Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6475-1:2007

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6475-1:2007 về quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 1: Quy định chung

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6475-1:2007 về quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 1: Quy định chung đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6475:2017 về Hệ thống đường ống biển - Phân cấp và giám sát kỹ thuật .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6475-1:2007 về quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 1: Quy định chung


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6475-1:2007

QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ GIÁM SÁT KỸ THUẬT HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG BIỂN –

PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG

Rules for Classification and Technical Supervision of Subsea Pipeline Systems –

Part 1: General Requirement

1.     Phạm vi áp dụng

1.1.     Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về phân cấp và giám sát kỹ thuật trong quá trình thiết kế, chế tạo và khai thác các hệ thống đường ống biển, kể cả các hệ thống đường ống đặt ở các cửa sông và vùng biển Việt Nam dùng để vận chuyển riêng lẻ hoặc hỗn hợp các chất hydrô cácbon ở trạng thái lỏng hoặc khí, như dầu thô, các sản phẩm của dầu, các loại khí.

1.2.     Hệ thống đường ống biển (sau đây gọi tắt là đường ống) bao gồm toàn bộ các đường ống, ống đứng, các van, các thiết bị phụ trợ, các thiết bị an toàn, hệ thống chống ăn mòn và các hệ thống liên quan khác.

1.3.     Tiêu chuẩn này là cơ sở kỹ thuật được áp dụng cho các giai đoạn và hoạt động: thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, giám sát kỹ thuật và phân cấp đường ống.

1.4.     Các hoạt động giám sát kỹ thuật và phân cấp các đường ống do cơ quan Đăng kiểm Việt Nam (sau đây viết tắt là Đăng kiểm) thực hiện. Ngoài Đăng kiểm Việt Nam, chủ đầu tư được phép sử dụng thêm đăng kiểm nước ngoài tùy thuộc vào quy mô và đặc điểm của công trình (nếu cần). Hoạt động giám sát kỹ thuật được tiến hành trên cơ sở các quy định của tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

1.5.     Cho phép áp dụng các yêu cầu trong các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương khác nếu được Đăng kiểm chấp nhận.

1.6.     Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các ống mềm, ống đứng động, các đường cáp điều khiển ngầm dưới biển và các đường ống không phải bằng thép.

1.7.     Tiêu chuẩn này áp dụng cho các phương pháp rải ống hình chữ S (S-lay), hình chữ J (J-lay), kéo ống (towing), và các phương pháp rải ống gây ra biến dạng dẻo. Ngoài ra tiêu chuẩn này còn đưa ra các yêu cầu về lắp đặt ống đứng cũng như các yêu cầu về kết cấu bảo vệ và gắn giữ các ống đứng.

2.     Tài liệu viện dẫn

Trong tiêu chuẩn này, các tiêu chuẩn sau đây được viện dẫn:

·         TCVN 6475-6: 2007 - Quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 6: TảI trọng

·         TCVN 6475-7: 2007 - Quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 7: Chỉ tiêu thiết kế;

3.     Đối tượng giám sát của Đăng kiểm

3.1.     Tiêu chuẩn này áp dụng cho các đối tượng sau đây:

·         Các đường ống thép hàn;

·         Các ống đứng thép hàn;

·         Các buồng phóng và nhận thoi (pig trap);

·         Các van, các thiết bị điều khiển và phụ tùng;

·         Các thiết bị an toàn;

·         Các lớp phủ bảo vệ;

·         Hệ thống bảo vệ catốt.

3.2.     Trong tiêu chuẩn này, khi đề cập tới đường ống có nghĩa là đề cập tới một hoặc toàn bộ các đối tượng nêu trong 3.1. Tiêu chuẩn này không chỉ giới hạn áp dụng cho những đối tượng đã kể trên mà có thể bổ sung những đối tượng khác một cách thích hợp theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền hoặc chủ đường ống.

3.3.     Các đường ống đã được thiết kế hoặc chế tạo theo các tiêu chuẩn hoặc Quy định khác với các yêu cầu của tiêu chuẩn này phải được xem xét để phân cấp tùy thuộc vào sự tương đương giữa các tiêu chuẩn thiết kế và chế tạo. Trong những trường hợp đó, cần thông báo cho Đăng kiểm biết ngay ở giai đoạn ban đầu để có cơ sở phân cấp.

4.     Tiến trình thực hiện phân cấp

4.1.     Việc phân cấp và giám sát kỹ thuật một hệ thống đường ống biển được tiến hành theo các giai đoạn của dự án và theo tiến độ đã đề ra. Công tác giám sát kỹ thuật do Đăng kiểm Việt Nam thực hiện là một phần của quá trình phân cấp. Công tác giám sát kỹ thuật được tiến hành trong tất cả các giai đoạn của dự án và phải bao hàm tất cả các khía cạnh trong dự án đó.

4.2.     Các bước để tiến hành công tác phân cấp bao gồm:

4.2.1.     Tiền phân cấp (nếu có):

·         Xem xét thiết kế sơ bộ (conceptual design).

4.2.2.     Phân cấp:

·         Xét duyệt thiết kế bao gồm cả thiết kế chi tiết (detail design);

·         Giám sát kỹ thuật trong quá trình thi công:

o    Sản xuất ống;

o    Sản xuất và gia công các bộ phận của đường ống;

o    Chế tạo hệ thống bảo vệ chống ăn mòn và lớp bọc gia tải;

o    Lắp đặt đường ống;

o    Hoàn thiện đường ống.

·         Cấp giấy chứng nhận.

4.2.3.     Duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận:

·         Kiểm tra trong khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa.

5.     Nguyên tắc giám sát kỹ thuật

5.1.     Quy định chung về giám sát kỹ thuật

5.1.1.     Công tác giám sát kỹ thuật là một hoạt động kiểm tra độc lập và mang tính hệ thống đối với các giai đoạn khác nhau trong quá trình thiết kế, chế tạo và hoạt động của một hệ thống đường ống biển nhằm xác định hệ thống đường ống đó có đáp ứng được các yêu cầu và mục đích đề ra không.

5.1.2.     Công tác giám sát kỹ thuật được Đăng kiểm tiến hành nhằm xác định các lỗi hoặc hư hỏng liên quan đến đường ống, nhằm làm giảm rủi ro trong vận hành hệ thống đường ống, sức khỏe và an toàn cho con người có liên quan cũng như ở vùng phụ cận với hệ thống đường ống.

5.1.3.     Công tác giám sát kỹ thuật chủ yếu nhằm vào tính toàn vẹn của hệ thống đường ống, an toàn cho con người và bảo vệ môi trường.

5.1.4.     Phương pháp giám sát chính của Đăng kiểm: Đăng kiểm thực hiện việc giám sát theo những trình tự được quy định trong tiêu chuẩn này, đồng thời Đăng kiểm cũng có thể tiến hành kiểm tra bất thường bất cứ hạng mục nào phù hợp với tiêu chuẩn này trong trường hợp Đăng kiểm thấy cần thiết.

5.1.5.     Để thực hiện công tác giám sát, chủ công trình, nhà thầu phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Đăng kiểm viên tiến hành kiểm tra, thử nghiệm vật liệu và các sản phẩm chịu sự giám sát của Đăng kiểm kể cả việc Đăng kiểm viên được tự do đến tất cả những nơi sản xuất và thử nghiệm vật liệu và các sản phẩm đó.

5.1.6.     Các cơ quan thiết kế, chủ công trình, nhà thầu và nhà máy chế tạo các sản phẩm công nghiệp phải thực hiện các yêu cầu của Đăng kiểm trên cơ sở các quy định hiện hành có liên quan khi thực hiện công tác giám sát kỹ thuật.

5.1.7.     Nếu dự định có những sửa đổi trong quá trình chế tạo liên quan đến vật liệu, kết cấu, máy móc, trang thiết bị và sản phẩm công nghiệp khác với các bản vẽ và tài liệu đã được duyệt thì các bản vẽ hoặc tài liệu sửa đổi phải được trình cho Đăng kiểm xem xét và duyệt thiết kế sửa đổi trước khi thi công.

5.1.8.     Nếu có những tranh chấp xảy ra trong quá trình giám sát giữa Đăng kiểm viên và các cơ quan xí nghiệp (chủ công trình, nhà thầu, nhà chế tạo vật liệu và sản phẩm) thì các cơ quan xí nghiệp này có quyền đề xuất ý kiến của mình trực tiếp với từng cấp từ thấp lên cao của Đăng kiểm để giải quyết.

5.1.9.     Đăng kiểm có thể từ chối không thực hiện công tác giám sát, nếu nhà thầu hoặc xưởng chế tạo vi phạm có hệ thống các yêu cầu của tiêu chuẩn này hoặc vi phạm hợp đồng về giám sát với Đăng kiểm.

5.1.10.   Trong trường hợp phát hiện thấy vật liệu hoặc sản phẩm có khuyết tật, tuy đã được cấp Giấy chứng nhận hợp lệ, Đăng kiểm vẫn có quyền yêu cầu tiến hành thử nghiệm lại hoặc khắc phục những khuyết tật đó, Đăng kiểm có thể thu hồi và hủy bỏ Giấy chứng nhận đã cấp.

5.1.11.   Trong quá trình thực hiện giám sát, Đăng kiểm có thể tiến hành kiểm tra sự phù hợp của kết cấu, công nghệ theo các tiêu chuẩn và quy trình không được quy định trong tiêu chuẩn này nhưng nhằm mục đích thực hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

5.1.12.   Đăng kiểm cử Đăng kiểm viên trực tiếp thực hiện việc kiểm tra chế tạo vật liệu và sản phẩm hoặc có thể ủy quyền việc kiểm tra này cho các tổ chức phân cấp khác phù hợp với các thỏa thuận thay thế lẫn nhau trong giám sát.

5.2.     Giám sát trực tiếp

5.2.1.     Giám sát trực tiếp là hình thức giám sát do Đăng kiểm viên trực tiếp tiến hành, dựa trên các hồ sơ kỹ thuật đã được Đăng kiểm duyệt cũng như những tiêu chuẩn và yêu cầu bổ sung đã được Đăng kiểm chấp nhận. Dựa vào tiêu chuẩn này và tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, Đăng kiểm sẽ quy định khối lượng kiểm tra, đo đạc và thử nghiệm trong quá trình giám sát.

5.2.2.     Sau khi thực hiện giám sát và nhận được những kết quả thỏa đáng về thử nghiệm vật liệu và sản phẩm, Đăng kiểm sẽ cấp hoặc xác nhận Giấy chứng nhận.

5.3.     Giám sát gián tiếp

5.3.1.     Giám sát gián tiếp là giám sát do những người của các Tổ chức kiểm tra kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật của nhà máy được Đăng kiểm ủy quyền thực hiện dựa theo hồ sơ kỹ thuật đã được Đăng kiểm duyệt.

5.3.2.     Giám sát gián tiếp được thực hiện theo những hình thức sau:

·         Cán bộ được Đăng kiểm uỷ quyền;

·         Xí nghiệp được Đăng kiểm uỷ quyền;

·         Hồ sơ được Đăng kiểm công nhận.

5.3.3.     Dựa vào các yêu cầu của tiêu chuẩn này và tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, Đăng kiểm sẽ quy định các điều kiện tiến hành giám sát gián tiếp, khối lượng kiểm tra, đo đạc và thử nghiệm được tiến hành trong quá trình giám sát.

5.3.4.     Tuỳ thuộc vào hình thức giám sát gián tiếp và kết quả giám sát, Đăng kiểm hoặc xưởng chế tạo sẽ cấp chứng chỉ cho đối tượng được giám sát.

5.3.5.     Đăng kiểm viên sẽ kiểm tra lựa chọn bất kỳ một sản phẩm nào chịu sự giám sát gián tiếp của Đăng kiểm tại các nhà máy chế tạo.

5.3.6.     Nếu xét thấy có vi phạm trong giám sát gián tiếp hoặc chất lượng giám sát gián tiếp không đạt yêu cầu, Đăng kiểm có quyền hủy hợp đồng giám sát gián tiếp và trực tiếp tiến hành giám sát.

5.4.     Giám sát kỹ thuật theo độ rủi ro

5.4.1.     Mức độ giám sát kỹ thuật được phân chia theo độ rủi ro của đường ống. Nếu độ rủi ro của đường ống cao thì mức giám sát kỹ thuật cũng cao và ngược lại.

5.4.2.     Mức giám sát kỹ thuật quy định trong tiêu chuẩn này chỉ mô tả mức độ tham gia của Đăng kiểm trong công tác phân cấp và giám sát kỹ thuật và không làm thay đổi cấp của giấy chứng nhận.

5.4.3.     Hệ thống đường ống biển được giám sát kỹ thuật theo các mức thấp, vừa và cao. Các mức giám sát kỹ thuật được định nghĩa như sau:

·         Mức thấp là mức giám sát kỹ thuật áp dụng khi độ rủi ro đối với đường ống biển là thấp do chất trong ống ôn hoà, đường ống đặt trong vùng môi trường biển thích hợp hay khi nhà thầu có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế, thi công các đường ống tương tự.

·         Mức vừa là mức giám sát kỹ thuật thông thường và được áp dụng với phần lớn các đường ống biển.

·         Mức cao là mức giám sát kỹ thuật sử dụng khi độ rủi ro đối với đường ống cao hơn, ví dụ khi chất trong ống có độ ăn mòn cao, trong điều kiện môi trường bất lợi, khi có sự đổi mới về kỹ thuật hay khi nhà thầu không có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế và chế tạo các đường ống biển tương tự.

5.4.4.     Nội dung công việc của các mức giám sát kỹ thuật được đưa ra ở bảng 5.4-1.

Bảng 5.4-1: Tóm tắt nội dung công việc trong các mức giám sát kỹ thuật

Mức

Mô tả nội dung công việc

Hướng dẫn để áp dụng mức giám sát kỹ thuật

Thấp

Xem xét nguyên tắc chung và các hệ thống khai thác trong quá trình thiết kế và chế tạo.

Xem xét các tài liệu thiết kế, quy trình chế tạo và các báo cáo chứng nhận.

Chứng kiến từng đợt trong quá trình thử hệ thống và bắt đầu hoạt động.

Thiết kế đường ống đã được kiểm nghiệm với chất trong ống ôn hoà hay đường ống đặt trong vùng môi trường biển ôn hoà.

Đường ống không phức tạp được nhà thầu có kinh nghiệm thiết kế và thi công.

Hư hỏng ít gây hậu quả đối với an toàn, môi trường hoặc khi xét theo quan điểm thương mại

Vừa

Xem xét nguyên tắc chung và các hệ thống khai thác trong thiết kế và chế tạo.

Xem xét chi tiết các nguyên tắc chủ yếu và các tài liệu thiết kế được lựa chọn dưới sự hỗ trợ của các tính toán độc lập đơn giản.

Chứng kiến toàn bộ quá trình thử chứng nhận quy trình và xem xét báo cáo kết quả.

Chứng kiến từng đợt tại hiện trường.

Đường ống đặt tại vùng có điều kiện môi trường vừa phải.

 

Dự án có mức độ mới (lạ thường) vừa phải.

 

 

Hư hỏng gây hậu quả vừa phải đối với an toàn, môi trường hoặc khi xét theo quan điểm thương mại.

Cao

Xem xét nguyên tắc chung và các hệ thống áp dụng trong thiết kế và chế tạo.

Xem xét chi tiết hầu hết các tài liệu thiết kế dưới sự hỗ trợ của các tính toán độc lập đơn giản và nâng cao.

Chứng kiến toàn bộ quá trình thử và xem xét báo cáo kiểm tra.

Luôn có mặt tại hiện trường.

Thiết kế đường ống thuộc loại mới lạ, điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Dự án có mức độ mới lạ cao hoặc có sự thay đổi lớn về mặt kỹ thuật.

Nhà thầu không có kinh nghiệm hoặc cách thức tiến hành khắt khe hơn bình thường.

Hư hỏng gây hậu quả nghiêm trọng đối với an toàn, môi trường hoặc khi xét theo quan điểm thương mại.

5.4.5.     Các mức giám sát kỹ thuật khác nhau có thể lựa chọn cho các giai đoạn khác nhau của hệ thống đường ống hoặc thậm chí trong ngay một giai đoạn nếu cần. Ví dụ, đường ống có thiết kế mới và coi là có độ rủi ro cao trong khi đó phương pháp lắp đặt thì đã biết rõ và coi là có độ rủi ro thấp và ngược lại. Ngoài ra, vật liệu ống chế tạo tại xưởng đã biết rõ có thể coi là ít rủi ro và ngược lại.

5.4.6.     Mức giám sát kỹ thuật có thể giảm hoặc tăng trong quá trình thực hiện một giai đoạn, nếu như mức giám sát kỹ thuật được lựa chọn ban đầu được xem là quá khắt khe hoặc quá lỏng khi có thêm thông tin mới về độ rủi ro của hệ thống đường ống.

5.4.7.     Công tác giám sát kỹ thuật chú trọng nhất tới các bộ phận của đường ống mà khi bộ phận đó hỏng hay giảm khả năng có thể ảnh hưởng đáng kể tới an toàn cũng như rủi ro của dự án.

5.5.         Lựa chọn mức giám sát kỹ thuật

5.5.1.     Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và trên cơ sở thỏa thuận giữa Đăng kiểm và chủ đường ống, Đăng kiểm sẽ đưa ra quyết định để lựa chọn mức giám sát kỹ thuật cho dự án đó trên cơ sở các yêu cầu dưới đây.

5.5.2.     Các yếu tố để lựa chọn

5.5.2. 1.      Việc lựa chọn mức giám sát kỹ thuật phải phụ thuộc vào tính tới hạn của từng bộ phận có ảnh hưởng tới việc quản lý an toàn và mức rủi ro liên quan của hệ thống đường ống. Điều này được mô tả trong hình 5.5-1 dưới đây. Sự tham gia của từng bộ phận sẽ được đánh giá về mặt chất lượng hay số lượng và sẽ sử dụng, khi có thể, để định lượng số liệu đánh giá rủi ro làm cơ sở để đưa ra các quyết định điều chỉnh.

Hình 5.5-1 Lựa chọn mức phân cấp

5.5.2. 2.      Các yếu tố để lựa chọn mức giám sát kỹ thuật bao gồm:

·         Mục đích an toàn chung của hệ thống đường ống;

·         Đánh giá rủi ro của hệ thống đường ống và các biện pháp để giảm rủi ro;

·         Mức độ đổi mới kỹ thuật của hệ thống đường ống;

·         Kinh nghiệm của nhà thầu trong việc tiến hành các công việc tương tự;

·         Hệ thống quản lý chất lượng của chủ đường ống và các nhà thầu.

5.5.3.     Mục đích an toàn chung

Mục đích an toàn chung cho tất cả các giai đoạn từ khi thiết kế cho đến khi vận hành hệ thống đường ống phải được chủ công trình xác định rõ ràng. Mục đích an toàn phải chỉ ra mục đích an toàn chính cũng như chỉ tiêu chấp nhận đối với mức rủi ro có thể chấp nhận được đối với chủ công trình. Tuỳ thuộc vào đường ống và vị trí của nó mà rủi ro phải được xác định bằng thiệt hại về người cũng như hậu quả về môi trường, chính trị, kinh tế.

5.5.4.     Đánh giá rủi ro

5.5.4. 1.      Cần phải tiến hành xem xét một cách hệ thống để xác định và đánh giá xác suất và hậu quả phá huỷ đối với đường ống. Phạm vi xem xét phải phản ánh những nguy hiểm của đường ống, cách ứng phó đã định trước, kinh nghiệm trước kia đối với đường ống tương tự. Xem xét này sẽ xác định rủi ro đối với hoạt động của đường ống và đối với sức khoẻ cũng như an toàn của con người có liên quan hoặc ở vùng xung quanh đường ống.

5.5.4. 2.      Một khi đã xác định được rủi ro, phạm vi ảnh hưởng của nó cần giảm đến mức càng thấp càng tốt bằng hai cách sau:

·         Giảm xác suất phá huỷ;

·         Làm giảm hậu quả do phá huỷ.

5.5.4. 3.      Kết quả của việc xem xét một cách có hệ thống các rủi ro được đánh giá bằng cách so sánh với mục tiêu an toàn và được sử dụng để lựa chọn mức phân cấp thích hợp.

5.5.5.     Đổi mới kỹ thuật và kinh nghiệm của nhà thầu

5.5.5. 1.      Cần phải xem xét mức độ đổi mới kỹ thuật trong đường ống. Rủi ro đối với đường ống có thể lớn nếu có nhiều đổi mới kỹ thuật so với đường ống được thiết kế, chế tạo và lắp đặt theo các tiêu chí cũ ở vùng nước đã biết rõ.

5.5.5. 2.      Tương tự, mức độ rủi ro của đường ống cũng phải được xem xét khi nhà thầu thiếu kinh nghiệm hoặc kế hoạch công việc rất khít khao.

5.5.5. 3.      Các yếu tố cần phải xem xét khi lựa chọn mức phân cấp phù hợp là:

·         Độ khó trong việc thực hiện các yêu cầu kỹ thuật;

·         Hiểu biết về các đường ống tương tự;

·         Kinh nghiệm chung của nhà thầu về đường ống;

·         Kinh nghiệm của nhà thầu về các công tác tương tự.

5.5.6.     Hệ thống quản lý chất lượng

5.5.6. 1.      Phải thực thi hệ thống quản lý chất lượng đầy đủ để đảm bảo rằng các lỗi sơ đẳng trong công tác thiết kế, chế tạo, vận hành hệ thống đường ống đã được hạn chế.

5.5.6. 2.      Các yếu tố cần xét khi đánh giá tính đầy đủ của hệ thống quản lý chất lượng:

·         Có hệ thống ISO 9000 hay tương đương hay không;

·         Kết quả đánh giá nội bộ;

·         Kết quả đánh giá bên ngoài;

·         Kinh nghiệm đã có của nhà thầu;

·         Người tham gia dự án đã làm quen với hệ thống quản lý chất lượng.

6.     Thuật ngữ, giải thích và ký hiệu

6.1.     Thuật ngữ và giải thích

6.1.1.     áp suất thử (test pressure): xem khái niệm áp suất thử hệ thống (mục 6.1.11)

6.1.2.     áp suất thiết kế (design pressure): Đối với đường ống, đây là áp suất trong lớn nhất trong điều kiện vận hành bình thường tại một chiều cao tham chiếu đã định. Đường ống hoặc một phần đường ống phải được thiết kế theo áp suất này. áp suất thiết kế phải tính đến các điều kiện dòng đều trên toàn bộ dải vận tốc dòng cũng như phải kể đến các trạng thái đóng (shut-in) và đầy (packing) có thể xảy ra trên toàn bộ chiều dài của đường ống hoặc phần đường ống mà nó cần phải có áp suất thiết kế không đổi.

6.1.3.     áp suất bất thường (incidental pressure): Đối với đường ống, đây là áp suất bên trong lớn nhất tại cùng một chiều cao tham chiếu như của áp suất thiết kế mà đường ống hoặc phần đường ống được thiết kế để có thể chịu được trong bất kỳ tình huống vận hành bất thường nào.

6.1.4.     áp suất ban đầu (initiation pressure): Đây là áp suất bên ngoài vượt quá mức cần có để bắt đầu gây ra lan truyền mất ổn định từ một sự mất ổn định cục bộ hoặc từ một vết lõm sẵn có.

6.1.5.     áp suất cục bộ, áp suất thiết kế cục bộ, áp suất bất thường cục bộ hoặc áp suất thử cục bộ (local, local design, local incidental or local test pressure) : Đối với đường ống, đây là áp suất bên trong tại một vị trí bất kì trong hệ thống đường ống hoặc phần đường ống tương ứng với áp suất thiết kế, áp suất bất thường hoặc áp suất thử. Giá trị này bằng áp suất thiết kế/ bất thường/ thử tại chiều cao tham chiếu cộng với chiều cao cột áp tĩnh của môi trường vận chuyển/ thử do sự khác nhau giữa chiều cao tham chiếu và chiều cao của phần đường ống đang được xem xét.

6.1.6.     áp suất bất thường cho phép cực đại (maximum allowance incitental pressure - MAIP): Đối với đường ống, đây là áp suất cực đại mà tại đó hệ thống đường ống phải hoạt động trong điều kiện vận hành bất thường. áp suất bất thường cho phép cực đại được xác định bằng áp suất bất thường cực đại trừ đi dung sai dương của hệ thống an toàn áp suất.

6.1.7.     áp suất vận hành cho phép cực đại (maximum allowance operating presure - MAOP): Đối với đường ống, đây là áp suất cực đại mà tại đó hệ thống đường ống phải hoạt động trong điều kiên vận hành bình thường. áp suất vận hành cho phép cực đại được xác định bằng áp suất thiết kế trừ đi dung sai dương của hệ thống điều áp.

6.1.8.     áp suất thử tại nhà máy (mill test pressure): áp suất thử áp dụng cho các mối nối ống và các bộ phận ống khi hoàn thành việc sản xuất và chế tạo, xem TCVN 6475-7 mục 3.2.

6.1.9.     áp suất lan truyền (propagating pressure): áp suất thấp nhất có thể làm sự lan truyền mất ổn định tiếp tục lan truyền.

6.1.10.   áp suất đóng (shut-in pressure): áp suất lớn nhất đạt được tại đầu giếng khi đóng các van gần đầu giếng (các van cách ly đầu giếng).

6.1.11.   áp suất thử hệ thống (system test pressure): Đối với đường ống, là áp suất trong tác dụng lên đường ống hoặc phần đường ống trong khi thử sau khi hoàn thành công việc lắp đặt để kiểm tra độ kín của hệ thống đường ống (thường là thử thủy tĩnh).

6.1.12.   Chạy thử (Commisioning): Đối với đường ống, chạy thử là các công việc diễn ra sau khi thử áp lực và trước khi vận hành, bao gồm xả nước, làm sạch, làm khô và điền đầy sản phẩm.

6.1.13.   Chế tạo (fabrication): Các hoạt động liên quan đến việc lắp ráp các vật với một mục đích đã định. Đối với đường ống, chế tạo bao gồm chế tạo các ống đứng, các vòng giãn nở, cuộn ống, bó ống…

6.1.14.   Cấp NDT (NDT level): Phạm vi và chỉ tiêu chấp nhận đối với kiểm tra không phá hủy đường ống được chia thành 2 cấp. Cấp 1, có phạm vi và chỉ tiêu chấp nhận nghiêm ngặt hơn, cần được áp dụng cho chỉ tiêu thiết kế với điều kiện chuyển vị là chính.

6.1.15.   Cấp vị trí (location class): Các vị trí địa lý của đường ống đuợc phân loại theo các hoạt động của con người tại đó.

6.1.16.   Chiều dầy thành ống danh nghĩa (nominal pipe wall thickness): Là chiều dầy thành ống chưa bị ăn mòn quy ước của ống bằng chiều dầy tối thiểu của thép cộng với dung sai chế tạo.

6.1.17.   Công trình biển (Offshore Installation): khái niệm chung chỉ công trình biển cố định và di động, bao gồm cả trang thiết bị dành cho mục đích thăm dò, khoan, khai thác, xử lí và chứa các sản phẩm hyđrocácbon hoặc các hoạt động, chất lỏng khác có liên quan. Khái niệm này còn bao gồm các công trình dành cho việc ăn ở của người tham gia các hoạt động trên. Công trình biển còn bao hàm các công trình ngầm và đường ống. Khái niệm này không bao hàm các tàu dầu truyền thống, tàu cung ứng, tàu dịch vụ mà không tham gia trực tiếp vào các hoạt động kể trên.

6.1.18.   Dự trữ ăn mòn (corrosion allowance): Chiều dày thành ống dư được cộng thêm khi thiết kế nhằm bù lại bất cứ sự suy giảm chiều dày thành ống nào do ăn mòn (bên trong hay bên ngoài) trong quá trình vận hành.

6.1.19.   Đánh giá tới hạn kỹ thuật (engineering criticality assessement- ECA): Đánh giá cơ chế nứt gãy của các khuyết tật.

6.1.20.   Đánh giá tài liệu(audit) – A : Đánh giá tài liệu là kiểm tra độc lập và có hệ thống để xác định xem các hoạt động chất lượng và các kết quả liên quan có tuân theo kế hoạch đã định hay không và các kế hoạch có được thực hiện hiệu quả và phù hợp với mục đích đề ra hay không. Lưu ý rằng việc này khác so với giám sát ở chỗ chú trọng tới tính đầy đủ và khả năng của quy trình chứ không chú trọng tới kết quả của quy trình (mặc dầu không bỏ qua).

6.1.21.   Độ bền đặc trưng (characteristic strength): Giá trị danh nghĩa của độ bền của vật liệu được sử dụng để xác định độ bền thiết kế. Độ bền đặc trưng thường dựa vào một phân vị xác định ở đầu dưới của hàm phân phối xác suất của độ bền.

6.1.22.   Đường kính ngoài danh nghĩa (nominal outside diameter): Là đường kính ngoài quy ước. Ví dụ ống 12 inch có đường kính ngoài thực tế là 12,75 inch.

6.1.23.   Độ không tròn (out of roundness): Là độ lệch của chu vi đường ống so với hình tròn. Độ lệch này có thể là độ ôvan (%), hoặc là độ không tròn cục bộ như bẹp (mm).

6.1.24.   Độ ô van (ovalisation): Là độ lệch dạng elíp của chu vi đường ống so với hình tròn.

6.1.25.   Điểm chờ(hold point)– H : Điểm chờ được định nghĩa là một việc sẽ không được tiến hành nếu không được Đăng kiểm phê duyệt.

6.1.26.   Giai đoạn thi công (construction phase): Tất cả các giai đoạn trong quá trình thi công bao gồm chế tạo, lắp đặt, thử và chạy thử, đến khi công trình hay hệ thống được an toàn và có khả năng vận hành theo mục đích sử dụng. Đối với đường ống, giai đoạn này bao gồm quá trình vận chuyển, hàn trên bờ và trên xà lan, rải ống, chỉnh sửa, đấu nối (tie-in), thử áp lực, chạy thử và sửa chữa.

6.1.27.   Giám sát (surveillance) – S: Giám sát là theo dõi liên tục và kiểm tra trạng thái của đối tượng và phân tích các báo cáo để đảm bảo rằng các yêu cầu đề ra đã được thực hiện đầy đủ. Khối lượng giám sát phụ thuộc vào từng dự án cụ thể cũng như theo kinh nghiệm của Đăng kiểm. Viết tắt số lần giám sát được xác định như sau:

o    S1 = giám sát từng đợt, một lần /1 tuần;

o    S2 = giám sát với tần suất tối thiểu 1 lần/ngày;

o    S3 = giám sát với tần suất tối thiểu 1 lần/ca;

6.1.28.   Hệ số hiệu ứng điều kiện tải trọng (codition load effect factor): Hệ số hiệu ứng tải trọng đưa vào trong tính toán mất ổn định có tính đến các điều kiện tải trọng cụ thể.

6.1.29.   Hệ số chế tạo (fabrication factor): Hệ số được đưa vào độ bền vật liệu để bù lại sự suy giảm của độ bền vật liệu do tạo hình nguội trong quá trình chế tạo ống.

6.1.30.   Hư hỏng (failure): Sự kiện gây ảnh hưởng đến một bộ phận hoặc cả hệ thống và gây ra một hoặc cả hai hiệu ứng sau đây:

o    Làm mất chức năng từng phần hoặc cả hệ thống;

o    Giảm khả năng làm việc dẫn đến giảm đáng kể sự an toàn của công trình, sinh mạng con người và môi trường.

6.1.31.   Hiệu ứng tải trọng (load effect): Hiệu ứng của một tải trọng đơn lẻ hoặc tổ hợp tải trọng lên thiết bị hoặc hệ thống, ví dụ như ứng suất, biến dạng, chuyển vị, dịch chuyển, chuyển động.

6.1.32.   Hệ số hiệu ứng tải trọng (load effect factor): Hệ số an toàn riêng phần này nhân với hiệu ứng tải trọng đặc trưng để nhận được hiệu ứng tải trọng thiết kế.

·         Hệ số sức bền của vật liệu(material resistance factor): Hệ số an toàn riêng phần để chuyển sức bền đặc trưng thành một phân vị sức bền thấp hơn.

6.1.33.   Hệ số cường độ vật liệu (material strength factor): Hệ số để xác định cường độ đặc trưng của vật liệu phản ánh độ tin cậy của giới hạn chảy.

6.1.34.   Hệ thống kiểm soát áp suất (pressure control system): Đối với đường ống, đây là hệ thống kiểm soát áp suất trong đường ống, bao gồm hệ thống điều áp, hệ thống an toàn áp suất, các thiết bị đi kèm và các hệ thống báo động.

6.1.35.   Hệ thống điều áp (pressure regulating system): Đối với đường ống, đây là hệ thống để đảm bảo rằng áp suất đã định được duy trì trong đường ống mà không phụ thuộc vào áp suất thượng nguồn (upstream pressure).

6.1.36.   Hệ thống an toàn áp suất (pressure safety system): Đây là hệ thống độc lập với hệ thống điều áp và hệ thống này dùng để đảm bảo rằng áp suất trong đường ống không vượt quá áp suất sự cố cho phép.

6.1.37.   Hệ số an toàn riêng phần (partial safety factor): Là hệ số làm thay đổi giá trị đặc trưng của một biến số thành giá trị thiết kế ví dụ như hiệu ứng tải trọng, độ bền của vật liệu.

6.1.38.   Khảo sát hoàn công (as-built survey): Việc khảo sát hệ thống đường ống đã được lắp đặt và hoàn thành được tiến hành để đảm bảo rằng việc thi công đã đáp ứng được các yêu cầu đã định và ghi nhận lại các sai lệch so với thiết kế ban đầu nếu có.

6.1.39.   Khảo sát trong lắp đặt (as-laid survey): Khảo sát được tiến hành hoặc thông qua việc theo dõi liên tục các điểm tiếp đáy biển của đường ống hoặc thông qua các tàu chuyên dụng trong suốt quá trình lắp đặt đường ống.

6.1.40.   Kiểm tra (inspection): Các hoạt động như đo đạc, xem xét, thử nghiệm, đo một hoặc nhiều đặc tính của một sản phẩm hoặc một hoạt động và so sánh kết quả với các yêu cầu đã định để xác định tính phù hợp.

6.1.41.   Lô (lot): Số lượng các ống từ cùng một mẻ luyện, trong cùng một mẻ xử lí nhiệt và có cùng đường kính và chiều dày thành ống.

6.1.42.   Lắp đặt (installation – activity): Các hoạt động liên quan đến việc lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc kết cấu, như rải ống, đấu nối, đóng cọc..., bao gồm cả thử cuối cùng và chuẩn bị vận hành.

6.1.43.   Mất ổn định tổng thể (buckling, global): là dạng mất ổn định liên quan một chiều dài đáng kể của đường ống, thường gồm nhiều mối nối ống và không có biến dạng lớn về diện tích tiết diện, ví dụ mất ổn định do vồng lên (upheaval).

6.1.44.   Mất ổn định cục bộ (buckling, local): là dạng mất ổn định của một đoạn ống ngắn gây ra sự thay đổi lớn về mặt cắt, ví dụ như méo mó, gấp nếp và xoắn cục bộ thành ống.

6.1.45.   Mài mòn (erosion): Hao mòn vật liệu do va đập lặp lại của các hạt cát hoặc các giọt chất lỏng.

6.1.46.   Mỏi (fatigue): Sự thoái hoá vật liệu do tác dụng của tải trọng tuần hoàn.

6.1.47.   Nhiệt độ thiết kế cực đại (design temperature, maximum): Nhiệt độ cao nhất có thể mà các thiết bị hay hệ thống có thể trải qua trong quá trình lắp đặt và vận hành. Nhiệt độ môi trường cũng như nhiệt độ vận hành phải được xem xét khi xác định nhiệt độ thiết kế cực đại.

6.1.48.   Nhiệt độ thiết kế cực tiểu (design temperature, minimum): Nhiệt độ thấp nhất mà các thiết bị hay hệ thống có thể trải qua trong quá trình lắp đặt và vận hành, bất kể ở áp suất nào. Nhiệt độ môi trường cũng như nhiệt độ vận hành phải được xem xét khi xác định nhiệt độ thiết kế cực tiểu.

6.1.49.   Nứt do áp lực hydro (hydrogen presure induced cracking - HPIC): Vết nứt bên trong của vật liệu rèn do hình thành áp lực hydro trong các lỗ rỗng vi mô.

6.1.50.   ống chữ J(J-tube): ống có hình chữ J được lắp đặt trên giàn. Một ống có thể được kéo qua ống chữ J để làm ống đứng. ống chữ J kéo dài từ mặt sàn giàn đến phần ống cong tại đáy biển. ống chữ J được nối với kết cấu đỡ bởi các gối đỡ ống chữ J.

6.1.51.   ống có lớp lót (Lined pipe): ống có lớp lót bên trong với liên kết giữa vật liệu cơ bản (đường ống) và vật liệu lớp lót là liên kết cơ học.

6.1.52.   ống có lớp phủ (Clad pipe): ống có lớp phủ bên trong, mà liên kết giữa vật liệu cơ bản (ống) và vật liệu phủ là liên kết cấu trúc (metallurgical bond).

6.1.53.   ống hàn tần số cao (pipe, high frequency welded - HFW): ống được chế tạo từ một dải thép tấm bằng cách hàn dọc theo chiều dài mà không thêm kim loại đắp. Mối hàn dọc được hàn bằng dòng điện có tần số cao (tối thiểu là 100 kHz) được đưa vào trực tiếp hoặc bằng cảm ứng. Vùng mối hàn hoặc toàn bộ ống phải được xử lý nhiệt.

6.1.54.   ống đúc liền (pipe, seamless - SML): ống được chế tạo nhờ quá trình tạo hình nóng tạo ra sản phẩm ống tròn mà không có đường hàn.

6.1.55.   ống với đường hàn hồ quang dưới lớp trợ dung dọc hoặc xoắn ốc (SAWL, SAWH): ống được chế tạo từ một dải hoặc tấm với một đường hàn dọc (SAWL) hoặc xoắn ốc (SAWH) được hàn theo quá trình hàn hồ quang dưới lớp trợ dung với tối thiểu một lớp hàn bên trong và một lớp hàn bên ngoài của ống.

6.1.56.   Phân vị (Fractile): Phân vị cấp p là giá trị xp được xác định như sau:

F(xp) = p, với F là hàm phân phối xác suất của xp.

6.1.57.   Sức bền đặc trưng (characteristic resistance): Giá trị tham chiếu của độ bền kết cấu được sử dụng để xác định độ bền thiết kế. Sức bền đặc trưng thường dựa vào một phân vị xác định ở đầu dưới của hàm phân phối xác suất của sức bền.

6.1.58.   Sổ tay lắp đặt (installation manual): Tài liệu được nhà thầu chuẩn bị để mô tả và chứng minh rằng phương pháp lắp đặt và thiết bị được nhà thầu sử dụng phù hợp với các yêu cầu đã định và các kết quả có thể được kiểm chứng.

6.1.59.   Tải trọng đặc trưng (characteristic load): Giá trị tham chiếu của một tải trọng được sử dụng trong việc xác định các hiệu ứng tải trọng. Giá trị này thường dựa vào một phân vị xác định ở đầu trên của hàm phân phối xác suất của tải trọng.

6.1.60.   Tuổi thọ thiết kế (design life): Khoảng thời gian dự kiến ban đầu tính từ lúc bắt đầu thi công hoặc sử dụng đến khi giải bản vĩnh viễn các thiết bị hoặc hệ thống. Tuổi thọ thiết kế ban đầu có thể được kéo dài sau khi đường ống được chứng nhận lại.

6.1.61.   Thiết kế (design): Toàn bộ các vấn đề kỹ thuật liên quan để thiết kế đường ống bao gồm kết cấu, vật liệu và ăn mòn.

6.1.62.   Thử thủy tĩnh (hydro-test): Xem định nghĩa thử áp lực tại nhà máy (mục 6.1.8).

6.1.63.   Trạng thái giới hạn (limit state): Là trạng thái khi đó công trình không còn thoả mãn các yêu cầu. Các trạng thái giới hạn sau có liên quan đến các hệ thống đường ống:

o    SLS (serviceability limit state): trạng thái giới hạn vận hành;

o    ULS (ultimate limit state): trạng thái giới hạn cực đại;

o    FLS (fatigue limit state): trạng thái giới hạn mỏi;

o    ALS (accidental limit state): trạng thái giới hạn sự cố.

6.1.64.   Tải trọng (load): là bất cứ tác động nào gây ra ứng suất, biến dạng, chuyển vị, dịch chuyển, chuyển động… của thiết bị hay hệ thống.

6.1.65.   Tổ hợp tải trọng (load combination): Chỉ tiêu trạng thái giới hạn mất ổn định cục bộ đối với tải trọng tổ hợp phải được kiểm tra cho hai tổ hợp tải trọng a và b. Tổ hợp tải trọng a là kiểm tra hệ thống và chỉ được áp dụng khi có ảnh hưởng đối với toàn bộ hệ thống.

6.1.66.   Thử áp lực tại nhà máy (mill pressure test): Thử độ bền thủy tĩnh tại nhà máy, xem TCVN 6475-6: 2007 - Quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển - phần 6 mục 2.2.

6.1.67.   Vận hành bất thường (operation, incidental): Các điều kiện vận hành khác với bình thường của thiết bị hoặc hệ thống. Đối với đường ống, các điều kiện bất thường có thể dẫn đến áp suất sự cố, như dâng áp do đóng van đột ngột hoặc do hệ thống điều chỉnh áp suất và sự kích hoạt hệ thống an toàn áp suất bị hỏng.

6.1.68.   Vận hành bình thường (operation, normal): Các điều kiện xuất hiện từ việc sử dụng và áp dụng các thiết bị hoặc hệ thống theo dự kiến, bao gồm việc theo dõi tình trạng và tính toàn vẹn, bảo dưỡng, sửa chữa.

6.1.69.   Vùng khí quyển (Atmospheric zone): Phần đường ống nằm phía trên vùng có mực nước biến động.

6.1.70.   Xem xét (review) – R: Xem xét là kiểm tra một cách hệ thống các báo cáo và tài liệu. Mức độ xem xét sẽ phụ thuộc vào loại tài liệu và mức độ liên quan. Viết tắt các mức độ xem xét được định nghĩa như sau:

o    I = Tham khảo;

o    R1= Xem xét các ý chính;

o    R2= Xem xét toàn diện.

6.2.         Các ký hiệu và viết tắt

·         ALS : Trạng thái giới hạn sự cố;

·         ASD: Thiết kế theo ứng suất cho phép;

·         AUT: Kiểm tra siêu âm tự động;

·         C-Mn: Các bon – Măng gan;

·         CRA: Hợp kim chống ăn mòn;

·         CTOD: Sự dịch chuyển mở rộng các đầu vết nứt;

·         DFI: Thiết kế, chế tạo và lắp đặt;

·         DP: Định vị động;

·         ECA: Đánh giá tới hạn kỹ thuật;

·         ESD: Dừng khẩn cấp;

·         FLS: Trạng thái giới hạn mỏi;

·         FMEA: Phân tích hậu quả của các dạng hư hỏng;

·         HAZOP: Nghiên cứu nguy hiểm và khả năng vận hành;

·         HAZ: Vùng ảnh hưởng nhiệt;

·         HPIC: Nứt do áp suất hyđro;

·         HFW: Hàn tần số cao;

·         IM: Sổ tay lắp đặt;

·         LRFD: Thiết kế theo các hệ số tải trọng và sức bền;

·         LBW: Hàn bằng chùm tia laser;

·         MAIP: áp suất bất thường cho phép cực đại;

·         MAOP: áp suất vận hành cho phép cực đại;

·         MIP: áp suất bất thường cực đại;

·         MPQT: Thử chứng nhận quy trình chế tạo;

·         MPS: Quy định kỹ thuật của quy trình chế tạo;

·         NDT: Kiểm tra không phá hủy;

·         PRE: Sức bền chống mòn rỗ tương đương;

·         SLS: Trạng thái giới hạn vận hành;

·         SMTS: Độ bền kéo tối thiểu quy ước;

·         SMYS: ứng suất chảy tối thiểu quy ước;

·         ULS: Trạng thái giới hạn cực đại;

·         A - Diện tích tiết diện;

·         Ai = (D-2t)2;

·         Ae = D2;

·         As - Diện tích tiết diện phần thép vành khăn: As = p(D-t)t;

·         D - Đường kính ngoài danh nghĩa;

·         Dfat  Tổn thương mỏi tích luỹ hay tổng Miner;

·         Dmax            Đường kính trong hoặc ngoài lớn nhất đo được;

·         Dmin Đường kính trong hoặc ngoài nhỏ nhất đo được;

·         i   Đường kính trong danh nghĩa: i = D – 2.tnom ;

·         E    Môđun đàn hồi;

·         f0    Độ ôvan: f0 = ;

·         fy    Giới hạn chảy dùng trong thiết kế;

·         fu    Độ bền kéo dùng trong thiết kế;

·         fk    Độ bền vật liệu;

·         g    Gia tốc trọng trường;

·         h    Chiều cao từ phần ống đứng tới điểm tham chiếu dùng để xác định áp suất thiết kế;

·         Hs   Chiều cao sóng đáng kể;

·         M   Mômen;

·         MA  Mômen uốn do tải trọng sự cố;

·         Md  Mômen uốn thiết kế;

·                  Mômen uốn thiết kế tối đa, ví dụ trong trạng thái biển ngắn hạn;

·         ME  Mômen uốn do tải trọng môi trường;

·         MF  Mômen uốn do tải trọng chức năng;

·         Mk  Mômen chống uốn dẻo;

·         N    Lực dọc trục thực trong thành ống (Lực kéo là dương);

·         ni    Số chu trình của khối ứng suất thứ i;

·         Ni   Số chu trình tới phá huỷ ứng với mức ứng suất thứ i;

·         Độ không tròn: O = Dmax - Dmin

·         Pb   áp suất kháng vỡ;

·         pc   áp suất gây móp đặc trưng;

·         pd   áp suất thiết kế tại điểm tham chiếu;

·         pe   áp suất ngoài;

·         pel   áp suất gây móp đàn hồi;

·         pi    áp suất trong;

·         pinc  áp suất bất thường;

·         pld   áp suất thiết kế cục bộ;

·         pli   áp suất bất thường cục bộ;

·         pp   áp suất phá huỷ dẻo;

·         ppr   áp suất lan truyền;

·         pt        áp suất thử;

·         Rk   Véc tơ độ bền;

·         t1, t2            Chiều dày thành ống, xem TCVN 6475-7 mục 4.3;

·         tcorr  Dự trữ ăn mòn;

·         tnom Chiều dày thành ống danh nghĩa (không bị ăn mòn);

·         Te   Lực kéo hữu hiệu (lực dọc trục) (lực kéo là dương);

·         Te,A Lực kéo hữu hiệu do tải trọng sự cố;

·         Te,E Lực kéo hữu hiệu do tải trọng môi trường;

·         Te,F Lực kéo hữu hiệu do tải trọng chức năng

·                   Lực kéo hữu hiệu thiết kế tối đa ví dụ trong trạng thái giới hạn ngắn hạn;

·         Ted  Lực kéo hữu hiệu thiết kế;

·         Tk   Độ bền dẻo chống lực kéo dọc trục;

·         Tp   Chu kì đỉnh của sóng;

·         Tw   Lực kéo thành ống thực;

·         Tz   Chu kì cắt không của sóng;

·         a    Hệ số dãn nở nhiệt;

·         afab  Hệ số chế tạo;

·         ac   Thông số ứng suất dòng;

·         afat  Tỷ lệ tổn thương mỏi cho phép;

·         agw  Hệ số đường hàn chu vi;

·         aU   Hệ số độ bền vật liệu;

·         gA    Hệ số hiệu ứng tải trọng đối với tải trọng sự cố;

·         gC   Hệ số hiệu ứng điều kiện tải trọng;

·         gE    Hệ số hiệu ứng tải trọng đối với tải trọng môi trường;

·         gF    Hệ số hiệu ứng tải trọng đối với tải trọng chức năng;

·         gm   Hệ số sức bền của vật liệu;

·         gSC  Hệ số sức bền theo các cấp an toàn;

·         h    Hệ số sử dụng;

·         m    Hệ số ma sát.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN6475-1:2007

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN6475-1:2007
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcXây dựng
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN TCVN6475-1:2007

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6475-1:2007 về quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 1: Quy định chung


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6475-1:2007 về quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 1: Quy định chung
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN6475-1:2007
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoCòn hiệu lực
                Lĩnh vựcXây dựng
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6475-1:2007 về quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 1: Quy định chung

                    Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6475-1:2007 về quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 1: Quy định chung