Quyết định 11/2007/QĐ-UBND

Quyết định 11/2007/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch 03 loại rừng giai đoạn 2006 - 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 11/2007/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch 03 loại rừng


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 11/2007/QĐ-UBND

Đồng Xoài, ngày 19 tháng 03 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH 03 LOẠI RỪNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 03 loại rừng;

Căn cứ Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐND ngày 02/3/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch 03 loại rừng giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh Bình Phước;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 34/TTr-SNN ngày 16/3/2007 về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Bình Phước,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch 03 loại rừng giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn tỉnh như sau:

1. Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh: 178.730ha.

Trong đó:

- Đất có rừng:

115.677,0ha

+ Rừng tự nhiên:

108.564,6ha

+ Rừng trồng:

7.112,4ha

- Đất trống:

9.856,7ha

- Đất chưa có rừng (đang bị xâm canh):

52.675,3ha

- Đất khác:

521,0ha

2. Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chức năng(loại rừng):

a) Rừng đặc dụng:

31.282,0ha

- Vườn Quốc gia Bù Gia Mập:

25.926,0ha

- Vườn Quốc gia Cát Tiên (địa phận Bình Phước):

4.300,0ha

- Khu Di tích lịch sử, văn hóa núi Bà Rá:

1.056,0ha

b) Rừng phòng hộ:

44.898,0ha

- Phòng hộ đầu nguồn:

37.514,0ha

+ Phòng hộ rất xung yếu (phòng hộ cấp I):

20.695,0ha

+ Phòng hộ xung yếu (phòng hộ cấp II):

16.819,0ha

- Phòng hộ biên giới:

7.384,0ha

c) Rừng sản xuất:

102.550,0ha

- Đất có rừng:

66.322,8ha

+ Rừng tự nhiên:

60.391,7ha

+ Rừng trồng:

5.931,1ha

- Đất chưa có rừng (xâm canh):

36.227,2ha

Điều 2. Tổng diện tích điều chỉnh ra khỏi đất lâm nghiệp: 162.275ha.

Trong đó:

- Đất có rừng:

17.913,5ha

+ Rừng tự nhiên:

8.300,2ha

+ Rừng trồng:

9.613,3ha

- Đất trống:

5.098,8ha

- Đất xâm canh:

135.582,8ha

- Đất khác:

3.679,9ha

(Chi tiết theo biểu thống kê diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo huyện và Ban quản lý kèm Quyết định này)

Điều 3. Giao:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan:

- Xác định ranh giới đất lâm nghiệp trên bản đồ và đóng mốc ranh giới các loại rừng trên thực địa; sắp xếp lại các Ban Quản lý rừng phòng hộ phù hợp với quy hoạch.

- Tham mưu tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước về đầu tư xây dựng và phát triển đối với mỗi loại rừng.

- Tham mưu xây dựng Quy chế quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ biên giới.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện giao đất cho các chủ rừng theo đúng quy định của pháp luật nhằm đẩy mạnh việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, đúng mục đích.

3. Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức quản lý 03 loại rừng được giao theo địa giới hành chính, đúng quy hoạch được phê duyệt, đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.

4. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách, đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện rà soát quy hoạch, xác định diện tích, ranh giới, cắm mốc theo đúng tiến độ và phương án được tỉnh phê duyệt.

Điều 4. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày đăng Công báo

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Tấn Hưng

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 11/2007/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu11/2007/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành19/03/2007
Ngày hiệu lực29/03/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 11/2007/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 11/2007/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch 03 loại rừng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 11/2007/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch 03 loại rừng
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu11/2007/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Phước
                Người kýNguyễn Tấn Hưng
                Ngày ban hành19/03/2007
                Ngày hiệu lực29/03/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 11/2007/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch 03 loại rừng

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 11/2007/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch 03 loại rừng

                        • 19/03/2007

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 29/03/2007

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực