Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN4256:1986

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4256:1986 (ST SEV 781-77) về Sản phẩm kỹ thuật điện và vô tuyến điện tử - Thử chịu tác động của các yếu tố ngoài - Quy định chung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4256:1986 (ST SEV 781-77) về Sản phẩm kỹ thuật điện và vô tuyến điện tử - Thử chịu tác động của các yếu tố ngoài - Quy định chung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4256-86

SẢN PHẨM KỸ THUẬT ĐIỆN VÀ VÔ TUYẾN ĐIỆN TỬ - THỬ CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ NGOÀI - QUY ĐỊNH CHUNG

Basic environimental - testing procedures for Electrotechnical and radio Electronic equipments. General requirements

Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn chung cho các tiêu chuẩn sản phẩm kỹ thuật điện và vô tuyến điện tử. «Thử chịu tác động của yếu tố ngoài» và quy định các thuật ngữ cơ bản, các định nghĩa, hệ thống ký hiệu quy ước về các thử nghiệm, các điều kiện khí hậu tiêu chuẩn cũng như các quy tắc chung của việc thử.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 781-77

1. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

1.1. Thử chịu tác động của các yếu tố ngoài là toàn bộ các thao tác cần thiết để xác định các ảnh hưởng của những tác động bên ngoài bất kỳ nào đó lên sản phẩm. Thử nghiệm bao gồm các thao tác sau:

- Ổn định ban đầu (nếu có yêu cầu).

- Kiểm nghiệm ban đầu và đo ban đầu (nếu yêu cầu).

- Chịu thử.

- Ổn định kết thúc (nếu yêu cầu)

- Kiểm nghiệm kết thúc và (hoặc) đo lường kết thúc.

Chú thích. Trong thời gian chịu thử và (hoặc) ổn định kết thúc có thể quy định các phép đo trung gian.

1.2. Mẫu là sản phẩm (khí cụ, bộ phận của khí cụ hoặc các đối tượng khác), được dùng để thử chịu tác động của các yếu tố ngoài.

Chú thích. Thuật ngữ «mẫu» bao gồm tất cả những phần phụ và hệ thống phụ, cần thiết để cho mẫu làm việc, Ví dụ: hệ thống làm nguội, hệ thống giảm chấn động cơ học v.v…

1.3. Thử liên hợp là thử chịu tác động của các yếu tố nước ngoài, trong đó mẫu chịu các tác động kế tiếp của hai hoặc nhiều yếu tố ngoài, và các khoảng thời gian giữa các lần chịu thử được xác định chặt chẽ, vì thời gian này có ảnh hưởng quyết định kết quả  thử.

Không phải thực hiện sự ổn định ban đầu và ổn định kết thúc giữa các lần chịu thử.

Chú thích: Các phép đo được thực hiện trước lần chịu thử đầu tiên và sau lần chịu thử cuối cùng. Trình tự của việc tiến hành các phép đo có thể được quy định khác (xem phụ lục 4).

1.4. Thử hỗn hợp là thử trong đó mẫu chịu tác động đồng thời của hai hoặc nhiều yếu tố ngoài.

1.5. Ổn định ban đầu là việc tác động liên mẫu các điều kiện khí hậu xác định với mục đích loại bỏ hoàn toàn hay một phần các biến đổi ngược, các biến đổi có thể xảy ra với mẫu do tác động của các yếu tố khí hậu gây ra trước khi thử.

1.6. Chịu thử là việc cho các yếu tố ngoài tác động lên mẫu để xác định ảnh hưởng của chúng trên mẫu.

1.7. Ổn định kết thúc là việc tác động lên mẫu bằng các điều kiện khí hậu xác định với mục đích loại bỏ những biến đổi ngược xuất hiện do các tác động trước đó của các yếu tố khí hậu, hoặc với mục đích ổn định các tính chất của nó để bảo đảm tính nhất quán của phép đo.

1.8. Mẫu tỏa nhiệt là mẫu mà khi đầu vào chịu tải trọng điện thì nhiệt độ của bản thân các điểm nhiệt của bề mặt của nó (đo được trong các điều kiện lưu thông tự do của không khí sau khi đạt được cân bằng nhiệt) vượt quá nhiệt độ của không khí môi trường không nhỏ hơn 5K.

1.9. Điều kiện lưu thông tự do không khí là điều kiện tồn tại trong khoảng không gian không hạn chế, trong đó sự chuyển động của không khí chỉ do bản thân mẫu tỏa nhiệt gây ra, còn năng lượng do mẫu tỏa ra được hấp thụ.

Trên thực tế, điều này được thực hiện nếu không gian chung quanh (thể tích) lớn đến mức không gây ra trở ngoại cho sự tỏa nhiệt.

1.10. Cân bằng nhiệt:

- Đối với các mẫu không tỏa nhiệt là trạng thái của mẫu trong đó nhiệt độ tại tất cả các bộ phận của nó không khác với nhiệt độ kết thúc của nó (nhiệt độ Trung bình của tủ theo thời gian) quá 3K.

- Đối với mẫu tỏa nhiệt là trạng thái của mẫu, trong đó tỷ số giữa hai khoảng thời gian kế tiếp nhau cần thiết để nhiệt độ của phần được kiểm tra (hoặc các phần được kiểm tra) thay đổi 3K, vượt quá 1,7.

Chú thích:

1. Cho phép xác định trạng thái cân bằng nhiệt bằng cách đo thông số của mẫu nếu tương quan nhiệt độ của thông số đo đã được biết.

2. Chênh lệch nhiệt độ có thể được quy định khác 3K (xem phụ lục 4).

1.11. Nhiệt độ của bề mặt mẫu là nhiệt độ đo được tại một điểm (các điểm) xác định trên bề mặt mẫu.

1.12. Nhiệt độ xung quanh của không khí.

- Đối với mẫu không tỏa nhiệt là nhiệt độ của không khí bao quanh mẫu.

- Đối với mẫu tỏa nhiệt là nhiệt độ của không khí trong các điều kiện lưu thông tự do của nó, và cách mẫu một khoảng cách nào đó để có thể bỏ qua ảnh hưởng của nhiệt tỏa ra.

Chú thích: Thực tế phải coi trị số trung bình của nhiệt độ đo được tại một số điểm trong mặt phẳng nằm ngang phân bố trong khoảng từ 0 đến 5cm dưới mẫu, và cách mẫu một khoảng bằng 1/2 chiều dài từ mẫu đến thành tủ (buồng) hoặc cách mẫu 1 m nếu mẫu nhỏ.

Phải có các biện pháp thích hợp để sự tỏa nhiệt không ảnh hưởng đến kết quả đo lường

1.13. Nhiệt độ môi trường xung quanh đối với mẫu có làm nguội cưỡng bức là nhiệt độ của tác nhân làm nguội (xem phụ lục 4)

1.14. Trình tự thử là trình tự xác định thứ tự tác động lên đối tượng thử của hai hoặc nhiều yếu tố.

Thời gian giữa các lần chịu thử có một khoảng nào đó để thử nghiệm trước không có ảnh hưởng đến thử nghiệm sau.

Ổn định kết thúc, kiểm nghiệm kết thúc và việc đo lường sau các thử nghiệm trước đó đồng thời dùng làm ổn định ban đầu, và kiểm nghiệm ban đầu và đo lường các thử nghiệm tiếp theo.

Trình tự của việc ổn định và đo lường có tểh quy định khác (xem phụ lục 4).

1.15. Tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm là tài liệu quy định các yêu cầu kỹ thuật và (hoặc) phương pháp thử đối với các yếu tố tác động ngoài cho sản phẩm đó.

2. KÝ HIỆU QUY ƯỚC

2.1. Nguyên tắc ký hiệu

2.1.1. Trong các ký hiệu quy ước các phương pháp thử phải chỉ rõ các số liệu sau:

Đặc trưng của yếu tố tác động ngoài (tác động khí hậu tác động cơ học, tác động kết hợp, và các tác động khác).

Nhóm các ký hiệu cơ bản ví dụ: thử chịu tác động của thay đổi nhiệt độ, thử độ vững của đầu ra v.v…).

Phân nhóm thử (ví dụ: thử uốn của các đầu ra v.v…)

Phương pháp trong phân nhóm thử (ví dụ thử các đầu ra dạng sợi mềm và dạng băng về uốn).

2.1.2. Hệ thống số được dùng làm ký hiệu quy ước của các phương pháp thử. Cấu tạo của ký hiệu quy ước phải theo (Hình 1).

Hình 1

Trị số cụ thể của con số đầu tiên theo đặc trưng của yếu tố tác động ngoài được quy định ở bảng 1.

Bảng 1

Đặc trưng yếu tố tác động ngoài

Trị số của con số đầu tiên của ký hiệu quy ước

Tác động cơ học

Tác động khí hậu

Tác động khác

1

2

9

Còn con số từ thứ 3 đến thứ 8 được giữ lại giành cho ký hiệu các yếu tố tác động mới.

Chú thích. Nếu số phương pháp thử trong phân nhóm lớn hơn 9 thì để ký hiệu các phương pháp, sẽ áp dụng số có 2 con số.

2.2. Ký hiệu quy ước các thử nghiệm:

- Trong bảng 2 quy định ký hiệu quy ước của các nhóm thử nghiệm cơ bản. Ký hiệu các phân nhóm thử nghiệm và các phương pháp thử trong phân nhóm thử nghiệm được quy định trong các tiêu chuẩn cho các phương pháp thử.

2.3. Cho phép bổ sung các ký hiệu phụ vào các ký hiệu quy ước thử nghiệm trên đây

Bảng 2

Nhóm thử nghiệm cơ bản

Ký hiệu quy ước của các thử nghiệm

THỬ NGHIỆM CƠ HỌC

1. Thử chịu chấn động

2. Thử chịu rơi tự do

3. Thử chịu rung động

4. Thử chịu gia tốc không đổi

5. Thử độ bền vững của các đầu ra

6. Thử chịu tác động của tiếng ồn

1010

1020

1030

1040

1050

1060

THỬ NGHIỆM KHÍ HẬU

7. Thử chịu nhiệt độ giảm

8. Thử chịu nhiệt độ tăng

9. Thử chịu ẩm

10. Thử chịu nấm mốc

11. Thử chịu môi trường ăn mòn

12. Thử chịu bụi và cát

13. Thử chịu áp suất môi trường

14. Thử chịu thay đổi nhiệt độ

15. Thử chịu phóng xạ

2010

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

CÁC DẠNG THỬ NGHIỆM KHÁC

16. Thử độ kín

17. Thử cháy

18. Thử hàn

19. Thử chịu các dụng cụ để tẩy rửa

20. Thử chịu tác dụng siêu âm để tẩy rửa

9010

9020

9030

9040

9050

3. ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU TIÊU CHUẨN

3.1. Điều kiện khí hậu tiêu chuẩn để thử nghiệm.

3.1.1. Điều kiện khí hậu tiêu chuẩn để thử nghiệm là:

Nhiệt độ từ 288 đến 308 K (từ 15 đến 350C).

Độ ẩm tương đối từ 45 đến 75%

Áp suất khí quyển từ 0,86.105 đến 1,06.105 pa (từ 860 đến 1060 mbar).

3.1.2. Đối với các mẫu có kích thước lớn được thử trong các buồng, tại đó khó duy trì nhiệt độ trong các giới hạn nêu ở điều 3.1.1. thì khoảng nhiệt độ có thể mở rộng từ 283 đến 313 K (từ 10 đến 400)

3.1.3. Nhiệt độ và độ ẩm phải được giữ không đổi trong suốt quá trình đo lường một mẫu.

Sai lệch cho phép của trị số nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong các phép đo kết thúc so với các trị số của chúng trong các phép đo ban đầu (các phép đo này được tiến hành như là một phần của một thí nghiệm đối với mẫu đã cho) nếu yêu cầu, phải được quy định (xem phụ lục 4).

3.1.4. Nếu các phép đo được thực hiện trong điều kiện khác với đã nêu ở điều 3.1.1 thì trong biên bản thử phải nêu rõ điều kiện thực tế của phép đo. Độ ẩm tương đối có thể không cần xem xét đến nếu nó không có ảnh hưởng đến các kết quả thử.

3.2. Điều kiện khí hậu tiêu chuẩn quy đổi.

Nếu các thông số đo phụ thuộc vào nhiệt độ và (hoặc) áp suất và tương quan phụ thuộc đó đã biết, thì giá trị của thông số được đo trong điều kiện nêu ở điều 3.1, trường hợp cần thiết, có thể được tính đổi về điều kiện khí hậu tiêu chuẩn quy đổi.

Nhiệt độ 298 K (200C).

Áp suất khí quyển: 1,013 pa. (1013mbar).

3.3. Điều kiện khí hậu tiêu chuẩn để thử nghiệm trọng tài.

Nếu các thông số được đo phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất và độ ẩm và tương quan phụ thuộc này chưa biết, thì các phép đo có thể được tiến hành (theo sự thỏa thuận giữa bên giao và bên đặt hàng) trong điều kiện nêu ở bảng 3.

3.4. Điều kiện khí hậu tiêu chuẩn để ổn định.

3.4.1. Việc ổn định ban đầu và việc ổn định kết thúc được tiến hành trong điều kiện khí hậu tiêu chuẩn để thử nghiệm theo điều 3.1, còn trường hợp thử nghiệm trọng tài được tiến hành trong điều kiện khí hậu tiêu chuẩn để thử nghiệm trọng tài theo điều 3.3.

Bảng 3

Nhiệt độ, K (0C)

Độ ẩm
Tương đối, %

Áp suất khí quyển Pa.105 (mbar)

293 ± 1 (20 ±1)

 

296 ± 1 (23 ± 1)

 

298 ± 1 (25 ± 1)

 

300 ± 1 (27 ± 1)

Từ 63 đến 67

 

Từ 48 đến 52

 

Từ 48 đến 52

 

Từ 63 đến 67

Từ 0,86 đến 1,06

(Từ 860 đến 1060)

Từ 0,86 đến 1,06

(Từ 860 đến 1060)

Từ 0,86 đến 1,06

(Từ 860 đến 1060)

Từ 0,86 đến 1,06

(Từ 860 đến 1060)

Trường hợp tiện lợi về kỹ thuật (nếu các thông số đo nhạy cảm với khí ẩm và với trạng thái bề mặt mẫu và bị thay đổi nhanh chóng sau khi đưa ra khỏi tủ ẩm) việc ổn định kết thúc khi thử chịu ẩm được thực hiện trong điều kiện để ổn định được điều chỉnh như sau:

- Nhiệt độ: nhiệt độ thực tế của phòng thí nghiệm (trong giới hạn nêu ở điều 3,1) ± 1K.

- Độ ẩm tương đối: 73 đến 77%.

- Áp suất khí quyển: theo điều 3.1.

Thời gian ổn định cũng như sự cần thiết phải ổn định kết thúc, trong điều kiện để ổn định được điều chỉnh phải được quy định (xem phụ lục 4).

3.4.2. Nếu ổn định kết thúc được thực hiện trong điều kiện để ổn định được điều chỉnh hoặc trong điều kiện khí hậu tiêu chuẩn để thử nghiệm trọng tài, thì mẫu được đặt trong điều kiện để ổn định không chậm quá 10 phút sau khi kết thúc chu kỳ chịu thử.

Nếu các phép đo cũng phải được tiến hành ngay sau chu kỳ ổn định, thì các phép đo này phải được hoàn thành trong 30 phút sau khi đưa mẫu ra khỏi điều kiện để ổn định, hơn nữa các đặc tính nào có thể bị thay đổi nhanh chóng nhất thì được đo trước tiên.

3.5. Điều kiện tiêu chuẩn để sấy cưỡng bức.

3.5.1. Nếu trước khi đo, quy định phải sấy cưỡng bức, thì việc sấy đó phải tiến hành ở điều kiện sau:

Nhiệt độ: 328 ± 2K (55 ± 20C).

Độ ẩm tương đối không lớn hơn 20%.

Áp suất khí quyển từ 0,86 . 105 đến 1,06 . 105 Pa (từ 860 đến 1060 mbar).

Thời gian sấy cưỡng bức hoặc điều kiện sấy khác phải theo phụ lục 4. Trường hợp này, trong biên bản thử phải nêu rõ điều kiện thực tế của việc sấy cưỡng bức.

3.5.2. Nếu để thử chịu nhiệt độ tăng mà nhiệt độ được quy định thấp hơn 328 K (550C), thì sấy cưỡng bức phải được thực hiện với nhiệt độ của thử nghiệm này.

4. TIẾN HÀNH THỬ

4.1. Mẫu đem thử phải ở trạng thái hoàn chỉnh để sử dụng

Có thể quy định việc thử mẫu trong các trạng thái khác (xem phụ lục 4).

4.2. Các thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện khí hậu tiêu chuẩn để thử nghiệm, nếu trong tiêu chuẩn về phương pháp thử chịu tác động của các yếu tố ngoài không quy định điều kiện khí hậu khác.

4.3. Khi kích thước và (hoặc) khối lượng mẫu như thế nào đó khiến việc thử nó trong trạng thái hoàn chỉnh là không xác đáng hoặc thực tế không thể thực hiện được, thì có thể thử nghiệm các bộ phận cơ bản một cách riêng rẽ.

Trong trường hợp các bộ phận đem thử của sản phẩm có ảnh hưởng tương hỗ thì phải tính đến các ảnh hưởng này.

 

PHỤ LỤC 1

Mục lục theo vần chữ cái của thuật ngữ[1]

 

Điều

Cân bằng nhiệt

1.10

Chịu thử

1.6

Điều kiện trao đổi tự do của không khí

1.9

Mẫu

1.2

Nhiệt độ không khí xung quanh

1.12

Nhiệt độ môi trường xung quanh đối với mẫu có làm nguội cưỡng bức

1.13

Nhiệt độ mặt mẫu

1.11

Ổn định kết thúc

1.7

Ổn định ban đầu

1.5

Tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm

1.15

Thử chịu tác động của yếu tố ngoài

1.1

Thử hỗn hợp

1.4

Thử liên hợp

1.3

Trình tự thử

1.14

 

PHỤ LỤC 2

Thuật ngữ tương ứng với các thứ tiếng Việt Nam, Anh

1.1. Thử chịu tác động của các yếu tố ngoài

Environmental test

1.2. Mẫu

Specimen

1.3. Thử liên hợp

Composite test

1.4. Thử hỗn hợp

Combinet test

1.5. Ổn định ban đầu

Preconditionning

1.6. Chịu thử

Conditionning

1.7. Ổn định kết thúc

Recovery

1.8. Mẫu tỏa nhiệt

Heat dissipating specimen

1.9. Điều kiện lưu thông tự do không khí

Free air conditions

1.10. Cân bằng nhiệt

Temperature stability

1.11. Nhiệt độ mặt mẫu

Surface temperature

1.12. Nhiệt độ không khí xung quanh

Ambient temperature

1.13. Nhiệt độ môi trường xung quanh đối với mẫu có làm nguội cưỡng bức

Ambient temperature for specimens with artificial cooling

1.14. Trình tự thử

Sequence of test

1.15. Tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật

Relevant specification

 

PHỤ LỤC 3

Thử nghiệm các đầu ra dạng băng hay sợi mềm về uốn được ký hiệu như sau:

 

PHỤ LỤC 4

Đối với sản phẩm cụ thể, tùy theo mức độ cần thiết, các quy định sau đây được đưa vào Tiêu chuẩn sản phẩm.

Với điều 1.3

Trình tự tiến hành ổn định và đo

Với điều 1.10

Chênh lệch nhiệt độ khác 3K

Với điều 1.13

Nhiệt độ tác nhân làm nguội và các điểm kiểm tra nhiệt độ.

Với điều 1.14

Trình tự tiến hành ổn định và đo

Với điều 3.1.3

Độ lệch cho phép của nhiệt độ và độ ẩm tương đối so với trị số của chúng lúc thực hiện các phép đo ban đầu

Với điều 3.5.1

Các điều kiện để sấy cưỡng bức (nếu các điều kiện này khác với quy định trong tiêu chuẩn) và thời gian sấy.

Với điều 4.1

Trạng thái mẫu khi thử (nếu trạng thái đó khác với quy định trong tiêu chuẩn).

Với điều 4.3

Phương pháp thử cụ thể đối với các bộ phận riêng của sản phẩm.

 



[1] Mục lục theo văn bản chữ cái của các thuật ngữ cho trong phụ lục 1. Thuật ngữ tương ứng với các thứ tiếng Nga, Anh, Pháp cho trong phụ lục 2.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN4256:1986

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN4256:1986
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành25/04/1986
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoHết hiệu lực
Lĩnh vựcĐiện - điện tử
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật3 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4256:1986 (ST SEV 781-77) về Sản phẩm kỹ thuật điện và vô tuyến điện tử - Thử chịu tác động của các yếu tố ngoài - Quy định chung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4256:1986 (ST SEV 781-77) về Sản phẩm kỹ thuật điện và vô tuyến điện tử - Thử chịu tác động của các yếu tố ngoài - Quy định chung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN4256:1986
                Cơ quan ban hànhỦy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
                Người ký***
                Ngày ban hành25/04/1986
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoHết hiệu lực
                Lĩnh vựcĐiện - điện tử
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật3 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4256:1986 (ST SEV 781-77) về Sản phẩm kỹ thuật điện và vô tuyến điện tử - Thử chịu tác động của các yếu tố ngoài - Quy định chung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4256:1986 (ST SEV 781-77) về Sản phẩm kỹ thuật điện và vô tuyến điện tử - Thử chịu tác động của các yếu tố ngoài - Quy định chung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

                            • 25/04/1986

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực