Hướng dẫn 543/HD-LĐTBXH

Hướng dẫn 543/HD-LĐTBXH về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Long An ban hành

Nội dung toàn văn Hướng dẫn 543/HD-LĐTBXH hồ sơ lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công


UBND TỈNH LONG AN
SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 543/HD-LĐTBXH

Tân An, ngày 09 tháng 5 năm 2007

 

HƯỚNG DẪN

VỀ HỒ SƠ, LẬP HỒ SƠ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

Căn cứ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công cách mạng, Thông tư số 02/2007/TT-BLĐTBXH ngày 16/1/2007 của Bộ Lao động TB và Xã hội hướng dẫn bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006, Thông tư số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ, Thông tư số 17/2006/TTLT/ BLĐTBXH-BTC-BYT hướng dẫn về chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng; Thông tư số 30/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 5/4/2007 của Liên Bộ Tài Chính và Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với cơ sở bí mật của lưc lượng Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Căn cứ Nghị định số 32/2007/NĐ-CP ngày 02/3/2007 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Long An hướng dẫn một số nội dung như sau:

I . NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TRƯỚC NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 1945 :

1. Điều kiện tiêu chuẩn:

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người được cơ quan , tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.

2- Hồ sơ gồm:

2.1. Quyết định công nhận cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (mẫu số 1-LT1 hoặc mẫu số 1-LT2) hoặc quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 (mẫu số 2-TKN1 hoặc mẫu số 2-TKN2 hoặc mẫu số 2-TKN3) của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ hoặc Ban Đảng, Đảng Đoàn, Ban Cán sự Đảng Bộ, Ngành, Đoàn thể Trung ương.

2.2. Quyết định trợ cấp, phụ cấp ưu đãi của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Long An nơi người hoạt động cách mạng cư trú (mẫu số 1-LT3 hoặc mẫu số 2-TKN4).

2.3. Phiếu trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (mẫu số 1-LT4 hoặc mẫu số 2-TKN5).

3- Chế độ ưu đãi:

Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 gồm:

3.1 Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng kể từ ngày có quyết định công nhận, cụ thể :

- Đối với cán bộ thuộc diện thoát ly được hưởng trợ cấp với mức 530.000 đồng/người, ngoài ra còn được hưởng thêm mức phụ cấp bằng 90.000 đ/ thâm niên.

- Đối với cán bộ không thoát ly được hưởng mức trợ 900.000 đồng/người

3.2 Được cấp báo Nhân dân hàng ngày, sinh hoạt văn hoá tinh thần phù hợp với điều kiện nơi cư trú.

3.3 Khi người hoạt động cách mạng chết nếu không phải là người hưởng lương, hưởng BHXH, thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí tương đương 10 tháng lương tối thiểu ( mức hiện nay là 4.500.000 đồng) và thân nhân người hoạt động cách mạng được hưởng:

a) Trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp mà người hoạt động cách mạng được hưởng trước khi chết.

b) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng; con từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con bị tàn tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng.Mức trợ cấp là 470.000 đồng/người

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đang sống cô đơn không nơi nương tựa; con mồ côi từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con mồ côi bị tàn tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp mà vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng.Mức trợ cấp là 794.000 đồng/người

II-NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TỪ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 1945 ĐẾN TRƯỚC TỔNG KHỞI NGHĨA 19 THÁNG 8 NĂM 1945

1. Điều kiện :

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 1 năm 1945 đến trước ngày Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 là người được cơ quan,tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 1 năm 1945 đến trước ngày Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945.

2- Chế độ :

Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước ngày Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 gồm:

2.1- Trợ cấp hàng tháng kể từ ngày có quyết định công nhận. Mức trợ cấp 490.000 đ/người.

2.2. Được cấp báo Nhân dân hàng ngày;

3. Khi người hoạt động cách mạng chết nếu không phải là người hưởng lương, hưởng BHXH, thì người tổ chức mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 10 tháng lương tối thiểu ( mức là 4.500.000 đồng) và thân nhân người hoạt động cách mạng được hưởng, bao gồm :

a) Trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp mà người hoạt động cách mạng được hưởng trước khi chết.

b) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con bị tàn tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng.Mức trợ cấp 265.000 đ/người

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đang sống cô đơn không nơi nương tựa; con mồ côi từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con mồ côi bị tàn tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng.Mức trợ cấp 556.000 đ/người

III. LIỆT SĨ VÀ THÂN NHÂN LIỆT SĨ :

A- Đối tượng và điều kiện :

Liệt sĩ quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng là người đã hy sinh thuộc một trong 6 trường hợp theo qui định tại Nghị định số 54/2006/NĐ-CP của Chính phủ, tuy nhiên có một số nội dung mới được bổ sung :

1. Chiến đấu, tiễu phỉ, trừ gian, trấn áp phản cách mạng, lùng bắt gián điệp, biệt kích.

Trực tiếp phục vụ chiến đấu: tải đạn, cứu thương, tải thương, bảo đảm giao thông liên lạc, tiếp tế lương thực, thực phẩm, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hoá khi địch bắn phá.

2. Dũng cảm đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy him cho xã hội là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.

3. Dũng cảm làm những công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân.

4. Do ốm đau, tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ ở vùng rừng núi, hải đảo và ở nước ngoài.

5. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát trong các trường hợp:

- Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thương tái phát.

- Suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 80% chết trong khi đang điều trị vết thương tái phát tại bệnh viện cấp tỉnh trở lên

B- Hồ sơ gồm:

1.Giấy báo tử (mẫu số 3-LS1)

a) Thẩm quyền cấp giấy báo tử:

- Người hy sinh là quân nhân, công nhân viên quốc phòng, Công an nhân dân do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương theo qui định của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công An .

- Người hy sinh thuộc cơ quan tỉnh quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp.

- Người hy sinh thuộc cơ quan huyện, thị xã, (sau đây gọi là cấp huyện) hoặc xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) kể cả doanh nghiệp đóng trên địa bàn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện cấp, bao gồm :

+ Dũng cảm đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.

+Dũng cảm làm những công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân phải có Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan quản lý người hy sinh hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập. Trường hợp dũng cảm đấu tranh chống tội phạm thì kèm theo bản án hoặc kết luận của cơ quan điều tra (nếu án không xử).

+Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát.

Đối với thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết phải có giấy xác nhận chết do vết thương tái phát của cơ sở y tế.(không áp dụng đối với thương binh B)

Đối với thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 80% chết phải có bệnh án điều trị và biên bản kiểm thảo tử vong do vết thương tái phát của Giám đốc bệnh viện cấp tỉnh trở lên (không áp dụng đối với thương binh B).

b-Trách nhiệm lập hồ sơ:

- Do cơ quan, đơn vị nơi có người hy sinh có trách nhiệm lập đầy đủ hồ sơ theo quy định và tờ trình (mẫu số 3-LS5) kèm theo danh sách và tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ cấp “Bằng Tổ quốc ghi công” gửi Ban Thi đua - Khen thưởng. Sau khi được Chính phủ tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” thì chuyển về cơ quan có người hy sinh và cơ quan có người hy sinh trách nhiệm chuyển Bằng “Tổ quốc ghi công” về Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi thân nhân liệt sỹ cư trú.

2- Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:

a) Tiếp nhận hồ sơ liệt sĩ và Bằng “Tổ quốc ghi công”do các cơ quan, đơn vị chuyển đến.

b) Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất; lập phiếu trợ cấp tiền tuất thân nhân liệt sĩ, lưu trữ hồ sơ theo qui định.

c) Chuyển Bằng “Tổ quốc ghi công”, Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất về Phòng Nội vụ-Lao động TBXH để phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã tổ chức lễ báo tử và giải quyết các chế độ ưu đãi.

3-Thân nhân sau đây của liệt sĩ được hưởng chế độ ưu đãi:

3.1 Cha đẻ, mẹ đẻ của liệt sĩ.( không qui định tuổi hưởng trợ cấp)

3.2 Vợ hoặc chồng liệt sĩ là người có quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc hôn nhân thực tế được pháp luật công nhận.( không qui định tuổi hưởng trợ cấp).

Trường hợp vợ hoặc chồng liệt sĩ đã lấy chồng hoặc lấy vợ khác, nhưng đã nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng mà không phải yêu cầu gia đình liệt sỹ thừa nhận như trước đây.

3.3- Con liệt sĩ gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp và con ngoài giá thú theo quy định của pháp luật.

3.4 - Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ là người đã thực sự nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn dưới 16 tuổi, đối xử như con đẻ, thời gian nuôi từ mười năm trở lên.

4- Chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ gồm:

4.1- Trợ cấp tiền tuất hàng tháng kể từ ngày liệt sĩ được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”.

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; con liệt sĩ từ mười tám tuổi trở xuống hoặc trên mười tám tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con liệt sĩ bị bệnh, tật nặng từ nhỏ dưới 18 tuổi, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp tiền tuất vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng.Mức trợ cấp 470.000 đồng/người

b) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ đang sống cô đơn không nơi nương tựa; thân nhân của hai liệt sĩ trở lên; con liệt sĩ mồ côi từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con liệt sĩ mồ côi bị bệnh, tật nặng từ nhỏ dưới 18 tuổi, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp nuôi dưỡng vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng.Mức trợ cấp 794.000 đồng/người

4.2- Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử.

Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân chủ yếu, thì một trong những người thừa kế theo quy định của pháp luật giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử.Mức trợ cấp bằng 20 lần mức chuẩn (tương đương 9.400.000 đ/liệt sỹ, ngoài ra còn được hưởng chi phí tổ chức lễ báo tử mức 1.000.000 đ/liệt sỹ.

4.3 -Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hoặc tuất nuôi dưỡng hàng tháng chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí hoặc đại diện người thừa kế theo quy định của pháp luật được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp khi thân nhân liệt sĩ được hưởng trước khi chết.

Trường hợp thân nhân liệt sĩ có tham gia đóng Bảo hiểm xã hội mà chết thì chế độ mai táng phí và tiền tuất thực hiện theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.

5- Cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” :

Việc cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” cho thân nhân gia đình liệt sỹ được thực hiện như sau :

- Đại diện gia đình làm giấy đề nghị cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công”, trong đó nêu rõ : họ tên liệt sỹ, số Bằng “Tổ quốc ghi công”, số hồ sơ, họ và tên thân nhân..gởi cho Ban Lao động TBXH xã lập danh sách tổng hợp báo cáo về huyện, thị xã.

- Phòng Nội vụ Lao động Thương binh và Xã hội huyện, thị xã đối chiếu với hồ sơ gốc của liệt sỹ và tổng hợp danh sách báo cáo về tỉnh.

- Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tiếp nhận, kiểm tra, viết lại Bằng “Tổ quốc ghi công”làm công văn trình UBND tỉnh kèm theo danh sách, UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ cấp lại Bằng “ Tổ quốc ghi công” cho gia đình liệt sỹ.

IV. BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG

Căn cứ quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”,Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp hàng tháng (mẫu số 3a-AH) hoặc trợ cấp một lần (mẫu số 3b-AH).

Chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng gồm:

- Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng.Mức trợ cấp hiện nay là 794.000 đồng/mẹ,

- Phụ cấp hàng tháng, các Mẹ còn hưởng thêm mức phụ cấp Bà mẹ VNAH 397.000 đ/mẹ

- Khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng chết, người tổ chức mai táng được nhận tiền mai táng phí tương đương 10 tháng lương tối thiểu, mức là 4.500.000 đồng và thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp mà Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng trước khi chết.

Bà mẹ được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” được tặng thưởng Bằng danh hiệu và được mức tiền thưởng 5.000.000 đồng (hoặc hiện vật có giá trị tương đương).

Người được truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng thì thân nhân hoặc người thừa kế theo quy định của pháp luật được hưởng trợ cấp một lần.

V. ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG, ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRONG KHÁNG CHIẾN :

1. Hồ sơ :

1.1. Bản sao quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong kháng chiến hoặc Bản sao Bằng Anh hùng Lực lượng vũ trang, anh hùng lao động trong kháng chiến kèm theo công văn đề nghị của UBND xã

1.2. Quyết định trợ cấp hàng tháng (mẫu số 4a-AH) hoặc trợ cấp một lần (mẫu số 4b-AH) của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh.

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Căn cứ quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong kháng chiến, UBND xã có trách nhiệm hướng dẫn bản thân hoặc thân nhân (trường hợp được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong kháng chiến) lập bản khai (mẫu số 4c-AH), kèm bản sao Bằng Anh hùng.

2.2. Phòng Nội vụ- Lao động-Thương binh và Xã hội huyện, thị xã tiếp nhận và lập danh sách gửi về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh.

2.3. Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quyết định trợ cấp ưu đãi.

3- Chế độ ưu đãi : gồm:

- Trợ cấp hàng tháng, mức trợ cấp hiện nay là 397.000 đ/người/tháng

- Khi Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong kháng chiến chết, nếu không phải là người hưởng BHXH, thì người tổ chức mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 10 tháng lương tối thiểu, mức hiện nay là 4.500.000 đồng; thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp mà Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân được hưởng trước khi chết.

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì thân nhân hoặc người thừa kế theo quy định của pháp luật được hưởng trợ cấp một lần bằng 20 lần mức chuẩn tương đương 9.400.000 đồng.

Cá nhân được tặng hoặc truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được tặng thưởng Bằng, giấy chứng nhận anh hùng mức tiền thưởng 5.000.000 đồng (hoặc hiện vật có giá trị tương đương).

- Người được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến thì thân nhân hoặc người thừa kế theo quy định của pháp luật được hưởng trợ cấp một lần.

VI. THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH (gọi chung là thương binh):

1- Đối tượng :

Thương binh được kết luận thương tật tạm thời từ 21% trở lên, sau 3 năm được giám định lại để xác định tỷ lệ thương tật vĩnh viễn.

Thương binh sau khi đã được giám định thương tật mà bị thương tiếp do một trong các trường hợp quy định thì được giám định bổ sung.

2- Hồ sơ gồm :

2.1. Giấy chứng nhận bị thương (mẫu số 5-TB1):

- Người bị thương là quân nhân, công nhân viên quốc phòng, Công an nhân dân, công nhân viên công an theo thẩm quyền qui định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an cấp.

- Người bị thương thuộc cơ quan cấp tỉnh do UBND tỉnh cấp, thuộc các cơ quan cấp huyện, thị xã (kể cả các doanh nghiệp đóng trên địa bàn) hoặc thuộc xã do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện,thị xã cấp, chuyển hồ sơ đến Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi nguời bị thương cư trú chính thức.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ và giới thiệu giám định thương tật.

- Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh căn cứ vào giấy chứng nhận bị thương để giám định, xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

2.2- Quyết định cấp giấy chứng nhận và trợ cấp:

- Người hưởng chính sách như thương binh: do Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cấp (mẫu số 5-TB3b, mẫu số 5-TB3d).

2.3- Phiếu trợ cấp thương tật:

- Người hưởng chính sách như thương binh: do Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cấp (mẫu số 5-TB4b).

4- Chế độ trợ cấp :

4.1- Thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 21% trở lên ( có bảng phụ lục kèm theo).được hưởng trợ cấp thương tật hàng tháng từ ngày Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh kết luận.

4.2- Người bị thương được Hội đồng Giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 05% đến 20% được hưởng trợ cấp một lần, cụ thể:

- Tỷ lệ mất sức lao động từ 5 % đến 10 % : mức trợ cấp một lần bằng 4 mức chuẩn (mức hiện nay là 1.880.000 đồng)

- Tỷ lệ mất sức lao động từ 11 % đến 15 % : mức trợ cấp một lần bằng 6 mức chuẩn (mức hiện nay là 2.820.000 đồng)

- Tỷ lệ mất sức lao động từ 16 % đến 20 % : mức trợ cấp một lần bằng 8 mức chuẩn (mức hiện nay là 3.760.000 đồng)

4-3- Thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên được hưởng phụ cấp hàng tháng.Mức phụ cấp hiện nay là 238.000 đồng/tháng

Trường hợp có vết thương nặng: cụt hai chi trở lên; mù hai mắt; tâm thần nặng không tự lực được trong sinh hoạt; liệt hai chi trở lên hoặc có tình trạng thương tật đặc biệt khác, được hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng.Mức phụ cấp hiện nay là 470.000 đồng/tháng

4.4- Thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên sống ở gia đình thì có người phục vụ. Người phục vụ được hưởng trợ cấp hàng tháng.Mức trợ cấp hiện nay là 470.000 đồng.

Trường hợp có vết thương nặng: cụt hai chi trở lên; mù hai mắt; tâm thần nặng không tự lực được trong sinh hoạt; liệt hai chi trở lên hoặc có tình trạng thương tật đặc biệt khác, Người phục vụ được hưởng trợ cấp hàng tháng.Mức phụ cấp hiện nay là 609.000 đồng/tháng

4.5- Khi thương binh chết nếu không phải là người hưởng lương, hưởng BHXH, thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí tương đương 10 tháng lương tối thiểu mức hiện nay 4.500.000 đồng và thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp mà thương binh được hưởng trước khi chết.

4.6- Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của thương binh khi đến tuổi 60 trở lên đối với nam, 55 trở lên đối với nữ; con thương binh từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con thương binh bị tàn tật nặng từ nhỏ dưới 18 tuổi, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng.Mức trợ cấp hiện nay là 265.000 đồng/người/tháng

b) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của thương binh khi đến tuổi 60 trở lên đối với nam, 55 trở lên đối với nữ, sống cô đơn không nơi nương tựa; con thương binh mồ côi từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con thương binh mồ côi bị tàn tật nặng từ nhỏ dưới 18 tuổi, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng. Mức trợ cấp hiện nay là 556.000 đồng/người/tháng.

5- Chế độ ưu đãi đối với thương binh loại B bao gồm:

5.1- Trợ cấp thương tật hàng tháng tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động của từng người (có bảng phụ lục kèm theo).

5.2- Các chế độ ưu đãi khác được thực hiện như đối với thương binh có cùng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

VII- BỆNH BINH

1- Điều kiện tiêu chuẩn:

Bệnh binh quy định là quân nhân, công an nhân dân bị mắc bệnh thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1.1- Chiến đấu, tiễu phỉ, trừ gian, trấn áp phản cách mạng, truy bắt gián điệp, biệt kích, tội phạm.

Trực tiếp phục vụ chiến đấu: tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo giao thông liên lạc, tiếp tế lương thực, thực phẩm, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hoá khi địch bắn phá.

Trong khi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ ở vùng rừng núi, hải đảo và ở nước ngoài hoặc đã xuất ngũ dưới một năm mà bệnh cũ tái phát phải điều trị tại bệnh viện.

1.2- Hoạt động từ ba năm trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

1.3- Hoạt động chưa đủ ba năm ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhưng có đủ mười năm trở lên công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân.

1.4- Đã có đủ mười lăm năm công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân nhưng không đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí.

1.5- Trong thời gian được tổ chức phân công đi làm nghĩa vụ quốc tế.

1.6- Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh.

1.7- Mắc bệnh do một trong các trường hợp nêu trên đã xuất ngũ nhưng chưa đủ ba năm mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần.

2- Hồ sơ :

- Trường hợp bị mắc các bệnh đã xuất ngũ nhưng chưa đủ ba năm mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần thì hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

+ Đơn trình bày của bản thân hoặc thân nhân có chính quyền địa phương xác nhận về tình trạng bệnh tật kèm bản sao bệnh án điều trị hoặc giấy xác nhận của cơ quan y tế cấp xã.

+ Quyết định xuất ngũ.

Trường hợp không còn quyết định xuất ngũ thì phải có giấy xác nhận của Ban CHQS huyện hoặc Công an huyện nơi cư trú về quá trình phục vụ trong quân đội, công an.

+ Biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận cấp xã thành phần gồm đại diện: Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc (mẫu số 6-BB5).

+ Ban Chỉ huy quân sự, công an huyện, thị xã tiếp nhận và chuyển đến Bộ chỉ huy quân sự, Công an tỉnh kiểm tra và thống nhất với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy chứng nhận bệnh tật và giới thiệu giám định.

3- Chế độ ưu đãi :

3.1- Bệnh binh được hưởng trợ cấp hàng tháng tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động của từng người.

3.2- Bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 81% trở lên được hưởng phụ cấp hàng tháng.Mức phụ cấp hiện nay là 238.000 đồng/người/tháng.

3.3- Bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 81% trở lên có bệnh tật nặng: cụt hai chi trở lên; mù hai mắt; tâm thần nặng không tự lực được trong sinh hoạt; liệt hai chi trở lên hoặc có tình trạng bệnh tật đặc biệt khác, được hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng.Mức phụ cấp hiện nay là 470.000 đồng/người/tháng

3.4- Bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 81% trở lên sống ở gia đình thì có người phục vụ. Người phục vụ được hưởng trợ cấp hàng tháng.Mức trợ cấp hiện nay là 470.000 đồng/người/tháng.

Bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 81% trở lên có bệnh tật nặng: cụt hai chi trở lên; mù hai mắt; tâm thần nặng không tự lực được trong sinh hoạt; liệt hai chi trở lên hoặc có tình trạng bệnh tật đặc biệt khác, Người phục vụ được hưởng trợ cấp hàng tháng.Mức phụ cấp hiện nay là 609.000 đồng/người/tháng

3.5- Khi bệnh binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí bằng 10 tháng lương tối thiểu tương đương 4.500.000 đồng; thân nhân bệnh binh được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp mà bệnh binh được hưởng trước khi chết.

- Bệnh binh suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 61% trở lên chết thì thân nhân được trợ cấp tiền tuất như sau:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng bệnh binh khi đến tuổi 60 trở lên đối với nam, 55 trở lên đối với nữ; con bệnh binh từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con bệnh binh bị tàn tật nặng từ nhỏ dưới 18 tuổi, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng.Mức trợ cấp hiện nay là 265.000 đồng/người/tháng

b) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng bệnh binh khi đến tuổi 60 trở lên đối với nam, 55 trở lên đối với nữ, sống cô đơn không nơi nương tựa; con bệnh binh mồ côi từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con bệnh binh mồ côi bị tàn tật nặng từ nhỏ dưới 18 tuổi, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng.Mức trợ cấp hiện nay là 556.000 đồng/người/tháng

4- Chế độ ưu đãi đối với bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% gồm:

4.1- Trợ cấp hàng tháng tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động,cụ thể :

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 41 % - 50 % mức trợ cấp 495.000 đồng/tháng;

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 51 % - 60 % mức trợ cấp 616.000 đồng/tháng;

4.2 - Khi bệnh binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí bằng 10 tháng lương tối thiểu tương đương 4.500.000 đồng và thân nhân bệnh binh được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp mà bệnh binh được hưởng trước khi chết.

VIII. NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC :

1. Đối tượng :

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học gồm:

a) Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam.

b) Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Công an nhân dân.

c) Cán bộ, công nhân, viên chức trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể chính trị - xã hội khác.

d) Thanh niên xung phong tập trung.

đ) Dân công.

e) Công an xã, dân quân, du kích, tự vệ, cán bộ thôn, ấp, xã, phường.

2. Điều kiện :

- Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học.

- Bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hoá học. Cụ thể là :

+ Người tham gia kháng chiến cán bộ tham gia kháng chiến từ xã trở lên ở các chiến trường miền Nam từ tháng 8/1961 đến 30/4/1975, có hoàn cảnh sau đây được công nhận và hưởng chế độ ưu đãi:

a- Bị mắc các bệnh hiểm nghèo do di chứng bị nhiểm chất độc hóa học và bị suy giảm khã năng lao động từ 61 % trở lên.

b- Sinh con dị dạng, dị tật, bản thân bị suy giảm khã năng lao động từ 61 % trở lên.

c- Bị mắc bệnh vô sinh do hậu quả của chất độc hoá học và phải có giấy xác nhận tình trạng vô sinh của Bệnh viện cấp tỉnh trở lên hoặc giấy xác nhận có con dị dạng, dị tật của UBND xã.Trường hợp không có vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khã năng lao động từ 61 % trở lên do bị nhiểm chất độc hóa học cũng được lập hồ sơ để xem xét.

Trường hợp đã sinh con trước khi tham gia hoạt động kháng chiến, nhưng từ sau ngày tham gia kháng chiến đến nay không sinh con do bị ảnh hưởng chất độc hóa học mà bị suy giảm khã năng lao động từ 61 % trở lên thì cũng được xem xét.

3- Chế độ ưu đãi :

3.1- Trợ cấp hàng tháng theo mức độ suy giảm khả năng lao động kể từ ngày Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký quyết định.Mức trợ cấp hiện nay :

- Bị mắc bệnh hiểm nghèo do nhiễm chất độc hoá học, không còn khã năng lao động lao động ( mất sức lao động từ 81 % trở lên) : mức hưởng là 785.000 đồng/người/tháng.

- Bị mắc bệnh hiểm nghèo do nhiễm chất độc hoá học, bị suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên: mức hưởng là 495.000 đồng/người/tháng

3.2- Người đang hưởng chế độ thương binh, bệnh binh, mất sức lao động( kể cả cán bộ hưu trí là người tham gia hoạt động kháng chiến) nếu có đủ điều kiện quy định nêu trên, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp hàng tháng.Mức trợ cấp thêm là 495.000 đồng/tháng

3.3- Khi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học chết nếu không phải là người hưởng lương hưởng BHXH, thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí bằng 10 tháng lương tối thiểu tương đương 4.500.000 đồng; thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp mà người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng trước khi chết.

4- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì được hưởng chế độ ưu đãi:

- Người bị dị dạng, dị tật nặng, không tự lực được trong sinh hoạt ( có tỷ lệ mất sức lao động từ 81 % trở lên).Mức hưởng 470.000 đồng/tháng/người.

- Người bị dị dạng, dị tật suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.Mức hưởng 238.000 đồng/tháng/người

5- Chế độ ưu đãi đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học gồm:

5.1- Trợ cấp hàng tháng kể từ ngày Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký quyết định.

5.2- Khi con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí bằng 10 tháng lương tối thiểu tương đương 4.500.000 đồng và thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp mà con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng trước khi chết.

4. Hồ sơ :

4.1. Bản khai cá nhân hoặc của thân nhân người hoạt động kháng chiến (mẫu số 7-HH2); kèm theo một trong các giấy tờ thể hiện đã có thời gian hoạt động kháng chiến ở chiến trường như :

Lý lịch; quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy X Y Z xác nhận hoạt động ở chiến trường; giấy chuyển thương, chuyển viện; giấy điều trị; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng hoặc các giấy chứng nhận khác. Đây là loại giấy tờ rất cần thiết phải có trong hồ sơ mà trước đây chưa có để chứng nhận là người hoạt động kháng chiến.

4.2. Giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học (mẫu số 7-HH1) do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện cấp.

- Giấy chứng nhận tình trạng vô sinh của Bệnh viện cấp tỉnh trở lên hoặc giấy xác nhận có con dị dạng, dị tật của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

- Tình trạng sức khoẻ của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học trên cơ sở ý kiến của Trạm y tế xã.

- Tình trạng dị dạng, dị tật của con đẻ người hoạt động kháng chiến trên cơ sở ý kiến của y tế cấp xã.

- Biên bản Họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xem xét từng trường hợp và lập danh sách đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học với thành phần gồm đại diện: Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên.Biên bản đề nghị phải có chữ ký và đóng dấu của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

5- Uỷ ban nhân dân cấp xã:

a) Xác nhận các yếu tố trong bản khai của cá nhân hoặc thân nhân người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học:

- Tình trạng sức khoẻ của người tham gia kháng chiến có con đẻ bị dị dạng, dị tật trên cơ sở ý kiến của y tế cấp xã.

- Tình trạng dị dạng, dị tật của con đẻ người hoạt động kháng chiến trên cơ sở ý kiến của y tế cấp xã.

Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiểm chất độc hóa học kể cả đối với quân nhân, công an nhân dân đang tại ngũ.

b) Họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xem xét từng trường hợp và lập danh sách đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học với thành phần gồm đại diện: Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên.

Biên bản đề nghị phải có chữ ký và đóng dấu của: Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

c) Chuyển các giấy tờ trên kèm theo danh sách đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đến Phòng Nội vụ -Lao động-Thương binh và Xã hội huyện, thị xã.

6- Phòng Nội vụ -Lao động-Thương binh và Xã hội:

Kiểm tra, lập danh sách những người đủ điều kiện trình Uỷ ban nhân dân huyện cấp giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, chuyển danh sách kèm các giấy tờ theo qui định nêu trên gởi về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ( thông qua Phòng TBLS-NCC) để tổng hợp.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội kiểm tra và giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa tỉnh xác định khả năng lao động (mẫu số 7-HH6)

Quyết định trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội;

IX- NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG, HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN BỊ ĐỊCH BẮT TÙ ĐÀY:

1- Đối tượng :

Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày ( không qui định thời gian bị tù) là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch.

2-Hồ sơ gồm:

- Bản khai cá nhân (mẫu số 8-TĐ1).

- Bản sao một trong các giấy tờ: Lý lịch cán bộ; lý lịch Đảng viên; hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội hoặc giấy tờ hợp lệ khác có xác định nơi bị tù, thời gian bị tù.

3- Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày gồm:

3.1 -Được tặng Kỷ niệm chương.

3.2- Trợ cấp một lần, cụ thể :

- Thời gian bị địch bắt tù dưới 1 năm :                                500.000 đồng;

- Thời gian bị địch bắt tù từ 1 năm đến dưới 3 năm :           1.000.000 đồng;

- Thời gian bị địch bắt tù từ 3 năm đến dưới 5 năm :           1.500.000 đồng;

- Thời gian bị địch bắt tù từ 5 năm đến dưới 10 năm :          2.000.000 đồng;

- Thời gian bị địch bắt tù từ 10 năm trở lên :                       2.500.000 đồng;

3.3- Được cấp BHYT

3.4- Khi người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí bằng 10 tháng lương tối thiểu tương đương 4.500.000 đồng.

X- NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

1- Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế gồm:

- Trợ cấp một lần: 120.000 đ/năm

- Bảo hiểm y tế

- Khi người hoạt động kháng chiến chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí.

2. Hồ sơ gồm:

- Bản khai cá nhân (mẫu số 9-KC1).

- Bản sao Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến, Huân chương chiến thắng, Huy chương chiến thắng hoặc Chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến của cơ quan Thi đua- Khen thưởng cấp huyện.

XI. NGƯỜI CÓ CÔNG GIÚP ĐỠ CÁCH MẠNG :

1. Người có công giúp đỡ cách mạng là người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước"; người được tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huy chương Kháng chiến; người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945, người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huy chương Kháng chiến.

2. Hồ sơ gồm:

- Bản khai cá nhân (mẫu số 10-CC1).

- Bản sao giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước” hoặc Huân chương, Huy chương kháng chiến.

Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong Bằng “Có công với nước”, Huân chương, Huy chương kháng chiến của gia đình thì kèm theo giấy xác nhận của cơ quan Thi đua-Khen thưởng cấp huyện.

a- Uỷ ban nhân dân xã căn cứ các giấy tờ theo quy định xác nhận vào bản khai của từng người, lập danh sách kèm bản sao các giấy tờ gửi Phòng Nội vụ -Lao động-Thương binh và Xã hội.

b- Phòng Nội vụ -Lao động-Thương binh và Xã hội huyện kiểm tra, lập danh sách kèm bản sao các giấy tờ chuyển Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

3- Chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng gồm:

- Trợ cấp hàng tháng:

+ 470.000 đồng đối với người có công giúp đở Cách mạng trước cách mạng tháng 8/1945.

+ 278.000 đồng đối với người có công giúp đở Cách mạng trong kháng chiến.

- Trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng đối với người có công giúp đỡ cách mạng sống cô đơn không nơi nương tựa:

+ 794.000 đồng đối với người có công giúp đở Cách mạng trước cách mạng tháng 8/1945.

+ 622.000 đồng đối với người có công giúp đở Cách mạng trong kháng chiến.

Thời gian hưởng trợ cấp kể từ ngày Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký quyết định.

Khi người có công giúp đỡ cách mạng chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp mà người có công được hưởng trước khi chết.

a- Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huy chương Kháng chiến được hưởng:

- Trợ cấp một lần : 1.000.000 đ/người

- Bảo hiểm y tế

- Khi người có công giúp đỡ cách mạng chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí.

XII. NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG, HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN BỊ ĐỊCH BẮT TÙ ĐÀY VÀ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CHẾT TRƯỚC NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 1995

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Bản khai của thân nhân hoặc đại diện người thừa kế theo pháp luật (mẫu số 11).

1.2. Bản sao một trong những giấy tờ sau:

- Kỷ niệm chương người bị địch bắt tù đày.

- Huân chương, Huy chương Kháng chiến; Huân chương, Huy chương Chiến thắng; hoặc giấy chứng nhận khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến.

- Bằng “Tổ quốc ghi công” hoặc giấy báo tử hoặc giấy chứng nhận hy sinh đối với liệt sĩ hy sinh từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước.

- Đối với liệt sĩ hy sinh từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước để đối chiếu với hồ sơ đang lưu giữ tại Sở hoặc liên hệ với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi nguyên quán của liệt sỹ ( thân nhân của liệt sỹ ở nhiều địa phương) để tránh việc giải quyết trùng lặp.

XIII. CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ TRẦN :

1. Đối tượng hưởng trợ cấp tiền tuất :

Người có công với cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng từ trần thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng gồm :

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;

-Thương binh (kể cả thương binh loại B), bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

2- Hồ sơ :

- Bản sao Giấy khai tử có chứng nhận của Ủy ban nhân dân xã .

- Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã (mẫu số 12-TT1).

3 - Chế độ mai táng phí và trợ cấp một lần :

a) Đối tượng :

Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng nếu từ trần ( không thuộc đối tượng hưởng lương, hưởng BHXH) thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng phí và trợ cấp một lần bằng 3 tháng trợ cấp, phụ cấp của người có công đang hưởng khi còn sống.

b) Hồ sơ :

- Bản sao Giấy khai tử có chứng nhận của Ủy ban nhân dân xã .

-Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã (mẫu số 12-TT1).

XIV- CÁC CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI KHÁC :

1- Bảo hiểm y tế :

a - Đối tượng : Người có công với cách mạng theo quy định Pháp lệnh nếu không phải là người thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc ( không phải người hưởng lương, hưởng BHXH) thì được cấp thẻ bảo hiểm y tế để khám và điều trị bệnh tại các cơ sở y tế.

Ngoài ra các đối tượng sau đây được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí của dịch vụ, bao gồm :

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945;

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh bị mất sức lao động từ 81 % trở lên;

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát.

b. Hồ sơ :

- Danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế và đăng ký mua thẻ bảo hiểm y tế chuyển đến BHXH tỉnh 01 bản danh sách, đồng thời báo cáo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội 01 bản danh sách.

2- Chế độ điều dưỡng :

a- Đối tượng điều dưỡng hàng năm :Người có công với cách mạng nếu sống ở gia đình thì được hưởng chế độ điều dưỡng hàng năm, bao gồm:

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945.

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

- Thương binh (kể cả thương binh loại B) và bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên.

- Người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước".

b- Đối tượng điều dưỡng 5 năm một lần :

Người có công giúp đở cách mạng được tặng thưởng Huân chương kháng chiến đang hưởng trợ cấp hàng tháng, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 21 % trở lên, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 41 % trở lên, người hoạt động cách mạng hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tê và thân nhân chủ yếu của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng, người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày.. được điều dưỡng 5 năm 1 lần.

Người có công với cách mạng và thân nhân của họ theo quy định của Pháp lệnh được điều dưỡng phục hồi chức năng lao động, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình.

3- Chế độ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng :

1. Đối tượng được cấp tiền mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình:         Người có công với cách mạng theo quy định Pháp lệnh

2. Đối tượng được phục hồi chức năng

a) Thương binh;

b) Bệnh binh;

c) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

3- Chế độ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng

3.1- Chế độ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình

Tuỳ theo tình trạng thương tật hoặc bệnh tật, người có công với cách mạng theo qui định được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình theo chỉ định của các cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên (gọi tắt là cơ sở y tế) như sau:

a) Chế độ đối với người bị cụt chân, cụt tay:

- Người bị cụt chân được cấp tiền để mua chân giả sử dụng trong ba năm (nếu cư trú ở miền núi, vùng cao thì sử dụng trong hai năm); mỗi năm được cấp thêm 170.000 đồng để mua các vật phẩm phụ.

- Người bị cụt tay được cấp tiền để mua tay giả sử dụng trong ba năm; mỗi năm còn được cấp 60.000 đồng để mua các vật phẩm phụ.

- Người bị mất cả bàn chân hoặc nửa bàn chân không có khả năng lắp chân giả, hoặc bị ngắn chân, bàn chân bị lệch vẹo được cấp tiền để mua một đôi giầy chỉnh hình hoặc một đôi dép chỉnh hình sử dụng trong một năm.

b) Người bị liệt:

- Người bị liệt nửa người, liệt 2 chi dưới, liệt hoàn toàn, người bị cụt 2 chân không còn khả năng tự di chuyển được cấp tiền để mua xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế sử dụng trong bốn năm; ngoài ra còn được cấp thêm 300.000 đồng/năm để bảo trì phương tiện.

Riêng thương binh, bệnh binh bị liệt nửa người, liệt hoàn toàn được cấp thêm 1.000.000 đồng/năm để mua các đồ dùng phục vụ sinh hoạt.

- Người bị liệt chân nhưng vẫn còn khả năng tự di chuyển được cấp tiền mua nẹp atten để sử dụng trong hai năm; mỗi năm được cấp tiền mua 01 đôi giầy chỉnh hình hoặc 01 đôi dép chỉnh hình và cấp thêm 60.000 đồng/năm để mua các vật phẩm phụ.

c) Người bị cứng khớp gối được cấp 60.000 đồng/năm để mua nạng và các vật phẩm phụ.

d) Thương binh, bệnh binh bị điếc do thương tật, bệnh tật ( căn cứ biên bản giám định y khoa và chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên) mỗi năm được cấp 200.000 đồng để mua máy trợ thính.

e) Thương binh bị gãy răng, hỏng hàm do thương tật (căn cứ biên bản giám định y khoa và chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên) được cấp tiền 5 năm 1 lần để làm răng giả, hàm giả với mức giá 1 triệu đồng/1răng.

g) Thương binh, bệnh binh bị hỏng mắt do thương tật, bệnh tật (căn cứ biên bản giám định y khoa và chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên) được cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội thanh toán tiền lắp mắt giả theo chứng từ thực tế của cơ sở y tế nơi điều trị; ngoài ra còn được cấp 100.000 đồng/năm để mua kính râm, gậy dò đường.

h) Thương binh, bệnh binh bị thể tâm thần kích động được cấp thêm một khoản tiền là 1.000.000 đồng/năm để mua các đồ dùng phục vụ sinh hoạt (không trùng cấp khoản tiền này nếu đồng thời là thương binh, bệnh binh bị liệt nửa người, liệt hoàn toàn).

3.2- Chế độ đi phục hồi chức năng và thanh toán tiền lưu trú, tiền tàu xe khi đi làm dụng cụ chỉnh hình:

a) Người có công với cách mạng khi đi điều trị phục hồi chức năng theo chỉ định của các cơ sở y tế được thanh toán các khoản chi như sau:

- Thanh toán tiền tàu, xe theo giá quy định của Nhà nước với phương tiện thông thường như xe khách, tàu hoả, tàu thuỷ từ nơi cư trú đến cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật gần nhất.

- Hỗ trợ tiền ăn mức 30.000 đồng/ngày trong thời gian điều trị, tập luyện tại cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng.

Việc thanh toán tiền tàu xe, hỗ trợ tiền ăn chỉ được thực hiện nếu có đủ vé tàu, xe; Giấy ra viện và xác nhận của cơ sở cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng vào Sổ theo dõi).

b) Người có công với cách mạng khi đi làm chân giả, tay giả, nẹp chỉnh hình, giày chỉnh hình, dép chỉnh hình, răng giả, mắt giả (gọi tắt là dụng cụ chỉnh hình) được hỗ trợ kinh phí mỗi niên hạn 2 lần, cụ thể như sau:

- Thanh toán tiền tàu, xe theo giá quy định của Nhà nước với phương tiện thông thường như xe khách, tàu hoả, tàu thuỷ từ nơi cư trú đến cơ sở y tế gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật cung cấp dụng cụ chỉnh hình.

- Hỗ trợ tiền lưu trú mức 30.000 đồng/ngày (tối đa không quá 5 ngày cho một lần, kể cả thời gian đi và về) khi đi làm dụng cụ chỉnh hình.

Việc thanh toán tiền tàu xe, hỗ trợ lưu trú được thực hiện đồng thời trong một lần thanh toán (phải có vé tàu, xe; xác nhận của cơ sở cung cấp dụng cụ chỉnh hình vào Sổ theo dõi).

4- Thủ tục, qui trình, trách nhiệm quản lý, cấp phát kinh phí :

Thủ tục cấp và đổi Sổ theo dõi trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình ( gọi tắt là Sổ theo dõi):

a) Người có công với cách mạng thuộc diện được hưởng chế độ trợ cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình:

- Người được chỉ định sử dụng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình làm tờ khai (mẫu số 03-CSSK) kèm chỉ định của cơ sở y tế, UBND cấp xã xác nhận tờ khai và gửi toàn bộ giấy tờ về Phòng Nội vụ-Lao động - Thương binh và Xã hội huyện.

- Người đã được cấp Sổ theo dõi theo mẫu cũ thì Phòng Nội vụ-Lao động Thương binh và Xã hội thu hồi và làm thủ tục đổi Sổ theo dõi mới.

b) Phòng Nội vụ-Lao động- Thương binh và Xã hội :

- Kiểm tra, đối chiếu danh sách chi trả; lập danh sách người có công với cách mạng được trợ cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (mẫu số 04-CSSK, sau đây gọi tắt là danh sách) kèm theo bản kê khai, giấy chỉ định của cơ sở y tế, Sổ theo dõi cũ gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Lập sổ quản lý người có công với cách mạng được trợ cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (mẫu số 05-CSSK, sau đây gọi tắt là Sổ quản lý).

- Mở sổ quản lý (mẫu số 05-CSSK).

5- Quy trình, trách nhiệm quản lý, cấp phát kinh phí:

a) Phòng Nội vụ-Lao động - Thương binh và Xã hội hàng năm lập danh sách (mẫu số 04-CSSK) cùng với dự toán kinh phí ưu đãi người có công gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo qui định.

b) Sở Lao động-Thương binh và Xã hội lập bảng tổng hợp dự toán (mẫu số 07-CSSK) cùng với dự toán kinh phí ưu đãi người có công của địa phương; thực hiện cấp phát, quản lý, thanh quyết toán theo qui định.

6- chế độ ưu đãi về Giáo dục, đào tạo :

1. Học sinh là con của người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh khi học ở các trường thuộc cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, được:

a) Miễn học phí theo quy định của Nhà nước.

b) Trợ cấp mỗi năm học một lần để hỗ trợ mua sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập.

2. Học sinh, sinh viên là người có công với cách mạng và con của họ theo quy định của Pháp lệnh khi học từ một năm trở lên tại các cơ sở đào tạo, dạy nghề, các trường đại học, cao đẳng, dự bị đại học và trường phổ thông dân tộc bán trú, nội trú được:

a) Miễn học phí theo quy định của nhà nước.

b) Học sinh, sinh viên không thuộc diện hưởng lương được:

- Trợ cấp mỗi năm học một lần để hỗ trợ mua sách vở, đồ dùng học tập.

- Trợ cấp hàng tháng .

XVI- THỦ TỤC DI CHUYỂN VÀ TIẾP NHẬN HỒ SƠ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

Hồ sơ của người có công với cách mạng được quản lý ở địa phương nơi có hộ khẩu thường trú. Trường hợp thay đổi chỗ ở thì hồ sơ được chuyển về nơi cư trú mới theo quy định như sau:

1- Nơi đi:

- Giấy đề nghị di chuyển hồ sơ của người có công với cách mạng.

- Bản sao hộ khẩu nơi cư trú mới.

- Phiếu di chuyển của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội kèm theo toàn bộ hồ sơ (bản gốc) của người có công với cách mạng. Hồ sơ được niêm phong và giao cho người có công (có ký nhận bàn giao hồ sơ). Mọi vướng mắc về chế độ và hồ sơ phải được giải quyết trước khi di chuyển. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký phiếu di chuyển người có công phải nộp hồ sơ tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi đến.

2- Nơi đến:

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, đăng ký quản lý đối tượng và thực hiện tiếp các chế độ ưu đãi theo quy định.

- Sở Lao động- Thương binh và Xã hội sau khi tiếp nhận hồ sơ, lập danh sách kèm 01 quyết định, 01 phiếu trợ cấp của từng người chuyển về Cục Thương binh Liệt sĩ và Người có công thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để lưu theo dõi.

XVII- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các giấy tờ trong hồ sơ xác nhận người có công phải được xác lập theo đúng thủ tục và thẩm quyền quy định tại hướng dẫn này.

2- Hồ sơ người có công với cách mạng và thân nhân của họ đã được xác lập trước ngày Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ có hiệu lực thi hành thì không phải lập lại hồ sơ theo quy định tại công văn này.

Đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học đã được xác nhận theo Quyết định số 120/2004/TTg-QĐ ngày 05 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ đang hưởng chế độ thì Phòng Nội vụ- Lao động-Thương binh và Xã hội huyện, thị xã rà soát, hướng dẫn, bổ sung hồ sơ đúng theo quy định tại công văn này.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc các địa phương phản ánh về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để hướng dẫn giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- UBND tỉnh;
- Các Sở Ban ngành đoàn thể tỉnh;
- GĐ,PGĐ Sở;
- UBND huyện, thị xã;
- Phòng NV- LĐTBXH huyện ,thị xã;
- Các Phòng, Ban Sở
-Lưu :VT, TBLS-NCC.

KT GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Nguyễn văn Hoàng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 543/HD-LĐTBXH

Loại văn bảnHướng dẫn
Số hiệu543/HD-LĐTBXH
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành09/05/2007
Ngày hiệu lực09/05/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Lao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 543/HD-LĐTBXH

Lược đồ Hướng dẫn 543/HD-LĐTBXH hồ sơ lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Hướng dẫn 543/HD-LĐTBXH hồ sơ lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công
                Loại văn bảnHướng dẫn
                Số hiệu543/HD-LĐTBXH
                Cơ quan ban hànhTỉnh Long An
                Người kýNguyễn Văn Hoàng
                Ngày ban hành09/05/2007
                Ngày hiệu lực09/05/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Lao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Hướng dẫn 543/HD-LĐTBXH hồ sơ lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công

                  Lịch sử hiệu lực Hướng dẫn 543/HD-LĐTBXH hồ sơ lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công

                  • 09/05/2007

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 09/05/2007

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực