Công văn 89/2004/KHXX

Công văn số 89/2004/KHXX ngày 17/05/2004 của Toà án nhân dân tối cao về việc sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

Nội dung toàn văn Công văn 89/2004/KHXX sử dụng hạn chế bất động sản liền kề


TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 89/2004/KHXX
V/v sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2004

 

Kính gửi: Toà án nhân dân huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An

Sau khi nghiên cứu Công văn số 27/TA ngày 29/3/2004 của Toà án nhân dân huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, Viện Khoa học xét xử - Toà án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Điều 278 của Bộ luật Dân sự thì: “Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các của mình về lối đi, cấp, thoát nước, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác”.

Như vậy, theo quy định tại Điều 278 nêu trên thì căn cứ để phát sinh quyền sử dụng bất động sản liền kề là nhu cầu về lối đi, cấp, thoát nước, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý. Các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý có thể là nhu cầu về sửa chữa, xây dựng nhà ở... mà cần phải sử dụng bất động sản liền kề hoặc khoảng không gian trên khuôn viên bất động sản liền kể của người khác.

Đối chiếu với trường hợp nêu trong Công văn số 27/TA ngày 29/3/2004 của quý Toà thì ông Đặng Văn Trung có quyền yêu cầu được sử dụng hạn chế bất động sản liền kề thuộc sở hữu của ông Đỗ Trung Hoàng để tô tường nhà theo quy định tại Điều 278 của Bộ Luật dân sự.

Khi giải quyết yêu cầu của ông Đặng Văn Trung quý Toà cần tiến hành hoà giải để hai bên thương lượng, thoả thuận với nhau về cách thức sử dụng khoảng không gian, tiền đền bù thoả đáng cho việc sử dụng khoảng không gian đó.

Trong trường hợp các bên không thoả thuận được về mức độ đền bù thì Toà án buộc ông Đặng Văn Trung phải thanh toán khoản tiền đền bù thoả đáng cho Đỗ Trung Hoàng.

Trên đây là ý kiến của Viện khoa học xét xử - Toà án nhân dân tối cao để quý Toà tham khảo trong việc giải quyết vụ án cụ thể tại địa phương.

 

TL. CHÁNH ÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Q. VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHOA HỌC XÉT XỬ




Nguyễn Văn Luật

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 89/2004/KHXX

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu89/2004/KHXX
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành17/05/2004
Ngày hiệu lực17/05/2004
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThủ tục Tố tụng, Bất động sản
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 89/2004/KHXX

Lược đồ Công văn 89/2004/KHXX sử dụng hạn chế bất động sản liền kề


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 89/2004/KHXX sử dụng hạn chế bất động sản liền kề
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu89/2004/KHXX
                Cơ quan ban hànhTòa án nhân dân tối cao
                Người kýNguyễn Văn Luật
                Ngày ban hành17/05/2004
                Ngày hiệu lực17/05/2004
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThủ tục Tố tụng, Bất động sản
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công văn 89/2004/KHXX sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

                            Lịch sử hiệu lực Công văn 89/2004/KHXX sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

                            • 17/05/2004

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 17/05/2004

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực