Công văn 2439/UBND-NC

Công văn 2439/UBND-NC phối hợp xử lý và giải quyết thủ tục cho người nước ngoài do Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 2439/UBND-NC phối hợp xử lý giải quyết thủ tục cho người nước ngoài


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2439/UBND-NC
V/v phối hợp xử lý và giải quyết thủ tục cho người nước ngoài

Sơn La, ngày 03 tháng 10 năm 2007

 

Kính gửi:

- Sở Ngoại vụ;
- Công an tỉnh.

Thời gian gần đây, số người nước ngoài và người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam, bị tai nạn vì nhiều nguyên nhân khác nhau thường xuyên xảy ra trên địa bàn cả nước trong đó có tỉnh Sơn La. Đa số các vụ việc đều được phối hợp xử lý tốt, tuy nhiên một số vụ việc xử lý còn lúng túng, phối hợp chưa chặt chẽ, thông tin không kịp thời tới các cơ quan đại diện nước ngoài, gây ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ giữa nước ra nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng đối với các quốc gia và các tổ chức có công dân vi phạm hoặc bị nạn.

Cán bộ, nhân viên của các tổ chức quốc tế đến địa phương để triển khai chương trình hợp tác và các chương trình dự án phàn nàn nhiều về tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính, gây chậm trễ cho tiến trình triển khai dự án.

Để khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp làm tốt những nội dung sau:

1. Xử lý người nước ngoài vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Phân loại người nước ngoài, căn cứ vào quy chế được hưởng, người nước ngoài ở Việt Nam bao gồm 02 loại:

a, Những người được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ vào Việt Nam có thời gian, bao gồm:

- Những người là thành viên các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự (kể cả lãnh sự danh dự), cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Trong thời hạn công tác tại Việt Nam (thường từ 2 đến 4 năm) họ được Vụ Lễ tân - Bộ Ngoại giao cấp chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư lãnh sự.

- Thành viên đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội sang thăm, làm việc tại Việt Nam.

(Phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế, các thỏa thuận song phương và pháp luật Việt Nam, ta không được áp dụng các biện pháp bắt, tạm giam, tạm giữ, thu các giấy tờ, các phương tiện giao thông của những người này). Nếu họ vi phạm pháp luật Việt Nam trên địa bàn tỉnh Sơn La, Sở Ngoại vụ phối hợp với các cơ quan liên quan xác minh, xử lý qua con đường ngoại giao. Tuy nhiên cảnh sát giao thông vẫn có thể dừng xe biển ngoại giao để yêu cầu kiểm tra giấy tờ xe và giấy tờ tùy thân của người lái xe để khẳng định đúng là xe ngoại giao và người được phép lái xe ngoại giao. Nếu người thuộc diện này có hành vi vi phạm thì lập biên bản (không bắt đương sự ký) và thông báo cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao biết để xử lý qua đường ngoại giao).

b, Những người nước ngoài tạm trú hoặc thường trú tại Việt Nam nhưng không thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ nêu trên: đó là những chuyên gia, người vào thực hiện hợp tác đầu tư, dự án liên doanh, học sinh, người đi du lịch, thăm thân. Những đối tượng này nếu vi phạm pháp luật Việt Nam, Công an phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan xử lý theo nguyên tắc sau:

- Xử lý theo pháp luật Việt Nam: (tùy theo mức độ mà xử lý về hành chính hoặc hình sự).

- Đối với những trường hợp thuộc công dân của nước đã ký kết Điều ước song phương với Việt Nam, thì được giải quyết theo quy định tại các Điều ước quốc tế đó.

c, Những việc cần thực hiện khi xử lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam.

Khi có vấn đề xảy ra đối với người nước ngoài đang có mặt tại Sơn La, các cơ quan chức năng (Ngoại vụ, Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh) cần thu thập thông tin về họ tên (các tên khác nếu có), ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, số hộ chiếu, họ tên và địa chỉ của thân nhân ở nước ngoài, thời gian xảy ra sự việc, nguyên nhân và hướng xử lý.

- Trường hợp bị cơ quan Công an tạm hoãn xuất cảnh hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú: Sở Ngoại vụ phối hợp với Phòng Xuất nhập cảnh - Công an tỉnh làm rõ sự việc, lý do thu giữ … sau đó thông báo cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao để phối hợp xử lý về đối ngoại (chú ý: Không được thu giữ hộ chiếu của họ, hộ chiếu được coi như tài sản quốc gia, nếu thu giữ thì cơ quan đại diện nước có công dân bị thu giữ hộ chiếu sẽ phản ứng và yêu cầu Bộ Ngoại giao can thiệp. Nếu hộ chiếu được coi là vật chứng của vụ án đang được tiến hành điều tra cần thu giữ hộ chiếu sẽ phản ứng và yêu cầu Bộ Ngoại giao can thiệp. Nếu hộ chiếu được coi là vật chứng của vụ án đang được tiến hành điều tra cần thu giữ hoặc trường hợp cần áp dụng biện pháp ngăn chặn xuất cảnh, việc thu giữ hộ chiếu là cần thiết thì cần chuyển hộ chiếu đó cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao để chuyển cho cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam).

- Trường hợp người nước ngoài bị bắt, tạm giam, tạm giữ để điều tra vì có liên quan đến vụ án: Sở Ngoại vụ với các bộ phận liên quan công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân nắm bắt tình hình vụ việc thông báo và đề xuất với Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao để phối hợp xử lý.

- Trường hợp người nước ngoài đang chờ xét xử hoặc đã bị xét xử: Sở Ngoại vụ liên hệ với Viện Kiểm sát nhân dân hoặc Tòa án nhân dân nắm tình tiết vụ án: Đương sự bị truy tố về tội gì, thời gian địa điểm dự kiến mở phiên tòa; những vấn đề khác liên quan đến phiên tòa; Viện Kiểm sát cung cấp cho Sở Ngoại vụ bản cáo trạng. Sở Ngoại vụ trực tiếp thông báo cho cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao nội dung trên để thông báo cho cơ quan đại diện của nước mà bị can và bị cáo là công dân để họ có thể thực hiện chức năng lãnh sự đối với công dân mình. Sau khi xử lý, thông báo bằng văn bản kết luận của tòa án cho cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao.

d, Phối hợp xử lý trục xuất người nước ngoài:

Tùy mức độ nặng nhẹ, tùy tính chất sự việc, Sở ngoại vụ phối hợp với Công an tỉnh, các phòng chức năng thuộc Tòa án nhân dân tỉnh (hoặc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh (hoặc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao); Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao, Bộ y tế để tiến hành trục xuất như: thông báo trục xuất và trao quyết định trục xuất cho người bị trục xuất (nếu họ đang bị giam giữ tại địa phương mình); thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát người bị trục xuất, cưỡng chế hoặc áp giải người bị trục xuất ra cửa khẩu, đảm bảo cho người bị trục xuất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật; thông báo cho cơ quan mà người đó là công dân để thu xếp việc cấp giấy tờ đi lại (nếu cần), vé máy bay .v.v.

(Theo quy định về trục xuất, người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam sẽ bị trục xuất theo: Quyết định thi hành án của Tòa án; Quyết định trục xuất của Bộ trưởng Bộ công an; Trục xuất đối tượng hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ được giải quyết qua con đường ngoại giao).

2. Phối hợp xử lý khi người nước ngoài bị chết, bị tai nạn hoặc cần phải giúp đỡ tại địa phương.

Được tin người nước ngoài bị chết, bị tai nạn cơ quan chức năng ở địa phương (Công an, UBND) cần thông báo ngay cho cơ quan Ngoại vụ, thông qua Sở Ngoại vụ thông báo cho cục Lãnh sự Bộ ngoại giao biết để thông báo cho cơ quan đại diện nước ngoài liên quan phối hợp giải quyết. Trường hợp người nước ngoài cần sự giúp đỡ của cơ quan đại diện của nước mà họ là công dân (bị mất cắp, cần sự giúp đỡ để nhận bảo hiểm …) các cơ quan chức năng của tỉnh thông báo cho Sở Ngoại vụ để thông báo cho cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao thông tin kịp thời tới cơ quan đại diện của nước ngoài.

3. Việc giải quyết các thủ tục cho người nước ngoài đến làm việc tại tỉnh Sơn La, đặc biệt là các nhân viên Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Khi có công văn đề nghị của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức quốc tế quan trọng khác (hoặc do các Bộ, ngành liên quan giới thiệu) đến làm việc tại tỉnh Sơn La, Sở ngoại vụ phối hợp với Công an tỉnh khẩn trương thẩm định, trường hợp gấp có thể phối hợp giải quyết trong ngày cho đối tác vào thực hiện dự án đúng kế hoạch. (vấn đề này đã được cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao và Cục quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ Công an thống nhất xem xét duyệt nhân sự cấp thị thực cho nhân viên của ADB và WB ngay khi nhận được yêu cầu của các Bộ ngành và địa phương liên quan, nhiều trường hợp gấp được giải quyết trong ngày)

Trên đây là một số chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về phối hợp xử lý và giải quyết thủ tục cho người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Sơn La, đề nghị các đơn vị chức năng nghiêm túc thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực UBND tỉnh;
- Tòa án nhân dân tỉnh;
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh;
- Lãnh đạo VP (đ/c Muôn);
- Lưu: VT, NC (01) D14b.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Nguyễn Ngọc Toa

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 2439/UBND-NC

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu2439/UBND-NC
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành03/10/2007
Ngày hiệu lực03/10/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcQuyền dân sự
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 2439/UBND-NC

Lược đồ Công văn 2439/UBND-NC phối hợp xử lý giải quyết thủ tục cho người nước ngoài


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 2439/UBND-NC phối hợp xử lý giải quyết thủ tục cho người nước ngoài
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu2439/UBND-NC
                Cơ quan ban hànhTỉnh Sơn La
                Người kýNguyễn Ngọc Toa
                Ngày ban hành03/10/2007
                Ngày hiệu lực03/10/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcQuyền dân sự
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công văn 2439/UBND-NC phối hợp xử lý giải quyết thủ tục cho người nước ngoài

                            Lịch sử hiệu lực Công văn 2439/UBND-NC phối hợp xử lý giải quyết thủ tục cho người nước ngoài

                            • 03/10/2007

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 03/10/2007

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực