Văn bản khác 172/KH-UBND

Kế hoạch 172/KH-UBND năm 2021 thực hiện đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn thành phố, làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng không khí do thành phố Hà Nội ban hành

Nội dung toàn văn Kế hoạch 172/KH-UBND 2021 thực hiện đo kiểm khí thải xe mô tô xe gắn máy cũ thành phố Hà Nội


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 172/KH-UBND

Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC THỰC HIỆN ĐO KIỂM KHÍ THẢI XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY CŨ ĐANG LƯU HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ, LÀM CƠ SỞ NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ

I. Sự cần thiết

Hiện nay, tình hình ô nhiễm môi trường không khí trong cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng đang có diễn biến phức tạp, nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí có xu hướng tăng. Ô nhiễm không khí trong đô thị do nhiều nguồn gây ra như công nghiệp, giao thông thông vận tải, sinh hoạt, xây dựng, xử lý rác thải..., trong đó, hoạt động của các loại xe cơ giới nói chung và xe mô tô, xe gắn máy nói riêng là một trong những nguồn phát thải một số chất có ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe của con người. Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, cần thiết phải nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy định, chế tài quản lý về phát thải nói chung và đối với các các phương tiện cơ giới cũng như xe mô tô, xe gn máy nói riêng.

Hiện nay, Hà Nội có hơn 5,7 triệu xe máy (trong đó có khoảng 2.5 triệu xe máy cũ đăng ký trước năm 2000) và trên 730 nghìn ô tô, chưa tính nhiều phương tiện từ ngoại tỉnh thường xuyên tham gia giao thông trên địa bàn. Khí thải từ các phương tiện đặc biệt là phương tiện cũ nát bao gồm các dạng hạt bụi lơ lửng, khí ô xít các bon (CO), hiđrô các bon (HC), các dạng ô-xít nitơ (NOx) và các chất khác gia tăng theo thời gian và ngày càng vượt quá giới hạn cho phép. Các chất ô nhiễm này ảnh hưởng tới chất lượng môi trường không khí đô thị, đng thời là nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của cộng đồng dân cư trên địa bàn Hà Nội.

Theo nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải, việc kiểm tra khí thải, bảo dưỡng không chỉ góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiết kiệm nhiên liệu mà còn nâng cao an toàn trong giao thông. Cụ thể, chỉ với việc bảo dưỡng xe mô tô, xe gắn máy như thay lọc gió, dầu bôi trơn, bugi và điều chỉnh tốc độ cầm chừng cho thấy nồng độ CO và HC thử tại chế độ không tải giảm so với trước bảo dưỡng lần lượt là 42% và 45% và tiêu thụ nhiên liệu giảm 7% (thử theo chu trình). Thực tế hiện nay, một bộ phận người dân chưa nhận thức rõ về hiệu quả của việc kiểm tra khí thải, bảo dưỡng xe thường xuyên cũng như thay thế xe cũ nát giúp giảm khí thải, giảm thiểu tai nạn giao thông. Ngoài ra, việc thu gom và xử lý xe máy thải bỏ chưa đúng chuẩn quy cách (chủ yếu thực hiện bởi các làng nghề) cũng là tác nhân gây nên ô nhiễm không khí, đất và nước.

Từ thực tế đó, Kế hoạch triển khai thực hiện đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn Thành phố, làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng không khí” (sau đây gọi tắt là “Kế hoạch”) được đề xuất thực hiện. Kết quả của Kế hoạch sẽ là cơ sở khoa học thực tiễn, quan trọng để Thành phố xây dựng, ban hành quy định, chính sách về kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy và thu hồi xe mô tô, xe gắn máy không đảm bảo an toàn kỹ thuật và môi trường đang lưu hành trên địa bàn thành phố, thực thi các giải pháp bền vững về kiểm soát khí thải và giao thông bền vững.

II. Cơ sở pháp lý

- Chỉ thị 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/01/2021 về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

- Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/5/2015 Quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ, theo đó nhà sản xuất & nhập khẩu, cung ứng sản phẩm ra thị trường phải có trách nhiệm xây dựng hệ thống điểm thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ từ người tiêu dùng.

Quyết định số 2060/QĐ-TTg ngày 14/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, trong đó yêu cầu “Thực hiện kiểm soát phát thải khí thải xe mô tô, xe gắn máy có động cơ xăng tham gia giao thông và kiên quyết loại bỏ xe cơ giới hết niên hạn sử dụng”.

- Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND ngày 4/7/2017 về việc thông qua Đề án “Tăng cường quản lý giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2-2020, tầm nhìn đến 2030”.

- Chỉ thị số 19/CT-UBND của UBND Thành phố ngày 25/12/2019 về các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện chỉ số chất lượng không khí (AQI) trên địa bàn thành phố.

- Thông báo số 273/TB-VPCP về Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm quý III và 6 tháng cuối năm 2019, trong đó đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị trực thuộc trung ương “...nghiên cứu thí điểm kiểm tra khí thải và kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện đối với mô tô, xe máy..

- Quyết định 5953/QĐ-UBND ngày 24/08/2017 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn đến năm 2030”.

III. Mục tiêu của Kế hoạch:

1. Mục tiêu chung.

- Định hướng các giải pháp về cơ chế, chính sách gắn kết giao thông và bảo vệ môi trường, sức khỏe (giao thông bền vững);

- Xây dựng các cơ sở khoa học giúp quá trình ra quyết định đối với xây dựng và thực thi các chính sách về giao thông bền vững và bảo vệ môi trường (cải thiện chất lượng không khí).

2. Mục tiêu cụ thể.

- Đối với cộng đồng:

+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về ích lợi của việc kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy (sau đây gọi chung là “xe máy”) và thu hồi xe máy cũ, trách nhiệm và quyền lợi của người dân;

+ Bước đầu hình thành thói quen về bảo dưỡng và kiểm định khí thải xe máy định kỳ; thải bỏ xe máy cũ không đảm bảo an toàn kỹ thuật và môi trường (khí thải), góp phần giảm thiểu ảnh hưởng tới chất lượng không khí.

- Đối với doanh nghiệp:

+ Tiếp tục cải thiện công nghệ đảm bảo tiêu chuẩn phát thải cho các loại xe khác nhau;

+ Thực hiện vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc cung cấp và đảm bảo các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

- Với cơ quan quản lý:

+ Bổ sung cơ sở khoa học thông qua thực tiễn làm căn cứ cho công tác xây dựng và thực thi các chính sách về kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành và thu hồi xe mô tô, xe gắn máy cũ không đủ điều kiện lưu hành, góp phần cải thiện chất lượng không khí;

+ Bổ sung cơ sở xây dựng và thí điểm các mô hình giao thông bền vững nhằm giảm ô nhiễm môi trường trong thành phố.

IV. Phạm vi, qui mô, thời gian thực hiện Kế hoạch:

- Địa điểm: Trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Đối tượng: Xe mô tô, xe gắn máy của các hãng thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam - VAMM (Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM)

- Số lượng: Dự kiến 3.000 - 5.000 xe máy (được đo kiểm khí thải)

- Thời gian: Năm 2021 - 2022 (Tiến độ thực hiện theo Phụ lục I gửi kèm.)

V. Phương pháp thực hiện:

1. Đo kim khí thải từ các xe máy cũ đang lưu hành trên địa bàn thành phố;

2. Điều tra, thu thập thông tin liên quan thông qua bảng hỏi, phỏng vấn;

3. Xác định và thí điểm các giải pháp ưu tiên về kiểm soát khí thải giao thông đối với xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành tại một số khu vực trên địa bàn thành phố nhằm cải thiện môi trường không khí;

4. Tổ chức tham vấn với chính quyền các cấp quận/huyện; các nhóm cộng đồng và dân cư về vấn đề kiểm soát khí thải giao thông đối với xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành liên quan đến ô nhiễm môi trường;

5. Lập báo cáo đệ trình các cấp, bao gồm khuyến nghị chính sách và một số giải pháp phù hợp với thành phố về kiểm soát khí thải đối với xe mô tô, xe gắn máy.

VI. Nội dung Kế hoạch:

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc kiểm soát khí thải xe máy, trách nhiệm và quyền lợi của người dân.

- Tuyên truyền, kêu gọi sự tham gia của người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng trước, trong và sau khi triển khai qua các kênh truyền thông như: báo chí truyền hình, băng rôn, poster, phát tờ rơi, mạng xã hội...trong suốt quá trình thực hiện.

- Phối hợp với Quận/huyện/thị xã thực hiện tổ chức tuyên truyền, vận động chủ phương tiện xe máy đăng ký tham gia kiểm tra khí thải và thải bỏ xe cũ nát, không đảm bảo an toàn kỹ thuật và môi trường;

- Các đơn vị phối hợp tuyên truyền rộng rãi trên các kênh thông tin liên quan của đơn vị; đồng thời, tổ chức các buổi họp, hội nghị nhằm tham vấn các ý kiến chuyên gia và cộng đồng dân cư đ có những giải pháp tối ưu.

- Miễn phí kiểm tra khí thải, hỗ trợ chi phí bảo dưỡng và tặng dầu động cơ cho người dân trên địa bàn Thành phố tham gia kiểm tra khí thải và khuyến khích người dân tham gia thay thế các loại xe cũ nát không đảm bảo an toàn kỹ thuật, phát sinh khí thải lớn ra môi trường;

- Dán tem cho các xe đạt tiêu chuẩn khí thải khi tham gia nhằm tuyên truyền rộng rãi và nâng cao nhận thức cộng đồng;

- Thiết lập các kênh thông tin tiếp nhận sự đăng ký tham gia và phản hồi của khách hàng; Tư vấn và khuyến khích người dân định kỳ bảo dưỡng xe, chuyển đổi xe mới đối với các xe không đảm bảo an toàn kỹ thuật và phát sinh khí thải lớn ra môi trường xung quanh.

- Đánh giá và công bố kết quả.

2. Đánh giá hiện trạng phát thải khí thải của xe máy đang lưu hành trên địa bàn Thành phố.

Mục đích để biết thực trạng của xe đang lưu hành trên địa bàn thành phố, qua đó đề xuất giải pháp phù hợp. Đồng thời để người dân chứng kiến thực tế quy trình kiểm tra khí thải xe rất đơn giản và thuận tiện.

- Lựa chọn 08 đại lý của các hãng thuộc VAMM trên địa bàn thành phố Hà Nội (Chi tiết tại phụ lục II đính kèm) để lắp đặt 08 bộ thiết bị kiểm định khí thải hoàn chỉnh (thiết bị phân tích khí thải, máy tính, camera...) phục vụ việc kiểm tra khí thải;

- Đào tạo nhân viên vận hành trang thiết bị đo khí thải đúng quy trình và khảo sát khách hàng (các nhân viên đang làm việc tại các đại lý của VAMM);

- Xây dựng phần mềm lưu trữ kết quả đo khí thải, thông tin của phương tiện để làm cơ sở phân tích đánh giá hiện trạng, đánh giá ảnh hưởng của khí thải đến môi trường và sức khỏe;

- Tiến hành đo kiểm phát thải của xe máy trong thời gian: Từ tháng 09/2021 -tháng 06/2022; Phương pháp đo không tải, cách thức đo theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị cung cấp và so sánh kết quả đo với tiêu chuẩn TCVN 6438-2018 mức 1 (CO 4.5%, HC 1500ppm).

Hình 1: Quy trình kiểm tra khí thải xe mô tô, xe gắn máy

- Khảo sát chủ phương tiện tham gia đo kiểm khí thải về đề xuất kiểm soát khí thải xe máy khi tham gia giao thông trên địa bàn thành phố.

3. Thí điểm thu hồi và xử lý xe máy thải bỏ từ người tiêu dùng và hỗ trợ chuyển đổi xe máy mới

Mục đích là để đánh giá sự sẵn sàng của người dân trong việc thải bỏ xe máy cũ nát không đảm bảo an toàn kỹ thuật và vượt tiêu chuẩn khí thải.

- Thiết lập các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ tại các Đại lý của VAMM (chi tiết tại phụ lục III đính kèm)

- Đào tạo nhân viên về quy trình kiểm tra tình trạng xe không đảm bảo an toàn kỹ thuật và khí thải, quy trình thu hồi xe máy thải bỏ từ người tiêu dùng và hỗ trợ chuyển đổi xe máy mới cho khách hàng và thực hiện khảo sát khách hàng.

- Làm việc với các công ty tái chế để đảm bảo các xe máy thải bỏ được thu hồi và xử lý triệt để (100%) không tái sử dụng theo quy định.

Hình 2: Quy trình hỗ trợ chuyển đổi xe mới và thu hồi xử lý xe thải bỏ

4. Khảo sát, đánh giá tác động kinh tế xã hội của việc kiểm soát khí thải xe máy tới người dân, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức có liên quan

Mục đích là thăm dò phản ứng xã hội và ý kiến của người dân đối với việc kiểm soát khí thải xe máy.

4.1. Khảo sát ý kiến người dân, cơ quan quản lý, các tổ chức liên quan

- Khảo sát ý kiến của người dân về việc kiểm soát khí thải xe máy (ý kiến của những người tham gia và không tham gia kiểm định khí thải): Hoạt động này được thực hiện thông qua việc khảo sát khách hàng tại các trạm kim định, người dân sống hoặc làm việc tại các khu vực được lựa chọn thí điểm, các cơ quan quản lý và các tổ chức liên quan đến việc kiểm soát khí thải xe máy. Ý kiến khảo sát được tổng hợp, phân loại và đánh giá về sự đồng thuận của người dân đối với Kế hoạch.

- Khảo sát ý kiến của đại lý về việc đầu tư trang thiết bị kiểm định, diện tích, nhân lực... để trở thành trạm kiểm định và mức phí kiểm định dự kiến người dân sẽ trả cho mỗi lần kiểm định.

4.2. Đánh giá tác động kinh tế xã hội của việc kiểm soát khí thải xe máy

- Tác động kinh tế:

+ Đối với người dân: Lợi ích/tác động tích cực và chi phí/tác động tiêu cực là gì? (Tăng/giảm mức phí, lệ phí phải trả; tăng/giảm chi phí cho việc bảo dưỡng xe, và các chi phí liên quan khác để thực hiện việc kiểm định khí thải; tăng/giảm chi phí nhiên liệu).

+ Đối với nhà nước: Lợi ích/tác động tích cực và chi phí/tác động tiêu cực là gì? (Tăng/giảm chi trang thiết bị, vật tư để thực hiện việc kiểm soát khí thải xe máy; tăng/giảm chi đầu tư công như cơ sở hạ tầng, trụ sở làm việc..; tăng/giảm chi phí trợ giá, trợ cấp, hỗ trợ...).

+ Đối với tổ chức: Lợi ích/tác động tích cực và chi phí/tác động tiêu cực là gì? (Tăng/giảm chi cho cơ sở vật chất, trang thiết bị và các loại chi phí liên quan khác để thực hiện giải pháp chính sách...).

- Tác động xã hội: Việc đánh giá tác động xã hội sẽ tập trung trả lời các câu hỏi chung dưới đây:

+ Việc kiểm soát khí thải xe máy có gây tác động tích cực hay tiêu cực lên người dân như thế nào? và ở mức độ thế nào? giữa các nhóm dân cư xét theo 5 nhóm thu nhập: nhóm nghèo, nhóm cận nghèo, nhóm trung bình, nhóm khá và nhóm giàu?

+ Giải pháp để bảo đảm hiện thực hoá và duy trì các tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực (hoặc tác động mong muốn và tác động không mong muốn) của việc kiểm soát khí thải xe máy.

5. Đề xuất các giải pháp, chính sách kiểm soát khí thải xe máy gắn kết với các giải pháp giao thông bền vững

Quan điểm của việc kiểm soát khí thải xe máy gắn kết với giao thông bền vững là giảm thiểu khí thải độc hại gây ô nhiễm môi trường; cắt giảm khí nhà kính để ứng phó với biến đổi khí hậu; hạn chế tai nạn giao thông; không gây xáo trộn lớn cho xã hội; không ảnh hưởng nhiều đến người dân.

- Đề xuất kịch bản kiểm soát khí thải xe máy và lộ trình thực hiện:

+ Kiểm soát khí thải xe máy theo khu vực: khu vực trung tâm (mật độ xe lớn, ô nhiễm hơn) cần được thực hiện đầu tiên; tiếp theo thực hiện cho khu vực lân cận khu trung tâm (mật độ xe nhỏ hơn, không ô nhiễm bằng khu trung tâm); cuối cùng thực hiện cho khu vực ngoại thành (không ùn tắc, môi trường không khí tốt nhất).

+ Kiểm soát khí thải xe máy theo đối tượng: Có thể thực hiện kiểm soát khí thải xe theo dung tích xi lanh (ví dụ trên 175cm3 và dưới 175cm3); kiểm soát khí thải xe máy theo năm sử dụng (trên 10 năm, trên 5 năm hoặc tất cả các xe..

+ Kiểm soát khí thải xe bằng hình thức thu phí phát thải (công cụ kinh tế): thu phí dựa trên mức phát thải vượt mức tiêu chuẩn; xe vượt mức tiêu chuẩn càng nhiều thì nộp phí càng cao.

+ Kiểm soát khí thải xe máy bằng hình thức hỗn hợp: thực hiện phương án kết hợp giữa kiểm soát theo khu vực và năm sử dụng của xe; giữa khu vực và dung tích xi lanh; giữa khu vực và thu phí.

- Đề xuất các giải pháp kiểm soát khí thải xe:

+ Xây dựng khung pháp lý: Quy định đối tượng xe phải kiểm định; tiêu chuẩn khí thải áp dụng; tiêu chuẩn trạm kiểm định; tiêu chuẩn về phần mềm kiểm tra khí thải; quy trình đo khí thải xe máy; mức phí kiểm định và xử phạt, chính sách hỗ trợ người dân thải bỏ xe không đạt tiêu chuẩn khí thải...

+ Đầu tư xây dựng hệ thống kiểm soát khí thải xe máy: Mạng lưới các trạm kiểm định (số lượng trạm và bố trí ở các quận/huyện); hệ thống camera giao thông để phát hiện xe xả khói đen; trạm kiểm định khí thải lưu động (xử lý đo ngay bên đường để xử phạt các xe xả khói đen).

+ Nguồn lực cho việc kiểm soát khí thải: Nguồn lực tài chính; nhân lực.

+ Tuyên truyền vận động: Xây dựng cách thức tuyên truyền vận động để người dân hiểu và tự nguyện thực hiện kiểm định khí thải xe máy; kênh truyền thông.

- Đề xuất xây dựng và triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người dân để thu hồi và thay thế phương tiện xe máy cũ không đạt tiêu chuẩn khí thải:

+ Hỗ trợ một khoản tiền nhất định khi thải bỏ xe không đạt tiêu chuẩn khí thải;

+ Hỗ trợ vay vốn ưu đãi để chuyển đổi sắm phương tiện mới;

+ Hỗ trợ đào tạo nghề cho những người dùng xe máy làm phương tiện mưu sinh, để giải quyết việc làm hoặc chuyển đổi nghề.

6. Hội thảo tham vấn với các bên liên quan

Để lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách và các cơ quan ban ngành có liên quan, trên cơ sở đó thống nhất các giải pháp và chính sách cho việc kiểm soát khí thải xe máy trên địa bàn Thành phố.

7. Báo cáo kết quả

- Hội nghị báo cáo UBND Thành phố và các cơ quan ban ngành có liên quan kết quả thực hiện Kế hoạch;

- Kiến nghị các khung chính sách kiểm soát khí thải xe máy cho các Thành phố lớn (thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng).

VII. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

Là cơ quan chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải Hà Nội và các tổ chức có liên quan triển khai Kế hoạch; Tổ chức các hoạt động kết nối, giám sát, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng; Đánh giá hiện trạng phát thải của xe máy đến môi trường xung quanh và xây dựng bản đồ ô nhiễm và đánh giá tác động sức khỏe để phân vùng thực hiện kiểm soát khí thải; Tổ chức tham vấn, đề xuất các giải pháp, chính sách về kiểm soát khí thải từ giao thông nhằm cải thiện chất lượng không khí cho thành phố Hà Nội; Tổng hợp và báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện.

2. Sở Giao thông vận tải

Phối hợp chặt chẽ, đồng hành với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và các tổ chức có liên quan để triển khai hiệu quả Kế hoạch; Chủ trì đề xuất các giải pháp về quản lý phát thải của xe máy góp phần giảm ô nhiễm môi trường nhằm phát triển giao thông bền vững trên địa bàn Thành phố phù hợp với Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND ngày 4/7/2017 về việc thông qua Đề án “Tăng cường quản lý giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017- 2020, tầm nhìn đến 2030”.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương ký chương trình phối hợp công tác với Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về bảo vệ môi trường, về ảnh hưởng của khí thải từ xe gắn máy đến môi trường, sức khỏe cộng đồng và công tác triển khai Kế hoạch;

4. Sở Văn hóa & Thể thao

Hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị liên quan treo lắp các sản phẩm truyền thông: băng rôn, poster,... theo đúng quy định.

5. Công an Thành phố

Phối hợp kiểm tra tính pháp lý, hợp pháp đối với xe chính chủ (Tránh trường hợp xe giấy tờ giả, xe gian; Xây dựng, tư vấn phương án giải quyết các thủ tục liên quan tới thu hồi xe cũ (hủy bỏ đăng ký xe, thu hồi biển số xe,...).

6. Giao UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố

Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan thực hiện một số nội dung sau:

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chương trình như: treo băng rôn, poster và qua các kênh thông tin khác của các quận, huyện... do Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nhằm huy động cộng đồng dân cư hiểu được ý nghĩa và tham gia các hoạt động của Kế hoạch; Phối hợp triển khai thí điểm các giải pháp kiểm soát khí thải giao thông;

- Riêng đối với 06 quận có trạm đo kiểm khí thải (các quận: Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hà Đông, Thanh Xuân) phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn thực hiện khảo sát, thu thập thông tin và huy động các chủ phương tiện tham gia đo kiểm khí thải;

7. Đề nghị các Cơ quan Trung ương (Vụ Môi trường - Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Cục Đăng kiểm Việt Nam (VR))

Hỗ trợ kỹ thuật trong suốt quá trình triển khai chương trình, đảm bảo phù hợp với chiến lược, chủ trương, kế hoạch chung của Chính phủ về bảo vệ môi trường và phát triển giao thông bền vững có gắn kết với môi trường.

8. Đề nghị các tổ chức, đối tác chính và đơn vị liên quan

8.1. Đề nghị Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM):

- Huy động nguồn lực và hỗ trợ các cơ sở kỹ thuật (Trạm kiểm tra khí thải, thiết bị kiểm tra khí thải, chuyên gia kỹ thuật...) để phục vụ Nghiên cứu;

- Hỗ trợ kêu gọi cộng đồng là các đối tác/nhân viên/ chủ phương tiện/ khách hàng của VAMM tham gia;

- Phối hợp để truyền thông về Nghiên cứu, giúp nâng cao nhận thức của các chủ phương tiện;

- Đóng góp tài trợ: Trang thiết bị kiểm tra khí thải; phần mềm quản lý dữ liệu kiểm tra khí thải; yêu cầu các đại lý cử các kỹ thuật viên tham gia kiểm tra khí thải, bảo dưỡng xe; tặng dầu động cơ/xe cho khách hàng tham gia chương trình (dự kiến cho 3000-5000 xe); hỗ trợ một phần chi phí bảo dưỡng tối đa không quá 200.000 VNĐ/xe để sửa chữa các bộ phận liên quan đến khí thải cho các xe không đạt tiêu chuẩn (dự kiến cho 5000 xe); hỗ trợ chi phí để khách hàng thải bỏ xe máy cũ và chuyển đổi xe máy mới từ 0-4 triệu VND/xe tùy theo từng loại xe và từng hãng trong VAMM mà người dân muốn mua (dự kiến cho 3.860 xe).

 

Honda

Yamaha

Suzuki

SYM

Piaggio

Cơ chế đổi xe

Người dân có thể đổi xe máy mới thuộc bất kỳ hãng nào thuộc VAMM

Điều kiện nhận hỗ trợ

Người dân phải đồng ý để lại xe máy cũ và đồng thời mua xe máy mới thì mới được nhận khoản hỗ trợ (kinh phí hỗ trợ tính theo xe muốn mua)

Khoản hỗ trợ (Phụ thuộc vào giá trị xe Khách hàng mua)

• Xe <25 triệu: 2 triệu

• Xe từ 25- 40 triệu: 3 triệu

• Xe >40 mil: 4 triệu

• Xe <20 tr: 0

Xe 20-30tr: 2 triệu

•Xe 30-40tr: 3 triệu

• Xe >40 tr: 4 triệu

• Xe <40tr: 2 triệu

• Xe >40tr: 4 triệu

- Các hãng vận tải (Grab, Goviet, Be, Giaohangnhanh, Viettel post, v.v..):

+ Hỗ trợ giới thiệu và triển khai chương trình tới nhân viên xe ôm, giao hàng có hợp đồng với hãng mình.

+ Phối hợp để tuyên truyền trước khi thực hiện, giúp nâng cao nhận thức của các chủ phương tiện;

+ Đóng góp tài trợ cho Nghiên cứu.

8.2. Đề nghị Trung tâm Sống và Học tập Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn)

Đồng hành cùng Sở Tài nguyên và Môi trường (Chi cục Bảo vệ môi trường đầu mối) và hỗ trợ các bên liên quan trong các hoạt động xuyên suốt sau:

- Huy động nguồn lực và kết nối các bên tham gia; xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động truyền thông (tọa đàm, tuyên truyền vận động trực tiếp, chiến dịch truyền thông trực tuyến, báo chí nói chung...);

- Hỗ trợ đánh giá tác động phát thải của xe máy, xây dựng bản đồ ô nhiễm và đánh giá tác động sức khỏe để phân vùng thực hiện kiểm soát khí thải;

- Hỗ trợ thực hiện hoạt động tham vấn và triển khai thí điểm với các bên liên quan (chuyên gia, tổ chức xã hội, nhóm/cộng đồng...)

8.3. Đề nghị Viện khoa học & công nghệ giao thông vận tải (ITST): có trách nhiệm nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát thải của xe, phân tích, tổng hợp dữ liệu; đề xuất các giải pháp, chính sách về kiểm soát khí thải đối với xe mô tô, xe gắn máy; lập và báo cáo kết quả của Kế koạch.

8.4. Đề nghị các Viện và Trường đại học, các nhà nghiên cứu có hoạt động trong lĩnh vực liên quan

- Tư vấn xây dựng mẫu phiếu khảo sát dành cho các chủ phương tiện; tư vấn phân tích số liệu khảo sát được, xây dựng báo cáo tổng kết;

- Huy động sinh viên và cán bộ tham gia đo kiểm khí thải xe máy, đóng góp tình nguyện viên và người tham gia tích cực từ đo kiểm tới sửa xe máy.

8.5. Các Doanh nghiệp/tổ chức khác

- Phối hợp tuyên truyền, giúp nâng cao nhận thức của các cán bộ nhân viên trong Doanh nghiệp về ý nghĩa của Kế hoạch;

- Đóng góp tài trợ bằng hiện vật/ngân sách cho Nghiên cứu (nếu có).

9. Các cơ quan báo chí và truyền hình

Đài phát thanh và truyền hình Trung ương và Hà Nội và các báo đài khác (VTV, VOV Giao thông, HTV, Quốc phòng, Truyền hình Nhân dân, VTC, VnExpress, Vietnamnet, Zing, Tuổi Trẻ, ThanhNiên…): phối hợp đưa tin và tuyên truyền trước, trong và sau Kế hoạch.

VIII. Kinh phí thực hiện

1. Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM)

- VAMM chủ động đầu tư 08 bộ thiết bị đo khí thải (Thiết bị phân tích khí thải, camera, máy tính ...) và lắp đặt tại 08 đại lý; Các thiết bị này thuộc quyền sở hữu của VAMM. Sau khi kết thúc Kế hoạch, các thiết bị đo kiểm sẽ được VAMM thu hồi để thực hiện các chương trình khác của VAMM.

- Hỗ trợ nhân viên kỹ thuật của các đại lý để đo kiểm khí thải, bảo dưỡng xe và quà tặng cho khách hàng tham gia Nghiên cứu (Cụ thể, dự kiến khoảng 5.000 xe sẽ được tặng 01 chai dầu động cơ/xe cho khách hàng tham gia kiểm tra khí thải và hỗ trợ một phần chi phí bảo dưỡng và phụ tùng thay thế trị giá tương đương không quá 200.000 VNĐ/xe cho xe không đạt tiêu chuẩn khí thải).

- Thiết lập 34 điểm thu hồi tại 34 đại lý của VAMM để tiếp nhận và xử lý xe máy thải bỏ từ người dân. Hỗ trợ thu hồi và xử lý các xe mô tô, xe gắn máy của người dân tự nguyện thải bỏ; Đồng thời hỗ trợ kinh phí từ 0-4 triệu đồng/xe cho người dân thải bỏ xe cũ và có nhu cầu chuyển đổi xe mô tô, xe gắn máy mới. Mức hỗ trợ tùy thuộc từng loại xe và từng hãng xe mà người dân muốn mua (dự kiến hỗ trợ 3.860 xe).

- Hỗ trợ kinh phí để Viện khoa học & công nghệ giao thông vận tải thực hiện phân tích, đánh giá kết quả đo kiểm khí thải, đề xuất các giải pháp.

2. Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng: Kết nối các chuyên gia hỗ trợ tham vấn kỹ thuật, tư vấn truyền thông và huy động cộng đồng tham gia đo kiểm khí thải trong Nghiên cứu.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ động các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng, nguồn kinh phí đã được phân bổ từ Ngân sách nhà nước tại Quyết định số 5568/QĐ-UBND ngày 9/12/2020 của UBND Thành phố về việc giao chỉ tiêu kế hoạch, kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2021 của Thành phố Hà Nội.

4. Đối với các Sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã: chủ động xây dựng kế hoạch và kinh phí phục vụ các hoạt động tuyên truyền và huy động cộng đồng tham gia theo các nhiệm vụ được phân công.

Trên đây là kế hoạch thực hiện Nghiên cứu đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn Thành phố để đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường không khí và thí điểm các giải pháp giao thông bền vững, UBND Thành phố yêu cầu các Sở, Ban, Ngành, UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch. Trong quá trình thực hiện nếu khó khăn, vướng mắc đề nghị thông tin kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường; (để b/c)
- TTTU, TT HĐND Thành phố; (để b/c)
- Chủ tịch UBND Thành phố;
(để b/c)
- Ủy ban MTTQ Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Các Sở, Ban, Ngành Thành phố: TN&M
T, GTVT, TC, VH&TT, TT&TT, Công an Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VP
UBTP: CVP; PCVP; P.c. Chiến; phòng ĐT;
- Các Đoàn thể CT-XH Thành phố;
- Các Đài: PT&TH Hà Nội, TNVN;
- Các Báo: HNM, KT&ĐT, ANTĐ; Tuổi trẻ TĐ; PNTĐ, LĐTĐ, PL&XH;
- Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà
Nội;
- Lưu VT, ĐT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trọng Đông

 

PHỤ LỤC I:

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

TT

Hoạt động/Nhiệm vụ

Cán bộ/Chuyên gia thực hiện

Thời gian

Sản phẩm/Kết quả

Chủ trì

Hỗ trợ

I

Chuẩn bị nội dung kế hoạch

1

Lập dự thảo Kế hoạch

STNMT

SGTVT L&L, VAMM ,ITST,..

7/2021

Dự thảo chương trình

2

Báo cáo xin chủ trương của UBND thành phố

STNMT

SGTVT L&L, VAM, ITST

7/2021

Ý kiến của UBND TP

3

Ký kết thỏa thuận

Sở TNMT, Sở GTVT, L&L, VAMM, ITST

Các đơn vị liên quan

8/2021

Thỏa thuận hợp tác

II

Nội dung chuẩn bị thực hiện

1

Thống nhất nội dung triển khai với quận/ huyện thực hiện.

Sở TNMT, Sở GTVT, UBND các quận, huyện/ phường, xã

L&L, VAMM , ITST

8-9/2021

Thông báo của UBND TP

2

Thiết lập các trạm kiểm tra khí thải; điểm thu hồi xe cũ

VAMM,

EPA, L&L,

9/2021

Các trạm kiểm tra khí thải hoàn chỉnh; Các điểm thu hồi xe cũ

3

Xây dựng quy trình kiểm tra khí thải

VAMM

EPA, L&L,

ITST,

VR

9/2021

Quy trình

4

Xây dựng nội dung cho việc điều tra, khảo sát và tham vấn người dân và các bên liên quan

ITST Nhóm chuyên gia độc lập

EPA, L&L, VAMM ,VR

9/2021

Các bảng câu hỏi, khảo sát

5

Tập huấn cho các nhân viên tham gia chương trình đo kiểm xe máy, kiểm tra xe cũ cách đo và khảo sát ý kiến

VAMM Nhóm chuyên gia độc lập

EPA, L&L, ITST VR

9/2021

 

6

Xây dựng nội dung tuyên truyền về chương trình và nâng cao ý thức người dân.

L&L, EPA, UBND quận/ phường

VAMM , ITST, VR Thành Đoàn,

8-9/2021

Gói chương trình bao gồm:

- Nội dung chương trình chính, các chương trình tiếp nối;

- Nội dung truyền thông cho báo chí và các kênh thông tin cho chương trình;

- Nội dung và các gói sản phẩm thiết kế.

III

Nội dung thực hiện

 

 

 

 

1

Tổ chức lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác của các bên tham gia

Sở TNMT, Sở GTVT, L&L, VAMM, 1TST

Tất cả đơn vị liên quan

9/2021

Thỏa thuận hợp tác

2

Tuyên truyền, thu hút sự chú ý của cộng đồng: trước, trong và sau Chương trình

L&L, EPA, UBND quận/phường

VAMM , ITST, VR

8/2021 - 11/2022

Người dân đăng ký tham gia chương trình và tuyên truyền rộng rãi.

3

Kiểm định khí thải, và điều tra, khảo sát ý kiến người dân.

Điểm/Trạm kiểm định khí thải, quận/phường

EPA, VAMM ,VR, ITST

9/2021 - 6/2022

Kết quả đo khí thải, ý kiến của người dân

4

Tổng hợp, thống kê kết quả kiểm định khí thải và phiếu điều tra

VAMM,

 

7/2022

Kết quả

5

Viết báo cáo về ý kiến của người dân thông qua phiếu điều tra

ITST

 

8/2022

Báo cáo

6

Phân tích, đánh giá và viết báo cáo về thực trạng phát thải

ITST

STNMT, Sở GTVT, L&L, VAMM

8-9/2022

Báo cáo

7

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, chính sách, lộ trình thực hiện kiểm định khí thải trên địa bàn thành phố

Tất cả các bên liên quan

Sở TNMT, Sở GTVT, L&L, VAMM

9/2022

Báo cáo nghiên cứu

8

Xây dựng báo cáo tổng hợp và đưa ra các giải pháp cải thiện chất lượng không khí trong lĩnh vực giao thông.

Tất cả các bên liên quan

 

9-10/2022

Báo cáo các giải pháp

9

Hội thảo thẩm vấn, xin ý kiến Sở ngành, chuyên gia và các đơn vị liên quan.

Sở TNMT

Sở GTVT, ITST, VAMM , L&L

10/2021

Báo cáo ý kiến chuyên gia

10

Hoàn thiện báo cáo cuối cùng

ITST

EPA, VAMM ITST

10/2021

 

IV

Báo cáo kết quả lên UBND TP, TW

1

Báo cáo kết quả trình UBND TP giải pháp

Sở TNMT

ITST, Sở GTVT, VAMM

10/2021

 

2

Họp 3 thành phố trình Trung ương báo cáo và đề xuất các giải pháp

VAMM

Sở TNMT, ITST

11/2022

 

 

PHỤ LỤC II:

DANH SÁCH CÁC TRẠM ĐO KIỂM KHÍ THẢI

STT

Hãng

Đại lý

Địa chỉ

Địa chỉ

Quận

1

Honda

DOANH THU 1

Số 136 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch

Cầu Giấy

2

THẮNG LỢI 1

25 Trần Khánh Dư

Hoàn Kiếm

3

KƯỜNG NGÂN 2

115 Nguyễn Lương Bằng, phường Nam Đồng

Đống Đa

4

VŨ HOÀNG LÊ 1

01 Trần Phú, phường Văn Quán,

Hà Đông

5

Yamaha

Yamaha town Ô chợ dừa

123 Ô chợ Dừa

Đống Đa

6

SYM

Minh Phát

85 Tôn Đức Thắng, Q.Đống Đa, Hà Nội

Đống Đa

7

Piaggio

Xuân Cầu

69 Trần Xuân Soạn, Phường Ngô thì Nhậm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hai Bà Trưng

8

Suzuki

KHANG THỊNH

284 Phố Vọng, p. Phương Liệt, q. Thanh Xuân, Hà Nội

Thanh Xuân

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC III:

DANH SÁCH CÁC TRẠM ĐỔI XE CŨ

STT

Hãng

Quận

Đại lý

Địa chỉ

1

Honda

Đống Đa

Kường Ngân 2

115 Nguyễn Lương Bằng, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội

2

Hai Bà Trưng

Kường Ngân 1

50A Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội

3

Cầu Giấy

Doanh Thu 1

36 Pham Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội

4

Cầu Giấy

Doanh Thu 2

118 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội

5

Hoàn Kiếm

Thắng Lợi 1

25 Trần Khánh Dư, Hoàn Kiếm, Hà Nội

6

Long Biên

Thắng Lợi 3

545 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội

7

Hai Bà Trưng

Hồng Hạnh

252 Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội

8

Tây Hồ

Hồng Hạnh 2

7 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội

9

Nam Từ Liêm

Hồng Hạnh 3

18 Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội

10

Hai Bà Trưng

Phương Hà 3

295 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

11

Cầu Giấy

Phương Hà 4

2 Lê Văn Lương, Cầu Giấy, Hà Nội

12

Sơn Tây

Dung Vượng 1

87 Chùa Thông, Sơn Lộc, Sơn Tây, Hà Nội

13

Hà Đông

Vũ Hoàng Lê 1

Số 01, đường Trần Phú, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội

14

Thường Tín

Tiến Lý 1

Số 298 Đường 1A cũ, phố Ga, Thường Tín, Hà Nội

15

Yamaha

Hoàn Kiếm

Yamaha Town

98 B Trần Hưng Đạo - Quận Hoàn Kiếm

16

Tây Hồ

Yamaha Town Tây Hồ

79 Âu cơ - Quận Tây Hồ

17

Long Biên

Yamaha Town Long Bien

158 Nguyễn Văn Cừ - Quận Long Biên

18

Ba Đình

Yamaha Town Ba Đình

18-20 Nguyễn Thái Học Ba Đình

19

Đống Đa

Yamaha Town Hà nội

62 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa 1

20

Đống Đa

Yamaha Town Đống Đa

123 Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội

21

Cầu Giấy

Yamaha Town Cầu Giấy

98 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

22

SYM

Đống Đa

MINH PHÁT

85 Tôn Đức Thắng, P.Cát Linh-Q. Đống Đa - Hà Nội

23

Hai Trưng

KƯỜNG NGÂN

Số 64 phố Huế phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

24

Đống Đa

HÀ QUỲNH HN

77 Khâm Thiên, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội

25

Sóc Sơn

ĐẠT THẮNG

Khu D Thị trấn Sóc Sơn - Hà Nội

26

Hà Đông

NHẬT PHÁT

494 Đường Quang Trung, Phường La Khê, Quận Hà Đông, Hà Nội

27

Hà Đông

HOÀ HUY

Số 265 Đường Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội

28

Thường Tín

ĐỨC THỊNH

Số nhà 196 phố Ga, Thị trấn Thường Tín, Huyện Thường Tín, TP Hà Nội

29

Mỹ Đức

TIẾN TOÀN

Thôn Đồng Mít, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội

30

Cầu Giấy

VIỆT THANH

Số 192, đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

31

Hai Bà Trưng

HÙNG CLÊ

Số 424 đường Trần Khát Chân, p. Phố Huế, Q. Hai Bà Trưng, TP Hà Nội

32

Sơn Tây

THANH TÂM

205 Phùng Khắc Khoan, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội

33

Suzuki

Thanh Xuân

Khang Thịnh

284 Phố Vọng, P. Phương Liệt, q. Thanh Xuân, Hà Nội

34

Piaggio

Hai Bà Trưng

Topcom

231 Lê Dun, Phương Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 172/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu172/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành22/07/2021
Ngày hiệu lực22/07/2021
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải, Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật3 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 172/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 172/KH-UBND 2021 thực hiện đo kiểm khí thải xe mô tô xe gắn máy cũ thành phố Hà Nội


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 172/KH-UBND 2021 thực hiện đo kiểm khí thải xe mô tô xe gắn máy cũ thành phố Hà Nội
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu172/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Hà Nội
                Người kýNguyễn Trọng Đông
                Ngày ban hành22/07/2021
                Ngày hiệu lực22/07/2021
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải, Tài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật3 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Kế hoạch 172/KH-UBND 2021 thực hiện đo kiểm khí thải xe mô tô xe gắn máy cũ thành phố Hà Nội

                            Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 172/KH-UBND 2021 thực hiện đo kiểm khí thải xe mô tô xe gắn máy cũ thành phố Hà Nội

                            • 22/07/2021

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 22/07/2021

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực