Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN2597:1978

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2597:1978 về Bản thảo đánh máy cho sách và tạp chí của nhà xuất bản

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2597:1978 về Bản thảo đánh máy cho sách và tạp chí của nhà xuất bản


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 2597 - 78

BẢN THẢO ĐÁNH MÁY CHO SÁCH VÀ TẠP CHÍ CỦA NHÀ XUẤT BẢN - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Typerwritten final manuscripts

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật đối với các bản thảo đánh máy cho sách và tạp chí của nhà xuất bản. Tiêu chuẩn được áp dụng cho nhà in, nhà xuất bản.

Đối với những cơ quan không có nhà xuất bản, có tài liệu đưa in ở nhà in cũng phải theo những quy định của tiêu chuẩn này

1. HƯỚNG DẪN VIỆC CHUẨN BỊ BẢN THẢO ĐÁNH MÁY CỦA NHÀ XUẤT BẢN

1.1. Yêu cầu đối với bản thảo đánh máy của nhà xuất bản

1.1.1. Bản thảo của nhà xuất bản dùng để đưa nhà in là bản thảo mà tác giả đã đọc và sửa lỗi, không có sai phạm về kỹ thuật và những người có trách nhiệm của nhà xuất bản đã ký.

1.1.2. Phần chính văn của bản thảo phải đánh máy rõ ràng trên giấy một mặt. Được phép viết bằng tay những công thức toán, hóa, dấu đặc biệt không có trên máy chữ.

Chỉ cần gửi đến nhà in bản thảo đầu tiên. Trường hợp tái bản các loại sách được phép dùng bản in hay chụp rõ ràng, thân chữ chính văn không nhỏ hơn 10 phân in, đầu biểu không nhỏ hơn 6 phân in.

Những bài cần bố trí làm nhiều cột thì trong bản thảo phải đánh máy một cột.

1.1.3. Bản thảo đánh máy của nhà xuất bản bố trí trên giấy khổ 210 x 270 mm. Đối với bản thảo những biểu lớn cho phép khổ lớn hơn nhưng phải gấp thành khổ 210 x 270 mm. Bản thảo là tờ in có khuôn khổ nhỏ hơn 210 x 270 mm thì phải dán lên chính giữa tờ giấy một mặt nhỏ 210 x 270 mm, nếu cần sửa cũng phải theo các quy định cho bản thảo.

1.1.4. Bản thảo đánh máy của nhà xuất bản thực hiện trên giấy trắng mà cho phép sửa lỗi trong bài bằng bút mực.

1.1.5. Số thứ tự các trang của bản thảo phải viết bằng bút chì cùng màu ở góc phải phía trên của trang, số thứ tự này phải tính từ trang đầu đến trang cuối cùng, không lặp lại không bỏ sót. Nếu bản thảo có nhiều tập, ở góc trái phía trên tờ đầu của mỗi tập ngoài số ghi tổng số trang của cả cuốn sách phải ghi thêm giới hạn số trang đầu và cuối của tập bản thảo đó, giữa hai số có gạch nối.

1.2. Yêu cầu đối với bản thảo đánh máy của nhà xuất bản

1.2.1. Một trang bản thảo đánh máy không quá 33 dòng, lề của bản thảo được quy định như sau:

Dầu: 20 mm;

Chân: 25 mm;

Gáy: 25 mm;

Bụng: 10 mm;

1.2.2. Các dòng của bản thảo cách nhau 3 khoảng cách (tương đương 4,5 mm). Đề mục và tiểu đề mục của bản thảo được cách trên và dưới bài chính văn 5 khoảng cách (tương đương 7,5 mm). Trừ trường hợp tiểu đề mục trong bản thảo đi liền bài chính văn

1.2.3. Đầu dòng các đoạn văn của bản thảo đánh dịch vào 3 nốt đánh trên máy chữ. Kể cả những bản thảo mà yêu cầu sắp chữ không thụt đầu dòng.

1.3. Yêu cầu đối với việc trình bày biểu trong bản thảo đánh máy của nhà xuất bản.

1.3.1. Hình dáng bên ngoài biểu trong bản thảo phải giống với biểu trong tài liệu khi in.

1.3.2. Nội dung trong biểu cần bố trí đều gọn không lọt ra ngoài đường kẻ chia cột.

1.3.3. Số ở trong biểu có 4 chữ số trở lên phải chia nhóm 3 chữ số, trừ trường hợp số chỉ số hiệu và ngày tháng. Nếu là số thập phân thì phải đánh thẳng hàng dọc theo dấu phẩy.

1.3.4. Chú thích trong bản thảo phải đánh máy ở ngay cuối trang bản thảo và cách dòng cuối của bài chính văn 6 khoảng cách (9 mm) giữa khoảng cách này là một gạch ngang dài 30 mm, và gạch từ đầu dòng. Trong bài chính văn dấu của chú thích là chữ số A-rập, ngôi sao, hoa thị phải đề treo trên và dùng nhất quán từ đầu đến cuối cuốn sách. Nếu đánh số thứ tự của chú thích phải đánh từ 1 đến hết, tính từ đầu đến cuối mỗi trang bản thảo hoặc đánh số thứ tự chú thích từ đầu đến hết cuốn sách nếu phần chú thích đặt ở cuối cuốn sách đó.

Trường hợp chú thích quá dài phải đánh tiếp trang sau thì sau từ cuối cùng của chú thích trang trước phải đánh thêm 5 chấm (….) và trước khi đánh tiếp chú thích ở trang sau cũng phải đánh 5 chấm trước từ đầu. Nếu trang sau cũng có chú thích thì phần tiếp chú thích của trang trước phải đánh lên trên chú thích của trang sau.

1.4. Yêu cầu đối với việc viết công thức toán

1.4.1. Công thức toán học trong bản thảo của nhà xuất bản phải viết rõ ràng chữ, ký hiệu, số phải nằm đúng vị trí của nó. Phải giữ nguyên cách viết công thức toán mà kỹ thuật sắp chữ quy định.

Ví dụ :Viết sai

Viết đúng

1.4.2. Ký hiệu và chỉ số mũ trong bản thảo của nhà xuất bản phải đánh máy rõ ràng hoặc viết bằng mực đúng vị trí của nó.

Ví dụ:

Viết đúng

Viết sai

 

Ko =

Ko =

1.4.3. Chỉ số của dấu tích phân phải viết theo tiêu chuẩn quy định về công thức toán:

Ví dụ:

Viết đúng

Viết sai

 

1.4.4. Dấu ngoặc trong bản thảo của nhà xuất bản phải viết cao hơn biểu thức ở trong nó, dấu mở và dấu đóng của một kiểu phải giống nhau về chiều cao. Trường hợp cần sản xuất một kiểu dấu giống nhau thì dấu ở ngoài có kích thước lớn hơn dấu ở trong .

Ví dụ:

hoặc

 

1.4.5. Dấu căn trong bản thảo cần phải bao trùm lên, biểu thức trong căn

Ví dụ:

Viết đúng

Viết sai

 

1.4.6. Dấu trên các chữ và số trong bản thảo phải viết chính xác.

Ví dụ : ; ;

1.4.7. Khi viết phân số nhiều tầng thì đường kẻ phân số chính phải dài hơn các đường kẻ khác trong công thức toán đó.

Ví dụ:

1.5. Yêu cầu đối với việc viết công thức hóa.

1.5.1. Công thức và chỉ số công thức hóa trong bản thảo của nhà xuất bản không được viết cách quãng.

Ví dụ:

Viết đúng

Viết sai

 

Na2SO4; NaHCO3

Na2 SO4; NaH CO3

1.5.2. Những dấu trong phương trình phản ứng hóa học như : cộng (+); trừ (-); bằng (=); hai chiều (); chiều phản ứng ();kết tủa (↓); trong bản thảo phải viết cách quãng.

1.5.3. Trong bản thảo các dấu hóa trị và diện tích của nguyên tố nào phải viết liền với nguyên tố đó ở góc phải phía trên.

1.5.4. Những dấu liên kết của công thức hóa trong bản thảo phải viết sao cho chúng nối tiếp nhau liên tục. Những dấu liên kết chéo phải nối tiếp nhau ở giữa với những dòng hoặc chữ cần nối liền.

Ví dụ:

1.6. Yêu cầu đối với bản thảo hoàn chỉnh

1.6.1. Bản thảo hoàn chỉnh của nhà sản xuất đưa vào nhà in gồm :

Bản thảo sắp chữ:

Bản mẫu cho ảnh kẽm (hoặc bản kẽm, bản khắc gỗ đã có sẵn);

Mẫu bìa, phụ bản;

Bản ma kết;

Những yêu cầu kỹ thuật (nếu có).

2. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ SỬA CHỮA

2.1. Sửa lỗi nhỏ.

2.1.1. Sửa lỗi nhỏ trong bản thảo đánh máy của nhà xuất bản là những chỗ sửa thực hiện trên máy chữ có cùng thân chữ hoặc sửa bằng tay, được phép sửa không quá 2 từ liền nhau.

2.1.2. Sửa lỗi nhỏ trong bản thảo của nhà xuất bản phải rõ ràng, sửa ngay vào chỗ sai hoặc trên nó. Sửa bằng tay phải viết rõ ràng theo kiểu chữ in thường, chỗ sửa phải sạch, trường hợp bỏ thì dùng thước gạch ngang.

2.1.3. Trên một trang bản thảo của nhà xuất bản được phép sửa 5 lỗi nhỏ.

Không tính là sửa lỗi nhỏ các trường hợp sau:

Những dấu không có trên máy chữ;

Các công thức (toán, hóa….);

Những dấu kỹ thuật biên tập.

2.1.4. Đối với bản thảo là sách giáo khoa, sách khoa học kỹ thuật, những chữ, số, dấu có kiểu chữ giống nhau phải chữa bằng tay rõ ràng lên chúng và chú thích ngay bên lề bản thảo.

Ví dụ:

Những dấu giống nhau

cách sửa

 

1 và số 1

số 1

 

I - » - I

I (số «một» la mã)

 

O - » - O

O (chữ «O» )

 

V - » - V la mã

V (số «năm» la mã)

 

X và dấu X

X (dấu «nhân» )

2.2. Phần thêm.

2.2.1. Phần thêm vào bản thảo đánh máy của nhà xuất bản từ 1 dòng trở lên đến nửa trang, phải được đánh máy cẩn thận rồi cắt bản thảo dán lên một tờ giấy khác có cả phần thêm vào, sau đó gấp lại theo đúng khuôn khổ 210 x 270 mm.

Trường hợp thêm cả trang thì trang thêm vào có số trang như trang cũ nhưng phải ghi thêm ký hiệu phụ a; b; c; sau số trang chính.

Trong 10 trang bản thảo được phép có một phần thêm.

3. QUY ĐỊNH TRÌNH BÀY BẢN THẢO ĐÁNH MÁY CỦA NHÀ XUẤT BẢN

3.1. Tất cả các phần bản thảo của nhà xuất bản phải sử dụng ký hiệu nêu trong bảng 1 và bảng 2 của tiêu chuẩn này. Những ký hiệu này đánh trực tiếp vào bài, trường hợp cần thiết có thể ghi chú thích cụ thể ở lề của bản thảo.

3.2. Ma két phải bố trí trên loại giấy không nhòe dùng được cả 2 mặt, chữ ở trong ma kết viết theo kiểu chữ in.

3.3. Bản ma két cho sách phải ghi đầy đủ những yêu cầu sau: khuôn khổ trang chữ, thân và kiểu chữ, cách trình bày trang bìa lót, bìa giả, lời nói đầu, lời giới thiệu, lời nhà xuất bản, phần mở đầu, cách trình bày tít đầu trang, vị trí của tít đầu trang, vị trí hình ảnh minh họa trong cuốn sách. Ma két cho sách phải có đủ số trang để minh họa được các yêu cầu trình bày.

3.4. Ma két cho tạp chí, bản in, báo ảnh phải ghi đầy đủ khuôn khổ trang chữ, thân và kiểu chữ, các loại thường kẻ hoa, các hình nét trang trí cần sắp cho từng trang cụ thể. Các loại tranh ảnh, trang chuyện … phải có bản in thử của các tranh ảnh minh họa cần dùng, cắt đúng khuôn khổ, dán đúng vị trí trong từng trang.

Số trang của ma két bằng với số trang của bản in chính thức.

 

KÝ HIỆU TRONG KỸ THUẬT BIÊN TẬP CỦA BẢN THẢO ĐÁNH MÁY NHÀ XUẤT BẢN

Bảng 1

Những thành phần cần ký hiệu

Nội dung ký hiệu

Vị trí ký hiệu

Sách bìa cứng và mềm

Tạp chí

1. Khổ bát chữ

Ghi chiều cao và rộng theo phân vuông, số dòng chữ chính trong bát chữ, số trang, tít đầu trang

Ở lề bên trái trang đầu của bản thảo đánh máy

2. Chiều rộng bát chữ chính hoặc cột chữ

Ghi theo phân vuông, ví dụ: 6 phân vuông, 3, …..

Ở trang đầu của bài và đầu trang của từng đề mục

Ở đầu trang của từng bài

3 Bộ chữ chính

Ghi kiểu chữ (tên gọi)

Ở trang đầu bài của bản thảo, góc trái phía trên

4. Độ đậm của chữ chính

Ghi: ngã đệm….

5. Phần cần nhấn mạnh

Ghi những chữ phụ, ví dụ: ngả, nửa đậm….

6. Thân chữ và khoảng cách dòng

Ví dụ: 8/8; 8/10; 10/12.

Ở trang đầu của bài và đầu trang của từng đề mục

7. Khoảng trống khi xuống dòng (khoảng trống đầu dòng)

Ghi theo phần in

8. Kích thước kéo dài các đoạn, chỗ cần nhấn mạnh

Ghi tròn số

Trên lề của từng phần cần nhấn mạnh

9. Những đề mục, phần mới, bát mới

Ghi cách đặt trang hoặc ghép khuôn

Ví dụ: đặt trang từ những bát chữ mới và kích thước lên khuôn, tính cả tít đầu trang theo phân vuông, phân in

Ở đầu trang từng đề mục, bài

10. Khoảng cách trong bài, trước và sau đề mục, tiểu đề mục

Ghi kích thước theo phân vuông, phân in

Ở từng khoảng cách

11. Đề mục, tiêu đề mục

Ghi những điểm từ 3 ÷ 6 và vị trí, ví dụ: giữa sát mép

Ở từng đề mục và tiểu đề mục

12. Thứ tự sắp xếp trong tài liệu

Viết theo thứ tự. Ví dụ: trang 1 – tờ gác, trang 2,3 – tờ đầu, tít đầu trang, trang 4 bắt đầu bài.

Ở lề trang đầu và trang thứ 2 bản thảo

13. Bố trí ảnh

Ghi số ở ảnh, chỗ và cách đặt trang ghép khuôn, trường hợp sắp chữ liền thì ghi rõ chiều rộng và số dòng trong bài

Ở lề bản thảo liền với từng ảnh

14. Chữ đầu

Ghi tên chữ, kiểu chữ, thân chữ và vị trí kích thước lui vào và số dòng phải lui vào

Trên từng lề đối với từng chữ đầu

15. Những bảng

Ghi số, kiểu bảng (hở, hay kín), tên chữ, thân chữ, kiểu đường kẻ, chiều rộng bảng, ước lượng chiều rộng của đề mục (đối với bảng phức tạp), vị trí bảng

Ở lề từng bảng

16. Công thức

Ghi vị trí công thức

Ở lề của từng công thức hoặc ghi chung trong bản sao công thức

Những ký hiệu chính trong kỹ thuật biên tập

Bảng 2

Ý nghĩa

Ký hiệu

Cách dùng

Dàn thưa chữ

Gạch dưới các từ cần dàn thưa hay thu hẹp

Thu hẹp chữ

Chữ chính ở giữa chữ nhấn mạnh

 

Chữ đậm

 

Chữ ngả

 

Chữ nửa đậm

 

Chữ ngả đậm

 

Chữ ngả nửa đậm

 

Chữ hoa

 

Chữ hoa nửa đậm

 

Chữ hoa ngả

 

Chữ hoa đậm

 

Phần trống

Viền vào chữ cần sắp trống

Chỉ số bậc nhất

Chỉ số bậc hai

Ghi dưới số chữ cần sắp thành chỉ số

Chỉ số mũ bậc nhất

Chỉ số mũ bậc hai

Ghi trên số, chữ cần sắp thành số mũ

Chữ nghệ thuật hoặc kiểu chữ khác

Khoanh vào những chỗ cần nhấn mạnh, ở lề ghi rõ kiểu chữ.

Khoảng cách theo phân in

Ghi ký hiệu cùng với số giữa các chữ, dấu của bản thảo đánh máy cần sắp theo khoảng cách nhất định

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN2597:1978

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN2597:1978
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2597:1978 về Bản thảo đánh máy cho sách và tạp chí của nhà xuất bản


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2597:1978 về Bản thảo đánh máy cho sách và tạp chí của nhà xuất bản
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN2597:1978
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2597:1978 về Bản thảo đánh máy cho sách và tạp chí của nhà xuất bản

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2597:1978 về Bản thảo đánh máy cho sách và tạp chí của nhà xuất bản