Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1756:1975

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1756:1975 về Thuốc nhuộm trên vải sợi - Phương pháp xác định độ bền màu

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1756:1975 về Thuốc nhuộm trên vải sợi - Phương pháp xác định độ bền màu


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1756-75

THUỐC NHUỘM TRÊN VẢI SỢI PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU

Tiêu chuẩn này quy định một số phương pháp xác định độ bền màu của thuốc nhuộm hữu cơ trên vải, sợi sản xuất từ các dạng xơ, sợi dưới tác dụng cơ lý hóa gần với điều kiện vải sợi phải chịu đựng khi sử dụng.

Việc áp dụng tiêu chuẩn này phải được nêu trong các tài liệu kỹ thuật tương ứng.

1. KHÁI NIỆM CHUNG

Độ bền màu của thuốc nhuộm trên vải sợi được xác định không chỉ qua mức độ phai màu, mà còn được xác định qua mức độ dây màu sang vải trắng. Dùng bảng màu tiêu chuẩn, theo sự thỏa thuận của các bên hữu quan, để đánh giá mức độ phai hoặc dây màu.

2. QUY ĐỊNH CHUNG

2.1. Vải trắng dùng để kiểm tra độ dây màu phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

dệt từ xơ bông;

kiểu dệt – vân điểm;

chi số sợi (dọc – ngang) – 54;

mật độ (dọc – ngang) – 300 – 310 sợi/10cm;

không hồ bóng;

không có chất tăng trắng, độ trắng trên 80%

độ mao dẫn 8 – 10cm.

2.2. Khi đánh giá độ bền màu của thuốc nhuộm trên vải sợi phải dùng:

Mẫu thử trước và sau khi thí nghiệm;

Mẫu vải trắng trước và sau khi thí nghiệm cùng với mẫu thử;

Bảng màu chuẩn theo sự thỏa thuận giữa các bên hữu quan. Nguồn sáng tiêu chuẩn gồm:

Nguồn sáng tự nhiên lúc 9 – 11 giờ hoặc từ 14 – 16 giờ. Nên hướng đến nguồn sáng phía bắc và với góc nghiêng 450 khi trời trong xanh;

Nguồn sáng nhân tạo phải đảm bảo độ chiếu sáng khoảng 250 lux hay 450 cd/m2.

2.3. Khi so sánh màu của mẫu thử với mẫu chuẩn, phải để chúng cách mắt 25 – 40cm. Trường hợp đánh giá độ dây màu, phải so sánh màu của hai mặt vải ép vào nhau với màu chuẩn. Trường hợp độ bền màu nằm giữa hai cấp màu, phải lấy độ bền màu của hai cấp. Đối với vải in hoa hoặc vải dệt từ sợi nhiều màu, lấy độ bền màu theo mẫu có cấp thấp nhất.

3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

3.1. Xác định độ bền màu khi giặt xà phòng

Phương pháp này chỉ áp dụng cho vải sợi sản xuất từ xơ bông, xơ tổng hợp hỗn hợp với xơ bông, xơ sợi viscô.

3.1.1. Tiến hành lấy mẫu theo TCVN 1749 – 75.

3.1.2. Chuẩn bị mẫu

Cắt từ mẫu ban đầu ra hai mẫu thử mỗi mẫu có chiều ngang 4 cm và chiều dọc 10 cm, cân chính xác đến 0,01 g. Sau đó, áp mẫu thử vào miếng vải trắng có cùng kích thước. Dùng chỉ trắng khâu xung quanh và cuộn vào ống hình trụ có đường kính 2cm, cuối cùng, lấy chỉ trắng buộc lại. Khi cuộn, phải cho miếng vải màu ra ngoài. Nếu vải in hoặc nhuộm có nhiều màu, cắt mẫu phải có đủ màu để thử.

Khi thử độ bền màu của sợi màu tiến hành chuẩn bị mẫu theo một trong các phương pháp sau đây:

1. Đan hoặc dệt hai mảnh, mỗi mảnh có chiều rộng 4cm, chiều dài 10cm;

2. Quấn sợi vào hai miếng nhựa mỏng, trong suốt có chiều rộng 4cm và chiều dài 10cm.

Vải hoặc sợi màu có qua khâu xử lý đặc biệt như hồ bóng, là bóng v.v… làm ảnh hưởng đến màu, trước khi chuẩn bị mẫu thử, phải đem xử lý sơ bộ 15 phút trong nước mềm 400C, sau đó, đem phơi khô trong phòng.

3.1.3. Dụng cụ và hóa chất

Cốc thủy tinh, dung tích 250 – 500ml.

Đèn.

Đũa thủy tinh.

Nhiệt kế đo được đến 1000C.

Nồi nấu.

Natri cacbonat (Na2CO3), dung dịch 2 g/l.

Xà phòng trung tính, dung dịch 4 g/l và 5 g/l.

3.1.4. Tiến hành thử

3.1.4.1. Giặt ở nhiệt độ 250C và 400C

Cho mẫu vào dung dịch xà phòng 4 g/l với tỷ lệ giữa mẫu và dung dịch là 1 : 50. Tiến hành giặt mẫu ở 40 ± 20C trong 30 phút. Sau đó, lấy mẫu ra, dùng tay vắt nhẹ và nhúng ngập vào dung dịch trên. Lặp lại quá trình này 10 lần, lấy ra, tháo dây buộc. Đem giặt mẫu và vải trắng trong nước mềm ở nhiệt độ 400C, giặt lại bằng nước lạnh. Gỡ riêng vải trắng và vải màu. Đem sấy hoặc phơi ở nhiệt độ dưới 400C.

3.1.4.2. Giặt ở nhiệt độ 950C hoặc 600C

Lấy mẫu đã chuẩn bị, theo điều 3.12, cho vào dung dịch có 2 g/l Na2CO3 và 5 g/l xà phòng trung tính với tỷ lệ giữa mẫu và dung dịch là 1 : 50, đun ở nhiệt độ 95 ± 2 0C hoặc 60 ± 2 0C. Giữ ở nhiệt độ này 30 phút, sau đó, để nguội đến nhiệt độ 400C và tiếp tục xử lý để giặt, sấy theo điều 3.1.4.1.

3.1.5. Đánh giá kết quả

Mẫu sau khi giặt cùng mẫu ban đầu dừng để so sánh được đặt ở điều kiện quy định trong TCVN 1748 – 75 không ít hơn 30 phút. Xác định độ bền màu khi giặt xà phòng theo bảng màu tiêu chuẩn đã được các bên hữu quan thỏa thuận.

3.2. Xác định độ bền màu dưới tác dụng “mồ hôi”

3.2.1. Tiến hành chuẩn bị mẫu theo điều 3.1.2 nhưng mẫu có kích thước 4 x 7cm.

3.2.2. Chuẩn bị dung dịch

Dung dịch 1 có: 5 g natri clorua và 6 ml amoni hidroxit 25% trong 1 lít nước mềm (dưới 6 độ cứng Đức).

Dung dịch 2 có: 70 ml axit axetic đậm đặc trong 1l.

3.2.3. Tiến hành thử

Cho mẫu thử đã chuẩn bị vào dung dịch 1 với tỷ lệ giữa mẫu và dung dịch là 1 : 50. Đun dung dịch đến 37 ± 20C và giữ ở nhiệt độ đó trong 30 phút. Khi đun, phải dùng que gỗ dìm cho mẫu thử luôn ngập trong dung dịch. Sau thời gian đó, lấy mẫu ra, thêm dung dịch 2 vào dung dịch 1 theo tỷ lệ giữa hai dung dịch là 1 : 10. Cho mẫu thử vào dung dịch này và giữ ở nhiệt độ 37 ± 20C trong 3 phút. Sau đó, lấy mẫu ra, đặt mẫu vào giữa hai tấm kính có kích thước bằng hoặc lớn hơn kích thước mẫu và lại ngâm vào dung dịch trên ở nhiệt độ 37 ± 20C trong 30 phút nữa. Sau đó, vớt ra, lấy mẫu ra khỏi tấm kính và đem phơi hoặc sấy ở nhiệt độ dưới 400C.

3.2.4. Đánh giá kết quả theo điều 3.1.5.

3.3. Xác định độ bền màu dưới tác dụng của ma sát khô và ướt

3.3.1. Chuẩn bị mẫu

Cắt 3 mẫu thử ở mẫu ban đầu, mỗi mẫu có chiều dài 18cm và chiều rộng 8cm.

Cắt 3 mẫu vải trắng hình tròn đảm bảo những quy định trong điều 2.1 và có đường kính 6,5cm.

Để một mẫu làm đối chiếu, hai mẫu còn lại đem thử. Nếu vải có nhiều màu, mẫu phải có đủ màu sắc của vải.

Khi thử sợi phải chuẩn bị mẫu theo một trong hai phương pháp sau đây:

1. Đan hoặc dệt thành 3 miếng, mỗi miếng có chiều dài 18cm, chiều rộng 8cm;

2. Cuốn sợi song song và sít nhau theo chiều dọc của miếng bìa có kích thước 18 x 8cm

3.3.2. Tiến hành thử

Tiến hành thử trên dụng cụ xác định độ bền màu ma sát N – 01 do Viện công nghiệp dệt sợi sản xuất.

Bọc mẫu vải trắng vào đầu hình trụ đường kính 18mm, sao cho khi tiến hành cọ sát với vải màu, chỉ có hai lớp vải tỳ sát lên nhau. Lực tác dụng lên đầu hình trụ đè lên vải là 1 kG.

Trải và giữ chặt mẫu thử trên mặt phẳng có lót cao su với độ cứng 80 độ So. Khi trải mẫu, phải để mặt phải lên trên.

Cho đầu trụ có bọc vải trắng cọ xát đều đặn lên mẫu thử vải màu 10 lần, trong khoảng giao động 10cm và trong 10 giây.

Để thử độ bền màu với ma sát ướt, phải nhúng mẫu vải trắng vào nước mềm. Sau đó, đem ép cho đến lúc khối lượng mẫu so với khối lượng ban đầu tăng lên khoảng 200%. Tiếp tục tiến hành thử như với mẫu khô và phơi khô ở nhiệt độ trong phòng.

3.3.3. Đánh giá kết quả theo điều 3.1.5.

3.4. Xác định độ bền màu khi là nóng

3.4.1. Chuẩn bị mẫu

Cắt hai mẫu thử ở mẫu vải ban đầu có kích thước 2 x 6cm. Một mẫu dùng để thử, mẫu còn lại dùng để đối chiếu.

Cắt hai mẫu vải trắng (đạt điều kiện ghi trong điều 2.1) có kích thước phụ thuộc vào mẫu thử. Nhúng một miếng vào nước mềm, lấy ra và ép cho đến lúc khối lượng mẫu so với khối lượng ban đầu tăng 200%.

3.4.2. Tiến hành thử

Đặt mẫu thử lên mẫu vải trắng khô (mặt phải lên trên) trải ra mặt bàn phẳng. Trải lên mẫu thử một miếng vải trắng ẩm. Dùng bàn là có nhiệt độ thích hợp cho từng loại vải, là trong 40 giây. Sau đó, nhắc bàn là lên, lấy miếng vải màu ra và giữ ở nhiệt độ phòng 18 giờ.

3.4.3. Đánh giá kết quả theo điều 3.1.5.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN1756:1975

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN1756:1975
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcCông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1756:1975 về Thuốc nhuộm trên vải sợi - Phương pháp xác định độ bền màu


Văn bản bị đính chính

    Văn bản được hướng dẫn

      Văn bản đính chính

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1756:1975 về Thuốc nhuộm trên vải sợi - Phương pháp xác định độ bền màu
          Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
          Số hiệuTCVN1756:1975
          Cơ quan ban hành***
          Người ký***
          Ngày ban hành...
          Ngày hiệu lực...
          Ngày công báo...
          Số công báo
          Lĩnh vựcCông nghiệp
          Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
          Cập nhật7 năm trước

          Văn bản thay thế

            Văn bản được căn cứ

              Văn bản hợp nhất

                Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1756:1975 về Thuốc nhuộm trên vải sợi - Phương pháp xác định độ bền màu