Quyết định 1880/QĐ-UBND

Quyết định 1880/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề tài “Nghiên cứu thực trạng phân bố rừng dẻ tái sinh nhân tạo, đề xuất hướng bảo tồn và phát triển bền vững cây dẻ ăn quả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”

Nội dung toàn văn Quyết định 1880/QĐ-UBND năm 2013 thực trạng phân bố rừng dẻ tái sinh nhân tạo Bắc Giang


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1880/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 09 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ TÀI “NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÂN BỐ RỪNG DẺ TÁI SINH NHÂN TẠO, ĐỀ XUẤT HƯỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY DẺ ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000; Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 85/TTr-KHCN ngày 22 tháng 11 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề tài “Nghiên cứu thực trạng phân bố rừng dẻ tái sinh nhân tạo, đề xuất hướng bảo tồn và phát triển bền vững cây dẻ ăn quả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng phân bố rừng dẻ tái sinh nhân tạo, đề xuất hướng bảo tồn và phát triển bền vững cây dẻ ăn quả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

2. Cơ quan chủ trì: Trung tâm Giống cây ăn quả và cây lâm nghiệp Bắc Giang.

3. Chủ nhiệm đề tài: Kỹ sư Nguyễn Năng Ban.

4. Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2015).

5. Mục tiêu của đề tài:

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng phân bố rừng dẻ tái sinh nhân tạo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Xây dựng vườn nhân giống và chăm sóc vườn giống gốc giống dẻ ăn quả nhằm bảo tồn và cung cấp nguồn giống dẻ có chất lượng cho các hộ trồng rừng.

- Xây dựng mô hình áp dụng biện pháp kỹ thuật cải tạo thâm canh rừng dẻ tái sinh đạt năng suất từ 1,5 tấn/ha lên 2,0 tấn/ha.

- Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cây dẻ ăn quả trên địa bàn tỉnh.

6. Nội dung thực hiện:

6.1. Nghiên cứu thực trạng và phân bố rừng dẻ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

- Thu thập số liệu số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai), kinh tế xã hội, diện tích rừng dẻ tái sinh... tỉnh Bắc Giang.

- Nghiên cứu về thực trạng rừng dẻ tái sinh ở 4 huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Lạng Giang bao gồm: Xây dựng 2 mẫu phiếu điều tra và tiến hành điều tra 231 phiếu về tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, canh tác rừng dẻ tái sinh nhân tạo; Tiến hành điều tra nghiên cứu lâm học trên 140 ô tiêu chuẩn với các chỉ tiêu về loài cây, đường kính thân, chiều cao, đường kính tán...

- Xử lý số liệu điều tra, phân tích, tổng hợp và viết báo cáo kết quả điều tra.

6.2. Xây dựng vườn nhân giống và chăm sóc vườn giống dẻ

- Quy mô, địa điểm: 200 cây dẻ giống tại vườn ươm của Trung tâm Giống cây ăn quả - cây lâm nghiệp.

- Giải pháp về kỹ thuật: Dùng cây dẻ gieo ươm trong bầu để làm gốc ghép, sau đó sử dụng cành giống từ cây dẻ ăn quả trội đã được tuyển chọn để ghép vào cây Dẻ làm gốc ghép.

- Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại của vườn Dẻ giống.

6.3. Xây dựng mô hình áp dụng biện pháp kỹ thuật cải tạo, thâm canh rừng Dẻ

- Quy mô, địa điểm: Xây dựng mô hình chăm sóc 03 ha Dẻ tại huyện Lục Nam và Lục Ngạn.

- Giải pháp về kỹ thuật: Sau khi thu hoạch dẻ, tiến hành vệ sinh vườn sạch sẽ, phát dọn thực bì, đốn tỉa cành tạo tán. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật theo quy trình của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

- Theo dõi, đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh hại và hiệu quả kinh tế của mô hình.

6.4. Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho người dân và hội thảo khoa học

- Tổ chức 04 lớp tập huấn cho người dân về biện pháp kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và bảo vệ rừng Dẻ; 02 hội thảo khoa học về nội dung nghiên cứu của đề tài.

6.5. Xây dựng các chuyên đề nghiên cứu

- Chuyên đề 1: Đánh giá thực trạng sản xuất và phân bố rừng Dẻ tái sinh

- Chuyên đề 2: Đặc điểm lâm học quần thể và khả năng tái sinh của cây Dẻ.

- Chuyên đề 3: Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng phát triển cây dẻ.

- Chuyên đề 4: Đề xuất hướng bảo tồn và phát triển bền vững rừng Dẻ.

6.6. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật

- Quy trình kỹ thuật nhân giống vườn ươm và chăm sóc vườn giống dẻ.

- Quy trình cải tạo và thâm canh rừng dẻ tái sinh.

6.7. Viết báo cáo kết quả thực hiện đề tài

7. Sản phẩm của đề tài:

- Báo cáo khoa học về kết quả thực hiện đề tài;

- Vườn giống dẻ với 200 cây giống tại Trung tâm giống cây ăn quả và cây lâm nghiệp sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 90%;

- Mô hình áp dụng biện pháp kỹ thuật cải tạo thâm canh rừng dẻ tái sinh với quy mô 03 ha, sinh trưởng phát triển tốt, năng suất quả đạt 2,0 tấn/ha;

- Tổ chức 04 lớp tập huấn kỹ thuật;

- 04 chuyên đề nghiên cứu khoa học;

- 02 quy trình kỹ thuật;

- 02 tập kỷ yếu Hội thảo khoa học;

- Sản phẩm khác: 02 mẫu phiếu điều tra, 231 phiếu điều tra điền đầy đủ thông tin, số liệu điều tra lâm học của 140 ô tiêu chuẩn, báo cáo kết quả điều tra.

8. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí: 574.800.000 đồng (Năm trăm bảy mươi tư triệu, tám trăm nghìn đồng).

Trong đó:

- Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh: 420.550.000 đồng (Bốn trăm hai mươi triệu, năm trăm năm mươi nghìn đồng).

- Kinh phí huy động từ Trung tâm và dân: 154.250.000 đồng (Một trăm năm mươi tư triệu, hai trăm năm mươi nghìn đồng).

Điều 2. Cơ quan chủ trì, chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm triển khai thực hiện đề tài đúng tiến độ và nội dung đã được phê duyệt.

Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và nghiệm thu đề tài theo đúng quy định của Nhà nước.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Giống cây ăn quả và cây lâm nghiệp Bắc Giang; chủ nhiệm đề tài và các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Sở KH&CN (2);
- Lưu: KT3, VT.
Bản điện tử:
- VP UBND tỉnh: LĐVP, TKCT, TH, TPKT, KT4.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Văn Hạnh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1880/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1880/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành09/12/2013
Ngày hiệu lực09/12/2013
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật10 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1880/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1880/QĐ-UBND năm 2013 thực trạng phân bố rừng dẻ tái sinh nhân tạo Bắc Giang


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1880/QĐ-UBND năm 2013 thực trạng phân bố rừng dẻ tái sinh nhân tạo Bắc Giang
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1880/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bắc Giang
                Người kýBùi Văn Hạnh
                Ngày ban hành09/12/2013
                Ngày hiệu lực09/12/2013
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật10 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 1880/QĐ-UBND năm 2013 thực trạng phân bố rừng dẻ tái sinh nhân tạo Bắc Giang

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 1880/QĐ-UBND năm 2013 thực trạng phân bố rừng dẻ tái sinh nhân tạo Bắc Giang

                        • 09/12/2013

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 09/12/2013

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực