Hướng dẫn 20/HD-SLĐTBXH

Hướng dẫn 20/HD-SLĐTBXH năm 2009 về Quy trình và kế hoạch rà soát lại hộ nghèo, hộ cận nghèo do Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh ban hành

Nội dung toàn văn Hướng dẫn 20/HD-SLĐTBXH rà soát lại hộ nghèo hộ cận nghèo Hà Tĩnh 2009


UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/HD-SLĐTBXH

Hà Tĩnh, ngày 04 tháng 3 năm 2009

 

HƯỚNG DẪN

QUI TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH RÀ SOÁT LẠI HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

Căn cứ Quyết định số 170/TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2006-2010; Thông t­ư số 04/2007/TT-BLĐTBXH ngày 28/2/2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo hàng năm; Thông tư số 25/2008/TT-BLĐTBXH ngày 21/10/2008 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Hướng dẫn quy trình xác định hộ gia đình cận nghèo theo quy định tại khoản 4 điều 1 Quyết định số 117/2008/QĐ ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số số 03/CT-UBND của UBND tỉnh về rà soát lại hộ nghèo. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung cụ thể triển khai thực hiện rà soát lại hộ nghèo, hộ cận nghèo như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Khái niệm về hộ nghèo; hộ cận nghèo:

1.1. Hộ nghèo: Là hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người từ 200 ngàn đồng/người/tháng trở xuống đối với khu vực nông thôn và từ 260 ngàn đồng/người/tháng trở xuống đối với khu vực thành thị.

1.2. Hộ cận nghèo: Là hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 130% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình so với hộ nghèo.(Khu vực nông thôn từ 201 ngàn đồng đến 260 ngàn đồng/người/tháng; khu vực thành thị từ 261 ngàn đồng đến 338 ngàn đồng/người/tháng).

2. Mục đích, yêu cầu:

- Xác định đúng thực chất hộ nghèo, hộ cận nghèo để có kế hoạch, giải pháp thực hiện các chính sách của nhà nước về xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo đúng địa chỉ, đảm bảo chính sách an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.

- Điều tra, rà soát, tổng hợp danh sách hộ nghèo phải đảm bảo chính xác, khách quan, khoa học, công khai, minh bạch, dân chủ và có sự thống nhất thông qua tại cộng đồng dân cư (thôn, xóm, tổ dân phố).

- Ph­ương pháp rà soát phải đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian và kinh phí.

- Kết thúc rà soát, phải lập đ­ược danh sách chính thức hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

3. Phạm vi, đối tượng:

- Phạm vi: Tiến hành rà soát trên phạm vi toàn tỉnh, đến xã, phường, thị trấn, thôn xóm, tổ dân phố.

- Đối tượng:

+ Những hộ trong danh sách hộ nghèo năm trước liền kề.

+ Những hộ gặp những khó khăn đột xuất do thiên tai, tai nạn rủi ro,... ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống.

+ Những hộ có thu nhập thấp.

II. TRÁCH NHIỆM CÁC CẤP:

1. Cấp xã:

Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm xem xét tổ chức kiện toàn, cũng cố Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo và ra quyết định thành lập tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo (gồm đại diện các ban ngành, đoàn thể có liên quan và các trưởng thôn, xóm, bản và những người có kinh nghiệm trong việc điều tra đánh giá, thu thập thông tin) để tiến hành tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Ban chỉ đạo XĐGN và tổ giúp việc có nhiệm vụ:

- Phổ biến mục đích, yêu cầu của việc rà soát hộ nghèo và tổ chức tập huấn nghiệp vụ rà soát cho điều tra viên.

- Lập danh sách hộ cần rà soát theo thôn, xóm, tổ dân phố;

- Căn cứ danh sách đến trực tiếp hộ thu thập thông tin ghi vào phiếu rà soát; - Tổ chức họp dân để công khai, dân chủ danh sách hộ nghèo và hộ cận nghèo sau khi rà soát.

- Lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo để Uỷ ban nhân dân xã làm thủ tục trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của xã;

- Theo dõi biến động hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn xã.

2. Cấp huyện:

Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo cấp huyện phối hợp với các cơ quan liên quan và Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; Phân công các thành viên trong Ban chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo các xã, phường, thị trấn triển khai rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo;

Giao phòng Lao động - Thương binh xã hội là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm:

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ điều tra, rà soát cho các điều tra viên cấp xã.

- Tổ chức thẩm định kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo do các xã gửi lên; Trường hợp thấy số liệu phản ánh chưa đúng tình hình thực tế của địa phương, có thể tổ chức kiểm tra lại kết quả rà soát.

- Tổng hợp kết quả rà soát của các xã, phường, thị trấn trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện và thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã để theo dõi thực hiện, báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo tỉnh;

- Quản lý, theo dõi biến động hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện.

3. Cấp tỉnh:

- Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo tỉnh phối hợp với các ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

- Phân công các thành viên và tổ chuyên viên giúp việc kiểm tra, giám sát, chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt việc rà soát;

- Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm:

+ Tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Văn phòng Ban chỉ đạo giảm nghèo trung ương về kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo;

+ Quản lý và theo dõi biến động hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.

III/ QUY TRÌNH RÀ SOÁT:

Bước1: Xác định hộ thoát nghèo, hộ nghèo phát sinh mới, hộ cận nghèo:

a. Xác định hộ có khả năng thoát nghèo (là những hộ nằm trong danh sách hộ nghèo năm trước):

Dùng phương pháp nhận diện trực tiếp: Căn cứ vào tài sản thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình để đưa vào danh sách hộ thoát nghèo những hộ có tài sản vµ có tiện nghi sinh hoạt có gia trị lớn (Bao gồm tài sản dùng cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tài sản, đồ dùng lâu bền cho sinh hoạt của hộ gia đình bất kể là tài sản của hộ mua, được cho, biếu, tặng, thưởng, giá trị tài sản tính trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm, tại địa phương); có đủ sức lao động và đang đầu tư cho phát triển; Sau đó sử dụng công cụ nhận biết nhanh hộ thoát nghèo (biểu số 1 kèm theo) và lập danh sách hộ cần đưa ra rà soát.

b. Xác định hộ có khả năng nghèo mới:

Dùng phương pháp nhận diện trực tiếp và căn cứ vào tình hình thực tế của hộ, đặc biệt là những hộ bị khó khăn đột xuất trong cuộc sống như bị ốm đau, bệnh tật, do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn rủi ro, dịch bệnh, sản xuất bị thua lỗ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày. Sau đó sử dụng công cụ nhận biết nhanh hộ có khả năng rơi xuống nghèo (biểu số 2 kèm theo) để lập danh sách đưa vào rà soát.

c. Xác định hộ cận nghèo:

Là những hộ hộ đã thoát nghèo năm trước; Hộ tách ra từ hộ thoát nghèo năm trước; Những hộ có dấu hiệu ảnh hưởng đến giảm sút thu nhập trong năm do các nguyên nhân như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh và những hộ có lao động chính mất sức lao động hoặc bị chết, có người trong hộ ốm đau bệnh nặng kéo dài, gặp rủi ro,... để xác định hộ cận nghèo, lập danh sách đưa vào rà soát (theo biểu số 3 kèm theo)

B­ước 2. Tổ chức rà soát:

BCĐ XĐGN cấp xã căn cứ danh sách (biểu số 3, 4, 5) những hộ thuộc diện rà soát và dùng phiếu rà soát (phụ lục số 6 kèm theo) phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và tổ giúp việc tiến hành trực tiếp rà soát tại hộ theo địa bàn thôn, xóm theo đúng qui định:

Cách tính thu nhập:

- Các khoản thực thu? bao gồm:

+ Thu từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, thuỷ sản, hoạt động SXKD dịch vụ; (tính cả sản phẩm bán ra, tiêu dùng và sản phẩm phụ thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh)

+ Thu từ tiền lương, tiền công;

+ Thu nhập khác như: quà tặng, biếu, cho bằng tiền mặt hay hiện vật; thu từ lương hưu, trợ cấp các loại, thu từ cho thuê nhà, máy móc thiết bị, đất đai, tài sản khác, thu tiền lãi ngân hàng,... (Lưu ý: Khoản trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng theo NĐ 67/2007/NĐ-CP không đưa vào tính thu nhập của hộ).

Các hộ có các khoản thu nhập đột xuất bất thường (như nhận tiền đền bù của các dự án, các khu công nghiệp) thì phần thu nhập này vẫn tính vào thu nhập của hộ. Tuy nhiên có một số hộ điều kiện gia đình vẫn gặp khó khăn thì địa phương phải xem xét cụ thể từng hộ để đưa ra quyết định cho phù hợp.

- Các khoản chi của hộ: Ghi tất cả các chi phí thực tế trong năm bao gồm: chi phí bằng tiền và chi phí vật chất, chi phí dịch vụ và các chi phí khác phục vụ cho quá trình SXKD của hộ gia đình (tính cả phần mua vào, phần hộ tự túc và có được từ các nguồn thu không phải trả tiền).

- Tổng thu nhập của hộ = Tổng thu - Tổng chi ( Chí phí SXKD).

- Thu nhập bình quân/người/tháng = Tổng thu nhập chia cho số thành viên trong gia đình chia cho 12 tháng.

Lưu ý: Sau khi tính toán thu nhập để đưa vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo thông qua mà giữa điều tra viên, chủ hộ và tập thể chưa thống nhất thì điều tra viên dùng phương pháp tính toán ngược việc chi tiêu của hộ bao gồm:

- Chi tiêu cho ăn, uống (chi cho lương thực, thực phẩm, chất đốt, và các khoản chi khác cho ăn uống;

- Chi cho giáo dục như: (học phí, xây dựng trường, sách vở, đồ dùng học tập, học thêm, và chi khác)

- Chi cho y tế khám chữa bệnh và chăm sóc y tế, KHHGĐ;

- Chi cho văn hóa, văn nghệ, thể thao; chi cho may mặc, quần áo, chăn màn, nón mủ, áo mưa; chi cho điện, nước sinh hoạt;

- Chi cho sắm sửa thường xuyên đồ dùng sinh hoạt; chi cho đi lại (Phụ tùng, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện đi lại, mua xăng xe, dầu cho phương tiện đi lại, vé tàu, xe, lệ phí giao thông);

- Các khoản chi có tính chất thường xuyên (giỗ, tết, hiếu, hỷ, thăm hỏi);

- Chi cho các khoản đống góp tại địa phương (thuế đất thổ cư, dân công, nghĩa vụ lao động công ích, quỹ an ninh quốc phòng, đóng góp cho các hội, tổ chức đoàn thể xã hội);

- Các khoản chi khác như: (đem cho, biếu, mừng, giúp mang tính tự nguyện (mua bảo hiểm thân thể, chi phí bồi thường cho người khác); Sau đó tính bình quân chi tiêu của hộ để so sánh với mức thu nhập bình quân của hộ gia đình.

B­ước 3.

a. Nghiệm thu phiếu rà soát: Ban chỉ đạo cấp xã cùng giám sát viên kiểm tra mức độ sai lệch thông tin về nhân khẩu, lao động, việc làm, đất đai, tài sản của hộ; kiểm tra tính hợp lý của các số liệu cơ bản ghi trong phiếu, trong trường hợp phát hiện sai số về thu nhập của hộ thì có quyền yêu cầu rà soát lại.

b. Căn cứ vào kết quả rà soát, Ban chỉ đạo cấp xã lập danh sách sơ bộ các hộ thuộc diện: hộ thoát nghèo, hộ nghèo mới và hộ cận nghèo.

c.Tổ chức họp dân để thông qua kết quả rà soát thông báo danh sách hộ thoát nghèo, hộ nghèo mới, hộ cận nghèo theo nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, sau đó lập danh sách chính thức. (Chủ trì cuộc họp là trưởng thôn, xóm; thành phần dự họp gồm: các hộ có tên trong danh sách hộ thoát nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo và đại diện các hộ trong thôn, xóm, hội nghị phải có trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn, các điều tra viên và thành viên Ban chỉ đạo được phân công theo dõi địa phương tham dự). Hội nghị phải lập biên bản ghi rõ hộ thoát nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo phụ lục số 7). Biên bản lập thành 02 bản, 1 bản gửi UBND xã, 1 bản lưu tại thôn, xóm.

Bước 4. Trình tự, thẩm quyền công nhận kết quả rà soát hộ thoát nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

a. Cấp xã:

- Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo: Trình Uỷ ban nhân dân xã danh sách hộ thoát nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được công khai dân chủ của từng thôn, xóm

- Uỷ ban nhân dân xã tổng hợp lập danh sách hộ thoát nghèo (theo biểu 8); danh sách hộ nghèo năm hiện tại (theo biểu 9) và danh sách hộ cận nghèo (theo biểu 10) trình Ban chỉ đạo XĐGN cấp huyện phê duyệt.

b. Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo cấp huyện:

- Tổ chức thẩm định kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo do các xã gửi lên. Tr­ường hợp thấy số liệu phản ánh chưa đúng tình hình thực tế của địa phương, có thể tổ chức phúc tra lại kết quả rà soát.

- Trình UBND cấp huyện phê chuẩn danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo sau rà soát trên địa bàn. Báo cáo ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo cấp tỉnh đồng thời thông báo cho xã về danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được phê duyệt để theo dõi và thực hiện các chính sách giảm nghèo.

c. Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo cấp tỉnh:

- Tổ chức thẩm định kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo do ban chỉ đạo XĐGN cấp huyện báo cáo lên. Tr­ường hợp thấy số liệu phản ánh chưa đúng tình hình thực tế của địa phương, yêu cầu phúc tra lại kết quả rà soát và cử cán bộ giám sát về địa phương để theo dõi việc phúc tra.

- Tổng hợp kết quả báo cáo UBND cấp tỉnh và ban chỉ đạo giảm nghèo Trung ương kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

d. L­ưu trữ số liệu rà soát.

Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đã phê duyệt được lưu tại cấp xã và huyện, (lưu vào máy vi tính của xã, của huyện) đồng thời gửi danh sách về Ban chỉ đạo XĐGN tỉnh bằng đĩa mềm lưu vào máy vi tính để theo dõi.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Thời gian thực hiện: Dự kiến 40 ngày (hoàn thành trước ngày 20/4/2009)

- Tiến hành tổ chức rà soát tại các thôn, xóm, tổ dân phố từ ngày 10/3 đến ngày 5/4/2009.

- Tổ chức họp dân thông qua kết quả rà soát từ ngày 5/4 đến 10/4/2009

- Tổ chức phúc tra, lập danh sách trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn từ ngày 10 -20/4/2009

- Báo cáo kết quả về tỉnh (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) trước ngày 30/4/2009.

2. Kinh phí thực hiện bao gồm:

- Kinh phí in ấn biểu mẫu.

- Kinh phí tập huấn nghiệp vụ điều tra.

- Kinh phí điều tra viên ghi phiếu tại thôn, xóm

- Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo cấp xã, huyện và tỉnh.

(có dự toán chi tiết của từng cấp riêng)

3. Nguồn kinh phí thực hiện:

- Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh cân đối hỗ trợ các huyện tiền in ấn biểu mẫu và tiền hoạt động của Ban chỉ đạo tỉnh.

- Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp kinh phí tập huấn nghiệp vụ và hỗ trợ các xã, phường, thị trấn một khoản kinh phí ghi phiếu rà soát.

- Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn cân đối ngân sách để thực hiện việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo một cách nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, kinh phí.

4. Phân công trách nhiệm:

Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo tỉnh chịu trách nhiệm phối hợp với các ban, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố thị xã tiến hành triển khai rà soát tại các địa phương.

Các thành viên Ban chỉ đạo Xoá đói giảm nghèo - Việc làm tỉnh, các trưởng phòng chuyên môn thuộc sở Lao động - TBXH đã được phân công đi các địa phương căn cứ vào nhiệm vụ, tình hình cụ thể của từng địa phương chủ động phối hợp với huyện, thành phố, thị xã tổ chức tốt việc rà soát hộ nghèo.

Các huyện, thành phố, thị xã căn cứ Chỉ thị, công văn của Tỉnh uỷ và hướng dẫn này tổ chức thành lập đoàn trực tiếp đến tận các xã, phường, thôn, xóm, tổ dân phố và tham gia cùng tổ rà soát các xã đến tận các hộ nghèo để thu thập thông tin, chỉ đạo việc rà soát được chính xác, công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch. Cương quyết loại ra khỏi danh sách hộ nghèo đối với những hộ không thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định. Lập danh sách tổng hợp báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đúng tinh thần chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và đúng thời gian quy định, để báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Tỉnh uỷ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trên đây là nội dung hướng dẫn việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đề nghị các địa phương căn cứ tình hình thực tế để xây dựng kế hoạch và tập trung rà soát kịp thời, chính xác, công khai, dân chủ, minh bạch, đúng theo tiến độ, thời gian quy định. Trong quá trình rà soát có vướng mắc phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ( qua phòng Lao động việc làm hoặc phòng Bảo trợ xã hội) để cùng giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Thành viên BCĐ: XĐGN-VL;
- UBND tỉnh (B/cáo)
- Giám đốc, các PGĐ;
- Các thành viên tham gia BCĐ;
- Lưu VT-BTXH

GIÁM ĐỐC




Nguyễn Văn Sơn

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 20/HD-SLĐTBXH

Loại văn bảnHướng dẫn
Số hiệu20/HD-SLĐTBXH
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành04/03/2009
Ngày hiệu lực04/03/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 20/HD-SLĐTBXH

Lược đồ Hướng dẫn 20/HD-SLĐTBXH rà soát lại hộ nghèo hộ cận nghèo Hà Tĩnh 2009


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Hướng dẫn 20/HD-SLĐTBXH rà soát lại hộ nghèo hộ cận nghèo Hà Tĩnh 2009
                Loại văn bảnHướng dẫn
                Số hiệu20/HD-SLĐTBXH
                Cơ quan ban hànhTỉnh Hà Tĩnh
                Người kýNguyễn Văn Sơn
                Ngày ban hành04/03/2009
                Ngày hiệu lực04/03/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Hướng dẫn 20/HD-SLĐTBXH rà soát lại hộ nghèo hộ cận nghèo Hà Tĩnh 2009

                      Lịch sử hiệu lực Hướng dẫn 20/HD-SLĐTBXH rà soát lại hộ nghèo hộ cận nghèo Hà Tĩnh 2009

                      • 04/03/2009

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 04/03/2009

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực