Quyết định 2608/QĐ-UBND

Quyết định 2608/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2015

Nội dung toàn văn Quyết định 2608/QĐ-UBND Kế hoạch phát triển thương mại điện tử Ninh Thuận giai đoạn 2011 2015


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2608/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 28 tháng 11 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2011-2015

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Giao dịch điện tử;

Căn cứ Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006 của Chính phủ về Thương mại điện tử;

Căn cứ Quyết định 1073/QĐ-TTg ngày 12/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015;

Căn cứ Thông tư số 46/2010/TT-BCT ngày 31/12/2010 của Bộ Công Thuơng Quy định về quản lý hoạt động của các website thương mại điện tử bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ;

Căn cứ Quyết định số 33/QĐ-UBND ngày 25/01/2011 của UBND tỉnh Ninh Thuận về xây dựng Chương trình, Quyết định năm 2011;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại tờ trình s 1087/TTr-SCT ngày 16 tháng 11 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2015 (kèm theo Kế hoạch);

Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, cùng phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2015. Đối với các Sở, ngành được giao là đơn vị chủ trì một số Chương trình, dự án theo nội dung Kế hoạch đã được phê duyệt có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cho cả giai đoạn 2011-2015.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân các huyện, thành phố; Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội doanh nhân trẻ tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-
Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
-
CT và các PCT UBND tỉnh;
-
Lưu: VT, KTN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ T
ỊCH




Đỗ Hữ
u Nghị

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2011-2015
(kèm theo Quyết định số 2608/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

I. Thực trạng và sự cần thiết xây dựng kế hoạch

1. Thực trạng về thương mại điện tử

- Tính đến tháng 12/2010, tỉnh Ninh Thuận có hơn khoảng 1.411 doanh nghiệp đăng ký và khoảng trên 75 Hợp tác xã hoạt động chyếu ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, vận tải, tín dụng, điện năng, tiểu thủ công nghiệp,...

- Theo số liệu thống kê của ngành thông tin-truyền thông, tính đến tháng 12/2010, trên địa bàn tỉnh có khoảng 15.601 thuê bao Internet; trong đó, ADSL đạt 13.092 thuê bao trên tổng số thuê bao Internet; số hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng: 11.968 hộ; khoảng 900 thuê bao là doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đăng ký thuê bao Internet phục vụ cho giao dịch, khai thác cho mục đích thương mại. Mật độ Internet bình quân ước đạt 2.6 thuê bao/100 dân.

- Về dịch vụ công, tỉnh đã xây dựng email điện tử cho các sở, ngành, trang bị email cho 100% cán bộ - công chức được trao đổi thông tin qua email và xây dựng Cổng thông tin điện tử cấp độ 1 hỗ trợ cho các sở ngành như: Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương; Sở Tài nguyên và Môi trường, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Kho bạc Ninh Thuận, Cục thuế, Công an tnh, Trung tâm giới thiệu việc làm, Ban quản lý khu công nghiệp,.... nhằm phổ biến rộng rãi thông tin hoạt đng quản lý ngành, pháp luật đến người dân trong và ngoài tỉnh.

- Về thanh toán điện tử: Hệ thống Ngân hàng trong tỉnh đã ứng dụng việc thanh toán liên thông giữa các Ngân hàng qua hệ thng máy ATM cho các dịch vụ như: chuyển khoản, mua thẻ nạp tiền cho điện thoại,..

- Về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thương mại của các doanh nghiệp, hầu hết 100% doanh nghiệp đầu tư máy tính, 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ biết tới tiện ích của thương mại điện tử, khoảng 6-7% doanh nghiệp có trang Website riêng.

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh cơ bản đã đáp ứng nhu cầu khai thác các tiện ích của dịch vụ Internet như theo dõi tin tức, trao đổi qua thư điện tử và có hơn 120 doanh nghiệp đã xây dựng website để giới thiệu doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm,… Việc xây dựng và vận hành website của các doanh nghiệp này đã góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quảng bá doanh nghiệp và sản phẩm đến thị trường trong nước và quốc tế, hiệu quả thu được từ ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp có xu hướng tăng. Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng hoạt động thương mại điện tử của tỉnh cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế, cụ thể: số lượng website của doanh nghiệp còn ít, các trang web của doanh nghiệp hầu hết chỉ bằng tiếng Việt và chỉ đơn thuần giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm, không có chức năng nhận đơn hàng, bán hàng qua mạng, doanh nghiệp và người tiêu dùng chưa có thói quen mua bán qua mạng,… do tồn tại nguyên nhân sau:

- Công tác tuyên truyền quảng bá về TMĐT cho doanh nghiệp và nhân dân chưa được tổ chức thường xuyên;

- Việc nhận thức của doanh nghiệp về lợi ích ca TMĐT và việc ứng dụng TMĐT tại doanh nghiệp chưa cao;

- Một số cơ quan, doanh nghiệp đã ứng dụng TMĐT nhưng chỉ sử dụng cho tác nghiệp (dịch vụ công, các dịch vụ chuyn khoản, thanh toán mua hàng) chưa phát triển ứng dụng các tiện ích của TMĐT rộng rãi để tiếp thị, qung bá doanh nghiệp hay bán hàng, thanh toán đin tử;

- Việc giao kết, ký hợp đồng và thanh toán trực tiếp trong TMĐT chưa thực hiện được do thiếu một môi trường pháp lý thích hợp và các hạ tầng công nghệ tin học và viễn thông cần thiết;

- Hiệu quả ứng dụng TMĐT chưa cao do các doanh nghiệp tham gia TMĐT một cách tự phát. Tỉnh chưa có sự chỉ đạo, hướng dẫn hoặc định hướng phát triển và chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp;

- Công tác đào tạo nguồn nhân lc và chuyn giao công nghệ liên quan tới TMĐT chưa nhiều. Nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng TMĐT còn thiếu và yếu…

2. Sự cn thiết phát triển thương mại điện tử

Thương mại điện tử (gọi tắt là TMĐT) đã coi là một trong những động lực phát triển kinh tế chủ yếu với ưu thế giảm chi phí, tiết kiệm thi gian, thu nhỏ không gian, cho phép doanh nghiệp sớm tiếp cận nền kinh tế số. Đến nay có thnói TMĐT đã và đang đi vào cuộc sng... Tuy nhiên, TMĐT ở nước ta nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng vn chưa theo kịp với sự phát triển của TMĐT thế giới. Nguyên nhân việc ứng dụng thương mại điện tử của tỉnh Ninh Thuận nói riêng và cả nước nói chung cũng có rt nhiu khó khăn, thách thức do nhiu người, nhiều doanh nghiệp, phương thức giao dịch và kinh doanh bằng các phương tiện điện tử còn chưa quen thuộc; độ tin cậy của các phương tiện điện tử cũng như tính pháp lý của các giao dịch điện tử chưa cao. Bên cạnh đó, việc mở rộng giao dịch thương mại qua mạng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và người tiêu dùng chưa có thói quen mua hàng qua mạng, chủ yếu quen mua sm trực tiếp tại cửa hàng.

Ngày 12/7/2010, Thủ tướng Chính phú ban hành Quyết định số 1073/QĐ-TTg về vic Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015 nhằm mục tiêu sdụng phổ biến thương mại điện tử, góp phần nâng cao năng lực cnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hin đại hóa đất nước. Do đó cần đẩy nhanh việc triển khai các hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh theo các mục tiêu đã đra tại Quyết định 1073/QĐ-TTg ngày 12/7/2010 của Thtướng Chính phủ là yêu cầu mang tính cấp bách.

Kế hoạch thương mại điện tử tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2015, tp trung vào những hoạt động phổ biến tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức và cộng đồng doanh nghiệp tỉnh trong việc triển khai các chương trình cụ thể nhằm hỗ trợ các Sở, ngành, doanh nghiệp nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử và giao dịch điện tử thương mại điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng trang website,...

II. Căn cứ pháp lý

- Luật số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về giao dịch điện tử;

- Nghị định số 57/200/NĐ-CP ngày 09/6/2006 của Chính phvề Thương mại điện tử;

- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phvề việc ứng dụng công ngh thông tin trong hoạt động của Cơ quan nhà nước;

- Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin đin t trên Internet;

- Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015;

- Thông tư số 09/2008/TT-BCT ngày 21/7/2008 của Bộ Công Thương hướng dn Nghị định tơng mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện t;

- Thông tư s 46/2010/TT-BCT ngày 31/12/2010 của Bộ Công Thương Quy định về quản lý hoạt động của các website thương mại điện tử bán hàng hóa hoc cung ứng dịch vụ;

- Quyết định số 3916/QĐ-BCT ngày 23/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Công Thương giai đoạn 2011-2015;

- Quyết định số 33/QĐ-UBND ngày 25/01/2011 của UBND tỉnh Ninh Thuận về xây dựng Chương trình, Quyết định năm 2011.

III. Mục tiêu của kế hoạch

1. Mục tiêu tổng quát

- Triển khai hiệu quả các văn bn pháp luật liên quan tới thương mại điện tử; các chương trình cụ thể nhằm hỗ trợ các Sở, ngành, doanh nghiệp của tỉnh trong việc nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử và giao dịch điện tử;

- Thương mại điện tử được ứng dụng phổ biến tại tỉnh nhằm thúc đẩy quá trình hiện đại hóa cộng nghệ thông tin trong hoạt động thương mại, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp;

- Từng bước hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa từng bước tiến hành giao dịch thương mại điện tử (loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp với người tiêu dùng); hình thành các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia TMĐT, cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh (thủ tục hải quan điện t, xuất nhập khẩu, khai nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân, thủ tục đăng ký kinh doanh và đầu tư, các dịch vụ công liên quan tới thương mại và hoạt động sản xuất kinh doanh;...

2. Mục tiêu cụ thể

a) Các doanh nghiệp và hợp tác xã tiến hành giao dịch thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp với người tiêu dùng, trong đó:

- 80% doanh nghiệp và hợp tác xã sdụng thường xuyên thư điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh;

- 20% doanh nghiệp và hợp tác xã có trang thông tin điện tử (Website) được duy trì hoạt động thường xuyên, cập nhật thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp trên Website doanh nghiệp;

- 20% doanh nghiệp tham gia các website thương mại điện tử để mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

b) c đầu hình thành các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng, trong đó:

- 60% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng;

- 50% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nưc, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán phí dịch vụ của các hộ gia đình qua phương tiện điện tử.

c) Dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh được cung cấp trực tuyến, trong đó:

- Cung cấp trực tuyến từ mức độ 3 trở lên các thủ tục đăng ký kinh doanh và đầu tư trước năm 2014, bao gồm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp Giấy chng nhận đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy phép xây dựng;

- Cung cấp trực tuyến từ mức độ 3 liên quan tới thuế, bao gồm khai nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân trước năm 2014;

- Cung cấp trực tuyến từ mức độ 3 trở lên dịch vụ thủ tục hải quan, điện tử trước năm 2015.

IV. Nội dung kế hoạch

1. Triển khai thực thi pháp luật về TMĐT

a) Rà soát, kiểm tra các hoạt động TMĐT nhằm nắm vững tình hình phát trin TMĐT trên địa bàn làm cơ sở cho việc triển khai các chính sách và văn bản thực thi pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, bao gồm: Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành, Kế hoạch tổng thphát triển TMĐT giai đoạn 2011-2015 của Việt Nam và Kế hoạch phát triển TMĐT của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2015.

b) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về Pháp luật thương mại điện tử:

- Số lượng: 02 hội thảo, 04 hội nghị (mỗi hội nghị, hội thảo khoảng 100 người), 1000 (một ngàn) ấn phẩm;

- Nội dung: Tình hình phát triển thương mại điện tử Việt Nam và của tỉnh so với các nước khu vực và thế giới; các văn bản pháp luật về tơng mại điện tử; kỹ năng quản lý Nhà nước về thương mại điện tử; các kỹ năng khai thác, quản lý và cập nhật thông tin thương mại, dịch vụ công trực tuyến,...

- Hình thức: Bản tin Công Thương Ninh Thuận (lồng ghép mở chuyên mục Thương mại điện, tử vào Bản tin Công Thương 2 kỳ/tháng); tập sách cẩm nang về thương mại điện tử;

- Đối tượng tham gia: Cán bộ, công chức các Sở, ban ngành cấp tỉnh; các phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố; các lực lượng chức năng thực thi pháp luật và bảo vệ quyn lợi người tiêu dùng và cộng đng doanh nghiệp trên địa bàn tnh;

- Chủ trì hội thảo, hội nghị, biên tập cẩm nang TMĐT: Lãnh đạo, chuyên viên Cục TMĐT và Công nghệ thông tin-BCông Thương, lãnh đạo Sở Công Thương và các chuyên gia của đơn vị tư vấn có năng lực, chuyên môn về TMĐT.

c) Phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng:

- Số lượng: 05 chương trình;

- Tần xuất phát sóng: Mi chương trình phát mới 1 lần phát lại 3 lần

- Nội dung: Giới thiệu tổng quan và lợi ích của thương mại điện tử; văn bản pháp luật về thương mại điện tử; các vn đthời sự liên quan tới TMĐT; tổ chức một số cuộc thi tìm hiểu về TMĐT.

- Hình thức: Đưa tin trên các phương tiện thông tin Đài Phát thanh-truyền hình Ninh Thuận; Báo Ninh Thuận; Bản tin Công Thương Ninh Thuận,..

- Đối tượng tham gia: Cán bộ, công chức, viên chức, quần chúng nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp,...

d) Phối hợp các cơ quan chức năng: Sở Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng... kim tra, xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động TMĐT trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

2. Tchức lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng ứng dụng TMĐT

a) Tổ chức lớp đào tạo, tập huấn, đội ngũ cán bộ thực thi bo vệ người tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chng cạnh tranh không lành mạnh trong TMĐT:

- Số lượng: 04 lớp, mỗi lớp 50 người;

- Nội dung: Các văn bản liên quan đến thương mại điện tử Kỹ năng quản lý Nhà nước về thương mại điện tử; các kỹ năng khai thác, quản lý và cập nhật thông tin thương mại, dịch vụ công trực tuyến…;

- Đối tượng tham gia: Cán bộ, công chức các Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các phòng ban, đoàn thcấp huyện, thành phố; các lực lượng chức năng thực thi pháp luật và bảo vệ người tiêu dùng;

- Báo cáo viên: Lãnh đạo, chuyên viên Cục TMĐT và Công nghệ thông tin-Bộ Công Thương và các chuyên gia của đơn vị tư vn có năng lực, chuyên môn về TMĐT;

b) Tổ chức lớp đào tạo kỹ năng ứng dụng về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp và hp tác xã:

- Số lượng: 04 lớp, mỗi lớp 50 người.

- Nội dung: Giới thiệu tổng quan về lợi ích của thương mại điện tử và các điều kiện cần thiết để tham gia; các văn bản pháp luật về thương mại điện tử; phương pháp ng dụng thương mại điện tử và hoạt động kinh doanh; các kỹ năng thực hiện giao dịch thương mại điện tử trong kinh doanh.

- Đối tượng tham gia: Lãnh đạo, nhân viên doanh nghiệp trên địa bàn tnh.

- Báo cáo viên: Lãnh đạo, chuyên viên Cục TMĐT và Công nghệ thông tin-Bộ Công Thương và các chuyên gia của đơn vị tư vn có năng lực, chuyên môn về TMĐT.

3. Cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

a) Rà soát, thống kê, phân loại các dịch vụ công ca các sở, ngành, UBND các huyện, thành phđang cung cấp;

b) Xây dựng lộ trình cung cấp trực tuyến các dịch vụ công, xác định thứ tự ưu tiên của từng dịch vụ công cung cấp trực tuyến từ mức độ 3 trở lên đối với các dịch vụ công về thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục khai nộp thuế, thủ tục hải quan, thủ tục xây dựng, thủ tục đt đai, thông tin các dự án sử dụng vn nhà nước, thông tin về đấu thầu trong mua sắm công và từng bước tiến hành đấu thầu mua sắm công trực tuyến,...

4. Phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ TMĐT

a) Triển khai các hoạt động thương mại dựa trên ứng dụng công nghệ thẻ trong các dịch vụ giao thông công cộng, phân phối, văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch;..

b) Triển khai các hoạt động về an toàn thông tin trong giao dịch thương mại điện tử, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của an toàn thông tin và đẩy mạnh sử dụng chữ ký strong các giao dịch điện tử;

c) Cập nhật, bảo dưỡng, duy tu trang web Sở Công Thương, Trung tâm khuyến công (www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/soct, www kcninhthuan.vn)

5. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về TMĐT

a) Thành lập bộ phận chuyên trách về TMĐT tại Sở Công Thương xây dựng lực lượng cán bộ, công chức có chuyên môn đáp ứng được công tác qun lý nhà nước về thương mại điện tử;

b) Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và có kế hoạch đào tạo chuyên sâu cho cán bộ chuyên trách thương mại điện tử cấp Sở tham gia các chương trình tập huấn của Bộ Công Thương, các trường đại học;...

c) Tổ chức các Đoàn đi học tập, tiếp thu kinh nghiệm ở những tỉnh, thành phố, quốc gia tiên tiến về TMĐT, liên kết hợp tác trong các chương trình đào tạo ngun nhân lực cho cơ quan quản lý nhà nước về TMĐT;

d) Triển khai hoạt động thống kê về TMĐT:

- Tổ chức điều tra, thu thập số liệu thống kê về tình hình ứng dụng TMĐT tại địa phương;

- Phối hp với Bộ Công Thương xử lý và công bố các số liệu thống kê định kỳ về TMĐT.

6. Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã (gọi tắt là doanh nghiệp) tham gia và ng dụng TMĐT

a) Phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cung cấp thông tin cập nhật về mặt hàng mũi nhọn của địa phương, danh sách các doanh nghiệp xuất khu lớn, giá trị xuất nhập khẩu cao lên Cổng thông tin xuất khẩu (www.vnex.com.vn); hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tìm hiểu thông tin về các thị trường tiềm năng tại Cổng thông tin thị trường nước ngoài (wvw.ttnn.com.vn) của Bộ Công Thương;

b) Htrợ doanh nghiệp xây dựng website thông tin, website thương mại điện tử:

- Đối tượng: Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh trên địa bàn tỉnh;

- Số lượng: 50 đơn vị;

- Nội dung: Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh xây dựng website thông tin, website thương mại điện tử riêng cho mỗi đơn vị phù hợp với mô hình, sản phẩm kinh doanh của đơn vị. Hỗ trợ chủ yếu là kinh phí thiết lập thiết kế trang web ban đầu, mức hỗ trợ dự kiến khoảng 8.000.000 đồng/đơn v/website;

- Hình thức thực hiện hỗ trợ: ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh được tỉnh xét tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu, nhận các giải thưng khác,..các doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký xây dựng website;

- Kinh phí: 400 triu đồng (mỗi website hỗ trợ khoảng 8 triệu đồng).

c) Hỗ trợ tư vn cho các doanh nghiệp được hỗ trợ xây dựng trang web triển khai quy trình bán hàng trực tuyến, quy trình kinh doanh theo mô hình B2C tiên tiến trên thế giới, cách thức quảng bá marketing hiệu quả cho website;

d) Phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam phổ biến, giới thiệu rộng rãi chương trình cấp chứng nhận website TMĐT uy tín (TrustVn), đng thời hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương tham gia TrustVn và tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong TMĐT; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Cng TMĐT quốc gia (ECVN) nhằm qung bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.

V. Kinh phí thực hiện

1. Tổng kinh phí: 1.860.000.000 đồng (Một tỷ tám trăm sáu mươi triệu đồng chẵn), trong đó:

- Năm 2012: 625 triệu đồng;

- Năm 2013: 310 triệu đồng;

- Năm 2014: 520 triệu đồng;

- Năm 2015: 405 triệu đồng.

(chi tiết nội dung các chương trình, dự án thực hiện mc kinh phí và phân công đơn vị chủ trì theo phụ lục đính kèm Kế hoạch).

2. Nguồn kinh phí: Kinh phí thực hiện Kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2011-2015 do ngân sách tỉnh cấp, phân bcho từng năm.

VI. Tổ chức thực hiện

1. S Công Thương

a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2015;

b) Thưng xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch và đề xuất những giải pháp cần thiết nhằm đẩy mạnh sự phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; tiếp nhận các ý kiến nghị, phản ánh của các tổ chức, cá nhân có liên quan về khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, đề nghị UBND tỉnh sửa đổi, bsung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của tnh và hướng dẫn của các Bộ liên quan; hàng năm tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai và đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương; tổng kết báo cáo kết quả thực vào năm kết thúc Kế hoạch;

c) Xây dựng dự toán ngân sách từng năm về kinh phí thực hiện Kế hoạch phát triển TMĐT gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Thực hiện tt việc phát triển hạ tầng mạng phục vụ phát triển thương mại điện tử; phối hợp với Sở Công Thương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử;

b) Chủ trì triển khai thực hiện nội dung chương trình rà soát, thống kê phân loại các dịch vụ công của các sở, ngành và địa phương; đẩy mạnh việc triển khai dch vụ chng thực chữ ký s; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì triển khai dự án ứng dụng thương mại điện tử trong đấu thầu, mua sm công cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 trở lên;

b) Đẩy mạnh cung cấp trực tuyến từ mức độ 3 trở lên các thủ tục đăng ký kinh doanh và đầu tư cũng như các thủ tục khác liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

4. Sở Tài chính: Cân đối ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí hàng năm cho tổ chức thực hiện Kế hoch phát triển thương mại điện tử 2011 -2015.

5. Các sở, ngành khác có liên quan (Thuế, Hải quan, xây dựng,..): Phối hợp với Sở Công Thương thực hiện Kế hoạch trong việc đẩy mạnh cung cấp trực tuyến dịch vụ công từ mức độ 3 trở lên trong chc năng, quản lý của sở, ngành được giao.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành ph

a) Lồng ghép việc thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2015 vào Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm của địa phương và đơn vị;

b) Phối hợp với Sở Công Thương triển khai thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, đào tạo cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn quản lý;

c) Thực hiện công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực thương mại điện tử tại địa bàn và phù hợp với tình hình phát triển thương mại điện tử chung của tỉnh.

7. Hiệp hội doanh nghiệp, Hội doanh nhân trẻ tỉnh và các doanh nghiệp

a) Hiệp hội doanh nghiệp và Hội doanh nhân trẻ tỉnh vận động các doanh nghiệp tích cực ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh và tham gia Sàn giao dịch thương mại điện tử,

b) Các doanh nghiệp tích cực tham gia ng dụng thương mại điện tử, thực hiện đăng ký xây dựng trang web, đăng ký nhu cu đào tạo, tập huấn với cơ quan chức năng để được hỗ trợ./.

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2011-2015

(Kèm theo Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2015 được phê duyệt tại Quyết định 2608/QĐ-UBND ngày 29/11/2011 của Chủ tịch UBND tnh Ninh Thuận)

Đơn vị tính: triệu đng

STT

Tên chương trình, d án

Thời gian và kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí

Nguồn kinh phí

Đơn vị thực hiện

Ghi chú

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1

Triển Khai pp luật về TMĐT:

0

150

75

65

130

420

 

 

 

a)

Rà soát, kim tra các hoạt động TMĐT nhằm nắm vững tình hình phát triển TMĐT trên địa bàn m cơ sở cho việc triển khai các chính sách và văn bn thực thi pháp lut trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

0

20

0

0

20

40

Ngân sách tnh

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở ngành có liên quan

 

b)

Tổ chức phbiến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về Pháp luật thương mại điện tử.

- Slượng: 02 hội thảo, 04 hội nghị, 1000 ấn phẩm

- Phân cho các năm thc hiện:

+ Năm 2012: 01 hội thảo, 01 hội nghị

+ Năm 2013: 01 Hội nghị, 500 ấn phẩm

+ Năm 2014: 01 Hi nghị,

+ Năm 2015: 01 hội thảo, 01 hội nghị, 500 ấn phẩm

- Kinh phí cho mỗi hội tho, hội nghị

+ Hội thảo: 35 triệu đồng/1HT

+ Hội nghị: 35 triệu đồng/1HN

+ n phẩm: 20.000 đồng/quyển

0

70

45

35

80

230

 

c)

Phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Số lượng: 05 Chương trình

- Phân cho các năm thực hiện:

+ Năm 2012: 02 chương trình

+ Năm 2013: 01 chương trình

+ Năm2014: 01 chương trình

+ Năm 2015: 01 chương trình

- Kinh phí của một Chương trình: 30 triệu đồng

0

60

30

30

30

150

 

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Đài PTTT Ninh Thuận và các Sở, ngành, địa phương quan có liên quan

 

2

Tổ chức lớp đào to, bồi dưỡng nâng cao năng lc quản lý, k năng ứng dng TMĐT

0

70

70

70

70

280

 

 

 

a)

Tổ chc lớp đào tạo, tập hun đội ngũ cán bộ thực thi bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống cạnh tranh không lành mạnh trong TMĐT

- Slượng: 04 lớp

- Sngười: 50 người/lớp

0

35

35

35

35

140

nt

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở ngành có liên quan

 

b)

Tổ chức lớp đào tạo kỹ năng ứng dụng về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp

- Slượng: 04 lớp

- Số người; 50 người/lp

0

35

35

35

35

140

 

3

Cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

0

70

0

50

20

140

 

 

 

a)

Rà soát, thống kê, phân loại các dịch vụ công của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phđang cung cấp

0

50

0

50

0

100

nt

Sở Thông tin và truyền thông chủ trì, phối hợp các sở, ngành có liên quan

 

b)

Xây dựng lộ trình cung cấp trực tuyến các dịch vụ công từ mức độ 3 trở lên (Thtục ĐKKD, Hải quan, Thuế, xây dựng, đất đai)

0

20

0

0

20

40

 

4

Phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vTMĐT

0

30

50

60

50

190

 

 

 

a)

Triển khai các hoạt động thương mại dựa trên ứng dụng công nghệ thẻ trong các dịch vụ giao thông công cộng, phân phối, văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch,..

0

0

20

20

20

60

Ngân sách tnh

Sở Thông tin và truyền thông chủ trì, phối hợp các s, ngành có liên quan

 

b)

Triển khai các hoạt động về an toàn thông tin trong giao dịch thương mại điện t, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của an toàn thông tin và đẩy mạnh sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử.

0

0

20

20

20

60

 

c)

Cập nhật, bảo dưỡng, duy tu, nâng cấp trang web Sở Công Thương, Trung tâm khuyến công

(www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/soct, www.kcninhthuan.vn )

0

30

10

20

10

70

 

Sở Công Thương thực hiện

 

5

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về TMĐT

0

50

60

20

80

210

 

 

 

a)

Thành lp bộ phận chuyên trách về TMĐT tại Sở Công Thương

0

0

0

0

0

0

Ngân sách tnh

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở ngành có liên quan

 

b)

Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức , đào tạo chuyên sâu cho cán bộ chuyên trách thương mại điện tcấp Sở tham gia các chương trình tập huấn của Bộ Công Thương, các trường đại học,...

0

20

10

20

10

60

 

c)

Tổ chức các Đoàn đi học tập, tiếp thu kinh nghiệm những tnh, thành, quốc gia tiên tiến về TMĐT, liên kết hợp tác trong các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho cơ quan qun lý nhà nước về TMĐT

0

0

50

0

50

100

 

d)

Triển khai hoạt động thống kê về TMĐT

0

30

0

0

20

50

 

6

Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia và ứng dụng TMĐT

0

255

55

255

55

620

 

 

 

a)

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tìm hiểu thông tin về các thị trường tiềm năng tại Cổng thông tin thị trường nước ngoài (www.ttnn.com.vti) của Bộ Công Thương;

0

15

15

15

15

60

Ngân sách tỉnh

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở ngành có liên quan

 

b)

Hỗ trợ 50 doanh nghiệp xây dựng website thông tin, website thương mại điện tử (mỗi website hỗ trợ khoảng 8 triệu đng)

0

200

0

200

0

400

8.000.000 đ/website

c)

Hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp được hỗ trợ xây dựng trang web triển khai quy trình bán hàng trực tuyến, quy trình kinh doanh theo mô hình B2C tiên tiến trên thế giới, cách thức qung bá marketing hiệu quả cho website.

0

20

20

20

20

80

Ngân sách tnh

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở ngành có liên quan

 

d)

Phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tViệt Nam phổ biến, giới thiệu rộng rãi chương trình cấp chứng nhận website TMĐT uy tín (TrustVn), hỗ trợ doanh nghiệp tham gia cổng TMĐT quốc gia (ECVN) nhằm quảng bá thương hiệu và sn phẩm của doanh nghiệp

0

20

20

20

20

80

 

CỘNG

0

625

310

520

405

1.860

 

 

 

Tổng Cộng: 1.860.000.000 đồng (Một tỷ tám trăm sáu mươi triệu đng)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2608/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu2608/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành28/11/2011
Ngày hiệu lực28/11/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại, Công nghệ thông tin
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2608/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 2608/QĐ-UBND Kế hoạch phát triển thương mại điện tử Ninh Thuận giai đoạn 2011 2015


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 2608/QĐ-UBND Kế hoạch phát triển thương mại điện tử Ninh Thuận giai đoạn 2011 2015
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu2608/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Ninh Thuận
                Người kýĐỗ Hữu Nghị
                Ngày ban hành28/11/2011
                Ngày hiệu lực28/11/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại, Công nghệ thông tin
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 2608/QĐ-UBND Kế hoạch phát triển thương mại điện tử Ninh Thuận giai đoạn 2011 2015

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 2608/QĐ-UBND Kế hoạch phát triển thương mại điện tử Ninh Thuận giai đoạn 2011 2015

                        • 28/11/2011

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 28/11/2011

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực