Chỉ thị 05/CT-NH1

Chỉ thị 05/CT-NH1 năm 1996 về một số biện pháp chỉ đạo công tác tiền tệ, tín dụng trong thời gian trước mắt do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành

Chỉ thị 05/CT-NH1 biện pháp chỉ đạo công tác tiền tệ, tín dụng thời gian trước mắt đã được thay thế bởi Quyết định 2039/QĐ-NHNN bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật 2015 và được áp dụng kể từ ngày 16/10/2015.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 05/CT-NH1 biện pháp chỉ đạo công tác tiền tệ, tín dụng thời gian trước mắt


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05/CT-NH1

Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 1996

 

CHỈ THỊ

VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC TIỀN TỆ, TÍN DỤNG TRONG THỜI GIAN TRƯỚC MẮT

Trong những tháng đầu năm 1996, toàn ngành đã kiên quyết thực hiện các biện pháp của Chính phủ và 9 giải pháp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về kiềm chế và đẩy lùi lạm phát. Chúng ta đã kiên trì mục tiêu chính sách tiền tệ và sử dụng một cách có hiệu quả các công cụ thực hiện chính sách, trong đó có việc áp dụng hạn mức tín dụng và điều hành lãi suất, nhiều Ngân hàng Thương mại thực hiện nghiêm túc hạn mức tín dụng và lãi suất, tăng huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả và kinh doanh có lãi, đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát ở mức thấp.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số Ngân hàng Thương mại còn nổi lên một số vấn đề:

1. Khi hạ lãi suất tiền gửi nhưng không đồng thời hạ lãi suất cho vay, hoặc hạ lãi suất tiền gửi với mức độ nhanh hơn so với mức độ hạ lãi suất cho vay.

2. Tính toán kinh doanh một cách đơn thuần trước mắt, nên đã hạn chế các hình thức huy động vốn, chỉ huy động từ 3 tháng trở xuống, không huy động tiền gửi trung, dài hạn hoặc chỉ huy động cầm chừng, hạn chế khả năng huy động vốn trong nước.

3. Mặc dù một số Ngân hàng Thương mại chưa sử dụng hết hạn mức tín dụng và Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh nâng hạn mức tín dụng cho một số Ngân hàng Thương mại có nhu cầu mở rộng tín dụng có hiệu quả, song việc điều hành hạn mức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước chưa năng động, điều chỉnh hạn mức tín dụng cho một số Ngân hàng Thương mại chưa kịp thời.

4. Do một số điều kiện vay vốn không đảm bảo, tuy lãi suất vay đã hạ nhưng một số doanh nghiệp vẫn không chịu đựng nổi, mặt khác những tồn tại trong tín dụng đang được chấn chỉnh, nên ở một số Ngân hàng Thương mại xuất hiện hiện tượng thừa vốn ngắn hạn tạm thời.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả mục tiêu kiềm chế lạm phát và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả và an toàn vốn của các tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu:

1. Các Ngân hàng Thương mại, trên cơ sở nhiệm vụ được giao và kế hoạch kinh doanh phục vụ xem xét, tính toán phù hợp điều kiện của mình, tích cực mở rộng huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn trung dài hạn. Cần đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, các dịch vụ phục vụ khách hàng.

2. Chấp hành nghiêm túc trần lãi suất cho vay cao nhất đã quy định. Nếu giảm lãi suất huy động thì phải đồng thời giảm cả lãi suất cho vay, đảm bảo mức chênh lệch bình quân là 0,35%/tháng và phải được công bố công khai. Trong phạm vi trần lãi suất đã quy định, Ngân hàng Nhà nước cho phép các Ngân hàng Thương mại xử lý lãi suất huy động và cho vay trung và dài hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn để huy động vốn, đáp ứng cho nhu cầu đầu tư trung và dài hạn.

3. Để giải quyết hiện tượng ngưng đọng vốn tạm thời, các Ngân hàng Thương mại tích cực tìm kiếm các dự án phát triển kinh tế đầu tư có hiệu quả và đáp ứng vốn tín dụng kịp thời. Tăng cường hơn nữa hoạt động của thị trường nội tệ liên ngân hàng để các tổ chức tín dụng vay lẫn nhau, Ngân hàng cổ phần thành thị có thể cho vay các Ngân hàng cổ phần nông thôn và các quỹ tín dụng nhân dân khu vực, nhằm đưa thêm vốn về nông thôn, nơi đang có nhiều dự án kinh tế phát triển nhưng lại thiếu vốn.

Việc cho vay bằng ngoại tệ chỉ áp dụng đối với những dự án có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu từ nước ngoài. Nghiêm cấm hoạt động cho vay ngoại tệ để sử dụng ở thị trường trong nước lợi dụng lãi suất để thu chênh lệch. Kiểm soát chặt việc mở LC trả chậm theo đúng các quy chế hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về cho vay và bảo lãnh.

Trong chỉ đạo hoạt động tín dụng phải luôn đặt lên hàng đầu vấn đề an toàn vốn, đảm bảo các điều kiện cho vay theo chế độ quy định.

4. Về hạn mức tín dụng: Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại thực hiện nghiêm túc hạn mức tín dụng đã đề ra. Tuy nhiên để giúp các Ngân hàng Thương mại có điều kiện mở rộng tín dụng, đặc biệt cho các nhu cầu đầu tư trung và dài hạn, nhu cầu thu mua lương thực, phục vụ xuất nhập khẩu, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh hạn mức linh hoạt cho những Ngân hàng Thương mại có yêu cầu vốn để đáp ứng cho các nhu cầu nói trên. Riêng quy chế mua - bán hạn mức tín dụng chưa thực hiện, chờ hướng dẫn sau.

Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng và các đơn vị liên quan trong toàn ngành cần phải triển khai thực hiện kịp thời các nhiệm vụ trên đây, các đơn vị chức năng ở Ngân hàng Nhà nước Trung ương và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc thực hiện chỉ thị này, xử lý uốn nắn ngay và định kỳ tháng báo cáo tình hình và kết quả thực hiện về Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

 

 

Cao Sĩ Kiêm

(Đã ký)

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 05/CT-NH1

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu05/CT-NH1
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành06/06/1996
Ngày hiệu lực21/06/1996
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/10/2015
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 05/CT-NH1

Lược đồ Chỉ thị 05/CT-NH1 biện pháp chỉ đạo công tác tiền tệ, tín dụng thời gian trước mắt


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 05/CT-NH1 biện pháp chỉ đạo công tác tiền tệ, tín dụng thời gian trước mắt
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu05/CT-NH1
                Cơ quan ban hànhNgân hàng Nhà nước
                Người kýCao Sĩ Kiêm
                Ngày ban hành06/06/1996
                Ngày hiệu lực21/06/1996
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/10/2015
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Chỉ thị 05/CT-NH1 biện pháp chỉ đạo công tác tiền tệ, tín dụng thời gian trước mắt

                          Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 05/CT-NH1 biện pháp chỉ đạo công tác tiền tệ, tín dụng thời gian trước mắt