Công văn 2967/LĐTBXH-QLLĐNN

Công văn số 2967/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 30/08/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phối hợp giảm tỉ lệ lao động bỏ trốn tại Đài Loan

Nội dung toàn văn Công văn 2967/LĐTBXH-QLLĐNN phối hợp giảm tỉ lệ lao động bỏ trốn Đài Loan


BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2967/LĐTBXH-QLLĐNN
V/v Phối hợp giảm tỉ lệ lao động bỏ trốn tại Đài Loan

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2004

 

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Thành phố (trực thuộc Trung ương)

 

Từ cuối năm 1999 đến nay, cả nước đã đưa hơn 110.000 lao động sang làm việc tại Đài Loan. Đây là một thị trường nhiều tiềm năng, phù hợp với nhiều loại hình lao động Việt Nam. Tuy nhiên vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, tình trạng lao động Việt Nam bỏ hợp đồng ra ngoài làm ăn bất hợp pháp ngày một gia tăng. Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã cùng các ngành có liên quan đề ra nhiều giải pháp nhưng đến nay vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn.

Để góp phần vào việc giải quyết tình trạng trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Thành phố:

1/ Đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục, vận động nhân dân thực hiện đúng các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các xã phối hợp với doanh nghiệp trong việc tuyển chọn, vận động những gia đình có người lao động bỏ trốn khuyên bảo con em họ về nước và trong việc xử lý đối với người lao động vi phạm hợp đồng.

2/ Không giới thiệu doanh nghiệp xuất khẩu lao động về tuyển lao động ở những địa phương có nhiều lao động bỏ trốn, những gia đình có nhiều người thân bỏ trốn ở nước ngoài.

3/ Chỉ đạo các Ban, Ngành có liên quan của địa phương tăng cường quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động trên địa bàn theo quy định của pháp luật lao động.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mong nhận được sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Thành phố nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng trên, góp phần đẩy mạnh hơn nữa công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia trong thời gian tới./.

 

KT/ BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC




Nguyễn Lương Trào

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 2967/LĐTBXH-QLLĐNN

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu2967/LĐTBXH-QLLĐNN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành30/08/2004
Ngày hiệu lực30/08/2004
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 2967/LĐTBXH-QLLĐNN

Lược đồ Công văn 2967/LĐTBXH-QLLĐNN phối hợp giảm tỉ lệ lao động bỏ trốn Đài Loan


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 2967/LĐTBXH-QLLĐNN phối hợp giảm tỉ lệ lao động bỏ trốn Đài Loan
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu2967/LĐTBXH-QLLĐNN
                Cơ quan ban hànhBộ Lao động – Thương binh và Xã hội
                Người kýNguyễn Lương Trào
                Ngày ban hành30/08/2004
                Ngày hiệu lực30/08/2004
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công văn 2967/LĐTBXH-QLLĐNN phối hợp giảm tỉ lệ lao động bỏ trốn Đài Loan

                            Lịch sử hiệu lực Công văn 2967/LĐTBXH-QLLĐNN phối hợp giảm tỉ lệ lao động bỏ trốn Đài Loan

                            • 30/08/2004

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 30/08/2004

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực