Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN4760:1989

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4760:1989 (ST SEV 1648-79) về Vật liệu gốm kỹ thuật điện - Phương pháp xác định giới hạn bền kéo do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4760:1989 (ST SEV 1648-79) về Vật liệu gốm kỹ thuật điện - Phương pháp xác định giới hạn bền kéo do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7998-1:2009 (IEC 60383-1 : 1993) về Cái cách điện dùng cho đường dây trên không có điện áp danh nghĩa lớn hơn 1000V - Phần 1: Cái cách điện bằng gốm hoặc thủy tinh dùng cho hệ thống điện xoay chiều - Định nghĩa, phương pháp thử nghiệm và tiêu chí chấp nhận .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4760:1989 (ST SEV 1648-79) về Vật liệu gốm kỹ thuật điện - Phương pháp xác định giới hạn bền kéo do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4760-89

(ST SEV 1648-79)

VẬT LIỆU GỐM KỸ THUẬT ĐIỆN - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN BỀN KÉO

Electrotechnical ceramics - Tensile test methods

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các vật liệu gốm kỹ thuật điện và quy định phương pháp xác định giới hạn bền kéo các vật liệu này.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 1648-79.

1. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP

Nội dung cơ bản của phương pháp này là xác định lực kéo mà dưới tác dụng của lực đó mẫu thử bị phá hủy.

2. THIẾT BỊ THỬ

Khi tiến hành thử nghiệm, sử dụng các trang thiết bị sau:

1) Máy thử kéo đứt;

2) Đồ gá (hình 2 hoặc hình 2);

3) Thước cặp

3. MẪU THỬ

Hình dạng và các kích thước của các mẫu thử phải phù hợp với các chỉ dẫn nêu trên hình 3. Mẫu thử phải được gia công từ thanh được tạo hình trên máy ép có đai hay bằng những phương pháp khác được áp dụng trong sản xuất nếu như phương pháp chuốt vật liệu đó không sử dụng được và mẫu thử đó phải được thiêu kết trong những điều kiện giống như khi thiêu kết sản phẩm. Bề mặt của mẫu thử có thể không tráng men hay có tráng men. Trên các mẫu thử không được có các khuyết tật nhìn thấy được như các vết xước, vỡ, bọt, vết chảy, cháy và các vết bẩn.

Hình 1

Hình 2

Hình 3

4. TIẾN HÀNH THỬ

Việc thử nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ 25 ± 10 oC.

Đường kính mẫu thử được xác định chính xác đến 0,1 mm theo hai phương vuông góc với nhau ở vị trí có tiết diện nhỏ nhất và khi tính toán, tiết diện được tính theo đường kính trung bình.

Mẫu thử được kẹp chặt vào một trong các đồ gá (xem hình 1 hoặc hình 2). Giữa mẫu thử và đồ gá có lót một lớp đàn hồi thí dụ như da có chứa crôm hoặc bằng chì có chiều dày không nhỏ hơn 2 mm.

Đặt tải trọng kéo tăng dần đều lên mẫu thử với tốc độ sao cho kể từ thời gian bắt đầu đặt tải trọng tới khi mẫu thử bị phá hủy chỉ trong khoảng từ 20 đến 40 giây.

Lực phá hủy được đo chính xác đến 1%.

Số lượng mẫu thử không nhỏ hơn 5.

5. XỬ LÝ KẾT QUẢ

Giới hạn độ bền kéo szB tính bằng N/mm2 (MPa) của từng mẫu thử được tính theo công thức

                    (1)

trong đó

F - lực phá hủy, N

A - tiết điện mẫu, mm2

Việc tính toán các kết quả thử tiến hành theo TCVN 4548-88 và theo phụ lục.

Biên bản thử cần có các nội dung sau:

1) Tên vật liệu

2) Phương pháp gia công mẫu

3) Ngày tháng gia công mẫu

4) Dạng bề mặt (có tráng men hay không có tráng men)

5) Số lượng mẫu

6) Giới hạn bền kéo trung bình mẫu

7) Độ lệch bình phương trung bình mẫu

8) Địa điểm và ngày tháng thử

9) Họ và tên người thử

 

PHỤ LỤC

Trị số trung bình mẫu và độ lệch bình phương trung bình được tính theo công thức sau:

                          (2)

                     (3)

Để quyết định chấp nhận hay bác bỏ szBn (szB1) cần lập tỷ số

                                    (4)

hoặc

                         (5)

So sánh kết quả tính được với trị số h cho ở bảng dưới đây. Nếu Vn ≥ h (V1 ≥ h) thì phải loại bỏ kết quả do đó và tính lại trị số trung bình mẫu.

Số giá trị đo

Giá trị h khi xác suất a = 0,05

5

1,67

6

1,82

7

1,94

8

2,03

9

2,11

10

2,18

11

2,23

12

2,29

13

2,33

14

2,37

15

2,41

16

2,44

17

2,48

18

2,50

19

2,53

20

2,56

 

TIÊU CHUẨN SEV THAM KHẢO

1) ST SEV 545-77. Thống kê ứng dụng. Nguyên tắc đánh giá tính bất thường của các kết quả quan trắc.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN4760:1989

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN4760:1989
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoHết hiệu lực
Lĩnh vựcĐiện - điện tử
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4760:1989 (ST SEV 1648-79) về Vật liệu gốm kỹ thuật điện - Phương pháp xác định giới hạn bền kéo do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4760:1989 (ST SEV 1648-79) về Vật liệu gốm kỹ thuật điện - Phương pháp xác định giới hạn bền kéo do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN4760:1989
                Cơ quan ban hànhỦy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoHết hiệu lực
                Lĩnh vựcĐiện - điện tử
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4760:1989 (ST SEV 1648-79) về Vật liệu gốm kỹ thuật điện - Phương pháp xác định giới hạn bền kéo do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

                          Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4760:1989 (ST SEV 1648-79) về Vật liệu gốm kỹ thuật điện - Phương pháp xác định giới hạn bền kéo do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành