Công văn 4941/TLĐ-TC

Nội dung toàn văn Công văn 4941/TLĐ-TC 2022 thẩm quyền quyết định mua sắm bảo dưỡng sửa chữa tài sản


TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4941/TLĐ-TC
V/v hướng dẫn thực hiện phân cấp thẩm quyền quyết định trong công tác mua sm, bo dưng, sửa cha tài sản từ nguồn kinh phí chi thường xuyên

Hà Ni, ngày 12 tháng 9 năm 2022

 

Kính gửi:

- Các Liên đoàn Lao động tnh, thành phố;
- Các Công đoàn ngành Trung ươ
ng và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tng Liên đoàn;
- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc T
ổng Liên đoàn.

Căn cứ Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sdụng vốn nhà nước đ mua sm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bo dưỡng, sửa cha tài sn công;

Căn cứ Quyết định số 5068/QĐ-TLĐ ngày 05/8/2022 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc phân cấp thẩm quyền quyết định trong công tác mua sắm, bo dưng, sa cha thường xuyên tài sn từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tt là Tổng Liên đoàn) hướng dẫn thực hiện việc phân cấp thẩm quyền, cụ th như sau:

1. Đối tượng áp dụng:

Liên đoàn Lao động tnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công đoàn ngành trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tng Liên đoàn và các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn (sau đây gọi chung là đơn vị).

2. Phạm vi điều chnh:

a) Phân cấp thẩm quyền quyết định trong công tác mua sm, bảo dưng, sửa chữa thường xuyên tài sản từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và được btrí nguồn chi trong dự toán thu, chi được Tổng Liên đoàn giao hàng năm của đơn vị.

b) Không quy định đối với:

- Kinh phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng tài sn theo quy định tại khon 1 Điều 6 Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn; mua sm vật tư, trang thiết bị thuộc dự án đầu tư.

- Đối với các lĩnh vực đã có quy định pháp luật chuyên ngành về quản lý kinh phí bảo dưỡng, sa cha tài sn công thì thực hiện theo quy định chuyên ngành đối với từng lĩnh vực.

- Kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sn công giao cho doanh nghiệp 100% vốn của tổ chức công đoàn quản lý, sdụng thực hiện theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước.

- Công tác mua sắm, bảo dưỡng, sửa cha thường xuyên tài sản có sử dụng từ Quđầu tư của đơn vị hoặc công đoàn cấp trên.

3. Hàng năm, căn cứ hướng dẫn xây dựng dự toán thu, chi của Tng Liên đoàn và chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật theo quy định của pháp luật, đơn vị lập dự toán kinh phí mua sm, bảo dưỡng, sửa cha thường xuyên tài sản của cấp mình và các cấp trực thuộc, tổng hợp vào dự toán thu, chi của đơn vị mình, trình Tng Liên đoàn xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền.

Hồ sơ tài liệu kèm theo dự toán kinh phí bo dưỡng, sa cha công trình, thiết bị công trình gồm: tên tài sản; nguyên giá tài sn, giá trị hao mòn hoặc khấu hao; thời gian bảo dưỡng, sa chữa tài sản gần nhất; lý do, mục tiêu, khối lượng công việc bo dưỡng, sa cha; dự kiến chi phí, thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành.

4. Các đơn vị chđộng và tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện mua sắm, bo dưỡng, sa cha thường xuyên tài sản theo dự toán thu, chi được Tng Liên đoàn phê duyệt.

5. Trình tự thực hiện:

Thủ trưởng đơn vị tổ chức thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu và cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định hiện hành.

5.1. Đối với công tác mua sắm: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016, cụ thể như sau:

Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chđịnh thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

a) Các trường hợp được áp dụng chđịnh thầu:

- Phạm vi áp dụng:

+ Áp dụng đối với các gói thầu quy định tại khon 1, khoản 2 Điều 15 Thông tư số 58/2016/TT-BTC .

+ Đáp ứng đcác điều kiện: Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt; có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày; nhà thu được đề nghị chđịnh thu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trừ gói thầu có giá gói thầu không quá 100 triệu đồng).

- Quy trình chỉ định thầu thông thường thực hiện theo quy định tại Điều 55 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014.

- Quy trình chđịnh thầu rút gọn thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư s 58/2016/TT-BTC .

b) Các trường hợp được áp dụng chào hàng cạnh tranh:

- Phạm vi áp dụng:

+ Áp dụng đối với các gói thầu quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư số 58/2016/TT-BTC .

+ Đáp ứng đủ các điều kiện: Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt; có văn bản phê duyệt dự toán mua sắm của thtrưởng đơn vị.

- Quy trình chào hàng cạnh tranh:

+ Gói thầu có giá gói thầu từ trên 200 triệu đồng đến 02 tỷ đồng được thực hiện quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014;

+ Gói thầu có giá gói thầu không quá 200 triệu đồng được thực hiện quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014.

c) Các trường hợp được áp dụng mua sm trực tiếp:

- Phạm vi áp dụng:

+ Áp dụng đối với các gói thầu quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư số 58/2016/TT-BTC .

+ Đáp ứng đủ các điều kiện: Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt; có văn bản phê duyệt dự toán mua sắm của thủ trưng đơn vị; nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó; gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó; đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó; thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.

Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khnăng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.

- Quy trình mua sắm trực tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 60 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014.

d) Các trường hợp được áp dụng tự thực hiện:

- Điều kiện áp dụng:

+ Áp dụng đối với các gói thầu quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư số 58/2016/TT-BTC .

+ Đơn vị được giao thực hiện gói thầu đáp ứng đcác điều kiện: Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sm trong trường hợp đơn vị trực tiếp qun lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Việc áp dụng hình thức tự thực hiện phi được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu và đơn vị được giao thực hiện gói thầu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 61 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014, cụ thể: Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu; phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thực hiện về kh năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu; đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyn nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng.

- Quy trình tự thực hiện được thực hiện theo quy định tại Điều 62 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014.

đ) Các trường hợp được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt: Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 08/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

5.3. Đối với công tác bo dưng, sửa cha tài sn: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021, cụ thể như sau:

a) Đối với trường hợp sa cha công trình, thiết bị công trình xây dựng có dự toán chi phí sửa chữa dưới 500 triệu đồng: Thủ trưởng đơn vị tổ chức lập, phê duyệt Kế hoạch sa cha, trong đó thuyết minh đầy đủ các nội dung: Tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa; tên tài sn cần bo dưỡng, sửa chữa; thời gian bảo dưng, sửa chữa tài sn gần nhất; lý do, mục tiêu, khối lượng bo dưỡng, sửa cha tài sản; kinh phí phân bổ; dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành.

b) Đối với trường hợp sửa cha công trình, thiết bị công trình xây dựng có dự toán chi phí sửa cha từ 500 triệu đồng trở lên: Thủ trưởng đơn vị tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đảm bo trình tự, thủ tục tuân ththeo quy định của pháp luật về xây dựng.

c) Th trưng đơn vị tổ chức giám sát, nghiệm thu, thanh toán, kiểm toán báo cáo quyết toán (nếu có), thm tra và phê duyệt quyết toán kinh phí theo Quyết định số 2550/QĐ-TLĐ ngày 29/4/2021 của Tổng Liên đoàn về việc thực hiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp trong các đơn vị kế toán công đoàn và các quy định hiện hành của pháp luật nhà nước.

d) Kinh phí lập Kế hoạch sửa cha, xây dựng Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, xây dựng dự toán bo dưỡng, sửa chữa tài sn được sử dụng trong dự toán thu chi được Tổng Liên đoàn giao hàng năm của đơn vị.

đ) Quy trình lựa chọn nhà thầu thực hiện các nội dung công việc đối với công tác bo dưng, sa cha tài sản được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014.

e) Đối với công tác bảo dưỡng, sửa cha tài sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phân bổ kinh phí thực hiện trước thời điểm Quyết định số 5068/QĐ-TLĐ ngày 05/8/2022 của Tổng Liên đoàn có hiệu lực thì các bước tiếp theo thực hiện theo phân cấp tại quyết định này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mc, đề nghị các đơn vị phn ánh bng văn bản về Tổng Liên đoàn đ nghiên cứu, giải quyết.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- TT ĐCT (b/c);
- Lưu: VT, TC
.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Văn Anh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 4941/TLĐ-TC

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu4941/TLĐ-TC
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành12/09/2022
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhậtnăm ngoái
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 4941/TLĐ-TC

Lược đồ Công văn 4941/TLĐ-TC 2022 thẩm quyền quyết định mua sắm bảo dưỡng sửa chữa tài sản


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 4941/TLĐ-TC 2022 thẩm quyền quyết định mua sắm bảo dưỡng sửa chữa tài sản
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu4941/TLĐ-TC
                Cơ quan ban hànhTổng liên đoàn Lao động Việt Nam
                Người kýPhan Văn Anh
                Ngày ban hành12/09/2022
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài chính nhà nước
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhậtnăm ngoái

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công văn 4941/TLĐ-TC 2022 thẩm quyền quyết định mua sắm bảo dưỡng sửa chữa tài sản

                            Lịch sử hiệu lực Công văn 4941/TLĐ-TC 2022 thẩm quyền quyết định mua sắm bảo dưỡng sửa chữa tài sản

                            • 12/09/2022

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực