Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1045:1971

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1045:1971 về Thủy tinh - Phương pháp xác định độ bền xung nhiệt do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1045:1971 về Thủy tinh - Phương pháp xác định độ bền xung nhiệt do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1045:1988 (ST SEV 3351 : 1981) về thủy tinh - phương pháp xác định độ bền xung nhiệt .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1045:1971 về Thủy tinh - Phương pháp xác định độ bền xung nhiệt do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1045 – 71

THỦY TINH

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN XUNG NHIỆT

1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền xung nhiệt của thủy tinh ở dạng vật liệu.

Độ bền xung nhiệt là chỉ tiêu đặc trưng cho khả năng của thủy tinh chịu được sự thay đổi nhiệt độ đột ngột mà không bị nứt vỡ.

Độ bền xung nhiệt được thể hiện bằng hiệu số nhiệt độ lớn nhất khi thay đổi nhiệt độ nhanh mà mẫu chịu được không bị nứt vỡ.

2. Nội dung của phương pháp

Nung mẫu đến một nhiệt độ nhất định xong đem nhúng nước. Lặp lại thí nghiệm ở nhiệt độ khác cho đến lúc trên mẫu thử xuất hiện vết nứt đầu tiên và xác định hiệu số giữa nhiệt độ của mẫu thử trước lúc đem nhúng nước với nhiệt độ của nước.

3. Thiết bị, dụng cụ

Lò hình trụ thẳng đứng, có bộ phận điều nhiệt và có khả năng ổn định được nhiệt độ cần thiết với sai số không lớn hơn ±1%;

Cốc có thành cao, dung tích 1000 ml;

Nếu sử dụng lò quay thì phải dùng cốc có khung lưới lót bên trong để khi thả mẫu xuống nước, mẫu không bị va chạm mạnh vào thành cốc.

Nhiệt kế để đo nhiệt độ lò nung, đảm bảo đo chính xác đến ± 0,5 độ;

Nhiệt kế để đo nhiệt độ nước làm lạnh, đảm bảo đo chính xác đến ± 0,5 độ.

4. Mẫu thử

Cắt 22 mẫu thử từ 1 hay nhiều thanh thủy tinh cùng loại. Nung tròn các vết cắt. Mẫu thử có kích thước như trong hình vẽ.

Các mẫu trước khi đem thử phải được khử ứng lực.

Hình 2

5. Cách xác định

5.1. Xác định sơ bộ

Rót vào cốc khoảng 1000 ml nước ở nhiệt độ phòng, đo nhiệt độ của nước chính xác đến ± 0,5 độ.

Nung 2 mẫu trong lò đến nhiệt độ cao hơn 50 độ so với nhiệt độ của nước làm lạnh. Giữ mẫu ở nhiệt độ này 20 phút, sau đó thả mẫu xuống cốc nước. Khoảng cách từ đáy lò đến mặt thoáng của nước là 100 mm.

Bầu thủy ngân của nhiệt kế đo nhiệt độ lò nung phải ngang với chỗ đặt mẫu trong lò.

Giữ mẫu trong nước không ít hơn 30 giây, sau đó lấy mẫu ra, lau khô, quan sát để tìm vết nứt.

Lặp lại thí nghiệm lần thứ hai, nâng nhiệt độ trong lò lên cao hơn nhiệt độ của lần thí nghiệm trước 50 độ.

Làm lại thí nghiệm như vậy đến khi nào trên mẫu thử xuất hiện vết nứt đầu tiên. Mức độ nâng nhiệt ở các lần thí nghiệm lặp lại là 50 độ.

Độ bền nhiệt sơ bộ tính bằng hiệu số Dt0 giữa nhiệt độ lớn nhất t0 mà mẫu không bị nứt vỡ khi đem nhúng nước với nhiệt độ của nước làm lạnh t0’.

Nếu hai mẫu thử nứt ở hai nhiệt độ khác nhau thì độ bền nhiệt sơ bộ lấy theo giá trị nào thấp hơn.

5.2. Xác định chính

Xếp các mẫu thử vào lò. Nung mẫu lên tới nhiệt độ t1 thấp hơn độ bền nhiệt sơ bộ (Dt0) 50 độ. Trình tự tiến hành giống như khi xác định sơ bộ. Loại riêng những mẫu có vết nứt.

Lặp lại thí nghiệm với số mẫu còn nguyên vẹn, đến khi tất cả các mẫu đều xuất hiện vết nứt. Mức độ nâng nhiệt trong mỗi lần thí nghiệm lặp lại phải theo đúng bảng 1. Thời gian giữ mẫu ở nhiệt độ nung là 10 phút.

Làm thí nghiệm với 20 mẫu thử.

Bảng 1

Độ bền nhiệt sơ bộ, 0C

Mức độ nâng nhiệt, 0C

đến 200

10

quá 200 đến 400

20

quá 400 đến 600

30

quá 600 đến 800

40

quá 800 đến 1000

50

lớn hơn 1000

50

6. Tính toán kết quả

Ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu ghi ở bảng 2.

Bảng 2

Số thứ tự

Nhiệt độ lò t (0C­)

Nhiệt độ nước t’ (0C)

Hiệu số nhiết độ Dt = t – t’

Số mẫu bị nứt vỡ ở nhiệt độ t
n

n. Dt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Độ bền nhiệt (Dt) của thủy tinh tính bằng 0C theo công thức sau:

Trong đó:

t1, t2 … tm – nhiệt độ lò, tính bằng 0C;

t’1, t’2 ... t’m – nhiệt độ nước lạnh, tính bằng 0C;

n1, n2 … nm – số mẫu bị nứt vỡ trong mỗi lần nâng nhiệt độ;

Dt1, Dt2 Dtm – độ bền xung nhiệt của mẫu, tính bằng 0C;

Dt1  = t1 – t’1, Dt2 = t2 – t’2, … Dtm = tm – t’m

n 1 + n2 + …..+ nm – tổng số mẫu đem thí nghiệm.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN1045:1971

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN1045:1971
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành09/07/1971
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcCông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1045:1971 về Thủy tinh - Phương pháp xác định độ bền xung nhiệt do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1045:1971 về Thủy tinh - Phương pháp xác định độ bền xung nhiệt do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN1045:1971
                Cơ quan ban hànhỦy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
                Người ký***
                Ngày ban hành09/07/1971
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcCông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1045:1971 về Thủy tinh - Phương pháp xác định độ bền xung nhiệt do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

                          Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1045:1971 về Thủy tinh - Phương pháp xác định độ bền xung nhiệt do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành