Văn bản khác 10620/CTr-NHNN

Chương trình số 10620/CTr-NHNN về việc hành động của ngành ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành

Nội dung toàn văn Chương trình 10620/CTr-NHNN hành động ngành ngân hàng


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 10620/CTr-NHNN

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2006

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG

(Thực hiện Thông báo Kết luận của Bộ chính trị số 41-TB/TW, ngày 11/10/2006 và Chỉ thị số 37/2006/CT-TTg ngày 29/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí)

Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị tại Thông báo số 41-TB/TW, ngày 11/10/2006 về việc tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí, ngày 16/11/2006 Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức Hội nghị quán triệt Thông báo số 41-TB/TW và tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Thông báo kết luận số 162-TB/TW ngày 01/12/2004 tới các cấp ủy Đảng, các cơ quan báo chí trong toàn Ngành. Để tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm túc Thông báo Số 41-TB/TW và Chỉ thị số 37/2006/CT-TTg ngày 29/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức Đảng các cấp, các cơ quan báo chí trong Ngành tổ chức thực hiện tốt chương trình hành động sau đây:

1 - Các cơ quan báo chí trong Ngành tiếp tục sơ kết, đánh giá nghiêm túc 2 năm thực hiện Thông báo kết luận số 162-TB/TW ngày 01/12/2004 của Bộ Chính trị theo Công văn hướng dẫn số 10002/NHNN-VP ngày 17/11/2006; gửi báo cáo về Ngân hàng Nhà nước để tổng hợp báo cáo gửi Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương và Bộ Văn hóa Thông tin trước ngày 15/12/2006.

2 - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng các cấp tới hoạt động báo chí trong toàn Ngành cũng như trong từng cơ quan báo chí; tập trung làm rõ những ưu điểm, nhược điểm, phân tích làm rõ những nguyên nhân, đề ra giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế, bảo đảm cho báo chí trong Ngành hoạt động đúng tôn chỉ mục đích, đúng Luật Báo chí và pháp luật nói chung, đúng quan điểm đường lối chính trị của Đảng, Nhà nước và của Ngành.

3 - Phân tích rõ phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa cấp ủy Đảng các cấp với lãnh đạo cơ quan báo chí của từng tờ báo, tạp chí, bản tin trong Ngành và phải được cụ thể hóa bằng một quy chế phối hợp chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí của từng đơn vị.

4 - Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng trong từng đơn vị; ý thức trách nhiệm của từng đảng viên trong các cơ quan báo chí. Rà soát lại đội ngũ lãnh đạo các cơ quan báo chí đảm bảo đội ngũ này phải có đủ trình độ, phẩm chất đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp, thực thi tốt nhiệm vụ. Các cấp ủy Đảng chịu trách nhiệm về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập và trực tiếp chịu trách nhiệm về các sai phạm (nếu có) của cơ quan báo chí thuộc sự quản lý của mình.

5 - Văn phòng Ngân hàng Nhà nước là cơ quan tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc định hướng, tổ chức hoạt động tuyên truyền và quản lý hoạt động báo chí trong Ngành Ngân hàng cần làm tốt hơn nữa các nhiệm vụ sau:

5.1 - Tham mưu cho Thống đốc và làm đầu mối thực hiện và giám sát việc thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản báo chí trong Ngành, đảm bảo mọi hoạt động của cơ quan báo chí trong Ngành theo đúng các chủ trương, nguyên tắc của Đảng và các quy định của pháp luật.

5.2  - Tham dự đầy đủ giao ban báo chí hàng tuần do Bộ Văn hóa Thông tin và Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương tổ chức để tiếp thu việc đánh giá hoạt động báo chí cũng như định hướng tuyên truyền để phổ biến và triển khai trong Ngành.

5.3 - Đầu mối phối hợp chặt chẽ và tranh thủ sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thông tin và Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương trong việc định hướng tuyên truyền, cung cấp và xử lý những thông tin nhạy cảm, những thông tin mà báo chí đưa chưa đúng, chưa chính xác về hoạt động ngân hàng; phối hợp với các vụ, cục, các Tổ chức Tín dụng, các đợn vị trong Ngành trong việc cung cấp, xử lý những thông tin nêu trên cho báo giới; đề xuất biện pháp xử lý các sai phạm (nếu có) đối với các cơ quan báo chí trong Ngành theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

5.4 - Tiếp tục tổ chức tốt giao ban định kỳ (quý 1 lần) để đánh giá hoạt động báo chí, trong việc thực hiện quan điểm, định hướng, chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành; kịp thời phát hiện, xử lý những sai sót; định hướng tuyên truyền cho kỳ sau; đồng thời tạo diễn đàn cho các vụ, cục Ngân hàng Trung ương, các Tổ chức Tín dụng trong Ngành cung cấp thông tin cho báo chí đăng tải. Tổ chức tốt các buổi họp báo để cung cấp thông tin cho báo giới, nâng cấp Website Ngân hàng Nhà nước để coi đây như một kênh cung cấp thông tin chính thống của Ngân hàng Nhà nước.

5.5 - Giúp Thống đốc tổ chức rà soát lại quy chế tổ chức hoạt động, tôn chỉ, mục đích, quy mô hoạt động, phạm vi tuyên truyền, hiệu quả hoạt động, chất lượng cán bộ của mỗi đơn vị báo chí trong toàn Ngành để có thể sắp xếp, điều chỉnh cho phù hợp với tinh thần phát triển đi đôi với việc lãnh đạo và quản lý tốt hoạt động báo chí; có ý kiến trong việc cấp giấy phép, thu hồi giấy phép hoạt động, bổ nhiệm, miễn nhiệm các Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập các đơn vị báo chí trong Ngành.

6 - Thủ trưởng các Ngân hàng, các Tổ chức Tín dụng, các cơ quan, đơn vị trong Ngành thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của pháp luật trước những thông tin mà báo chí nêu thuộc lĩnh vực mình phụ trách; phân công cụ thể người phát ngôn, đơn vị chuyên trách để cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí trong, ngoài Ngành và cho xã hội; quy định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm người phát ngôn của đơn vị. Những vấn đề nhạy cảm, phức tạp về đối nội và đối ngoại, những vấn đề có tính chất chung toàn Ngành, thủ trưởng các đơn vị phải phối hợp với Văn phòng Ngân hàng Nhà nước để trình xin ý kiến của Thống đốc hoặc người phát ngôn của Thống đốc chỉ đạo mới được cung cấp thông tin, đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước và của Ngành.

7 - Thủ trưởng các cơ quan báo chí tổ chức quán triệt Thông báo kết luận số 41-TBTW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 37/2006/CT-TTg ngày 29/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ và chương trình hành động này đến với từng cán bộ, Đảng viên, Biên tập viên, phóng viên trong tòa soạn. Đồng thời phải thực hiện nghiêm các quy định của Pháp luật, nhất là Luật Báo chí và các chủ trương, nguyên tắc lãnh đạo, chỉ đạo và các quy định của Đảng trong công tác báo chí, thông tin, tuyên truyền; thường xuyên đánh giá việc thực hiện tôn chỉ mục đích, chất lượng, phạm vi, hiệu quả tuyên truyền của sản phẩm báo chí do mình phát hành; xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng tốt đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên; đồng thời phải rà soát lại đội ngũ cán bộ, phóng viên để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ, không để lợi dụng danh nghĩa báo chí để hoạt động tiêu cực, vụ lợi hoặc làm tổn hại đến lợi ích quốc gia và uy tín của nền báo chí cách mạng nước ta, đến thanh danh của Ngành; báo chí đưa thông tin sai sự thật, không chính xác phải đăng cải chính theo đúng quy định của Luật Báo chí; kiên quyết xử lý những cán bộ, phóng viên, nhà báo mất phẩm chất chính trị, không tuân thủ sự lãnh đạo, sai phạm về quan điểm, đường lối, thông tin không trung thực, không chính xác, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

8 - Thủ trưởng các cơ quan chủ quản báo chí, các cơ quan báo chí và các cấp ủy Đảng thường xuyên phối hợp với Liên chi hội Nhà báo Ngân hàng, các Chi hội Nhà báo trong Ngành và Hội Nhà báo Việt Nam trong việc nâng cao năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cũng như kỹ năng của người làm báo; tạo mọi điều kiện cho các nhà báo trong Ngành có đủ điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần tuyên truyền hiệu quả các hoạt động của Ngành và của đất nước.

9 - Trong quá trình thực hiện, tổ chức Đảng trong cơ quan báo chí, Thủ trưởng các cơ quan báo chí trong Ngành đề xuất những biện pháp, kể cả những vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động báo chí với Ngân hàng Nhà nước, với Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương và Bộ Văn hóa Thông tin.

10 - Hàng năm, các cấp ủy Đảng phối hợp với Thủ trưởng cơ quan báo chí tiến hành tổng kết, đánh giá việc triển khai thực hiện chương trình hành động này, gửi báo cáo về Văn phòng Ngân hàng Nhà nước để tổng hợp báo cáo Ban cán sự Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và báo cáo Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương và Bộ Văn hóa Thông tin.

 

 

Nơi nhận:
- Ban TTVHTƯ, bộ VHTT (để báo cáo).
- Thường trực Đảng ủy NHTƯ.
- Ban lãnh đạo NHNN.
- Cấp ủy Đảng và Thủ trưởng các TCTDNN, BHTGVN, QTDTƯ, HHNH, HH QTDTƯ.
- Thủ trưởng, cấp ủy Đảng các báo, tạp chí, tờ tin trong ngành.
- Trưởng các Phòng TTTT của NHNN, các NHTMN, BHTGVN, QTDTƯ.
- Lưu VP.

THỐNG ĐỐC - BÍ THƯ BAN CÁN SỰ ĐẢNG
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC




Lê Đức Thúy

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 10620/CTr-NHNN

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu10620/CTr-NHNN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành08/12/2006
Ngày hiệu lực08/12/2006
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 10620/CTr-NHNN

Lược đồ Chương trình 10620/CTr-NHNN hành động ngành ngân hàng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chương trình 10620/CTr-NHNN hành động ngành ngân hàng
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu10620/CTr-NHNN
                Cơ quan ban hànhNgân hàng Nhà nước
                Người kýLê Đức Thúy
                Ngày ban hành08/12/2006
                Ngày hiệu lực08/12/2006
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Chương trình 10620/CTr-NHNN hành động ngành ngân hàng

                      Lịch sử hiệu lực Chương trình 10620/CTr-NHNN hành động ngành ngân hàng

                      • 08/12/2006

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 08/12/2006

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực