Công văn 1662/HQQN-GSQL

Công văn 1662/HQQN-GSQL thực hiện Thông tư 21/2011/TT-BCT quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh do Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 1662/HQQN-GSQL thực hiện Thông tư 21/2011/TT-BCT


TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1662/HQQN-GSQL
V/v thực hiện Thông tư 21/2011/TT-BCT ngày 20/5/2011

Quảng Ninh, ngày 12 tháng 10 năm 2011

 

Kính gửi:

Tổng cục Hải quan
(Cục Giám sát quản lý về Hải quan)

 

Trong quá trình thực hiện Thông tư 21/2011/TT-BCT ngày 20/5/2011 của Bộ Công Thương quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh gặp vướng mắc như sau:

- Hiện nay, có một số Doanh nghiệp được Bộ Công Thương cấp mã số tạm nhập tái xuất, thường xuyên làm thủ tục tạm nhập thực phẩm đông lạnh tại cảng Hải Phòng, sau đó tái xuất tại cửa khẩu Móng Cái – Quảng Ninh.

Theo quy định, trường hợp hàng hóa bị ách tắc, tồn đọng tại cửa khẩu thì doanh nghiệp phải đưa hàng về kho bãi của mình để lưu giữ, bảo quản. Tuy nhiên, thực tế nhiều trường hợp cửa khẩu xuất và kho bãi của doanh nghiệp cách nhau rất xa (Cửa khẩu xuất là Móng Cái nhưng kho bãi lại tại Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai và ngược lại) nên việc thực hiện quy định này là chưa phù hợp với thực tế và khó khăn cho công tác theo dõi quản lý của cơ quan Hải quan. Để giải quyết vướng mắc, khó khăn nêu trên Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đề xuất một số nội dung như sau:

1. Đối với trường hợp trên, đề nghị Tổng cục Hải quan kiến nghị Bộ Công Thương quy định bổ sung về thời hạn được phép lưu lại tại cửa khẩu xuất tối đa là 15 ngày, kể từ ngày Hải quan cửa khẩu xuất tiếp nhận Biên bản bàn giao hàng hóa kinh doanh tạm nhập – tái xuất do Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập bàn giao, hết thời hạn trên mà hàng chưa xuất hoặc chưa xuất hết phải đưa về kho, bãi đã đăng ký. (Lý do: khoản tiền ký quỹ xử lý, làm sạch môi trường và tiêu hủy hàng hóa TNTX thực phẩm đông lạnh tồn đọng nằm tại Kho bạc nơi thương nhân đặt kho, bãi).

Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể thủ tục Hải quan: Đối với trường hợp Doanh nghiệp đã làm xong thủ tục chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu tạm nhập cho cửa khẩu tái xuất nhưng do không tái xuất được hoặc tái xuất chưa hết nên phải chuyển hàng từ cửa khấu xuất về kho, bãi đã đăng ký (ngoài tỉnh) để bảo quản.

2. Đề nghị Tổng cục Hải quan kiến nghị Bộ Công Thương bổ sung thêm quy định: Ngoài các cửa khẩu xuất thuộc tỉnh nơi doanh nghiệp có kho bãi, đã đăng ký để xin cấp mã TNTX; trường hợp có nhu cầu tái xuất qua các cửa khẩu thuộc tỉnh biên giới khác, thì phải đăng ký và tại đó cũng phải có kho, bãi nằm trong khu vực theo quy định tại khoản 3 Điều 3 thông tư 21; Trường hợp không có kho bãi tại cửa khẩu xuất thì phải thực hiện đúng thời hạn được phép lưu lại tại cửa khẩu xuất như đề xuất trên.

3. Đề nghị Tổng cục Hải quan kiến nghị Bộ Công Thương hướng dẫn thêm nội dung quy định tại khoản 3, Điều 4 Thông tư 21/2011/TT-BCT (trường hợp thương nhân không thực hiện thanh toán các chi phí để xử lý, làm sạch môi trường và tiêu hủy hàng hóa tạm nhập tái xuất tồn đọng quá thời hạn quy định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền): Theo quy định thì sẽ chi vào khoản tiền ký quỹ 02 tỷ VNĐ (hai tỷ đồng Việt Nam).

Tuy nhiên, khoản tiền ký quỹ này lại nằm tại Kho bạc Nhà nước tỉnh nơi thương nhân đặt kho, bãi; trong khi đó việc xử lý, làm sạch môi trường và tiêu hủy hàng hóa tạm nhập tái xuất tồn đọng quá thời hạn quy định lại được thực hiện trên địa bàn tỉnh khác, thì việc thanh toán chi phí đó thực hiện như thế nào.

4. Trong khi Thông tư chưa được sửa đổi, trường hợp hàng hóa đã đưa ra cửa khẩu xuất nhưng chưa tái xuất được, còn tồn đọng tại cửa khẩu, còn trong thời hạn lưu giữ tại Việt Nam theo quy định và Doanh nghiệp có văn bản đề nghị cho gửi vào kho, bãi tại khu vực được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 21/2011/TT-BCT ngày 20/05/2011 của Bộ Công Thương và được Lãnh đạo chi cục Hải quan đang quản lý hàng hóa đồng ý thì được vào kho, bãi để lưu giữ bảo quản và chịu sự giám sát quản lý của cơ quan Hải quan.

Vậy, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh báo cáo Tổng cục Hải quan biết và sớm cho ý kiến chỉ đạo.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Đ/c Cục trưởng (thay b/cáo);
- Lưu VT, GSQL.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Phạm Trung Vịnh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 1662/HQQN-GSQL

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu1662/HQQN-GSQL
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành12/10/2011
Ngày hiệu lực12/10/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcXuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 1662/HQQN-GSQL thực hiện Thông tư 21/2011/TT-BCT


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Công văn 1662/HQQN-GSQL thực hiện Thông tư 21/2011/TT-BCT
              Loại văn bảnCông văn
              Số hiệu1662/HQQN-GSQL
              Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Ninh
              Người kýPhạm Trung Vịnh
              Ngày ban hành12/10/2011
              Ngày hiệu lực12/10/2011
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcXuất nhập khẩu
              Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
              Cập nhật13 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Công văn 1662/HQQN-GSQL thực hiện Thông tư 21/2011/TT-BCT

                          Lịch sử hiệu lực Công văn 1662/HQQN-GSQL thực hiện Thông tư 21/2011/TT-BCT

                          • 12/10/2011

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 12/10/2011

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực