên tần số và kiểu phân cực được chỉ ra trong bảng B3.2.

Bảng B3.2: Các loại anten

Tần số, GHz

Đường kính, m

Độ tăng ích, dBi

Độ rộng búp sóng, độ

Độ tách biệt phân cực, dB

Tỷ số F/B, dB

Hệ số VSWR

Giữa băng

Đỉnh băng

3,6 ¸ 4,2

Phân cực đơn

 

 

Phân cực kép

 

1,8

2,4

3,0

3,0

 

34,5

36,7

38,7

38,7

 

35,0

37,3

39,3

39,3

 

3,0

2,4

1,8

1,8

 

30

30

30

30

 

40

42

47

45

 

1,07

1,05

1,05

1,06

3,6 ¸ 4,2

Phân cực đơn

 

 

 

Phân cực kép

 

1,2

1,8

2,4

3,0

1,8

2,4

3,0

 

32,4

36,0

38,7

40,4

35,9

38,6

40,3

 

33,0

36,6

39,3

41,0

36,4

39,2

40,9

 

3,7

2,5

1,8

1,5

2,5

1,8

1,5

 

30

30

30

30

30

30

30

 

40

44

45

49

43

45

50

 

1,08

1,05

1,05

1,05

1,06

1,06

1,06

5,9 ¸ 6,4

Phân cực đơn

 

 

Phân cực kép

 

1,8

2,4

3,0

2,4

3,0

 

38,4

41,1

42,9

38,4

40,9

42,7

 

38,9

41,5

43,3

38,7

41,3

43,1

 

1,8

1,4

1,1

1,8

1,4

1,1

 

30

30

30

30

30

30

 

46

48

51

46

48

49

 

1,06

1,04

1,04

1,07

1,06

1,06

6,4 ¸ 7,1

Phân cực đơn

 

 

Phân cực kép

 

1,8

2,4

3,0

2,4

3,0

 

39,3

41,9

43,6

41,6

43,6

 

39,8

42,3

43,9

42,0

44,0

 

1,7

1,3

1,0

1,3

1,0

 

30

30

30

34

34

 

47

49

52

52

58

 

1,06

1,04

1,04

1,06

1,06

12,75 ¸ 13,25

Phân cực kép

 

1,8

2,4

3,0

 

45,0

47,5

48,7

 

45,1

47,6

48,8

 

0,9

0,7

0,6

 

25

30

30

 

53

54

57

 

1,10

1,10

1,10

B3.5.2 Ống dẫn sóng

Có các loại ống dẫn sóng elip Heliax, ống dẫn sóng chữ nhật, tròn. Đối với vi ba SDH thì ống dẫn sóng loại elip là thích hợp.

Bảng B3.3: Mô tả chi tiết cơ bản loại ống dẫn sóng elip

Tần số, GHz

Loại ống dẫn sóng

Suy hao, dB/100m

Hệ số VSWS

Tần số, GHz

Suy hao, dB

3,6 ¸ 4,2

EW 34

3,6

3,8

4,0

4,2

2,27

2,19

2,13

2,09

1,15

4,5 ¸ 4,9

EW 44

4,5

4,7

4,9

4,32

4,00

3,78

1,15

5,9 ¸ 6,4

EW 52

5,9

6,0

6,1

6,2

6,3

6,4

3,98

3,93

3,90

3,86

3,83

3,80

1,15

6,4 ¸ 7,2

EW 63

6,4

6,7

7,0

7,125

4,58

4,47

4,37

4,33

1,15

12,75 ¸ 13,25

EW 127A

12,5

12,7

12,9

13,0

13,25

11,74

11,64

11,54

11,49

11,38

1,15

B3.5.3 Bộ nén khí khô

- Các hệ thống anten và ống dẫn sóng có áp suất chịu tải khoảng 70 kPa.

- Ta nên dùng bộ nén khí khô có áp suất từ 21 ¸ 55 kPa.

- Các bộ Dehydrator nên có các tính năng kỹ thuật sau:

+ Nhỏ gọn

+ Độ ổn nhỏ

+ Dễ dàng lắp đặt

+ Có thể thay đổi chế độ theo chương trình

+ Tự động bơm và dừng bơm

+ Sử dụng loại mô tơ chạy điện DC 48V

B3.6 Nguồn cung cấp cho viba SDH

B3.6.1 Điện áp đầu vào

- Điện áp danh định : U = 48 VDC

- Dải hoạt động : 20 ¸ 70 VDC

B3.7.2 Đặc tính hoạt động

- Thiết bị hoạt động với nguồn -48VDC (dương nguồn đấu đất)

- Công suất nguồn lớn hơn 150% công suất tiêu thụ của máy.

- Có chế độ bảo vệ quá áp đầu vào.

- Có chế độ bảo vệ quá dòng đầu ra.

- Có chế độ bảo vệ cực tính đầu vào.

- Có chế độ dự phòng 1 + 1.

B3.7.3 Các cảnh báo

- Cảnh báo mất nguồn đầu vào.

- Cảnh báo hỏng nguồn.

- Cảnh báo điện áp vào - ra ngoài dải hoạt động cho phép.

- Các phép đo thử.

B3.8 Điều kiện môi trường

Các điều kiện môi trường tuân theo Tiêu chuẩn Ngành TCN 68-149: 1995.

 

PHỤ LỤC B4

(Tham khảo)

Phương thức sử dụng các byte SOH và RFCOH

B.4.1 Sử dụng byte SOH

3 byte đầu tiên RF1, RF2, RF3 có thể sử dụng như sau:

* Byte RF1: bao gồm 8 bit (hình B4.1).

Bit (8 kbit/s) dùng cho điều khiển công suất phát tự động (ATPC)

Hình B4.1: Bố trí các bit trong byte RF1

4 bit FFK dùng để nhận dạng từng chặng trong tuyến, những bit này đảm bảo cho bộ giải điều chế làm việc đúng với tín hiệu phát đi từ bộ điều chế.

Bit MS1 và DM sử dụng như trong hình.

* byte RF2: bao gồm 8 bit (hình B4.2).

Hình B4.2: Bố trí các bit trong byte RF2

Byte RF2 dùng cho việc xử lý lỗi. Nội dung nhị phân của các bit phần các bit LF1 bằng tổng số bit chưa được sửa lỗi do bộ sửa lỗi trước FEC phát hiện. Bit PAR dùng để bảo vệ 7 bit sau nó không bị lỗi trong quá trình truyền dẫn.

Hình B4.3: Bố trí các bit trong byte RF3

* Các byte X và Z trong phần RSOH có thể dùng cho thoại nghiệp vụ.

* 24 byte Y trong MSOH cùng với các byte từ D4 - D12 có thể dùng để truyền một luồng 2048 kbit/s.

B.4.2 Sử dụng byte RFCOH

RFCOH có thể truyền các chức năng sau:

- Điều khiển ATPC;

- Điều khiển chuyển mạch bảo vệ cho vô tuyến (cho từng chặng);

- Truyền n x 2 Mbit/s (Đây là các luồng 2 Mbit/s độc lập với STM1);

- Truyền các tín hiệu lỗi và sửa lỗi FEC;

- Truyền độ chọn lựa số liệu;

- Truyền các kênh số liệu 64 kbit/s bổ trợ;

- Truyền các chức năng bảo dưỡng phụ trợ;

- Truyền các kênh thoại số liệu bảo dưỡng nhất thời.

- Tốc độ RFCOH không vượt quá 4% tốc độ STM-1.

 

TÀl LIỆU THAM KHẢO

1 Recommendation ITU-T G.702

Digital hierarchy bit rates

2 Recommendation ITU-T G.703

Physical/electrica; characteristics of hierarchical digital interface

3 Recommendation ITU-T G.707

Network-node interfaces for the synchronous digital hierarchy (SDH)

4 Recommendation ITU-T G.783

Characteristics  of  Synchronous  Digital  Hierarchy (SDH) mutiplexing equipment functional blocks

5 Recommendation ITU-T G.784

Synchronous Digital Hierarchy (SDH) management

6 Recommendation ITU-T G.811

Timing requirements at the outputs of primary referency clocks suitable for plesiochronous operation of international digital links

7 Recommendation ITU-T G.812

Timing  requirements at  the outputs of slave clocks suitable for plesiochronous operation of international digital links

8 Recommendation ITU-T G.81s

Timing characteristics of SDH equipment slave clocks (SEC)

9 Recommendation ITU-T G.957

Optical interfaces for equipment and systems relating to the Synchronous Digital Hierarchy (SDH)

10 Recommendation ITU-T G.958

Digital line systems based on the Synchronous Digital Hierarchy (SDH) for use on fibre-optic cables.

11 Recommendation ITU-T G.823

The control of jitter and wander within digital networks that are based on the 2048 kbit/s hierarchy.

12 Recommendation ITU-T G.825

The control of jitter and wander within digital networks that are based on the Synchronous Digital Hierarchy (SDH)

13 Recommendation ITU-T G.826

Error-performance parameters and objectives for international, constant bit-rate digital paths at or above the primary rate.

14 Recommendation ITU-T M.30

Principles for a Telecommunications Management Network (TMN).

15 Recommendation ITU-T G.SCS

Optical Interface for Single-channel Systems with Optical Amplifiers

16 Recommendation ITU-T G.MCS

Optical Interface for Multi-channel Systems with Optical Amplifiers

17 Digital Network Synchronization

Hewlett Packard - 1996

18 Các khuyến nghị về phân bố kênh tần số

Khuyến nghị

R382-6

R383-5

R384-5

R385-5

R386-4

Băng tần

4GHz

L 6GHz

U 6GHz

7GHz

L 8GHz

Khuyến nghị

R387-6

R397-4

R363-2

R595-3

R637-1

Băng tần

11GHz

13GHz

15GHz

18GHz

23GHz

19 R750 Architecture and functional aspects of radio relay systems for SDH-Base Network

20 R751Transmission characteristics and performance requirement of radio relay systems for SDH-Base Network

21 R556-1 Hypothetical refrence digital path system which may form part of an integrated services digital network with a capacity above the hierachical level.

22 R594-3 Allowable bit error ratios at the output of the HRDP for radio-relay systems which may form path of an ISDN.

23 R634-2 Error performance objective for real radio-relay links forming part of a high-grade circuit within an ISDN network.

24 R557-3 Availability objectives for radio-relay system over a Hypothetical refrence circuit and a Hypothetical refrence digital path.

25 R695 Availability objectives for real radio-relay links forming part of a high-grade circuit within an ISDN.

26 Telecommunication Reports, Radio relay. 1994. Bosch Telecom.

27 Digital Microwave Link Engineering Technical Paper Collection, 1995. Harris Farinon.

28 DM6G-SDH System. Fujitsu. 1995

29 MegaStarTM SDH Microwave Radio. Harris Farinon. 1996

30 2000 Series SDH Digital Microwave Radio System. NEC. 1995

31 DPS 155 Series. BOSCH Telecom. 1995

32 Alcatel 9600 Series. 1995

33 Tiêu chuẩn hệ thống thông tin cáp sợi quang TCN 68-139: 1995

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCN68-177:1998

Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
Số hiệuTCN68-177:1998
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành21/12/1998
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcĐiện - điện tử
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn ngành TCN 68-177:1998 về hệ thống thông tin quang và viba SDH - Yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn ngành TCN 68-177:1998 về hệ thống thông tin quang và viba SDH - Yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
                Số hiệuTCN68-177:1998
                Cơ quan ban hànhTổng cục Bưu điện
                Người ký***
                Ngày ban hành21/12/1998
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcĐiện - điện tử
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Tiêu chuẩn ngành TCN 68-177:1998 về hệ thống thông tin quang và viba SDH - Yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành

                      Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn ngành TCN 68-177:1998 về hệ thống thông tin quang và viba SDH - Yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành

                      • 21/12/1998

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực