Quyết định 11/2008/QĐ-UBND

Quyết định 11/2008/QĐ-UBND về quy định tỷ lệ phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông do tỉnh Gia Lai ban hành

Quyết định 11/2008/QĐ-UBND nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính an toàn giao thông Gia Lai đã được thay thế bởi Quyết định 49/QĐ-UBND 2018 danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành Gia Lai và được áp dụng kể từ ngày 12/01/2018.

Nội dung toàn văn Quyết định 11/2008/QĐ-UBND nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính an toàn giao thông Gia Lai


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2008/QĐ-UBND

Pleiku, ngày 04 tháng 02 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH TỶ LỆ PHÂN BỔ, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN THU TỪ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;

Căn cứ Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa;

Căn cứ thỏa thuận của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tại công văn số 67/TTHĐ-TH ngày 28/12/2007; xét đề nghị của Thường trực Ban an toàn giao thông tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính và Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 66/TTrLN-ATGT-STC-CAT ngày 15/10/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quyết định này quy định tỷ lệ phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông (viết tắt là TTATGT) đối với các cơ quan, đơn vị và địa phương phục vụ công tác bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là nguồn thu phạt vi phạm an toàn giao thông).

Điều 2. Tỷ lệ phân bổ nguồn thu phạt vi phạm an toàn giao thông:

1/ Cấp tỉnh: Ngân sách tỉnh được hưởng 100% số thu phạt vi phạm an toàn giao thông do các lực lượng chức năng cấp tỉnh, các lực lượng chức năng của trung ương đứng chân trên địa bàn tỉnh xử lý và 70% số thu phạt vi phạm an toàn giao thông do các lực lượng cấp huyện, thị xã, thành phố xử lý (để phân bổ cho Công an tỉnh); trong đó được phân bổ như sau:

a/ Công an tỉnh 70% trong số tiền thu phạt vi phạm hành chính về TTATGT do các lực lượng chức năng cấp tỉnh và các lực lượng chức năng của trung ương đứng chân trên địa bàn tỉnh xử lý và toàn bộ số tiền thu xử phạt an toàn giao thông điều tiết từ Ngân sách cấp huyện về Ngân sách tỉnh (trừ số thu do cấp xã xử lý);

b/ Thanh tra Sở Giao thông vận tải 10% trong tổng số tiền thu phạt do các lực lượng chức năng cấp tỉnh và các lực lượng chức năng của trung ương đứng chân trên địa bàn tỉnh xử lý. Trong đó: Trích 10% (trong 10%) cấp hỗ trợ cho Thanh tra giao thông Cục Đường bộ Việt Nam có trụ sở và hoạt động ổn định ở tỉnh;

c/ Ban An toàn giao thông tỉnh 10% trong tổng số tiền thu phạt do các lực lượng chức năng cấp tỉnh và các lực lượng chức năng của trung ương đứng chân trên địa bàn tỉnh xử lý;

d/ Kho bạc Nhà nước tỉnh trích 1% trong tổng số tiền thu phạt do các lực lượng chức năng cấp tỉnh và các lực lượng chức năng của trung ương đứng chân trên địa bàn tỉnh xử lý để hỗ trợ công tác thu. Số còn lại 9% trong tổng số tiền thu phạt của các lực lượng chức năng cấp tỉnh và các lực lượng chức năng của trung ương đứng chân trên địa bàn tỉnh xử lý, để cấp cho các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh tham gia phối hợp hoạt động bảo đảm TTATGT. Căn cứ kế hoạch hoạt động bảo đảm TTATGT hàng năm của các cơ quan, đơn vị, Sở Tài chính phối hợp với Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.

2/Cấp huyện: Ngân sách các huyện, thị xã, thành phố được hưởng 30% trong số thu phạt vi phạm an toàn giao thông do các lực lượng cấp huyện, thị xã, thành phố xử lý. Trong đó phân bổ như sau:

a/ Trích 10% phân bổ cho Ban An toàn giao thông cấp huyện;

b/ Trích 10% để mua sắm trang thiết bị cấp cho các lực lượng chức năng của huyện và điều tiết hỗ trợ thêm cho UBND cấp xã phục vụ công tác bảo đảm TTATGT. Việc mua sắm trang thiết bị thực hiện đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ hiện hành.

c/ Trích 1% cho kho bạc Nhà nước cấp huyện để hỗ trợ công tác thu. Số còn lại 9% phân bổ cho các cơ quan, đơn vị cấp huyện (trừ lực lượng Công an cấp huyện). Căn cứ vào kế hoạch hoạt động bảo đảm TTATGT hàng năm của các cơ quan, đơn vị, Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Ban An toàn giao thông đề xuất, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.

3/ Cấp xã: Để lại Ngân sách xã 100% tiền thu phạt vi phạm hành chính về TTATGT để phục vụ cho công tác bảo đảm TTATGT ở xã, phường, thị trấn.

Điều 3. Sử dụng nguồn thu phạt vi phạm an toàn giao thông:

Nguồn kinh phí thu phạt vi phạm an toàn giao thông chỉ sử dụng cho công tác bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông. Phần kinh phí phân bổ cho Công an tỉnh, Thanh tra Sở Giao thông vận tải sau khi trích hỗ trợ 10% cho Thanh tra giao thông Cục Đường bộ Việt Nam, được coi là 100% và sử dụng như sau:

1/ Đối với kinh phí phân bổ cho Công an tỉnh: Thực hiện phân bổ cho toàn lực lượng Công an (tỉnh, huyện, thành phố, thị xã) tham gia công tác bảo đảm TTATGT theo các nội dung quy định tại Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính. Trong đó dành tối thiểu 30% kinh phí được cấp để mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác bảo đảm TTATGT.

2/ Đối với kinh phí phân bổ cho Thanh tra Sở Giao thông vận tải: Sử dụng theo các nội dung quy định tại Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính. Trong đó dành tối thiểu 30% kinh phí để mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác bảo đảm TTATGT. Mức bồi dưỡng từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng/người/tháng cho cán bộ, thanh tra viên trực tiếp tham gia bảo đảm TTATGT; cán bộ, thanh tra viên trực tiếp tham gia công tác bảo đảm TTATGT ban đêm được bồi dưỡng thêm 50.000 đồng/người/ca.

3/ Mức bồi dưỡng cho các lực lượng khác (ngoài Công an và Thanh tra giao thông) tham gia trực tiếp bảo đảm TTATGT ở tỉnh (như Kiểm soát quân sự thuộc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh,...); ở cấp huyện (như Thanh niên tình nguyện, Đội quy tắc đô thị, Tổ tự quản ATGT,...), mức chi bồi dưỡng từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng/người/tháng; nếu trực tiếp tham gia công tác bảo đảm TTATGT ban đêm được bồi dưỡng thêm 30.000 đồng/người/ca.

4/ Đối với kinh phí an toàn giao thông cấp xã (kể cả phần kinh phí được UBND huyện cấp thêm): Sử dụng theo các nội dung quy định tại Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính. Mức chi bồi dưỡng từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng/người/tháng; nếu trực tiếp tham gia công tác bảo đảm TTATGT ban đêm được bồi dưỡng thêm 30.000 đồng/người/ca.

5/ Đối với kinh phí phân bổ cho Ban An toàn giao thông các cấp: Được sử dụng để chi cho hoạt động bảo đảm TTATGT theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính do Thường trực Ban An toàn giao thông đề nghị và Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.

Các cơ quan, đơn vị có tham gia hoạt động bảo đảm TTATGT thực hiện chi theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính.

Điều 4. Giao cho Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Tài chính tỉnh phối hợp thực hiện theo dõi và hướng dẫn việc điều tiết nguồn thu, phân bổ, cấp phát, kiểm tra tình hình sử dụng và thanh quyết toán kinh phí đúng quy định.

Điều 5. Thay đổi tỷ lệ điều tiết nguồn thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đã quy định tại Quyết định số 85/2006/QĐ-UBND ngày 19/ 10/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp ổn định nguồn thu, nhiệm vụ chi và phân bổ dự toán chi Ngân sách cho thời kỳ 2007-2010, cụ thể như sau:

Thu phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông

Ngân sách cấp Tỉnh

Ngân sách cấp Huyện

Ngân sách cấp Xã

+ Các cơ quan cấp tỉnh và Trung ương xử lý

100%

 

 

+ Các cơ quan cấp huyện, Công an huyện, thị xã, thành phố xử lý

70%

30%

 

+ Do UBND và các lực lượng cấp xã xử lý

 

 

100%

Điều 6. Đối với các trường hợp đã thu phạt từ ngày Thông tư 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính có hiệu lực đến ngày Quyết định này của Ủy ban nhân dân tỉnh có hiệu lực thi hành nhưng chưa chi, thì được chi theo đúng quy định tại Thông tư 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính.

Điều 7. Các ông Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Ban An toàn giao thông tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây về phân bổ, quản lý và sử dụng kinh phí an toàn giao thông trái với quy định tại Quyết định này đều bãi bỏ./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phạm Thế Dũng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 11/2008/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu11/2008/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành04/02/2008
Ngày hiệu lực14/02/2008
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải, Vi phạm hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 08/03/2017
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 11/2008/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 11/2008/QĐ-UBND nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính an toàn giao thông Gia Lai


Văn bản liên quan ngôn ngữ

    Văn bản sửa đổi, bổ sung

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 11/2008/QĐ-UBND nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính an toàn giao thông Gia Lai
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu11/2008/QĐ-UBND
              Cơ quan ban hànhTỉnh Gia Lai
              Người kýPhạm Thế Dũng
              Ngày ban hành04/02/2008
              Ngày hiệu lực14/02/2008
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải, Vi phạm hành chính
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 08/03/2017
              Cập nhật16 năm trước

              Văn bản được dẫn chiếu

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Quyết định 11/2008/QĐ-UBND nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính an toàn giao thông Gia Lai

                    Lịch sử hiệu lực Quyết định 11/2008/QĐ-UBND nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính an toàn giao thông Gia Lai