Văn bản khác 436/BC-CP

Báo cáo 436/BC-CP năm 2017 về thực hiện Nghị quyết 62/2013/QH13 về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện do Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Báo cáo 436/BC-CP 2017 thực hiện Nghị quyết 62/2013/QH13 khai thác công trình thủy điện


CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 436/BC-CP

Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2017

 

BÁO CÁO

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 62/2013/QH13 NGÀY 27 THÁNG 11 NĂM 2013 CỦA QUỐC HỘI VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, VẬN HÀNH KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN
(Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV)

Kính gửi: Quốc hội Khóa XIV.

Thực hiện Nghị quyết số 62/2013/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội Khóa XIII về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện (sau đây gọi tắt là NQ62 của Quốc hội), Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2014 Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện NQ62 (sau đây gọi tắt là NQ11 của Chính phủ). Theo đó, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong NQ62 của Quốc hội một cách đồng bộ, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, Chính phủ đã báo cáo kết quả thực hiện NQ62 tại các kỳ họp Quốc hội và đã được Quốc hội thông qua.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33/2016/QH14 ngày 23 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV trong lĩnh vực thủy điện (sau đây gọi tắt là NQ33 của Quốc hội), Chính phủ xin báo cáo Quốc hội việc triển khai thực hiện như sau:

I. Các nhiệm vụ chính

Theo NQ33 của Quốc hội, Quốc hội giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, trong năm 2017, triển khai thực hiện đng bộ các giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong các lĩnh vực được chất vấn tại kỳ họp thứ 2, báo cáo Quốc hội tại các kỳ họp sau. Theo đó, đối với lĩnh vực thủy điện cn tiếp tục thực hiện tổng rà soát, đánh giá quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành và khai thác các công trình thủy điện theo đúng yêu cầu của NQ62, gn phát triển thủy điện với thủy lợi; tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiên quyết xử lý các công trình, dự án thủy điện vi phạm pháp luật.

Đthực hiện tốt các nội dung yêu cầu trên của Quốc hội, tại NQ11 của Chính phủ đã cụ thể hóa các nội dung bằng chương trình hành động với các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu và phương pháp tổ chức thực hiện NQ62 của Quốc hội một cách cụ thể, thống nhất và đồng bộ từ các Bộ, ngành Trung ương đến các địa phương làm cơ sở triển khai thực hiện. Cụ thể như sau:

- Tiếp tục tổ chức rà soát, đánh giá quy hoạch thủy điện, kể cả các dự án tạm dừng có thời hạn, các công trình thủy điện đang vận hành khai thác, bảo đảm sử dụng tài nguyên nước hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học; kiên quyết loại bỏ, dừng các dự án, công trình thủy điện không hiệu quả, không bảo đảm an toàn, có ảnh hưởng xấu tới chế độ dòng chảy, môi trường và đời sống người dân; nâng cao chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch; tổ chức thực hiện thống nhất, đồng bộ quy hoạch thủy điện trong tổng thể quy hoạch phân ngành năng lượng.

- Bảo đảm bố trí đủ quỹ đất và thực hiện nghiêm túc việc trồng rng thay thế, đặc biệt là rừng đầu nguồn lưu vực sông của các công trình thủy điện. Kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi lợi dụng hạ tầng kỹ thuật công trình thủy điện đchặt, phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên trái phép. Thực hiện nghiêm túc chính sách, pháp luật về dịch vụ môi trường rừng.

- Tập trung hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án thủy điện và việc ban hành chính sách ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, triển khai các đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư dự án thủy điện.

- Tăng cường năng lực quản lý lưu vực sông, điều phối, giám sát việc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa bậc thang, bảo đảm không đxảy ra tình trạng vận hành hồ chứa gây lũ kép; giải quyết các vấn đề liên ngành, liên địa phương trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Nâng cao chất lượng đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường đối với quy hoạch, dự án, công trình thủy điện và kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện. Sớm ban hành hướng dẫn cụ thể quy định dòng chảy tối thiểu sau các đập thủy điện.

- Đẩy mạnh đầu tư xây dựng, khai thác có hiệu quả hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước, khí tượng thủy văn; mô hình tính toán, dự báo lưu lượng nước đến hồ trong mùa lũ và mùa cạn; hệ thống viễn thông, quan trắc, giám sát, cảnh báo, dự báo tài nguyên nước trên các hệ thống sông lớn. Xây dựng đầy đủ phương án phòng chống lũ, lụt cho vùng hạ du và cơ chế giám sát của cộng đồng đối với việc xả lũ của các hồ chứa.

- Tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý nhà nước và thực thi các quy định pháp luật của các cơ quan, đơn vị liên quan về quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác các dự án/công trình thủy điện, bảo đảm việc phát triển thủy điện an toàn, bảo vệ môi trường - xã hội và đạt hiệu quả khai thác tổng hợp.

- Quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân trong quá trình chỉ đạo, điều hành; nâng cao chất lượng công tác tham mưu, phục vụ, củng clực lượng cán bộ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Kiểm tra, giám sát, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm vi phạm trong công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành khai thác công trình thủy điện.

II. Tình hình triển khai thực hiện

1. Bộ Công Thương

a) Các nhiệm vụ chính

Ngày 10 tháng 02 năm 2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có Quyết định số 396/QĐ-BCT ban hành Kế hoạch hành động của ngành Công Thương triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/2016/QH14 về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV trong lĩnh vực thủy điện với nhng nội dung, nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Tiếp tục thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được Chính phủ giao cho Bộ Công Thương chủ trì thực hiện tại NQ11 của Chính phủ.

- Rà soát, đánh giá tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật, Quy chuẩn kỹ thuật, Tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến công tác quản lý về quy hoạch, đầu tư xây dựng, chất lượng công trình, vận hành, khai thác, an toàn đập thủy điện. Từ đó, kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung kịp thời, đảm bảo tuân thủ pháp luật hiện hành và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

- Đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý chất lượng các dự án/công trình thủy điện từ giai đoạn quy hoạch đến khi nghiệm thu đưa vào vận hành khai thác ca các cơ quan, đơn vị liên quan (cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư dự án, các nhà thầu tham gia thực hiện dự án...). Trong đó, cần đánh giá tình hình bố trí nhân lực thực hiện nhiệm vụ này của Sở Công Thương các tỉnh liên quan; việc chấp hành các quy định liên quan của Chủ đầu tư các dự án thủy điện; đánh giá các tồn tại, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ chất lượng công trình thủy điện.

- Rà soát kỹ nội dung các Quy trình vận hành (QTVH) hồ chứa thủy điện để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành; đánh giá tình hình thực hiện các quy định tại QTVH liên hồ chứa trên lưu vực sông, QTVH hồ chứa của Chủ đập thủy điện và các cơ quan, đơn vị liên quan; tổng hợp thông tin về các hồ chứa chưa tuân thủ quy định về việc lập, trình phê duyệt QTVH; đánh giá các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện và đề xuất, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung các quy định liên quan tại QTVH hồ chứa thủy điện đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Từ đó, chủ động giải quyết hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết nhằm đảm bảo vận hành khai thác các công trình thủy điện an toàn, bảo vệ môi trường - xã hội, đạt hiệu quả khai thác tổng hợp, phù hợp với điều kiện khí tượng, thủy văn, địa hình, hiện trạng hành lang thoát lũ, btrí dân cư, hạ tầng kỹ thuật ...vùng hạ du đập.

- Tổ chức thực hiện, tổng hợp tình hình thực hiện và đánh giá kỹ nội dung các Phương án: Phòng, chống lụt bão đảm bảo an toàn đập, Phòng, chống lũ lụt vùng hạ du do xả lũ và vỡ đập và Bảo vệ đập tại các công trình thủy điện; rà soát, đánh giá khó khăn, vướng mắc tại các đập thủy điện chưa lập, trình duyệt các Phương án nêu trên. Trong đó, cần đánh giá việc quan trắc khí tượng, thủy văn tại công trình và trên lưu vực của Chủ đập; việc bảo vệ, tình hình xâm phạm hành lang thoát lũ ở hạ du các đập thủy điện; việc lập bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập; công tác diễn tập Phương án phòng, chống lũ lụt vùng hạ du đập... Từ đó, kịp thời điều chỉnh, bổ sung nội dung các Phương án nêu trên; thực hiện các biện pháp khả thi đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn đập, đặc biệt là tại các công trình thủy điện khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

- Rà soát, đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật về điều kiện cấp và duy trì Giấy phép hoạt động điện lực (HĐĐL) của các nhà máy thủy điện. Trong đó, cần đánh giá việc thực hiện xả dòng chảy tối thiểu, cung cấp nước cho hạ du; thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, trồng rừng thay thế, chi trả dịch vụ môi trường rừng, phòng chống cháy nổ, quản lý chất lượng công trình, an toàn đập, vận hành hồ chứa; việc đáp ứng yêu cầu điều kiện của cán bộ vận hành,...Từ đó, thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo các nhà máy thủy điện chấp hành đầy đủ quy định pháp luật liên quan.

- Tổ chức phổ biến đầy đủ kiến thức, quy định pháp luật liên quan đến việc chhuy, thực hiện lệnh vận hành hồ chứa thủy điện (đặc biệt trong mùa mưa, lũ) cho các tỉnh, các nhà máy thủy điện còn những vấn đề tồn tại, hạn chế liên quan.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về vai trò, chức năng của các công trình thủy điện; nội dung QTVH hồ chứa thủy điện; các quy định về an toàn đập và công tác phòng, chống lụt bão của công trình thủy điện.

b) Tình hình triển khai, thực hiện Nghị quyết

Theo Kế hoạch hành động số 396/QĐ-BCT ngày 10 tháng 02 năm 2017 về việc thực hiện NQ33 của Quốc hội, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương chủ động lập kế hoạch và thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao theo đúng tiến độ. Theo kế hoạch hành động này, Bộ Công Thương đã triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ được giao theo NQ62 của Quốc hội và NQ 11 của Chính phủ, Cụ thể như sau:

- Tổ chức các Đoàn công tác làm việc với UBND các tỉnh có dự án thủy điện để đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện NQ62 của Quốc hội và NQ11 của Chính phủ; kiểm tra tại hiện trường một số dự án/công trình thủy điện. Từ đầu năm 2017 đến nay, Bộ Công Thương đã tổ chức tổng cộng 10 Đoàn công tác đi làm việc và trực tiếp kiểm tra về quy hoạch, chất lượng xây dựng công trình, quy trình vận hành hồ chứa, công tác an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng, chống lụt, bão và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực thủy điện trên địa bàn 17 tỉnh gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Phước, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Hòa Bình, Sơn La và Yên Bái;

- Tổ chức Đoàn công tác kiểm tra công tác nghiệm thu các hạng mục công trình phục vụ tích nước hồ chứa cho Dự án thủy điện Krông Nô 2 tỉnh Lâm Đồng và thủy điện Đăk Nông 2 tỉnh Đăk Nông;

- Thực hiện thẩm định, phê duyệt phương án PCLB, đảm bảo an toàn đập các năm 2017 đối với 18 Dự án thủy điện trên địa bàn cả nước;

- Trực tiếp thực hiện và hỗ trợ, hướng dẫn Sở Công Thương các tỉnh thực hiện công tác thẩm tra sau thiết kế cơ sở theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ đối với một số DATĐ ở các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, Thừa Thiên - Huế, Bình Phước, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nghệ An, Tuyên Quang, Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên và Hà Giang;

- Chỉ đạo, triển khai thực hiện các Quy trình vận hành liên hồ chứa các lưu vực Sông Ba, sông Sê San, sông Srêpốk, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Hương, sông Kôn - Hà Thanh, sông Hồng, sông Cả và sông Mã. Trong đó, chỉ đạo các địa phương và các nhà máy thủy điện chủ động lập các kế hoạch thực hiện quy trình liên hồ, đặc biệt là việc các nhà máy chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền của địa phương lập, trình và ký kết các quy chế phối hợp vận hành xả lũ và cấp nước; các đơn vị quản lý, vận hành nhà máy thủy điện tuân thủ đúng các quy định hiện hành để đảm bảo an toàn hạ du, đảm bảo an toàn tuyệt đối công trình và vận hành đáp ứng theo nhiệm vụ, đặc biệt là vận hành an toàn và đúng quy định trước mùa lũ năm 2017.

Đtạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý nhà nước và thực thi các quy định pháp luật của các cơ quan, đơn vị liên quan về quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác các dự án, công trình thủy điện, đảm bảo việc phát điện an toàn, bảo vệ môi trường - xã hội và đạt hiệu quả khai thác tổng hợp, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 07 tháng 4 năm 2017 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước và chấp hành quy định của pháp luật về thủy điện. Theo Chỉ thị này, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Tổng cục Năng lượng, Cục Điều tiết điện lực, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Vụ Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các chủ đập thủy điện khẩn trương thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được giao tại NQ62 của Quốc hội và NQ11 của Chính phủ, trong đó các đơn vị nêu trên được phân công thực hiện nhiệm vụ được giao một cách cụ thể và chịu trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Công Thương để tổng hợp báo cáo Chính phủ trước ngày 23 tháng 6 năm 2017.

Đthống nhất trong việc quản lý quy hoạch, nâng cao hiệu quả và chất lượng thẩm định hồ sơ quy hoạch ngay từ địa phương, hạn chế việc bổ sung các DATĐ nhỏ không hiệu quả, gây lãng phí thời gian và công sức đối với doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Bộ Công Thương đã có Văn bn số 5102/BCT-TCNL ngày 09 tháng 6 năm 2017 đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án thủy điện trên địa bàn quan tâm chỉ đạo các đơn vị liên quan và các nhà đầu tư thực hiện một số nội dung sau:

- Đối với các DATĐ đã được cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch và đã có Quyết định chủ trương đầu tư nếu cần phải điều chỉnh quy hoạch, Chủ đầu tư dự án trình Bộ Công Thương xem xét phê duyệt điều chỉnh quy hoạch theo quy định tại Thông tư số 43/2012/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương;

- Đối với các DATĐ cần phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nhưng chưa có Quyết định chủ trương đầu tư, được UBND tỉnh cho phép tổ chức khảo sát, nghiên cứu để đầu tư: Sau khi có kết quả nghiên cứu, nhà đầu tư trình UBND tỉnh kết quả nghiên cứu để các cơ quan chuyên môn của Tỉnh kiểm tra, xem xét trước khi tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Công Thương thẩm định phê duyệt theo quy định;

- Đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo chưa xem xét, nghiên cứu để bổ sung vào quy hoạch đối với các DATĐ có quy mô công suất nhỏ hơn hoặc bằng 3,0 MW.

Ngoài ra, ngày 26 tháng 7 năm 2017, Bô Công Thương cũng đã có Báo cáo số 70/BC-BCT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Công điện Hỏa tốc số 391/CĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Theo đó, Bộ Công Thương đã thực hiện các nhiệm vụ chính như sau:

- Chỉ đạo và tổ chức rà soát quy hoạch thủy điện trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, trong đó kiên quyết loại bỏ, dừng các dự án, công trình thủy điện không hiệu quả, không đảm bảo an toàn, có ảnh hưởng xấu tới chế độ dòng chảy, môi trường và đời sống người dân.

- Chỉ đạo thực hiện việc tạm dừng cấp phép đầu tư các DATĐ có tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái; thực hiện nghiêm quy định trng rừng thay thế, kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với những dự án không chấp hành trồng rừng thay thế và chi trả dịch vụ môi trường rừng (Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Văn phòng Chính phủ).

- Phối hợp với các địa phương tăng cường chỉ đạo thực hiện vận hành các hồ chứa thủy điện theo đúng quy trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời tổ chức rà soát hoàn thiện các quy trình vận hành hồ chứa còn bất cập đđảm bảo hiệu quả phát điện và đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ở hạ du về mùa khô, cũng như cắt, giảm lũ, hạn chế tiêu cực trong mùa lũ.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách trong bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư của các dự án thủy lợi, thủy điện;

- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rng, phê duyệt phương án trồng rừng thay thế đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình có chuyn đi mục đích sử dụng rng, đặc biệt là hoàn thành việc trồng rừng thay thế đối với các Dự án thủy điện đã đưa vào khai thác vận hành;

- Phê duyệt phương án phòng chống lũ, lụt cho vùng hạ du các hồ chứa thủy lợi trên các lưu vực sông lớn khu vực miền Trung và Tây Nguyên trong trường hợp xả lũ và vỡ đập; rà soát các hồ, đập thủy lợi xung yếu có nguy cơ mất an toàn, đề xuất kế hoạch, giải pháp và kinh phí sửa chữa, nâng cấp; rà soát quy trình vận hành hồ chứa, điều chỉnh bổ sung những nội dung chưa phù hợp nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của xả lũ đối với hạ du;

- Rà soát, xây dựng mới hoặc sửa đổi bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn về khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu và quản lý an toàn hồ, đập thủy lợi, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu;

- Quy định trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân có liên quan thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa và vùng hạ du.

- Gấp rút hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 trình Chính phủ xem xét để ban hành.

- Đối với khu vực miền Trung - Tây Nguyên, hiện nay có khoảng 20 hồ chứa thủy lợi đã hoàn thành phương án phòng chống lũ, lụt cho vùng hạ du trong tình huống xả lũ khẩn cấp và vỡ đập. Hiện có 11 công trình đang thi công đã được bổ sung đề cương, dự toán phương án phòng, chống lũ, lụt hạ du. Bộ NN&PTNT hiện đang tiếp tục đang tích cực triển khai các nội dung về chính sách tái định cư, sau tái định cư, trồng bù rừng và dịch vụ môi trường rừng; tổng hợp, xử lý các vấn đề liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng; rà soát các hồ, đập thủy lợi xung yếu, sửa chữa 91 hồ đập nguy hiểm, đồng thời đã xây dựng kế hoạch sửa chữa, nâng cấp các hồ xung yếu khác trong giai đoạn 2015 - 2020.

3. Bộ Xây dựng

- Tiếp tục triển khai công tác đánh giá tổng thể an toàn hồ, đập trên địa bàn cả nước;

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến quản lý chất lượng, đầu tư xây dựng công trình đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi;

- Tham gia hoàn thiện, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn công trình thủy điện, thủy lợi.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT và UBND các tỉnh tiến hành kiểm tra, đánh giá tổng thể an toàn đập, hồ chứa trong cả nước. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát, đánh giá của các chủ đập, báo cáo của Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT và UBND các tỉnh có hồ thủy điện, thủy lợi, Bộ Xây dựng đã tổng hợp, báo cáo về đánh giá tổng thể an toàn đập, hồ chứa và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao tại NQ11 trình Thủ tướng Chính phủ.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Đẩy mạnh đầu tư xây dựng khai thác hiệu quả hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, các mô hình tính toán, dự báo lưu lượng nước đến hồ trong mùa lũ và mùa cạn, tăng cường năng lực quản lý lưu vực sông, điều phối, giám sát các hoạt động về khai thác tài nguyên nước trên lưu vực sông, tăng cường năng lực cảnh báo, dự báo nâng cao hiệu quả vận hành liên hồ chứa;

- Nâng cao chất lượng đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường đối với quy hoạch, dự án, công trình thủy điện, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về môi trường tại các dự án, công trình thủy điện.

- Gấp rút xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn xác định dòng chảy tối thiểu sau các hồ chứa thủy lợi, thủy điện. Do nội dung Thông tư khá phức tạp, cần nhiều thời gian nghiên cứu và lấy ý kiến các Bộ ngành, các địa phương, nên Bộ TN&MT đã có kế hoạch ban hành Thông tư này trong Quý I năm 2016, tuy nhiên đến nay Bộ TN&MT chưa ban hành được Thông tư hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

5. Bộ Giao thông vận tải

- Tiếp tục rà soát, tăng cường giám sát việc thực hiện quy hoạch GTVT tại các khu vực quy hoạch xây dựng các NMTĐ để có thông tin phối hợp kịp thời trong quá trình triển khai các quy hoạch giao thông và thủy điện đảm bảo đồng bộ, hợp lý; hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực do các nhà máy thủy điện gây ra đối với công tác xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và có biện pháp cảnh báo, kịp thời điều chỉnh quy hoạch nếu cần thiết;

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng, rà soát kiểm tra chặt chẽ đối với việc khảo sát, thiết kế, lập dự án và thực hiện đầu tư các công trình GTVT có liên quan đến đầu tư, vận hành các nhà máy thủy điện đảm bảo phù hợp với yêu cầu phòng, chống lũ lụt và điều kiện thủy văn hiện nay; rà soát công tác quản lý vận hành khai thác, kiểm tra tình trạng kỹ thuật các công trình giao thông trong vùng phân lũ, nghiên cứu tác động quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ các nhà máy thủy điện để xây dựng phương án đảm bảo giao thông trong trường hợp có sự cố xảy ra, đảm bảo giao thông trong khu vực thông suốt, an toàn.

- Tiếp tc tổ chức đánh giá đầy đủ ảnh hưởng của việc vận hành khai thác các công trình thủy điện đến khả năng tiêu thoát lũ một số kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt hiện đang khai thác đáp ứng được yêu cầu phòng, chống lũ lụt và điều kiện thủy văn; đánh giá các số liệu thủy văn hiện tại, đối chiếu với công trình hiện hữu để đề ra giải pháp, kinh phí và tổ chức triển khai thực hiện.

6. y ban nhân dân các tỉnh

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương tiếp tục rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các DATĐ trên địa bàn, đặc biệt là thủy điện nhỏ;

- Chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với Chủ đầu tư các công trình thủy điện, thủy lợi thực hiện việc cắm mốc chỉ giới khu vực lòng hồ theo quy định;

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, vận hành khai thác các dự án, công trình thủy điện đang triển khai xây dựng để đảm bảo chất lượng, an toàn công trình, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và tuân thủ các quy định về bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư;

- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương để chỉ đạo Chủ đầu tư các DATĐ thực hiện việc trồng rừng thay thế và chi trả phí dịch vụ môi trường rừng theo đúng quy định;

- Chỉ đạo hoàn thành phương án, bố trí đất trồng lại rừng, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

- Tổ chức tiếp nhận cơ sở hạ tầng khu tái định cư để quản lý, vận hành, bảo trì và sửa chữa đáp ng yêu cầu đời sống sinh hoạt của nhân dân khu tái định cư;

- Chỉ đạo xây dựng phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ du các hồ chứa thủy lợi, thủy điện theo thẩm quyền, ph biến quy hoạch và tăng cường công tác phòng chống lũ, lụt;

- Tích cực chỉ đạo các Sở, Ban, ngành có liên quan chủ động phối hợp thực hiện các nội dung theo NQ11 của Chính phủ, trong đó Sở Công Thương được giao chủ trì, đôn đốc, theo dõi, tổng hợp kết quả để báo cáo UBND tỉnh. Kết quả được UBND các tỉnh báo cáo đầy đủ về Bộ Công Thương theo quy định.

III. Kết quả thực hiện Nghị quyết

1. Về rà soát quy hoạch thủy điện

Kết quả rà soát thủy điện tính đến tháng 10 năm 2016 đã cơ bản đầy đủ trên phạm vi cả nước, đảm bảo các yêu cầu tại NQ62 của Quốc hội. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã trình bày Báo cáo số 430/BC-CP ngày 17 tháng 10 năm 2016 tại Kỳ họp thứ 2 - Quốc hội khóa XIV và đã được Quốc hội thông qua. Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyn Xuân Phúc tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bn vng vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020 (tổ chức ngày 20 tháng 6 năm 2016, tại thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk), Bộ Công Thương đã phối hợp với UBND các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh vùng phụ cận (gm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và Bình Phước) chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo theo Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Văn phòng Chính phủ.

Từ đầu năm 2017 đến nay, Bộ Công Thương đã tiếp tục phối hợp với các tỉnh xem xét để loại khỏi quy hoạch 04DATĐ tại tỉnh Quảng Nam và Gia Lai (UBND tỉnh Quảng Nam và Gia Lai đang hoàn thiện các thủ tục để báo cáo chính thức về Bộ Công Thương bằng Văn bản); không xem xét bổ sung quy hoạch đối với 11 dự án thủy điện theo đề nghị của các tỉnh Đồng Nai, Hòa Bình và Lai Châu do không khả thi về kinh tế - kỹ thuật, có ảnh hưởng đến rừng phòng hộ và môi trường - xã hội.

Hiện nay UBND các tỉnh vẫn tiếp tục rà soát quy hoạch thủy điện trên địa bàn quản lý đ xem xét thu hi chủ trương đầu tư đối với các dự án đã quá hạn theo hạn trong Giấy chứng nhận đầu tư được cấp mà Chủ đầu tư không triển khai thực hiện; Các dự án thuộc danh mục được đầu tư trong giai đoạn 2015 - 2020 và đang trong quá trình nghiên cứu đầu tư giai đoạn sau năm 2020 vẫn được tiếp tục rà soát, đánh giá tình hình thực hiện và kết quả nghiên cứu đầu tư để có phương án điều chỉnh hợp lý hoặc xem xét thu hi đloại khỏi quy hoạch theo đúng các yêu cầu đã được nêu ra trong NQ62 của Quốc hội.

2. Đánh giá sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng

Trong khuôn khổ thực hiện Quyết định số 396/QĐ-BCT ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Bộ Công Thương về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Công Thương triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/2016/QH14 về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV trong lĩnh vực thủy điện, Bộ Công Thương đã chủ trì phối hợp với các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Tập đoàn Điện lực Việt nam tổ chức các đợt kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, quản lý an toàn; giải quyết sự cố khi thi công công trình và cam kết về môi trường đối với các dự án/công trình thủy điện: An Khê - Ka Nak (173 MW); Sê San 3 (260 MW); Sê San 3A (108 MW); Đak Srông 3A (10,2 MW); Hà Tây (13 MW); Alin B1 (42 MW); A Lin B2 (20 MW); Sông Tranh 3 (62 MW); Sông Bung 5 (57 MW); Đăk Pring (7,5 MW); Đồng Văn 28 (MW); Nhạn Hạc (59 MW); Hòa Thuận (17,4 MW); Hoa Thám (5,8 MW); Hố Hô (14 MW).

Đối với các DATĐ Đại Nga và Đại Bình thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị chỉ đạo tạm dừng thi công đối với DATĐ Đại Bình và tổ chức kiểm tra, rà soát tổng thể quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư, xây dựng của Chủ đầu tư các dự án nêu trên, trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát, báo cáo UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo các cơ quan liên quan hướng dẫn Chủ đầu tư hoàn thiện, khắc phục các tồn tại, vướng mắc đối với hai dự án Đại Nga và Đại Bình, Bộ Công Thương đã giao Tổng cục Năng lượng (nay là Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo) chủ trì tổ chức cuộc họp với Sở Công Thương Lâm Đồng và Chủ đầu tư hai dự án nêu trên để giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đến quy hoạch các Dự án thủy điện Đại Bình và Đại Nga.

Đối với sự cố lũ cuốn trôi cửa van số 2 của hầm dẫn dòng thi công công trình thủy điện Sông Bung 2 tại tỉnh Quảng Nam, xác định đây sự cố công trình nghiêm trọng, gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng lớn đến tiến độ phát điện của công trình và cũng là bài học kinh nghiệm đắt giá trong công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình của Chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương đối với các DATĐ. Bộ Công Thương đang tích cực triển khai thực hiện việc giám định nguyên nhân sự cố theo đúng quy định pháp luật và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo báo cáo kết quả kiểm định để chuẩn bị báo cáo chính thức Thủ tướng Chính phủ, đồng thời Bộ cũng đã chỉ đạo EVN thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình và chuẩn bị sẵn sàng phương án thi công trở lại sau khi được cấp có thẩm quyền cho phép.

Nhìn chung, qua việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương, công tác quản lý chất lượng xây dựng đã từng bước được nâng cao. Cụ thể, trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng, việc điều chỉnh quy mô, thay đổi thiết kế bản vẽ kthuật thi công so với Hồ sơ thiết kế đã được cấp có thẩm quyền tham gia ý kiến; Chủ đầu tư DATĐ đã nhận thức đúng đắn và thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật, đã có ý thức tăng cường đội ngũ chuyên môn có kinh nghiệm đầu tư xây dựng thủy điện nên việc quản lý chất lượng được ngày càng cải thiện. Mặt khác, trong quá trình thi công đã thường xuyên báo cáo đầy đủ tình hình triển khai xây dựng cho các cơ quan chức năng theo quy định; các đơn vị tư vấn mới thành lập, còn thiếu kinh nghiệm đã quan tâm tuyn dụng đội ngũ cán bộ có chất lượng chuyên môn cao; các nhà thầu thi đã chú trọng hơn trong việc bố trí nhân lực và thiết bị có chất lượng cao và hiện đại, phù hợp với đặc thù công việc.

Tuy nhiên hiện nay, việc phân cấp để quản lý chất lượng công trình vẫn còn tồn tại một số bất cập cần được khắc phục, cụ thể như sau:

- Các Sở Công Thương chưa có hoặc có ít cán bộ có chuyên môn cần thiết liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng như: thủy lợi, thủy điện, xây dựng, giao thông,... Qua kiểm tra, đánh giá cho thy, việc quản lý chất lượng công trình của các Sở Công Thương từ khâu thẩm định thiết kế đến việc tổ chức, thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu còn tồn tại một số vấn đề, chưa theo đúng quy định và chưa đáp ứng yêu cầu công việc.

- Việc phối hợp giữa Sở Công Thương hoặc Chủ đầu tư DATĐ với các chuyên gia hoặc đơn vị tư vấn thẩm tra để thẩm tra, thẩm định thiết kế công trình cũng bị hạn chế, tồn tại bất cập. Lý do là vì Sở Công Thương và Chủ đầu tư dự án chưa nắm bắt được đầy đủ, chính xác thông tin về năng lực và kinh nghiệm thực sự của chuyên gia, đơn vị tư vấn; chưa có chuyên môn để lựa chọn được chuyên gia, đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm hoặc đưa ra yêu cầu đầy đủ về nội dung cần thm tra cũng như đánh giá chất lượng kết quả thực hiện của chuyên gia, đơn vị tư vấn thẩm tra.

- Do không đủ năng lực chuyên môn nên một số Sở Công Thương đã và đang đề nghị Bộ Công Thương giúp hoặc hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ được giao theo phân cấp hiện nay như: thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu,...

- Kinh phí chi trả cho các chuyên gia hoặc đơn vị tư vấn thm tra có kinh nghiệm còn thấp, hơn nữa hầu hết các DATĐ là thuộc khu vực miền núi, đi lại khó khăn, cách xa các trung tâm thành phố (hầu hết các đơn vị tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm thì chủ yếu ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang,...) nên không thực sự quan tâm đến việc thẩm tra do kinh phí cho công tác này không nhiều, trong khi phải chi phí cho việc đi lại, ăn ở,... phục vụ khảo sát, thu thập tài liệu, báo cáo kết quả thẩm tra.

3. Công tác an toàn đập, hồ cha, thực hiện quản lý an toàn đập và an toàn vận hành các công trình thủy điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 802/QĐ-BCT ngày 14 tháng 3 năm 2017 và số 1136/QĐ-BCT ngày 31 tháng 30 năm 2017 về việc thành lập Đoàn kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật tại một số nhà máy thủy điện năm 2017, Đoàn kiểm tra do Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (ATMT) chủ trì và phối hợp với Tổng cục Năng lượng; Cục Điều tiết điện lực; Sở Công Thương các tỉnh: Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; nhà báo, phóng viên Báo Công Thương tại miền Trung, Nghệ An đã thực hiện kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật tại các nhà máy thủy điện, gồm: Nậm Mô (18MW), Nậm Pông (30MW) thuộc tỉnh Nghệ An; Hạ Rào Quán (6,4MW) thuộc địa bàn tỉnh Quảng Trị; A Roàng (7,5MW) thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế; La Hiêng 2 (18 MW) thuộc tỉnh Phú Yên; Ea Krông Rou (28 MW), Sông Giang 2 (37 MW) thuộc tỉnh khánh Hòa; Đa Siat (13,5 MW) thuộc tỉnh Lâm Đồng; Đăk Sin 1 (28,4 MW) thuộc tỉnh Đăk Nông; Ngòi Hút 2 - 48 MW), Văn Chấn (57 MW) thuộc tỉnh Yên Bái.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra do Bộ Công Thương thực hiện và báo cáo của các Sở Công Thương tính đến tháng 9 năm 2017, hiện trạng an toàn của 278 đập của hồ chứa thủy điện có dung tích từ 50.000m3 trở lên hoặc đập có chiều cao từ 5 m trở lên trên địa bàn cả nước như sau:

- Đăng ký an toàn đập: Có 278/278 đập đã được chủ đập thực hiện theo quy định.

- Kiểm tra định kỳ đập: Có 278/278 đập đã được chủ đập thực hiện.

- Báo cáo hiện trạng an toàn đập: Có 267/278 đập đã được chủ đập thực hiện theo quy định, 11/278 đập đang thực hiện.

- Xây dựng phương án phòng chống lụt bão bảo đảm an toàn đập: 254/278 đập đã có phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, 24/278 đập đang được chủ đập xây dựng hoặc hoàn thiện sau thẩm định (tính riêng đến tháng 9 năm 2017 Bộ Công Thương đã phê duyệt được được 80 phương án phòng chống lụt bão bảo đảm an toàn đập thủy điện thuộc thẩm quyền).

- Xây dựng phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du đập: Có 222/278 đập đã có phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, 56/278 đập đang được chủ đập thực hiện.

- Xây dựng phương án bảo vệ đập: 251/278 đập đã có phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, 27/278 đập đang được chủ đập thực hiện.

- Kiểm định an toàn đập: Trong số 278 đập, có 245 đập đã đến kỳ kiểm định, trong đó: 203/245 đập đã được kiểm định xong, 42/245 đập đang được kiểm định.

- Về phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện: 269/278 hồ đã có quy trình vận hành được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, 09/278 hồ đang xây dựng quy trình vận hành.

- Về công tác phối hợp vận hành xả lũ hồ chứa thủy điện: Từ đầu mùa lũ năm 2017 đến nay công tác vận hành xả lũ đã được các chủ đập thủy điện phối hợp tốt với chính quyền địa phương, đảm bảo an toàn đập thủy điện, vùng hạ du và hiệu quả phát điện.

Nhìn chung, các nhà máy thủy điện được kiểm tra đều cố gắng và có ý thức tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật về an toàn, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường, cụ thể:

- Các NMTĐ đã cơ bản đã tuân thủ quy định của pháp luật đối với việc thí nghiệm, kiểm tra các trang thiết bị điện, trang bị an toàn điện, kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; cấp phát đủ trang bị an toàn; xây dựng và ban hành các quy trình, nội quy về an toàn đáp ứng được yêu cầu vận hành an toàn công trình,... Từ năm 2016 đến thời điểm kiểm tra, không đơn vị nào đxảy ra tai nạn lao động;

- Thực hiện việc đăng ký an toàn đập, báo cáo hiện trạng an toàn đập, kiểm định đập, kiểm tra, duy tu đập và thiết bị vận hành đập theo đúng quy định; btrí vật tư dự phòng phù hợp với phương án được duyệt, b trí máy phát điện diesel dự phòng và phương tiện liên lạc bảo đảm phục vụ công tác quản lý vận hành; phê duyệt các phương án phòng chống lụt bão bảo đảm an toàn đập, bảo vệ đập và phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập; có quy chế phối hợp với địa phương trong công tác phòng chống lụt bão.

- Đã xây dựng kế hoạch bảo trì các hạng mục công trình theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (Nghị định số 46/2015/NĐ-CP); công tác quản lý hồ sơ kỹ thuật của đập có đầy đủ hồ sơ theo quy định, thuận tiện tra cứu.

- Đã có QTVH được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện nghiêm túc quy định, đã thông báo hiệu lệnh trước khi xả nước qua tràn và phát điện theo quy định tại Quy trình.

- Hiện trạng đập được vệ sinh sạch sẽ và hành lang thoát lũ không bị lấn chiếm sản xuất, không có nhân dân sinh sống.

- Hầu hết các nhà máy đã có phương án chữa cháy được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hầu hết các đơn vị đã phối hợp tốt với Công an phòng cháy chữa cháy địa phương trong việc huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng phòng cháy chữa cháy của đơn vị, tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy theo quy định; hàng năm đều được Công an phòng cháy chữa cháy địa phương kiểm tra và đã chấp hành đầy đủ các yêu cầu của Đoàn kiểm tra về PCCC địa phương, từ năm 2016 đến thời điểm kiểm tra không xảy ra cháy nổ.

Tuy nhiên, một số NMTĐ vẫn còn một số thiếu sót cần khắc phục như: Số lượng và tiêu chuẩn của Trưởng ca còn chưa đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định; báo cáo duy trì điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực và báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh chưa kịp thời, việc cấp số liệu cho Đơn vị điều hành hệ thống điện và thị trường điện (cấp số liệu trước ngày 01/9 hàng năm). Về các thiếu sót nêu trên, Đoàn kiểm tra đã nhắc nhở đơn vị được kiểm tra thực hiện nộp các Báo cáo theo quy định; khắc phục các nội dung chưa thực hiện theo quy định; giải trình các nội dung chưa tuân thủ quy định của pháp luật được ghi nhận trong Biên bản kiểm tra (thời hạn hoàn thành: sau 30 ngày kể từ ngày kiểm tra).

Đđảm bảo vận hành an toàn các hồ, đập thủy điện, hiện nay Bộ Công Thương đang tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra việc tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, phương án phòng chống lụt bão, quy trình bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị vận hành trên tuyến đập (các thiết bị như cửa van tràn, cửa lấy nước, cửa xả đáy,...), đặc biệt là các nhà máy thủy điện tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đây là khu vực thường xuyên xảy ra lũ lụt trong mùa mưa lũ hàng năm, nhằm phát huy tối đa năng lực cắt, giảm lũ của công trình và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến hạ du.

Để thực hiện tốt các công tác an toàn đập, hồ chứa, thực hiện quản lý an toàn đập và an toàn vận hành các công trình thủy điện, UBND các tỉnh kiến nghị Bộ Công Thương một số vấn đ sau:

- Bộ Công Thương có ý kiến với Bộ NN&PTNT trình Chính phủ ban hành nghị định thay thế Nghị định 72/2007/NĐ-CP;

- Bộ Công Thương sớm ban hành Thông tư thay thế Thông tư 34/2010/TT-BCT phù hợp với các quy định của Nghị định thay thế Nghị định 72/2007/NĐ-CP;

- Bộ Công Thương sớm ban hành Thông tư hoặc văn bản hướng dẫn cụ thể việc xây dựng các tình huống vỡ đập.

Theo Báo cáo số 28/BC-BCT ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ Công Thương về công tác quản lý, vận hành an toàn, hiệu quả công trình thủy điện, trên cơ sở những vướng mắc, bất cập trong công tác vận hành hồ chứa và quản lý an toàn đập thủy điện; căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan có liên quan, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương rà soát, hiệu chỉnh để trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/NĐ-CP đảm bảo khắc phục hết những tồn tại, bất cập của Nghị định này cho phù hợp với thực tiễn; xây dựng cơ sở pháp lý liên quan đến việc xác định, quản lý, bảo vệ hành lang thoát lũ của các hchứa và lưu vực sông. Sau khi Nghị định số 72/NĐ-CP được sửa đổi, Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Công Thương khẩn trương sửa đổi Thông tư 34/2010/TT-BCT và văn bản hướng dẫn cụ thể việc xây dựng các tình huống vỡ đập để sớm ban hành.

4. Thực hiện phương án trồng rừng thay thế, chi trả dịch vụ môi trường rừng

Theo số liệu báo cáo của Bộ NN&PTNT, tính đến thời điểm tháng 8 năm 2017, công tác trồng rừng thay thế tại các DATĐ sau khi rà soát trên địa bàn cả nước như sau:

- Tổng diện tích phải trồng bù rng là 21.621 ha; diện tích đã thực hiện là 21.404 ha, đạt 99% so với diện tích phải trồng. Mặc dù tỷ lệ trồng rừng đạt 99%, tuy nhiên không đồng đều giữa các địa phương, cụ thể: Một số địa phương trồng vượt chỉ tiêu như: Lai Châu (5.339 ha/2.427 ha); Thanh Hóa (1.650 ha/1.464 ha); Nghệ An (2.136/2.124 ha), một số đơn vị diện tích chuyển đổi lớn nhưng kết quả trồng thấp như: Lâm Đồng (1.581 ha/2.980 ha); Sơn La (940 ha/1.808 ha); Thừa Thiên Huế (307 ha/1.008 ha); Bình Thuận (16 ha/247 ha).

- Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), là doanh nghiệp hiện đang có 22 DATĐ phải thực hiện trồng bù rừng theo quy định với tổng diện tích phải trồng bù khoảng 12.974 ha. Hiện nay, đã và đang tổ chức trồng bù rừng cho 22/22 DATĐ, trong đó có 18/22 DATĐ đã hoàn thành công tác trồng bù rừng và đã được địa phương phê duyệt phương án và cấp Giấy xác nhận; các NMTĐ đã nộp 711,67/784,285 tỷ đồng để địa phương tổ chức trồng bù rừng theo quy định.

- Tính đến ngày 24 tháng 8 năm 2017, cả nước đã thu được 1.045,68/1.423,7 tỷ đồng đạt 73,45%, trong đó Trung ương thu 0,308 tỷ đồng, địa phương thu 1.045,37 tỷ đồng; số tiền đã giải ngân là 507,5 tỷ đồng, đạt 48,5%, số tiền đã có kế hoạch giải ngân (trng năm 2017, chăm sóc rng các năm) là 566,04 tỷ đng.

Để hoàn thành nhiệm vụ về trồng rừng thay thế tại các DATĐ theo đúng yêu cầu của Quốc hội, tại Báo cáo trong Kỳ họp thứ 2 - Quốc hội khóa XIV, Bộ Công Thương đã và đang thực hiện một số giải pháp sau:

- Đối với các DATĐ đã hoàn thành và đi vào sử dụng trước ngày 25 tháng 12 năm 2013 (ngày Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 quy định xphạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản có hiệu lực) thuộc diện phải trng bù rừng nhưng chưa thực hiện hoặc chưa hoàn thành việc trng bù rừng theo quy định, Bộ Công Thương hiện đang xử lý như sau:

+ Cấp giấy phép hoạt động điện lực cho các đơn vị đã có phương án trồng bù rừng được UBND tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đang trong quá trình triển khai với thời hạn phù hợp với Quyết định phê duyệt phương án trồng bù rừng. Sau thời hạn trên nếu đơn vị không hoàn thành việc trồng bù rng sẽ không được cấp Giấy phép hoạt động điện lực nếu không có lý do chính đáng.

+ Cấp giấy phép hoạt động điện lực tạm thời 1 năm cho các đơn vị đang xây dựng phương án trồng bù rừng. Trong thời gian này, đơn vị có trách nhiệm hoàn thành phương án trồng bù rừng trình UBND tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi phương án trồng bù rng được được phê duyệt sẽ xem xét cấp giấy phép theo thời hạn phải hoàn thành việc trồng bù rừng.

- Đối với những Chủ đầu tư DATĐ phải thực hiện trồng bù diện tích rừng đã được chuyển đổi mục đích sử dụng cho thủy điện sau ngày 25 tháng 12 năm 2013 nhưng không thực hiện, sẽ áp dụng chế tài xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 13 của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, đồng thời buộc trồng rừng thay thế theo đúng quy định ngay trong vụ gần nhất.

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan doanh nghiệp Nhà nước có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước trong việc trồng rừng thay thế, phải xem xét xử lý trách nhiệm của người đứng đầu. Trường hợp vi phạm gây hậu quả vượt quá mức xử lý vi phạm hành chính phải kiên quyết truy cứu trách nhiệm hình sự.

Qua các đợt kiểm tra và làm việc với UBND các tỉnh, nhận thấy hầu hết Chủ đầu tư DATĐ hiện nay đều đã nhận thức đúng đắn và chấp hành tốt công tác trồng bù rừng thay thế đúng theo yêu cầu của Quốc hội.

Theo thống kê của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Trung ương - Bộ NN&PTNT, tổng số tiền thu DVMTR từ năm 2011 đến nay của các cơ sở sản xuất thủy điện là 7.273,540 tỷ đồng, trong đó Quỹ nội tỉnh là 1.950,36 tỷ đồng và Quỹ Trung ương là 5.323,17 tỷ đồng, đây là nguồn tài chính bền vững, giảm áp lực chi ngân sách nhà nước cho ngành lâm nghiệp. Tổng kết của Bộ NN&PTNT, cho thấy, trong giai đoạn 5 năm 2011-2015, tiền DVMTR hàng năm thu bình quân là 1.200 tỷ đồng, số tiền này tương đương với 22% tổng đầu tư bình quân năm của toàn xã hội cho ngành lâm nghiệp, trong đó chủ yếu là thu từ các cơ sở sản xuất thủy điện (thủy điện chiếm 97,1% tổng thu DVMTR các loại dịch vụ).

Số tiền chi trả cho các chủ rừng để tổ chức quản lý bảo vệ rng (khoảng 6 triệu ha) chiếm khoảng 42% tổng diện tích rừng của toàn quốc, số vụ vi phạm Luật bảo vệ rừng và phát triển rừng, diện tích rừng bị thiệt hại trong giai đoạn 2011-2015 giảm lần lượt là 32,9% và 58,2% so với giai đoạn 2006-2010. Mặt khác, chính sách chi trả DVMTR đã góp phần rất lớn trong việc tăng thu nhập cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng. Cụ thể hiện nay có khoảng hơn 500 ngàn hộ gia đình, cộng đồng được nhận tiền chi trả DVMTR qua hình thức chi trả trực tiếp và chi trả qua nhận khoán, nguồn thu từ DVMTR bình quân cả nước khoảng 2 triệu đồng/hộ/năm, đã góp phần nâng cao thu nhập giúp giảm khó khăn trong cuộc sống cho đồng bào, đây là nguồn thu quan trọng cho các hộ gia đình nghèo vùng sâu, vùng xa.

Ngoài những kết quả đáng khích lệ nêu trên, hiện nay vẫn còn một số ít Chủ đầu tư NMTĐ nhỏ chưa thực hiện việc chi trả đúng quy định, còn nợ đọng DVMTR với lý do tình hình tài chính còn khó khăn. Hiện nay, Bộ Công Thương đang tiếp tục chủ trì tổ chức các Đoàn kiểm tra việc thi hành pháp luật về việc duy trì điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực phát điện, trong đó có việc thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền DVMTR, các đơn vị phát điện còn nợ tiền DVMTR sẽ được lập danh sách theo dõi, yêu cầu khẩn trương hoàn thành nghĩa vụ chi trả DVMTR, nếu không hoàn thành sẽ xem xét thu hồi hoặc chưa cấp Giấy phép hoạt động điện lực.

5. Công tác lập và thực hiện Quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa và các tác động của việc điều tiết hồ chứa đối với vùng hạ du

a) Về xây dựng, phê duyệt và vận hành theo quy trình liên hồ, đơn hồ

QTVH các hồ chứa thủy điện được xây dựng và ban hành căn cứ vào nhiệm vụ công trình đã được luận chứng kinh tế - kỹ thuật và phù hợp với quy hoạch lưu vực sông và quy hoạch bậc thang thủy điện. Các thông số đầu vào để xây dựng QTVH là kết quả của các nghiên cứu tng thvề kinh tế - kỹ thuật, môi trường - xã hội. Theo đó, tùy thuộc vào từng loại hình hồ chứa và công trình tràn, chế độ tích nước và xả lũ được quy định cụ thể theo đặc thù riêng.

Quan điểm chủ đạo khi xây dựng QTVH là đảm bảo an toàn cho hạ du, trong đó vận hành phải ưu tiên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và đảm bảo tính linh hoạt cho người điều hành trực tiếp; trên cơ sở các quy định ràng buộc trong QTVH, đưa ra kế hoạch vận hành chi tiết với từng trường hợp cụ thể để điều tiết đáp ứng các nhiệm vụ của công trình. Nguyên tắc cơ bản về điều tiết lũ được quy định cho tất cả các công trình thủy điện là không làm gia tăng lưu lượng đỉnh lũ. Cụ thể là, trong mọi trường hợp vận hành bình thường từ thời điểm lũ vào hồ đến khi đạt đỉnh, việc mở các cửa van đập tràn phải tiến hành ln lượt đ lưu lượng xả qua các tmáy phát điện và đập tràn không được lớn hơn lưu lượng tự nhiên vào hồ.

Bên cạnh đó, các QTVH đều quy định cụ thể về công tác chuẩn bị phòng, chống lụt bão cũng như quan trắc, bão dưỡng để đảm bảo công trình vận hành chống lũ an toàn. Việc thông báo cho chính quyền và nhân dân địa phương sinh sng tại khu vực hạ lưu công trình trước khi xả lũ cũng được quy định cụ thể trong QTVH với nhiều hình thức như hiệu lệnh còi, văn bản, điện thoại, fax, thư điện tử,...cho từng trường hợp vận hành. Ngoài ra, QTVH cũng quy định cụ thể trách nhiệm phối hợp giữa chủ đập và chính quyền địa phương, đặc biệt là cơ quan PCTT&TKCN tại địa phương trong quá trình vận hành xả lũ.

Hầu hết các hồ chứa thủy điện đã vận hành hoặc chuẩn bị đưa vào vận hành đều có QTVH được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Đánh giá việc thực hiện vận hành hồ chứa thủy điện

Ngày 20 tháng 01 năm 2017 Bộ Công Thương đã có Văn bản số 624/BCT-TCNL gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các chủ đập thủy điện trên cả nước tiếp tục rà soát, điều chỉnh QTVH hồ chứa thủy điện. Qua các báo cáo của UBND, Sở Công Thương các tỉnh và các chủ đập thủy điện gửi Bộ Công Thương việc vận hành các hồ chứa thủy điện như sau:

Hầu hết đã đánh giá Quy trình phê duyệt đã phù hợp với pháp luật hiện hành, thực tế và điều kiện khí tượng thủy văn, địa hình hành lang thoát lũ,...

Trong thời gian qua, việc vận hành công trình theo QTVH nhìn chung đã được các Chủ đập thủy điện tuân thủ về nguyên tắc xả lũ, thao tác, phương thức vận hành các cửa van đập tràn, công tác chuẩn bị phòng, chống lụt, bão và chế độ thông tin, báo cáo cho địa phương. Đặc biệt, một số đơn vị mặc dù mới quản lý vận hành công trình nhưng đã có nỗ lực trong việc thực hiện, tuân thủ quy trình. Các đơn vị chủ đập đã phối hợp chặt chẽ với địa phương, trước khi xả lũ đều thực hiện theo đúng quy định và chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để dự báo thủy văn cho công trình. Nhiều đơn vị đã chủ động phối hợp với địa phương xây dựng các quy định về thông báo và ứng xử với tng trường hợp cụ thể, thiết lập hệ thống cảnh báo xả lũ dọc sông tại các vị trí cần thiết, chủ động đề xuất để tham gia vào Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão của địa phương và mời đại diện của địa phương tham gia Ban Chỉ huy phòng, chng lụt, bão của nhà máy (như các hA Vương, Sông Tranh 2 trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn; các hồ Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah, Srêpôk 3 trên lưu vực sông Srêpôk....)

Trên cùng lưu vực sông ln, các Chủ đập đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương cùng xây dựng và thống nhất Quy chế phối hợp, chương trình hành động và quy chế chung trong công tác vận hành xả lũ, tổ chức dự báo và đo đạc các yếu tố khí tượng, thủy văn phục vụ công tác vận hành hồ. Các hồ chứa lớn cơ bản đã lắp đặt và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo hạ du khi điều tiết lũ, phát điện. Phần lớn các đơn vị đã xây dựng quy chế chia sẻ thông tin giữa các công trình trên cùng bậc thang và Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của tỉnh.

Ngoài ra, phần lớn các hồ chứa thủy điện lớn ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã lắp đặt hệ thống tự động thu thập thông tin vận hành truyền về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của tỉnh. Đây là giải pháp rất hiệu quả trong việc chủ động thu thập số liệu vận hành của các công trình trên bậc thang, kịp thời đưa ra những quyết định phù hợp trong quá trình vận hành. Đặc biệt như các hồ chứa thủy điện Bình Điền, Hương Điền, A Lưới ở tỉnh Thừa Thiên Huế đều thường xuyên thông báo công tác điều tiết nước hồ về Ban chỉ huy PCTT&TKCN và Sở Công Thương giúp cho địa phương chủ động điều hành việc điều tiết các hồ trên địa bàn giảm lũ có hiệu quả, đây là mô hình tốt trong điều hành chống lụt bão.

Căn cứ QTVH đơn hồ và liên hồ được duyệt và các Quy chế phối hợp giữa các chủ đập trên cùng bậc thang và giữa các chủ đập với địa phương, đa số chủ đập đã thực hiện đầy đủ thông tin về thông báo và thời gian thông báo cho cơ quan địa phương, các đơn vị liên quan trước và trong quá trình xả lũ. Trong phối hợp vận hành giữa các công trình trên cùng một lưu vực sông, tất cả các đơn vị đều tuân thủ nghiêm túc quy định về thông báo thông tin vận hành cho các Chủ đập ở phía hạ du.

Sự phối hợp trao đổi thông tin, số liệu về khí tượng, thủy văn, mực nước hồ, lưu lượng đến hồ, dự kiến lưu lượng xả, thời gian xả giữa các Chủ đập, đơn vị dự báo và cơ quan ra quyết định lệnh vận hành trong quản lý, vận hành, khai thác công trình đập, hồ chứa nước đa mục tiêu đã được phối hợp theo QTVH liên hồ chứa. Việc kết nối, truyền dữ liệu tự động từ các hồ chứa về các đơn vị dự báo, đơn vị điều hành theo phương thức: fax, email, công văn.

Hầu hết các vị quản lý vận hành đã nghiêm túc vận hành theo quy trình đã được phê duyệt, đảm bảo an toàn hồ đập, góp phần nâng cao hiệu quả chống lũ, giảm lũ cho hạ du, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, góp phần quan trọng trong hiệu quả phát điện. Các Chủ đầu tư thủy điện đã chủ động phối hợp với các công trình thủy điện, thủy lợi và cơ quan địa phương xây dựng quy chế phối hợp trong vận hành hồ chứa, nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến hạ du. Trong đợt lũ năm 2016 ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, với các biện pháp điều hành của địa phương các nhà máy thủy điện xả lũ tuy không cắt được lũ nhưng đã tạo điều kiện để giảm đỉnh lũ, thậm chí thay đổi thời điểm đạt đỉnh lũ hạ du ở lưu vực sông Ba.

Đặc biệt, ở các lưu vực sông Vu Gia - Thu bồn, sông Ba các NMTĐ đã đảm bảo hài hòa giữa lợi ích phát điện và nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp hạ du. Tại địa phương đã chủ động tính toán và phối hợp với chủ đập thủy điện xây dựng kế hoạch xả nước phù hợp với tình hình thời tiết và nguồn nước tại hồ chứa thủy điện. Qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng nước mùa cạn từ năm 2013 đến nay và đã được UBND tỉnh Quảng Nam đánh giá cao.

Tuy nhiên, qua kiểm tra, vẫn còn một số tồn tại trong QTVH và thực hiện vận hành hồ chứa thủy điện như sau:

- Việc quy định thời gian thông báo trước khi xả lũ trong QTVH phải linh hoạt và khả thi, quy định thời gian thông báo trước quá dài sẽ không chính xác, gây hoang mang, mất niềm tin và tốn kém cho nhân dân vùng hạ du nếu lũ không xảy ra như dự báo; ngược lại, nếu quá ngắn sẽ mất an toàn cho vùng hạ du.

- Công tác tuyên truyền, nâng cao năng lực với ng xử với lũ, lụt; tăng cường sự phối hợp của nhân dân và các đơn vị chức năng ở hạ du; xây dựng bản đồ ngập lụt ở hạ du; chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống lũ lụt phù hợp với năng lực cắt giảm lũ của các công trình thủy lợi, thủy điện trên lưu vực còn nhiu bất cập.

- Số liệu dự báo của các Đài khí tượng thủy văn khu vực và địa phương còn chưa kịp thời hoặc độ chính xác chưa đảm bảo nên việc chỉ đạo,vận hành xả lũ và chủ động chống lũ cho hạ du còn hạn chế.

- Công tác phối hợp giữa một số Chủ đập với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp tỉnh và các cơ quan liên quan ở địa phương chưa thật sự chặt chẽ còn nhiu bất cập; quy chế phối hợp thông báo, cảnh báo lũ chưa cụ thể. Chưa quy định cụ thể phương thức liên lạc, cung cấp thông tin, báo cáo, trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc phối hợp phòng, chống lũ lụt cho vùng hạ du đập.

- Phương thức thông tin, báo cáo vận hành công trình ở một số công trình chưa tuân thủ chặt chẽ: Các lệnh, ý kiến chỉ đạo, kiến nghị, trao đi có liên quan đến việc vận hành và chống lũ của hồ chứa thủy điện phải thực hiện bằng văn bản, đồng thời bằng fax, thông tin trực tiếp qua điện thoại, thư điện tử, sau đó văn bản gốc được gửi để theo dõi, đối chiếu và lưu hồ sơ quản lý. Một số hồ chứa chgọi điện thông báo nhưng không lưu được nội dung chỉ đạo điều hành.

- Công tác tổ chức tập huấn và tuyên truyền cho nhân dân ở nhng khu vực bị ảnh hưởng phía hạ lưu về những quy định xả lũ để hiểu và chủ động phòng tránh thiệt hại chưa được chú trọng đúng mức ở nhiều công trình thủy điện.

- Năng lực của cán bộ vận hành công trình và cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương còn nhiều hạn chế, tại một số công trình thủy điện còn thiếu cán bộ vận hành có kinh nghiệm hoặc chưa được trang bị đầy đủ kiến thức vận hành.

- Nhiều cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương thiếu cán bộ chuyên môn cần thiết hoặc chưa đáp ứng yêu cầu, cá biệt một số cán bộ chuyên trách của cơ quan chịu trách nhiệm về phòng, chống lụt, bão tại địa phương không đủ năng lực, không nắm được thông tin về công trình cũng như nội dung của QTVH hồ chứa thủy điện trên địa bàn, do đó hiệu quả của công tác quản lý, kiểm tra vận hành hồ cha và phòng, chống lụt, bão còn hạn chế.

Qua xem xét báo cáo của Chủ đập, địa phương và kiểm tra, đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương cho thấy, một số nhà máy còn có thời điểm chưa tuân thủ đúng các quy định vận hành (xả lưu lượng tối thiểu cho hạ du; thực hiện việc thông tin, thông báo; lắp đặt hệ thống thông báo, cảnh báo xlũ, xả nước phát điện, lắp đặt hệ thống quan trắc mưa, lưu lượng,...) như thủy điện Hố Hô, Vĩnh Sơn 5, Nà Lòa, Bắc Khê 1, Đak Mi 4,... Bộ Công Thương đã phối hợp với địa phương chỉ đạo các nhà máy này thực hiện nghiêm túc, kịp thời theo đúng quy định.

Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan để triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 33/2016/QH14 trong lĩnh vực thủy điện; kiên quyết chỉ đạo, xử lý các trường hợp vi phạm hoặc không thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về vận hành hồ chứa theo đúng quy định.

IV. Đánh giá chung

Với tinh thần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 33/2016/QH14 ngày 23 tháng 11 năm 2016 về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV trong lĩnh vực thủy điện, ngay sau khi Nghị quyết của Quốc hội được ban hành, Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo các bộ ngành và địa phương thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ đã được giao, cụ thể:

- Bộ Công Thương với vai trò đầu mối, đã chủ động và phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và các địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Quốc hội và Chương trình hành động của Chính phủ một cách đồng bộ, quyết liệt với các mục tiêu và nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể. Bộ Công Thương cũng đã tổ chức các Đoàn kiểm tra, rà soát, đánh giá về công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành các công trình thủy điện trên địa bàn cả nước;

- Các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực và chủ động phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong NQ62 của Quốc hội và NQ11 của Chính phủ một cách đồng bộ và đạt hiệu quả;

- Công tác rà soát về quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các công trình thủy điện trên địa bàn cả nước đã cơ bản hoàn thành, đáp ứng các yêu cầu đề ra theo NQ62 của Quốc hội và NQ11 của Chính phủ.

- Việc thực hiện các quy định pháp luật hiện hành của Chủ đầu tư về quản lý an toàn đập, QTVH đơn hồ, liên hồ chứa, trồng rừng thay thế, chi trả DVMTR, bảo vệ môi trường, nhìn chung đã được thực hiện khá nghiêm túc.

- Công tác bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư các DATĐ trên địa bàn cả nước về cơ bản đã tuân thủ đúng các quy định hiện hành, Các Chủ đầu tư đã xây dựng các khu tái định cư cho bà con về nơi định cư mới để sớm n định đời sống, sản xuất.

- Công tác trồng bù rừng trong thời gian vừa qua đã được Bộ NN&PTNT phối hợp với các bộ ngành và địa phương thống nhất chỉ đạo thực hiện rất quyết liệt công tác trồng bù rừng tại các DATĐ.

- Từng bước nâng cao chất lượng trong công tác quản lý quy hoạch, chấn chỉnh các vấn đề liên quan đến lựa chọn Chủ đầu tư, đảm bảo chất lượng công trình, việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước như: Công tác di dân tái định cư, trồng bù diện tích rừng bị thu hồi, vận hành hồ chứa, an toàn hồ đập,

- Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành các NMTĐ ngày càng được thực hiện một cách đồng bộ, tuân thủ quy định của pháp luật, đạt được những kết quả tích cực. Trong cơ cấu nguồn điện của hệ thống điện quốc gia hiện nay, thủy điện chiếm tỷ trọng khá lớn. Theo thống kê của EVN, tính đến hết tháng 8 năm 2017 tổng sản lượng điện của các NMTĐ là 51 tỷ kWh/135,66 tỷ kWh) chiếm 62% sản lượng của hệ thống điện quốc gia và tăng 32% so với cùng kỳ năm 2016. Mặt khác, trong quá trình vận hành, các NMTĐ đã phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp, các cơ quan dự báo khí tượng thủy văn, các địa phương, thực hiện tt đng thời nhiệm vụ phát điện và nhiệm vụ cp nước cho hạ du mùa khô, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước từ các hchứa thủy điện;

- Qua việc triển khai thực hiện NQ62 của Quốc hội và NQ11 của Chính phủ, các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cơ sở đã có sự chuyển biến tích cực về mặt ý thức, nhận thức đối với việc xây dựng và vận hành các công trình thủy điện.

Chính phủ trân trọng báo cáo Quốc hội Khóa XIV./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tư
ng, các Phó Thủ tướng;
- Các Bộ: CT, TN&MT, NN&PTNT, KH&ĐT, XD, GTVT;
- UBND các tỉnh có dự án thủy điện;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Tr
lý TTg, các Vụ: TH, CN, NN, TKBT, KTTH, QHĐP;
- Lưu: VT, CN (3).

TM. CHÍNH PHỦ
TUQ. THỦ TƯỚNG
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG




Trần Tuấn Anh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 436/BC-CP

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu436/BC-CP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành13/10/2017
Ngày hiệu lực13/10/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcĐầu tư, Xây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 436/BC-CP

Lược đồ Báo cáo 436/BC-CP 2017 thực hiện Nghị quyết 62/2013/QH13 khai thác công trình thủy điện


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Báo cáo 436/BC-CP 2017 thực hiện Nghị quyết 62/2013/QH13 khai thác công trình thủy điện
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu436/BC-CP
                Cơ quan ban hànhChính phủ
                Người kýTrần Tuấn Anh
                Ngày ban hành13/10/2017
                Ngày hiệu lực13/10/2017
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcĐầu tư, Xây dựng - Đô thị
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Báo cáo 436/BC-CP 2017 thực hiện Nghị quyết 62/2013/QH13 khai thác công trình thủy điện

                      Lịch sử hiệu lực Báo cáo 436/BC-CP 2017 thực hiện Nghị quyết 62/2013/QH13 khai thác công trình thủy điện

                      • 13/10/2017

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 13/10/2017

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực