Công văn 1847/TCT-DNK

Công văn số 1847/TCT-DNK của Tổng Cục thuế về quản lý thuế đối với Siêu thị

Nội dung toàn văn Công văn 1847/TCT-DNK quản lý thuế Siêu thị


BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1847/TCT-DNK
V/v: Quản lý thuế đối với Siêu thị

Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2006 

 

Kính gửi:  Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương  

Thực hiện Chỉ thị số 15/2005/CT-TTg ngày 15/04/2005 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp xử lý nợ đọng và chống thất thu ngân sách nhà nước, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã thành lập Ban chỉ đạo nghiên cứu xây dựng và triển khai Đề án lắp đặt máy tính tiền tại các Siêu thị và cửa hàng kinh doanh, phối hợp với Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh và Cục Thuế thành phố Hà Nội triển khai khảo sát tại một số Siêu thị và cửa hàng kinh doanh lớn về thực trạng quản lý doanh thu, sử dụng máy tính tiền và kê khai nộp thuế. Qua kết quả khảo sát thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục thông báo và đề nghị các Cục thuế thực hiện các việc sau:

Về việc triển khai đề án: Bộ Tài chính yêu cầu mở rộng phạm vi nghiên cứu Đề án nhằm quản lý được doanh số hoạt động bán lẻ của mọi thành phần kinh tế và mọi loại hình kinh doanh. Nội dung Đề án phải nghiên cứu tổng thể các giải pháp, bao gồm giải pháp về sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ, thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý chi ngân sách, các biện pháp và hình thức xử phạt…; trong đó, giải pháp lắp đặt máy tính tiền tại các Siêu thị chỉ là một giải pháp trong tổng thể các giải pháp nêu trên.

Tổng cục Thuế sẽ xây dựng Đề án này thay thế đề án đang triển khai, Tổng cục Thuế thông báo để Cục thuế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội và các thành viên Ban chỉ đạo biết; khi triển khai Đề án, Tổng cục Thuế sẽ có thông báo cụ thể sau.

Về biện pháp quản lý thu thuế đối với các siêu thị: kết quả khảo sát tại các siêu thị cho thấy: trong mấy năm qua, các siêu thị phát triển tăng nhanh cả về số lượng và quy mô kinh doanh nhưng cơ quan thuế chưa có kinh nghiệm và biện pháp quản lý thuế phù hợp với hoạt động kinh doanh của các siêu thị nên thu thuế không đúng với thực tế kinh doanh, nhiều siêu thị có quy mô kinh doanh rất lớn nhưng kê khai doanh thu rất thấp, số thuế nộp bình quân tháng chỉ bằng 1/3 đến 1/2 số thuế ấn định đối với hộ kinh doanh cùng ngành hàng, thậm chí nhiều siêu thị kê khai lỗ nhưng chủ siêu thị vẫn đầu tư mở rộng siêu thị hiện có hoặc mở thêm các siêu thị mới…

Để khắc phục tình trạng trên, chống thất thu thuế đối với các siêu thị, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế chỉ đạo cơ quan thuế các cấp triển khai ngay một số biện pháp sau:

Thống kê, rà soát số lượng các siêu thị và tình hình kê khai nộp thuế của tất cả các cơ sở kinh doanh siêu thị trên địa bàn, trên cơ sở đó đánh giá kết quả quản lý, phân tích tình hình thất thu, nguyên nhân thất thu để có biện pháp quản lý thuế phù hợp.

1/ Đối với siêu thị đã thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo kê khai: kiểm tra kê khai hàng hóa mua vào, bán ra và doanh thu kê khai tính thuế. Trường hợp qua kiểm tra nếu siêu thị hạch toán kế toán, lập hóa đơn không đúng quy định hoặc có dấu hiệu phản án doanh thu kinh doanh không đúng thực tế phải kiểm tra phân tích và xác định rõ giá trị hàng hóa mua vào với bán ra trong đó tỷ trọng doanh số mua, bán có hóa đơn, giá trị bán lẻ không lập hóa đơn. Kiểm tra phương thức theo dõi ghi bảng kê và kế toán doanh thu hoặc phương thức chỉ trả tiền lương cho nhân viên bán hàng làm cơ sở phân tích xác định doanh thu thực tế, so sánh với doanh thu kê khai, nếu siêu thị không lập đầy đủ hóa đơn, phản ánh doanh thu không đúng thì ấn định doanh thu tính thuế và yêu cầu siêu thị nộp thuế theo doanh thu ấn định đồng thời xử phạt hành chính các hành vi sai phạm.

- Đối với những siêu thị kê khai lỗ hoặc số thuế nộp quá thấp so với quy mô kinh doanh nhưng thực tế vẫn mở rộng kinh doanh cần kiểm tra phân tích số liệu một số năm, xác định rõ giá trị tài sản và nguồn vốn tăng thêm, yêu cầu giải trình nguồn vốn đầu tư mở rộng kinh doanh. Qua giải trình của siêu thị có thể xác minh thêm, nếu có căn cứ kết luận siêu thị hạch toán và kê khai thuế không đúng thì căn cứ vào tình hình kinh doanh và số liệu kiểm tra để ấn định doanh thu và thuế, xử lý truy thu và phạt về hành vi gian lận thuế.

2/ Đối với siêu thị hiện đang nộp thuế theo phương pháp khoán ổn định thì điều tra doanh thu thực tế, đối chiếu với doanh thu đã khoản ổn định nếu thấy doanh thu thực tế cao hơn phải tính và điều chỉnh theo doanh thu và thuế sát thực tế đảm bảo mức thu thuế không thấp hơn hộ, cửa hàng kinh doanh cùng ngành hàng có quy mô kinh doanh tương đương.

3/ Hiện có một số doanh nghiệp xây dựng nhà, cửa hàng cho cơ sở kinh doanh khác thuê để kinh doanh siêu thị nhưng không thu tiền thuê theo mức cố định mà thu tiền thuê theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu bán hàng của siêu thị, những siêu thị và quầy hàng thuê mặt bằng kiểu này ngoài việc thực hiện các biện pháp kiểm tra trên cần kết hợp kiểm tra doanh thu kê khai tính thuế đối chiếu với doanh thu tính thu phí trả bên cho thuê để xác định doanh thu thực tế.

4/ Trong khi chưa triển khai lắp đặt máy tính tiền của cơ quan thuế tại các siêu thị, trên cơ sở máy tính tiền siêu thị tự trang bị cần nghiên cứu tìm hiểu quy trình vận hành của máy, phần mềm quản lý của siêu thị để hiểu và khai thác thông tin phục vụ cho quản lý và kiểm tra thuế. Chủ động trao đổi, thống nhất với siêu thị biện pháp quản lý và bảo mật thông tin, vừa phục vụ cho quản lý của cơ quan thuế vừa phục vụ cho quản lý của siêu thị.

5/ Yêu cầu các siêu thị đăng ký sử dụng hóa đơn in trên máy tính tiền để phục vụ cho quản lý thuế. Đẩy mạnh kiểm tra việc sử dụng hóa đơn in trên máy tính tiền cấp cho người mua.

Đối với những siêu thị có đăng ký sử dụng hóa đơn in trên máy tính tiền, qua kiểm tra thấy có vi phạm phải phạt vi phạm hành chính và ấn định doanh thu để thu thuế theo doanh thu ấn định.

Những siêu thị không đăng ký sử dụng hóa đơn in trên máy tính tiền phải điều tra doanh thu, ấn định doanh thu tính thuế cho phù hợp với quy mô kinh doanh của các siêu thị cùng loại, cùng quy mô.

Căn cứ vào yêu cầu và các biện pháp quản lý nêu trên, đề nghị Cục Thuế có biện pháp cụ thể triển khai có hiệu quả công tác quản lý thu và chống thất thu đối với các cơ sở kinh doanh dưới hình thức siêu thị./.

 

Nơi nhận:
- Như trên
- Đại diện Tổng cục Thuế tại TP.HCM
- Thành viên Ban chỉ đạo lắp đặt máy tính tiền
- Lưu: VT, Ban DNK (2b)

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG



 
Phạm Văn Huyến

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 1847/TCT-DNK

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu1847/TCT-DNK
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành26/05/2006
Ngày hiệu lực26/05/2006
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại, Thuế - Phí - Lệ Phí
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 1847/TCT-DNK

Lược đồ Công văn 1847/TCT-DNK quản lý thuế Siêu thị


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 1847/TCT-DNK quản lý thuế Siêu thị
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu1847/TCT-DNK
                Cơ quan ban hànhTổng cục Thuế
                Người kýPhạm Văn Huyến
                Ngày ban hành26/05/2006
                Ngày hiệu lực26/05/2006
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại, Thuế - Phí - Lệ Phí
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Công văn 1847/TCT-DNK quản lý thuế Siêu thị

                          Lịch sử hiệu lực Công văn 1847/TCT-DNK quản lý thuế Siêu thị

                          • 26/05/2006

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 26/05/2006

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực