Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN4152:1985

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4152:1985 về Ferosilic - Phương pháp xác định lưu huỳnh

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4152:1985 về Ferosilic - Phương pháp xác định lưu huỳnh


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4152 - 85

FEROSILIC

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LƯU HUỲNH

Ferrosilicon

Methods for determination of sulphur

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp chuẩn độ xác định lưu huỳnh trong ferosilic (khi hàm lượng lưu huỳnh từ 0,002 đến 0,02%).

Phương pháp chuẩn độ bằng kali iodua-iodat được áp dụng khi phân tích trọng tài.

1. YÊU CẦU CHUNG

Khi xác định lưu huỳnh trong ferosilic phải tuân theo các yêu cầu chung trong TCVN 4149 - 85

2. BẢN CHẤT PHƯƠNG PHÁP

Phương pháp dựa vào quá trình nung ferosilic trong dòng khí oxy ở 1350 - 1400oC. Khí sunfurơ tạo thành được hấp thụ bằng nước và chuẩn độ axit sunfurơ bằng dung dịch kali iodua-iodat với chỉ thị hồ tinh bột hay hấp thụ bằng dung dịch kali sunfat và hydro peoxit rồi chuẩn độ bằng dung dịch natri tetraborat với chỉ thị hỗn hợp.

3. THIẾT BỊ

3.1. Thiết bị xác định lưu huỳnh (xem sơ đồ) gồm:

1. Bình khí oxy kèm theo đồng hồ và van điều chỉnh, áp suất hoặc bình giảm áp;

2. Bình rửa khí chứa dung dịch kali pemanganat 4% trong dung dịch kali hidroxit 40%.

3. Tháp sấy khô, phần dưới chứa canxi clorua nung chảy phần trên vôi xút;

4. Khóa 2 nhánh;

5. Ống sứ không tráng men chịu nhiệt, đường kính trong 18 - 22mm hai đầu ống phải nằm ngoài đầu lò một khoảng 190 ± 10 mm. Để tránh các đầu ống rứ khỏi bị đốt nóng quá dùng tấm amian che mặt ngoài đầu lò lại, và làm nguội bớt bằng giẻ tẩm ướt.

6. Lò nung được đốt nóng bằng thanh cacbua silic đảm bảo nhiệt độ 1350 - 1400oC.

7. Cần nhiệt đối với bộ điều nhiệt độ điều chỉnh nhiệt độ trong lò.

8. Thuyền sứ nung trước trong lò muph 4 - 5 giờ ở (950 ± 10)oC sau đó nung trong dòng khí oxy khoảng 5 phút ở nhiệt độ đốt mẫu phân tích.

9. Biến thế điện chỉnh điện áp vào lò.

10. Ống có bầu hình cầu chứa bông thủy tinh

11. Khóa 2 nhánh

12. Buret dung tích 25 cm3.

13. Bình hấp thụ cao 250 mm, đường kính 30 mm.

14. Bình so sánh có kích thước như bình hấp thụ.

3.1. Các mối nối ống thủy tinh với nhau bằng ống cao su phải thật khít để hỗn hợp khí sinh ra không tiếp xúc với cao su

3.3. Trước khi tiến hành phân tích mẫu, lò được nung đến nhiệt độ cần thiết và kiểm tra xem thiết bị có kín không, đóng, khóa 11, thông khí oxy vào ống sứ đã đun nóng đến 1350 - 1400oC. Nếu sau khoảng thời gian ngắn không thấy xuất hiện bọt khí trong bình rửa 2 thì có thể coi hệ thống đã kín.

4. PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ BẰNG KALI IODUA - IODAT

4.1. Hóa chất và dung dịch

Axit clohydric d 1,19.

Kali hydroxit, dung dịch 14%.

Kali pemanganat, dung dịch 4% trong dung dịch kali hydroxit 40%.

Canxi clorua nóng chảy.

Kali iodua

Vôi xút.

Hồ tinh bột, pha dung dịch ngay trước khi dùng. Nghiền 0,5g bột trong 40 cm3 nước lạnh. Vừa khuấy vừa rót thành dòng nhỏ vào cốc nước 950 cm3 nước sôi, thêm 10cm3 axit clohyđric rồi đun 2 - 3 phút. Để nguội, nhỏ vào từng giọt dung dịch iodua - iodat đến khi dung dịch có màu xanh nhạt.

Chất chảy - vanadi (V) oxit hay đồng (II) oxit ở dạng phoi hoặc bột, Đồng (II) oxit được nung trước 3 - 4 giờ ở nhiệt độ (800 ± 20)oC, có thể sử dụng các loại chất chảy khác. Hàm lượng lưu huỳnh trong chất chảy không lớn hơn 0,002%.

Kali iodat, dung dịch tiêu chuẩn.

Dung dịch A: cho 0,111 g kali iodat, 15g kali iodua, 0,1 g kali hydroxit vào cốc dung tích 250 cm3 rồi hòa tan trong 50 cm3 nước. Chuyển dung dịch vào bình định mức dung tích 1 dm3, thêm nước đến vạch, lắc đều. Bảo quản dung dịch trong bình thủy tinh nâu. 1cm3 dung dịch này tương đương khoảng 0,00005% lưu huỳnh.

Dung dịch B: pha loãng 100 cm3 dung dịch A đến 500 cm3 bằng nước. 1 cm3 dung dịch tương đương khoảng 0,00001 g lưu huỳnh.

Nồng độ khối (C) dung dịch B xác định theo lưu huỳnh tính bằng g/cm3 xác định bằng mẫu chuẩn có thành phần và hàm lượng lưu huỳnh gần với mẫu phân tích, tính theo công thức:

,

Trong đó:

C1 - hàm lượng lưu huỳnh trong mẫu chuẩn ferosilic %;

m - lượng cân mẫu chuẩn, g;

V - thể tích dung dịch iodua - iodat tiêu hao khi chuẩn độ, cm3;

V1 - thể tích dung dịch iodua - iodat tiêu hao khi chuẩn độ thí nghiệm kiểm tra, cm3.

4.2. Tiến hành phân tích

4.2.1. Trước khi tiến hành phân tích phải kiểm tra xem lưu huỳnh trong ống sứ đã cháy hết chưa. Muốn vậy lắp vào các bình hấp thụ và so sánh lượng dung dịch hồ tinh bột đến 1/3 chiều cao của bình. Thông dòng khí oxy với tốc độ khoảng 2 dm3/phút. Nếu sau 4 - 5 phút màu của dung dịch trong bình hấp thụ nhạt đi, chứng tỏ từ ống sứ đã sinh ra khí khử dung dịch chuẩn độ, tiếp tục thông oxy và từ từ nhỏ vào bình từng giọt dung dịch kali iodua-iodat cho đến khi màu dung dịch trong bình hấp thụ trở lại bằng màu dung dịch trong bình so sánh.

4.2.2. Cho lượng cân 0,5 g Ferosilic vào thuyền sứ đã nung, thêm chất chảy 0,5g vanadi (V) oxit hay 1,5g đồng (II) oxit rồi trộn đều.

4.2.3. Cho dung dịch hồ tinh bột vào bình hấp thụ 13 và so sánh 14 đến 1/2 thể tích.

Đưa thuyền sứ vào vùng ống sứ nóng nhất, đóng nút cao su lại. Mở khóa 4 để thông khí oxy qua ống sứ với tốc độ 2dm3/phút.

Khi khí sunfuarơ thoát ra bắt đầu làm mất màu lớp dưới của dung dịch từ từ nhỏ từng giọt dung dịch kali iodua-iodat với tốc độ sao cho lúc nào dung dịch cũng có màu xanh nhạt. Kết thúc quá trình chuẩn độ khi màu dung dịch trong hai bình như nhau và bền vững trong vòng 1 phút.

5. PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ BẰNG NATRI TETRABORAT

5.1. Hóa chất và dung dịch

Kali hydroxit, dung dịch 40%.

Kali pemanganat, dung dịch 4% trong dung dịch kali hydroxit 40%.

Kali sunfat.

Hydro peoxit.

Dung dịch hấp thụ: hòa tan 5g kali sunfat trong 200 cm3 nước sôi, rót vào 100 cm3 dung dịch hydro peoxit, pha loãng đến 2,5dm3 bằng nước sôi.

Chất chảy vanadi (V) oxit hay đồng (II) oxit ở dạng phôi hoặc bột, đồng (II) oxit được nung trước 3 - 4 giờ ở nhiệt độ (800 ± 20) oC. Có thể sử dụng các loại chất chảy khác, khối lượng lưu huỳnh trong chất chảy không lớn hơn 0,002%.

Etanola

Metyl đỏ, dung dịch 0,1% trong rượu.

Metylen xanh.

Chỉ thị hỗn hợp: vừa đun vừa khuấy tan 0,1g metyl đỏ trong 300cm3 etannola rồi trộn lẫn với dung dịch 0,5g metylen xanh trong 50 cm3 nước.

Natri tetraborat ngậm 10 phân tử nước. Dung dịch tiêu chuẩn pha như sau:

Dung dịch A: hòa tan 1,1894g thuốc thử trong nước đã đun sôi trước. Để nguội, pha loãng đến vạch bằng nước sôi để nguội trong bình định mức dung tích 1dm3. 1cm3 dung dịch A tương đương khoảng 0,00005 g lưu huỳnh.

Dung dịch B: pha loãng 100 cm3 dung dịch A đến 500 cm3 bằng nước, 1 cm3 dung dịch B tương đương khoảng 0,00001 g lưu huỳnh.

Nồng độ khối dung dịch B (C) xác định theo lưu huỳnh, tính bằng g/cm3, xác định bằng mẫu chuẩn đồng thời với mẫu phân tích có thành phần và hàm lượng lưu huỳnh gần với mẫu phân tích và tính theo công thức:

,

Trong đó:

C1 - hàm lượng lưu huỳnh trong mẫu chuẩn ferosilic %;

V - thể tích dung dịch natri tetraborat tiêu hao khi chuẩn độ, cm3;

V1 - thể tích dung dịch natri tetraborat tiêu hao khi chuẩn độ thí nghiệm kiểm tra, cm3.

m - lượng cân mẫu chuẩn, g;

5.2. Tiến hành phân tích

5.2.1. Trước khi tiến hành phân tích, kiểm tra xem lưu huỳnh trong ống sứ đã cháy hết chưa. Muốn vậy, lấy vào bình hấp thụ (13) 50 cm3 dung dịch hấp thụ và 5 - 6 giọt chỉ thị hỗn hợp. Thêm khí oxy vào lò, nhỏ từng giọt dung dịch natri tetraborat đến khi dung dịch có màu xanh nhạt bền vững.

5.2.2. Cho 0,5g Ferosilic vào thuyền sứ, thêm chất chảy 0,5 g vanadi (V) oxit hay 1,5g đồng (II) oxit rồi trộn đều.

5.2.3. Rót vào bình hấp thụ (13) 50 cm3 dung dịch hấp thụ và 5 - 6 giọt chỉ thị. Thông dòng khí oxy và từ từ cho vài giọt dung dịch natri tetraborat đến khi dung dịch có màu xanh sáng.

Đưa thuyền sứ vào chỗ ống sứ nóng nhất. Đóng nút cao su lại, thông khí oxy vào lò.

Khi khí sunfurơ vào bình hấp thụ, màu của dung dịch chuyển từ xanh sáng sang đỏ. Nhỏ từng giọt dung dịch natri tetraborat vào cho đến khi dung dịch trở lại màu xanh sáng. Kết thúc chuẩn độ khi màu xanh của dung dịch bền vững trong 1 phút.

6. TÍNH KẾT QUẢ

6.1. Hàm lượng lưu huỳnh (S) tính bằng phần trăm theo công thức:

 ,

trong đó:

C - nồng độ khối của dung dịch kali iodua-iodat hay natri tetraborat xác định theo lưu huỳnh, g/cm3;

V - thể tích dung dịch kali iodu-iodat hay natri tetraborat tiêu hao khi chuẩn độ mẫu phân tích, cm3;

V1 - thể tích dung dịch kaliiodua-iodat hay natri tetraborat tiêu hao khi chuẩn độ thí nghiệm kiểm tra, cm3;

m - lượng cân mẫu, g.

6.2. Bảng sai lệch giới hạn.

%

Hàm lượng lưu huỳnh

Sai lệch tuyệt đối giới hạn

Từ

0,002

đến

0,003

0,002

Trên

0,003

0,005

0,0025

 

0,005

0,010

0,04

 

0,010

0,020

0,005

Sơ đồ thiết bị xác định lưu huỳnh

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN4152:1985

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN4152:1985
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcCông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4152:1985 về Ferosilic - Phương pháp xác định lưu huỳnh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4152:1985 về Ferosilic - Phương pháp xác định lưu huỳnh
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN4152:1985
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoCòn hiệu lực
                Lĩnh vựcCông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4152:1985 về Ferosilic - Phương pháp xác định lưu huỳnh

                      Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4152:1985 về Ferosilic - Phương pháp xác định lưu huỳnh