Chỉ thị 02/2002/CT-TCHQ

Chỉ thị 02/2002/CT-TCHQ về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát hải quan đối với một số nhóm mặt hàng nhập khẩu, xuất khẩu đang bị lợi dụng gian lận thương mại, trốn thuế, buôn lậu do Tổng cục Hải quan ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 02/2002/CT-TCHQ kiểm tra kiểm soát giám sát hải quan nhóm mặt hàng nhập khẩu xuất khẩu bị lợi dụng gian lận thương mại trốn thuế buôn lậu


TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/2002/CT-TCHQ

Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2002

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỘT SỐ NHÓM MẶT HÀNG NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU ĐANG BỊ LỢI DỤNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI, TRỐN THUẾ, BUÔN LẬU

Lợi dụng các điều kiện thuận lợi quy định tại các Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Thuế trị giá gia tăng, Luật Hải quan..., thời gian vừa qua một số doanh nghiệp đã có các hành vi gian lận thương mại, trốn lậu thuế, buôn lậu trong xuất nhập khẩu một số nhóm mặt hàng như: giấy, vải sợi, linh kiện xe gắn máy, các loại xe ô tô, một số thiết bị 1ẻ, một số hoá chất, mỹ phẩm, hàng cũ và hàng mới, dược phẩm v.v... nhập khẩu; hàng nông, lâm, thủy hải sản mua bán không có hoá đơn, không rõ nguồn gốc, chưa chế biến, thuốc lá thành phẩm... xuất khẩu, hàng tạm nhập tái xuất.

Để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng trên, chống thất thu ngân sách Nhà nước, bảo vệ quyền lợi cho những doanh nghiệp kinh doanh nghiêm túc, chính đáng, bảo vệ người tiêu dùng, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục trưởng Hải quan các tỉnh, liên tỉnh, Thành phố chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát hải quan đối với các mặt hàng trên.

Các biện pháp cần được áp dụng là:

1. Tăng cường việc thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về quá trình chấp hành pháp luật của từng doanh nghiệp để phân loại và áp dụng biện pháp nghiệp vụ xử sự tương xứng với tình trạng chấp hành pháp luật của từng doanh nghiệp, quản lý thật chặt chẽ đối với việc xuất nhập khẩu của những doanh nghiệp từng có hành vi gian lận thương mại, trốn lậu thuế, buôn lậu (dù là vi phạm nhỏ).

2. Tạo thật thuận lợi cho doanh nghiệp tuân thủ đúng pháp luật, đồng thời quản lý thật chắt chẽ và xử lý nghiêm doanh nghiệp cố tình lợi dụng, làm trái pháp luật. Vì vậy, phải tăng trường hợp kiểm tra và thay đổi hình thức, nâng tỷ lệ kiểm tra thực tế lên một mức đối với hàng hoá xuất nhập khẩu nói trên và hàng hoá của các doanh nghiệp thường vi phạm pháp luật, cụ thể là:

- Nếu theo tiêu chí thì hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp được kiểm tra ở một trong hai mức 5% và 10% thì áp dụng tỷ lệ kiểm tra là 10% hoặc kiểm tra toàn bộ; nếu theo tiêu chí được kiểm tra ở một trong hai mức 3% và 5% thì áp dụng tỷ lệ kiểm tra là 5% hoặc 10%, hoặc kiểm tra toàn bộ.

- Để xác định đúng khối lượng hàng xuất khẩu (các mặt hàng nói trên), doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về sự trung thực trong kê khai, nhưng để quản lý đạt kết quả cao, các đơn vị phải chú ý tổ chức việc cân, đo, đếm cụ thể từng lô hàng.

- Để xác định đúng chủng loại phải tổ chức tiếp cận cụ thể mặt hàng. Nghi vấn điều gì thì phải làm thật rõ nghi vấn đó rồi mới được thông quan lô hàng. Ví dụ: Nhìn hình thức thì thấy mặt hàng tương đối giống như mặt hàng có thuế cao (có thuế suất cao, có giá tính thuế cao do xuất xứ, đo nhãn hiệu...) hoặc thuộc diện hàng không được nhập khẩu, nhưng chủ hàng lại khai là mặt hàng có thuế thấp hoặc hàng được nhập khẩu (bằng cách lập hồ sơ và khai xuất xứ từ nước có thuế suất thấp, giá tính thuế thấp, hoặc khai là nhãn hiệu khác để được đưa vào "loại khác" trong Biểu thuế hoặc trong Bảng giá) thì phải làm thật rõ, chắc chắn rồi mới được thông quan.

3. Ngay sau khi lô hàng được thông quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu phải thực hiện ngay việc phúc tập hồ sơ để phát hiện kịp thời các sai sót, nhầm lẫn của công chức hải quan hoặc cố ý làm sai của doanh nghiệp và công chức hải quan. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lô hàng được thông quan, phải thực hiện xong việc phúc tập hai cấp (Chi cục Hải quan cửa khẩu và Cục Hải quan tỉnh, thành phố) đối với các mặt hàng thường hay có gian lận, trốn thuế, buôn lậu nói trên. Đồng thời phải tích cực triển khai ngay hoạt động kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá đã được thông quan theo quy định của pháp luật Hải quan.

4. Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận thuế phải tập trung vào các chủ hàng, các mặt hàng trọng điểm. Phát hiện tình hình gì bất thường phải có biện pháp ngăn chặn, xử lý, đấu tranh ngay, vượt thẩm quyền hoặc vụ việc phức tạp phải báo cáo kịp thời với Lãnh đạo Tổng cục Hải quan, khắc phục ngay tình trạng phát hiện mà không kiên quyết ngăn chặn, xử lý hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền. Hậu quả do để kéo dài, xử lý không kiên quyết, không nghiêm thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước lãnh đạo Tổng cục.

5. Phải bố trí cán bộ, công chức đủ phẩm chất, đủ năng lực vào các công việc quan trọng trên. Khi phát hiện công chức nào có dấu hiệu nghi vấn hay có dư luận về phẩm chất thì phải chuyển ngay sang làm việc khác (không phải các nghiệp vụ trên). Công chức nào không đủ năng lực làm nghiệp vụ đó thì cũng phải chuyển ngay sang làm việc khác. Cục trưởng, Chi cục trưởng phải tăng cường công tác quản lý cán bộ, tăng cường kiểm tra và nắm chắc tình hình cơ sở để phát hiện sớm các công chức có dấu hiệu nghi vấn về phẩm chất và xử lý kịp thời các vướng mắc, sơ hở, sai phạm.

Nhận được Chỉ thị này, Cục trưởng Hải quan các tỉnh, liên tỉnh, thành phố tổ chức quán triệt đến từng cán bộ, công chức để nắm vững và thực hiện nghiêm túc.

 

 

Nguyễn Đức Kiên

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 02/2002/CT-TCHQ

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu02/2002/CT-TCHQ
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành19/08/2002
Ngày hiệu lực19/08/2002
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại, Xuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 02/2002/CT-TCHQ

Lược đồ Chỉ thị 02/2002/CT-TCHQ kiểm tra kiểm soát giám sát hải quan nhóm mặt hàng nhập khẩu xuất khẩu bị lợi dụng gian lận thương mại trốn thuế buôn lậu


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 02/2002/CT-TCHQ kiểm tra kiểm soát giám sát hải quan nhóm mặt hàng nhập khẩu xuất khẩu bị lợi dụng gian lận thương mại trốn thuế buôn lậu
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu02/2002/CT-TCHQ
                Cơ quan ban hànhTổng cục Hải quan
                Người kýNguyễn Đức Kiên
                Ngày ban hành19/08/2002
                Ngày hiệu lực19/08/2002
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại, Xuất nhập khẩu
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Chỉ thị 02/2002/CT-TCHQ kiểm tra kiểm soát giám sát hải quan nhóm mặt hàng nhập khẩu xuất khẩu bị lợi dụng gian lận thương mại trốn thuế buôn lậu

                            Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 02/2002/CT-TCHQ kiểm tra kiểm soát giám sát hải quan nhóm mặt hàng nhập khẩu xuất khẩu bị lợi dụng gian lận thương mại trốn thuế buôn lậu

                            • 19/08/2002

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 19/08/2002

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực