Chỉ thị 203-CNh/CT

Chỉ thị 203-CNh/CT năm 1966 về đẩy mạnh công tác hạch toán kinh tế phân xưởng và tổ sản xuất trong tình hình mới do Bộ Công nghiệp nhẹ ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 203-CNH/CT đẩy mạnh công tác hạch toán kinh tế phân xưởng tổ sản xuất tình hình mới


BỘ CÔNG NGHIỆP NHẸ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 203-CNH/CT

Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 1966 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KINH TẾ PHÂN XƯỞNG VÀ TỔ SẢN XUẤT TRONG TÌNH HÌNH MỚI 

Kính gửi : Các ông, bà giám đốc các xí nghiệp trực thuộc Bộ,

Hiện nay nhiệm vụ chúng ta ở miền Bắc là vừa sản xuất, vừa chiến đấu, quyết đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Để đáp ứng nhu cầu to lớn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phục vụ chiến đấu và cải thiện đời sống, trong các xí nghiệp công nghiệp, chúng ta phải tìm mọi biện pháp tăng năng suất lao động, đồng thời thực hiện triệt để tiết kiệm sức người, sức của trong sản xuất. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ đó, phải tăng cường chế độ hạch toán kinh tế xí nghiệp, phân xưởng và tổ sản xuất.

Trong những năm qua, công tác hạch toán kinh tế ở phân xưởng và tổ sản xuất trong các xí nghiệp thuộc ngành ta đã có những tiến bộ nhất định. Nhiều nơi làm tốt đã động viên được đông đảo công nhân phấn đấu tăng sản lượng, thực hiện tiết kiệm, hạ thấp giá thành, và tăng tích lũy Nhà nước. Nhưng cũng có một số xí nghiệp cho rằng  trong hoàn cảnh chiến tranh chỉ cần tranh thủ sản xuất nhiều là được, do đó chưa coi trọng việc tăng cường quản lý kinh tế trong đó hạch toán kinh tế là biện pháp tốt nhất. Một số xí nghiệp gặp lúng túng về mặt tổ chức và chỉ đạo thực hiện hạch toán kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế nên tác dụng của chế độ hạch toán kinh tế không được phát huy, chất lượng hạch toán thấp, quy mô hạch toán phát triển chậm.

Trong tình hình mới, công tác hạch toán kinh tế ở các phân xưởng và tổ sản xuất của toàn ngành công nghiệp nhẹ không phải là giảm đi mà cần phải được tăng cường.

Nhiệm vụ chung của các xí nghiệp trong công tác này là:

1. Về phương hướng củng cố và phát triển.

Ở những xí nghiệp đang sản xuất bình thường, phải chú ý củng cố và nâng cao chất lượng hạch toán ở các phân xưởng và tổ sản xuất đã thực hiện hạch toán kinh tế, đưa công tác hạch toán và phân tích kinh tế đi vào nền nếp thường xuyên với nội dung thiết thực và bổ ích. Mặt khác phải tích cực mở rộng diện hạch toán kinh tế đến các phân xưởng và tổ sản xuất khác (nhất là các phân xưởng sản xuất chính, các tổ lao động xã hội chủ nghĩa hoặc đăng ký phấn đấu trở thành tổ lao động xã hội chủ nghĩa ).

Ở những xí nghiệp có phân xưởng hoặc những bộ phận sản xuất của phân xưởng di chuyển, phân tán, cần bố trí bộ phận thống kê, hạch toán sát với sản xuất, phản ảnh kịp thời tình hình sản xuất. Những chỉ tiêu hạch toán phải thích ứng với điều kiện sản xuất.

2. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và quản lý kế hoạch.

Các xí nghiệp cần tăng cường công tác định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở cho việc lập kế hoạch  và hạch toán, phân tích. Trong tình hình mới, khi điều kiện sản xuất thay đổi, xí nghiệp cần gấp rút điều chỉnh lại hoặc xây dựng thêm định mức thích ứng, giao cho phân xưởng và tổ sản xuất phấn đấu thực hiện và hạch toán kết quả. Định mức phải cụ thể cho từng công đoạn sản xuất, quy định mức sử dụng lao động hoặc sử dụng từng loại nguyên vật liệu khác nhau để sản xuất những mặt hàng khác nhau.

Chỉ tiêu kế hoạch giao cho phân xưởng và tổ sản xuất quản lý thực hiện và hạch toán kết quả phải tương đối đầy đủ nhưng có trọng tâm khắc phục từng khâu yếu, có biện pháp thực hiện. Phân xưởng phải hạch toán giá thành và phân tích được cả  những khoản lãng phí về sản phẩm hư hỏng hoặc về  ngừng sản xuất. Tổ sản xuất thì hạch toán tiết kiệm là chủ yếu, phải phân tích được kết quả và nguyên nhân lãng phí, tiết kiệm, đề ra biện pháp cụ thể để sửa chữa.

Phải trên cơ sở củng cố hệ thống thống kê số liệu ban đầu ở tổ sản xuất và phân xưởng mà tiến hành thường kỳ phân tích hoạt động kinh tế, phát hiện những chỗ mạnh, chỗ yếu trong quá trình thực hiện kế hoạch. Phải từ nghị quyết của hội nghị phân tích kinh tế thường kỳ mà rút ra những vấn đề  cần đi sâu để phân tích chuyên đề nhằm giải quyết những khâu yếu trong sản xuất. Giám đốc xí nghiệp, quản đốc phân xưởng, tổ trưởng sản xuất phải lãnh đạo công tác phân tích hoạt động kinh tế trong phạm vi công tác mà mình phụ trách.

3. Tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện.

Xí nghiệp cần có một tổ chứa giúp giám đốc nghiên cứu việc quản lý kinh tế và chỉ đạo thực hiện hạch toán kinh tế trong nội bộ xí nghiệp một cách thường xuyên với chất lượng ngày càng cao hơn.

Tùy quy mô sản xuất của từng xí nghiệp mà tổ chức Ban nghiên cứu kinh tế với số lượng cán bộ nghiên cứu nhiều hay ít.  Thông thường ban này hoạt động bán chuyên trách, bao gồm:

- Giám đốc hoặc Phó giám đốc xí nghiệp phụ trách kinh doanh là trưởng ban.

- Trưởng phòng kế hoạch, ủy viên

- Trưởng phòng tài vụ, ủy viên.

Tùy xí nghiệp lớn hay  nhỏ, khối lượng công tác nhiều hay ít mà bố trí thêm cán bộ có khả năng về quản lý kinh tế và tính toán phân tích kinh tế vào ban này, hoạt động chuyên trách và giữ nhiệm vụ thường trực.

Nhiệm vụ của Ban nghiên cứu kinh tế:

a) Xây dựng, theo dõi và đôn đốc công tác hạch toán kinh tế ở các phân xưởng và tổ sản xuất. Nghiên cứu  và đề xuất ý kiến chấn chỉnh những mặt cần thiết về công tác quản lý, không ngừng nâng cao trình độ hạch toán kinh tế xí nghiệp, phân xưởng và tổ sản xuất.

b) Giúp đỡ các cấp chuẩn bị và tổ chức hội nghị phân tích hoạt động kinh tế, theo dõi việc thực hiện nghị quyết của các hội nghị phân tích, nghiên cứu những kiến nghị của các phòng và phân xưởng, giúp giám đốc duyệt những kiến nghị trên về mặt kinh tế, duyệt những sáng kiến về mặt cải tiến quản lý, phối hợp với phòng kỹ thuật có mang lại hiệu quả kinh tế.

c) Nghiên cứu một cách tổng hợp mọi hiện tượng kinh tế phát sinh trong nội bộ xí nghiệp, lập báo cáo tình hình quản lý sản xuất kinh doanh chung của toàn xí nghiệp, có phân tích hoạt động kinh tế  hàng  quý và toàn năm, nêu lên những đề nghị có tính chất phương hướng về mặt kinh tế (việc phân tích chuyên đề do các phòng chức năng làm).

Sau khi thành lập Ban nghiên cứu kinh tế, các phòng nghiệp vụ, với chức năng công tác của mình, vẫn có nhiệm vụ phục vụ và hướng dẫn công tác hạch toán kinh tế phân xưởng và tổ sản xuất.

Nhận được chỉ thị này, các đồng chí Giám đốc xí nghiệp cần nghiên cứu  và khẩn trương bố trí kế hoạch thực hiện. Vụ tài vụ hướng dẫn cụ thể cho các xí nghiệp thi hành.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP NHẸ
THỨ TRƯỞNG
 
 
 
 
Ngô Minh Loan

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 203-CNh/CT

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu203-CNh/CT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành01/02/1966
Ngày hiệu lực16/02/1966
Ngày công báo31/03/1966
Số công báoSố 3
Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Kế toán - Kiểm toán
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 203-CNh/CT

Lược đồ Chỉ thị 203-CNH/CT đẩy mạnh công tác hạch toán kinh tế phân xưởng tổ sản xuất tình hình mới


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 203-CNH/CT đẩy mạnh công tác hạch toán kinh tế phân xưởng tổ sản xuất tình hình mới
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu203-CNh/CT
                Cơ quan ban hànhBộ Công nghiệp nhẹ
                Người kýNgô Minh Loan
                Ngày ban hành01/02/1966
                Ngày hiệu lực16/02/1966
                Ngày công báo31/03/1966
                Số công báoSố 3
                Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Kế toán - Kiểm toán
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Chỉ thị 203-CNH/CT đẩy mạnh công tác hạch toán kinh tế phân xưởng tổ sản xuất tình hình mới

                            Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 203-CNH/CT đẩy mạnh công tác hạch toán kinh tế phân xưởng tổ sản xuất tình hình mới

                            • 01/02/1966

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 31/03/1966

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 16/02/1966

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực