Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN2609:1978

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2609:1978 về Kính bảo hộ lao động - Phân loại

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2609:1978 về Kính bảo hộ lao động - Phân loại


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 2609 – 78

KÍNH BẢO HỘ LAO ĐỘNG - PHÂN LOẠI

Eye protectors - Classification

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với kính dùng để bảo vệ mắt chống tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất (bụi, vật rắn, giọt chất lỏng và kim loại nóng chảy, khí ăn mòn, bức xạ từ ngoài, ánh sáng chói, bức xạ hồng ngoại và sóng radio), quy định các kiểu về yêu cầu chung của kính.

1. PHÂN LOẠI

1.1 Kính bảo hộ lao động gồm các kiểu theo bảng sau:

Kiểu

Loại mắt kính

Công dụng

Ký hiệu

Tên gọi

H

Kính bảo hộ lao động kiểu hở

Mắt kính không mầu

Chống các vật rắn bắn từ phía trước và bên cạnh tới

Lọc sáng

Chống ánh sáng chói, bức xạ hồng ngoại, sóng radio và tác dụng kết hợp của chúng với vật rắn bắn từ phía trước và bên cạnh tới

HH

Kính bảo hộ lao động kiểu hở, hai lớp

Hỗn hợp mắt kính không màu và lọc sáng

Chống ánh sáng chói, bức xạ hồng ngoại, sóng radio và vật rắn bắn từ phía trước và bên cạnh tới khi chúng tác dụng không đồng thời

KT

Kính bảo hộ lao động kiểu kín, có thông hơi trực tiếp

Mắt kính không màu

Chống vật rắn bắn từ phía trước, trên, dưới và bên cạnh tới

Lọc sáng

Chống ánh sáng chói, bức xạ hồng ngoại và tác động kết hợp của chúng với vật rắn bắn từ phía trước, trên, dưới và bên cạnh tới

KTH

Kính bảo hộ lao động kiểu kín, có thông hơi trực tiếp hai lớp

Hỗn hợp mắt kính không mầu và lọc sáng

Chống ánh sáng chói, bức xạ hồng ngoại và vật rắn bắn từ phía trước, trên, dưới và bên cạnh tới khi chúng tác động không đồng thời

KG

Kính bảo hộ lao động kiểu kín có thông hơi không trực tiếp

Mắt kính không màu

Chống bụi, giọt chất lỏng ăn mòn và tác động kết hợp của chúng với vật rắn bắn từ phía trước, trên, dưới và bên cạnh tới

Lọc sáng

Chống bức xạ tử ngoại, sóng radio và tác động kết hợp của chúng với bụi, vật rắn bắn từ phía trước, trên, dưới và bên cạnh tới

KGH

Kính bảo hộ lao động kiểu kín, có thông hơi không trực tiếp hai lớp

Hỗn hợp mắt kính không màu và lọc sáng

Chống bức xạ tử ngoại, sóng radio và vật rắn bắn từ phía trước, trên, dưới và bên cạnh tới khi chúng tác động không đồng thời

KK

Kính bảo hộ lao động kiểu khít kín

Mắt kính không màu

Chống khí, chất lỏng ăn mòn và tác động kết hợp của chúng với bụi, vật rắn bắn từ phía trước, trên, dưới và bên cạnh tới

 

Lọc sáng

Chống bức xạ tử ngoại, bức xạ hồng ngoại, ánh sáng chói và tác động kết hợp của chúng với khí, chất lỏng ăn mòn

KKH

Kính bảo hộ lao động kiểu khít kín, hai lớp

Hỗn hợp mắt kính không màu và lọc sáng

Chống bức xạ tử ngoại, bức xạ hồng ngoại, ánh sáng chói, khí và chất lỏng ăn mòn, bụi và vật rắn bắn từ phía trước, trên, dưới và bên cạnh tới khi chúng tác động không đồng thời

KC

Kính bảo hộ lao động cầm tay

Lọc sáng

Chống ánh sáng chói và bức xạ hồng ngoại từ phía trước tới (khi thời gian làm việc rất ngắn)

KL

Kính bảo hộ lao động kiểu lưỡi trai

Lọc sáng

Chống ánh sáng chói và bức xạ hồng ngoại từ phía trước tới (khi lắp với mũ bảo hộ lao động)

KN

Kính bảo hộ lao động lắp ngoài

Mắt kính không màu

Chống vật rắn bắn từ phía trước tới (khi làm việc với kính cận, viễn)

Lọc sáng

Chống ánh sáng chói từ phía trước tới (khi làm việc với kính cận, viễn)

2. YÊU CẦU CHUNG

2.1. Kính bảo hộ lao động phải theo đúng các yêu cầu của TCVN 2291 – 78. (Phương tiện bảo vệ người lao động – Phân loại).

2.2. Kính bảo hộ lao động phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về tính chất bảo vệ, vệ sinh, sinh lý và sử dụng.

Các chỉ tiêu kỹ thuật về tính chất bảo vệ, vệ sinh, sinh lý và sử dụng của kính bảo hộ lao động phải được quy định cụ thể bằng văn bản cho từng kiểu kính.

2.3. Trên từng kính phải ghi rõ ký hiệu phân loại theo mục 1.1. của tiêu chuẩn này.

2.4. Đối với từng kính phải có bảng hướng dẫn ghi rõ công dụng, cách sử dụng và bảo quản.

 

PHỤ LỤC

NHỮNG THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA VỀ KÍNH BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TIÊU CHUẨN NÀY

Thuật ngữ

Định nghĩa

1. Kính bảo hộ lao động (kính BHLĐ)

E. Eye protector

Phương tiện bảo vệ mắt chống tác dụng của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất

2. Kính BHLĐ hai lớp

E. Donble goggle

Kính BHLĐ có hai lớp mắt kính khác nhau

3. Kính BHLĐ kiểu hở

E. Safety spectacles

Kính BHLĐ có một phần đường viền thân kính tiếp xúc với mặt

4. Kính bảo hiểm kiểu kín

E. Mask type goggle

Kính BHLĐ có toàn bộ đường viền thân kính tiếp xúc với mặt

5. Kính BHLĐ kiểu khít kín

E. Castight goggle

Kính BHLĐ có toàn bộ đường viền thân kính tiếp xúc với mặt và hơi khí, bụi không lọt vào trong kính được

6. Kính BHLĐ cầm tay

Kính BHLĐ không tiếp xúc với mặt và cầm ở tay

7. Kính BHLĐ kiểu lưỡi trai

E. Visor

Kính BHLĐ không tiếp xúc với mặt và gắn lên mũ

8. Kính BHLĐ lắp ngoài

E. Safety clip-on

Kính BHLĐ không tiếp xúc với mặt mà lắp ngoài kính cận, viễn

9. Kính BHLĐ có thông hơi trực tiếp

E. Goggle with direst venti-lation ports

Kính BHLĐ có lỗ thông hơi, không khí đi vào phía sau kính theo một hướng không đổi

10. Kính BHLĐ có thông hơi không trực tiếp

E. Goggle with in-direct ven-tilation ports

Kính BHLĐ có lỗ thông hơi, không khí đi vào phía sau kính bị thay đổi hướng

11. Mắt kính BHLĐ

E. Lens

Chi tiết kết cấu của kính BHLĐ để nhìn và bảo vệ mắt chống các yếu tố nguy hiểm và có hạt trong sản xuất

12. Mắt kính không mầu

E. Colourless lens

Mắt kính không lọc bức xạ quang học độc hại

13. Lọc sáng

E. Filtor lens

Mắt kính có thể giữ lại một phần hoặc toàn bộ bức xạ quang học độc hại

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN2609:1978

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN2609:1978
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcCông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2609:1978 về Kính bảo hộ lao động - Phân loại


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2609:1978 về Kính bảo hộ lao động - Phân loại
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN2609:1978
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcCông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2609:1978 về Kính bảo hộ lao động - Phân loại

                      Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2609:1978 về Kính bảo hộ lao động - Phân loại