Quyết định 979/QĐ-TTg

Nội dung toàn văn Quyết định 979/QĐ-TTg 2023 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn 2021 2030


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 979/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG CẠN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về việc Tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về việc Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 56/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 38/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn;

Căn cứ Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải tại Tờ trình số 8244/TTr-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2023 và Báo cáo thẩm định số 7233a/BGTVT-KHĐT ngày 10 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm phát triển

- Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ. Phát triển cảng cạn phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, các quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của các vùng và địa phương.

- Phát triển hệ thống cảng cạn để tối ưu hóa vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu của từng khu vực và các hành lang kinh tế; kết hợp vừa phát triển cảng cạn gần cảng biển để hỗ trợ trực tiếp vừa phát triển cảng cạn xa cảng biển gắn liền với các trung tâm phân phối tiêu thụ hàng hóa, các cửa khẩu đường bộ, đường sắt để tổ chức tốt mạng lưới vận tải, thúc đẩy vận tải đa phương thức, giảm chi phí dịch vụ vận tải và logistics.

- Ưu tiên hình thành và phát triển: Các cảng cạn gắn với phương thức vận tải khối lượng lớn (đường thủy nội địa, đường sắt); các cảng cạn gắn với khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm logistics và các cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế có nhu cầu vận tải với khối lượng lớn.

- Đảm bảo tính kế thừa trong quá trình phát triển, phát huy tối đa công suất của các cảng cạn hiện hữu, kết hợp rà soát điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu thực tế; phát triển các vị trí mới kết hợp với việc di dời một số cảng cạn để hình thành hệ thống cảng cạn đồng bộ, hiện đại, bền vững, đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.

- Huy động mọi nguồn lực, sử dụng tối đa nguồn lực xã hội hóa để đầu tư phát triển cảng cạn theo quy hoạch.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát:

Từng bước hình thành và phát triển hệ thống cảng cạn trên phạm vi cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, tăng năng lực thông qua hàng hóa của các cảng biển; tổ chức vận tải container một cách hợp lý nhằm giảm chi phí vận chuyển và thời gian lưu hàng tại cảng biển, đảm bảo an toàn hàng hóa; góp phần giảm ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường, đặc biệt ở các đô thị lớn và khu vực có cảng biển lớn. Phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận tải, trung chuyển, phân phối hàng hóa, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2030: Phát triển hệ thống cảng cạn có khả năng thông qua khoảng từ 25% đến 35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu theo các hành lang vận tải. Hình thành các cảng cạn, cụm cảng cạn với tổng công suất khoảng từ 11,9 triệu TEU/năm đến 17,1 triệu TEU/năm. Trong đó, khu vực phía Bắc gồm các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng từ 4,29 triệu TEU/năm đến 6,2 triệu Teu/năm; khu vực miền Trung - Tây Nguyên có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng từ 0,9 triệu TEU/năm đến 1,4 triệu TEU/năm; khu vực phía Nam có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng từ 6,8 triệu TEU/năm đến 9,5 triệu Teu/năm.

- Định hướng đến năm 2050: Phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận tải, trung chuyển, phân phối hàng hóa, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics, có khả năng thông qua khoảng 30% - 35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu theo các hành lang vận tải, đồng thời đáp ứng nhu cầu dịch vụ logistics tại các địa phương.

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Khu vực phía Bắc

a) Hành lang vận tải Hà Nội - Hải Phòng

- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng.

- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 2,14 triệu TEU/năm đến 3,17 triệu TEU/năm.

- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến 2030 khoảng từ 223 ha đến 331 ha.

b) Hành lang vận tải Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng

- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn.

- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 460 nghìn TEU/năm đến 580 nghìn TEU/năm.

- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến 2030 khoảng từ 46 ha đến 58 ha.

c) Hành lang vận tải Cao Bằng - Hà Nội - Hải Phòng

- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng.

- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 200 nghìn TEU/năm đến 250 nghìn TEU/năm.

- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2030 khoảng từ 20 ha đến 25 ha.

d) Hành lang vận tải Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang.

- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 585 nghìn TEU/năm đến 900 nghìn TEU/năm.

- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến 2030 khoảng từ 60 ha đến 95 ha.

đ) Hành lang vận tải ven biển phía Bắc (QL 1 và QL10)

- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh.

- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 913 nghìn TEU/năm đến 1.313 nghìn TEU/năm.

- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm khoảng từ 91 ha đến 131 ha.

e) Hành lang vận tải Điện Biên - Hà Nội - Hải Phòng

- Do lưu lượng trên hành lang này đến năm 2030 còn thấp nên chưa quy hoạch cảng cạn.

2. Khu vực miền Trung - Tây Nguyên

a) Hành lang vận tải quốc lộ 8

- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Nghệ An, Hà Tĩnh.

- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 200 nghìn TEU/năm đến 250 nghìn TEU/năm.

- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2030 khoảng từ 20 ha đến 25 ha.

b) Hành lang vận tải quốc lộ 12A

- Phạm vi quy hoạch gồm tỉnh Quảng Bình.

- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng 50 nghìn TEU/năm.

- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm đến 2030 khoảng 5 ha.

c) Hành lang vận tải quốc lộ 9

- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị.

- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 100 nghìn TEU/năm đến 200 nghìn TEU/năm.

- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm đến 2030 khoảng từ 10 ha đến 20ha.

d) Khu vực kinh tế Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam

- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.

- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 210 nghìn TEU/năm đến 350 nghìn TEU/năm.

- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến 2030 khoảng từ 21 ha đến 35 ha.

đ) Hành lang vận tải quốc lộ 19

- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai.

- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 200 nghìn TEU/năm đến 330 nghìn TEU/năm.

- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến 2030 khoảng từ 20 ha đến 33 ha.

e) Hành lang vận tải quốc lộ 29

- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Phú Yên, Đắk Lắk, Khánh Hòa.

- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang đến năm 2030 khoảng từ 150 nghìn TEU/năm đến 220 nghìn TEU/năm.

- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2030 khoảng từ 15 ha đến 22 ha.

3. Khu vực phía Nam

Quy hoạch phát triển cảng cạn trên các hành lang vận tải như sau:

a) Khu vực kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (trong vành đai 4):

- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An.

- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 3,2 triệu TEU/năm đến 4,24 triệu TEU/năm.

- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2030 khoảng từ 309 ha đến 400 ha.

b) Hành lang vận tải Đắk Nông - Bình Phước - Thành phố Hồ Chí Minh:

- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đắk Nông.

- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 1,86 triệu TEU/năm đến 2,65 triệu TEU/năm.

- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2030 khoảng từ 186 ha đến 265 ha.

c) Hành lang vận tải Tây Ninh - Thành phố Hồ Chí Minh:

- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh.

- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 350 nghìn TEU/năm đến 600 nghìn TEU/năm.

- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2030 khoảng từ 35 ha đến 60 ha.

d) Hành lang vận tải Cà Mau - Cần Thơ - Thành phố Hồ Chí Minh:

- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long.

- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 530 nghìn TEU/năm đến 780 nghìn TEU/năm.

- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2030 khoảng từ 53 ha đến 78 ha.

đ) Hành lang vận tải Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu:

- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 530 nghìn TEU/năm đến 750 nghìn TEU/năm.

- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2030 khoảng từ 53 ha đến 75 ha.

e) Hành lang vận tải quốc lộ 1

- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Ninh Thuận - Bình Thuận - Đồng Nai - Thành phố Hồ Chí Minh.

- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 260 nghìn TEU/năm đến 390 nghìn TEU/năm.

- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2030 khoảng từ 26 ha đến 39 ha.

g) Hành lang vận tải quốc lộ 20

- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng.

- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 50 nghìn TEU/năm đến 100 nghìn TEU/năm.

- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2030 khoảng từ 5 ha đến 10 ha.

(Chi tiết các cảng cạn, cụm cảng cạn tại Phụ lục I kèm theo).

III. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT

Tổng nhu cầu sử dụng đất phát triển cảng cạn theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng từ 1.199 ha đến 1.707 ha, trong đó diện tích đất cần bổ sung thêm khoảng từ 784 đến 1.211 ha.

IV. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN ĐẾN 2030

Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng cạn đến năm 2030 khoảng từ 27,4 đến 42,38 nghìn tỷ đồng.

V. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN ĐẾN 2030

Ưu tiên tập trung đầu tư một số cảng cạn trên các hành lang vận tải kết nối với các cửa khẩu cảng biển lớn ở khu vực phía Bắc (cảng biển Hải Phòng) và khu vực phía Nam (cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu).

(Chi tiết các cảng cạn ưu tiên đầu tư như Phụ lục II kèm theo).

VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU

1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về cảng cạn nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý khai thác cảng cạn bằng nhiều hình thức theo quy định của pháp luật.

- Ban hành các quy định về thống kê cảng cạn bao gồm các chỉ tiêu thống kê, chế độ thống kê liên quan đến đầu tư xây dựng và quản lý khai thác cảng cạn kết hợp với xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về cảng cạn đảm bảo tính khoa học, thống nhất, phục vụ kịp thời cho công tác quản lý nhà nước chuyên ngành, đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các tổ chức, cá nhân theo quy định và yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan để tạo thuận lợi cho vận tải hàng hóa đa phương thức đến, rời cảng cạn.

- Rà soát, điều chỉnh các quy định liên quan của pháp luật về đê điều nhằm tận dụng tối đa việc sử dụng tài nguyên đường bờ, bãi sông để phát triển kết cấu hạ tầng cảng cạn gắn với đường thủy nội địa kết nối đến các cảng biển, giảm tải cho hệ thống giao thông vận tải đường bộ.

2. Giải pháp về huy động vốn đầu tư

Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức đầu tư theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và khai thác cảng cạn bằng các hình thức theo quy định của pháp luật; thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi hiện hành phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế - xã hội của từng địa phương về tín dụng, thuế, giá, phí, lệ phí, chuyển giao công nghệ, nhượng quyền khai thác.

3. Giải pháp về hợp tác quốc tế, khoa học - công nghệ và môi trường

- Tăng cường xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước thông qua các chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.

- Thực hiện các điều ước, thỏa thuận khu vực và quốc tế về cảng cạn mà Việt Nam là thành viên. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Hiệp định liên Chính phủ về cảng cạn UNESCAP, thúc đẩy sự công nhận quốc tế về cảng cạn, tạo thuận lợi cho đầu tư cơ sở hạ tầng cảng cạn, cải thiện hiệu quả hoạt động và nâng cao tính bền vững về môi trường trong giao nhận vận tải, thúc đẩy sự phát triển của hành lang vận tải đa phương thức quốc tế. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 604/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường kết nối giao thông vận tải trong ASEAN đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

- Tăng cường hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế nhằm phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại; ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số trong xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống cảng cạn phù hợp với xu hướng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Triển khai các nền tảng số, kết nối và chia sẻ dữ liệu trong hệ thống kết nối đến các bên liên quan trong chuỗi cung ứng, bao gồm chủ hàng, công ty giao nhận, vận tải nội địa, cảng, hãng tàu, cơ quan hải quan...

4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong công tác quản lý, khai thác hạ tầng cảng cạn; nghiên cứu thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở các lĩnh vực liên quan đến quản lý và khai thác cảng cạn.

5. Giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch

Tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện quy hoạch bảo đảm các cảng cạn được đầu tư, khai thác theo đúng công năng, quy mô, lộ trình quy hoạch được duyệt; bảo đảm đồng bộ giữa cảng cạn và các hạ tầng liên quan. Tổ chức hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề liên quan đến đầu tư phát triển, quản lý, khai thác cảng cạn.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc quy hoạch, bố trí quỹ đất phù hợp để phát triển hệ thống cảng cạn; các địa phương chủ động trong việc thực hiện các chính sách đất đai để hỗ trợ cho xây dựng các cảng cạn; gắn kết quy hoạch về trung tâm logistics, cảng cạn, kho ngoại quan trong một tổng thể thống nhất.

- Tăng cường kết nối hệ thống cảng cạn với mạng lưới giao thông vận tải đường sắt, đường thủy nội địa thông qua việc quy hoạch lồng ghép các ga hàng hóa, cảng, bến thủy nội địa phù hợp với cảng cạn; tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối đường sắt từ cảng cạn vào mạng lưới đường sắt quốc gia theo quy định; xóa bỏ các nút thắt về tĩnh không các cầu vượt sông đối với vận tải container bằng đường thuỷ nội địa.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Giao thông vận tải

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan quản lý và tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch. Công bố quy hoạch theo Luật Quy hoạch. Định kỳ hàng năm, năm năm hoặc đột xuất tổ chức đánh giá, rà soát, đề xuất điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo quy định.

b) Cung cấp thông tin về quy hoạch để cập nhật vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch theo quy định.

c) Triển khai xây dựng kế hoạch, đề xuất các giải pháp cần thiết để triển khai quy hoạch đồng bộ, khả thi, hiệu quả.

d) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch để đảm bảo không ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng.

đ) Phối hợp với các địa phương quản lý chặt chẽ các cảng cạn tiềm năng trên các hành lang vận tải đã quy hoạch và các cảng cạn định hướng quy hoạch sau năm 2030.

e) Phối hợp với các địa phương quản lý, điều tiết tiến trình, quy mô đầu tư các cảng cạn trong cụm cảng cạn, đảm bảo tổng công suất cụm cảng cạn theo quy hoạch.

g) Chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của các nội dung, thông tin, số liệu, tài liệu, hệ thống bản đồ, cơ sở dữ liệu trong hồ sơ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

2. Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố bố trí nguồn lực, đề xuất các cơ chế chính sách để thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch, bảo đảm tính thống nhất với quy hoạch, kế hoạch phát triển từng ngành và địa phương.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về cảng cạn theo quy định của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương; đảm bảo quỹ đất phục vụ quy hoạch và quản lý chặt chẽ quỹ đất thực hiện quy hoạch.

b) Rà soát, xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch, các dự án trên địa bàn địa phương bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch này. Cập nhật nội dung quy hoạch tỉnh bảo đảm tuân thủ các định hướng phát triển giao thông địa phương theo quy hoạch này, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.

c) Chịu trách nhiệm đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông kết nối từ cảng cạn đến tuyến giao thông trục chính (quốc lộ, cao tốc, đường thủy nội địa, đường sắt).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2b)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Hồng Hà

PHỤ LỤC I

TỔNG HỢP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG CẢN THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định 979/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên cảng cạn

Địa điểm

Kết nối hạ tầng GTVT

Kết nối cảng biển/ cửa khẩu

Hiện trạng 2023

Giai đoạn đến 2030

Giai đoạn đến 2050

Diện tích (ha)

Năng lực thông qua (Teu/năm)

Diện tích quy hoạch (ha)

Năng lực thông qua (Teu/năm)

Diện tích dự kiến (ha)

A

Khu vực phía Bắc

441 - 640

4.295.000 - 6.218.000

1.871

I

Hành lang vận tải Hà Nội - Hải Phòng

223 - 331

2.137.000 - 3.175.000

964

1

Cụm cảng cạn Tây Bắc Hà Nội

38 - 55

382.000 - 550.000

169

-

Cảng cạn Hoài Đức

Huyện Hoài Đức - TP. Hà Nội

Đường bộ: QL 32; vành đai III Hà Nội; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hoặc QL 5.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh, Cửa khẩu: Lạng Sơn

18 - 20

182.000 - 200.000

23

-

Cảng cạn Đan Phượng

Huyện Đan Phượng - TP. Hà Nội

Đường bộ: QL 32; vành đai IV Hà Nội (QH); QL32.

ĐTNĐ: Sông Hồng.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh, Cửa khẩu: Lạng Sơn

5 - 10

50.000 - 100.000

15

-

Cảng cạn Sóc Sơn

Huyện Sóc Sơn - TP. Hà Nội

Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Lào Cai; QL2 kéo dài; QL18; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Hàng không: Cảng HK Nội Bài.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh, Cửa khẩu: Lạng Sơn

5 - 10

50.000 - 100.000

10

-

Cảng cạn Đông Anh

Huyện Đông Anh - TP. Hà Nội

Đường bộ: Đường Võ Văn Kiệt, VDD3, cao tốc Nội Bài - Lào Cai, QL5 kéo dài, QL18. Hàng không: Cảng HK Nội Bài.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh, Cửa khẩu: Lạng Sơn

10 - 15

100.000 - 150.000

29

2

Cụm cảng cạn Đông Nam Hà Nội

34 - 47

335.000 - 485.000

92

-

Cảng cạn Cổ Bi

Huyện Gia Lâm - TP. Hà Nội

Đường bộ: vành đai III Hà Nội; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hoặc QL 5.

ĐTNĐ: Tuyến Hải Phòng - Hà Nội (sông Đuống)

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn

22 - 271

235.000 - 285.0002

62

-

Cảng cạn Phù Đổng

Huyện Gia Lâm - TP. Hà Nội

Đường bộ: vành đai III Hà Nội; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hoặc QL 5.

ĐTNĐ: Tuyến Hải Phòng - Hà Nội (sông Đuống)

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn

-

Cảng cạn Long Biên

Quận Long Biên - TP. Hà Nội

Đường bộ: Quốc lộ 5; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn

12

135.000

-

Cảng cạn Giang Biên

Quận Long Biên - TP. Hà Nội

Đường bộ: Quốc lộ 5; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

ĐTNĐ: Tuyến Hải Phòng - Hà Nội (sông Đuống)

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn

5 - 10

50.000 - 100.000

20

-

Cảng cạn Hồng Vân

Huyện Thường Tín - TP Hà Nội

Đường bộ: CT.01, QL1A. ĐTNĐ: Tuyến sông Hồng

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn

5 - 10

50.000 - 100.000

10

3

Cảng cạn Văn Lâm

Huyện Văn Lâm, TX Mỹ Hào - Tỉnh Hưng Yên

Đường bộ: QL39, QL5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh

10 - 15

100.000 - 150.000

68

4

Cảng cạn Yên Mỹ

Huyện Khoái Châu, Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên

Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh

6 - 10

60.000 - 100.000

83

5

Cảng cạn Minh Châu

Huyện Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên

Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh

9 - 10

90.000 - 100.000

50

6

Cảng cạn Tân Lập

Huyện Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên

Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh

10 - 15

100.000 - 150.000

20

7

Cảng cạn Hải Dương

TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương

Đường bộ: QL5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh

18

130.000 - 180.000

18

8

Cảng cạn Gia Lộc

Huyện Gia Lộc - Tỉnh Hải Dương

Đường bộ: QL5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh

5 - 8

50.000 - 80.000

10

9

Cụm cảng cạn Đình Vũ

30 - 53

300.000 - 550.000

73

-

Cảng cạn Tân Cảng Hải Phòng

Quận Hải An - TP. Hải Phòng

Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh

8

120.000

10 - 15

100.000 - 150.000

15

-

Cảng cạn Đình Vũ - Quảng Bình

Quận Hải An - TP. Hải Phòng

Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh

6

150.000

10 - 20

100.000 - 200.000

25

-

Cảng cạn Hoàng Thành

Quận Hải An - TP. Hải Phòng

Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh

13

150.000

13

150.000

13

-

Cảng cạn Nam Đình Vũ

Quận Hải An - TP. Hải Phòng

Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh

5

50.000

20

10

Cảng cạn Kiến Thụy

Huyện Kiến Thụy - TP. Hải Phòng

Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh

10 - 15

100.000 - 150.000

25

11

Cảng cạn Tiên Sơn

Huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh

Đường bộ: QL 1A cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, QL5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn

12

120.000

12

12

Cảng cạn Tân Chi

Huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh

Đường bộ: QL 38, QL1A, QL5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; ĐTNĐ: Sông Đuống

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn

12 - 16

120.000 - 160.000

16

13

Cảng cạn Quế Võ

Huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh

Đường bộ: QL18; ĐTNĐ: Sông Đuống

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn

10

105.000

15 - 25

150.000 - 250.000

25

14

Cảng cạn Yên Phong

Huyện Yên Phong - Tỉnh Bắc Ninh

Đường bộ: QL18

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn

10 - 15

100.000 - 150.000

20

II

Hành lang vận tải Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng

46 - 58

460.000 - 580.000

263

15

Cảng cạn Hương Sơn

Huyện Lạng Giang - Tỉnh Bắc Giang

Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn;

Đường sắt: Hà Nội - Lạng Sơn - Hạ Long

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn

8 - 9

80.000 - 90.000

43

16

Cảng cạn Đồng Sơn

TP Bắc Giang - Tỉnh Bắc Giang

Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn; QL 17; QL37, QL18; ĐTNĐ: Sông Thương

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn

8 - 9

80.000 - 90.000

20

17

Cảng cạn Sen Hồ

Huyện Việt Yên - Tỉnh Bắc Giang

Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn; QL 17; QL 37, QL18

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn

10 - 15

100.000 - 150.000

20

18

Cảng cạn Yên Trạch

Huyện Cao Lộc - Tỉnh Lạng Sơn

Đường bộ: QL1.

Đường sắt: Hà Nội - Lạng Sơn.

Cửa khẩu: Lạng Sơn

5

50.000

85

19

Cảng cạn Tân Thanh

Huyện Văn Lãng - Tỉnh Lạng Sơn

Đường bộ: QL1.

Đường sắt: Hà Nội - Lạng Sơn.

Cửa khẩu: Lạng Sơn

15 - 20

150.000 - 200.000

50

20

Cảng cạn Na Dương

Huyện Lộc Bình - Tỉnh Lạng Sơn

Đường bộ: QL 4B, cao tốc Lạng Sơn - Trà Lĩnh.

Cảng biển: Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn.

45

III

Hành lang vận tải Cao Bằng - Hà Nội - Hải Phòng

20 - 25

200.000 - 250.000

55

21

Cụm cảng cạn Thái Nguyên

15 - 20

150.000 - 200.000

40

-

Cảng cạn Tiên Phong

TP Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên

Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, QL3.

Đường sắt: Hà Nội - Thái Nguyên

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn

10 - 15

100.000 - 150.000

25

-

Cảng cạn Điềm Thụy

Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên

Đường bộ: đường tỉnh 261, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, QL3.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn

5

50.000

15

22

Cảng cạn Trà Lĩnh

Huyện Trùng Khánh - Tỉnh Cao Bằng

Đường bộ: cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng), QL 3, QL4A, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên

Cửa khẩu Trà Lĩnh

5

50.000

15

IV

Hành lang vận tải Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

60 - 95

585.000 - 900.000

328

23

Cảng cạn Hương Canh

Huyện Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh Phúc

Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Lào Cai, cao tốc Hà Nội Hải Phòng. Đường sắt: Hà Nội - Lào Cai.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lào Cai; Lạng Sơn

20 - 30

200.000 - 300.000

83

24

Cảng cạn Lập Thạch

Huyện Lập Thạch - Tỉnh Vĩnh Phúc

Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Lào Cai, cao tốc Hà Nội Hải Phòng.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lào Cai; Lạng Sơn

50

25

Cảng cạn Cam Giá

Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc

Đường bộ: QL2C, QL32, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, cao tốc Hà Nội Hải Phòng.

ĐTNĐ: sông Hồng.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lào Cai; Lạng Sơn

30

26

Cụm cảng cạn Việt Trì

TP Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ

10

115.000

15

-

Cảng cạn Hải Linh

TP Việt Trì-Tỉnh Phú Thọ

Đường bộ: QL 2, cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

ĐTNĐ: sông Lô, sông Hồng, sông Đuống.

Đường sắt: Tuyến Hà Nội - LC.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lào Cai.

5

65.000

5

65.000

5

-

Cảng cạn Thụy Vân

TP Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ

Đường bộ: QL 2, cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

ĐTNĐ: sông Lô, sông Hồng, sông Đuống.

Đường sắt: Tuyến Hà Nội - Lào Cai.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lào Cai

5

50.000

10

27

Cảng cạn Tuyên Quang

TP Tuyên Quang - Tỉnh Tuyên Quang

Đường bộ Quốc lộ 2. cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ - Nội Bài - Lào Cai.

ĐTNĐ: sông Lô.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lào Cai

5 - 10

20.000 - 35.000

20

28

Cụm cảng cạn Lào Cai

15 - 20

165.000 - 215.000

65

-

Cảng cạn Đông phố mới

Phường Phố Mới - TP Lào Cai - Tỉnh Lào Cai

Đường bộ: cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Đường sắt: Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lào Cai

5

65.000

15

-

Cảng cạn Kim Thành

TP Lào Cai - Tỉnh Lào Cai

Đường bộ: cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lào Cai

10 - 15

100.000 - 150.000

50

29

Các vị trí tiềm năng khác trên hành lang vận tải Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

10 - 25

85.000 - 235.000

65

V

Hành lang vận tải ven biển phía Bắc

91 - 131

913.000 - 1.313.000

261

30

Cảng cạn Nghi Sơn

TX Nghi Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

Đường bộ: QL1, cao tốc CT.01 Đường sắt: Bắc - Nam

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa. Cửa khẩu: Na Mèo.

12 - 15

120.000 - 150.000

15

31

Cảng cạn Sao Vàng

Huyện Thọ Xuân - Tỉnh Thanh Hóa

Đường bộ: QL47, đường HCM Hàng không: Cảng HK Thọ Xuân

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh.

Cửa khẩu: Na Mèo.

20

32

Cảng cạn Phúc Lộc

TP Ninh Bình - Tỉnh Ninh Bình

Đường bộ: QL10, QL1, cao tốc Bắc Nam.

ĐTNĐ: sông Đáy (tuyến Quảng Ninh - Ninh Bình, Ninh Bình - Cửa Đáy, tuyến TNĐ ven biển.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh.

10

100.000

10 - 13

100.000 - 130.000

35

33

Cảng cạn Ninh Vân

Huyện Hoa Lư - Tỉnh Ninh Bình

Đường bộ: QL10, QL1, CT.01.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh.

10 - 15

100.000 - 150.000

25

34

Cảng cạn Tân cảng Hà Nam (cảng cạn Duy Tiên)

Thị xã Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam

Đường bộ: QL10, QL1, CT.01.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh.

11

50.000

11-16

110.000 - 160.000

16

35

Cảng cạn Yên Lệnh

Thị xã Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam

Đường bộ: QL38B, QL1, CT.01.

ĐTNĐ: Sông Hồng.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh.

10

36

Cảng cạn Nghĩa Hưng

Huyện Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định

Đường bộ: QL10, QL1, CT.01.

ĐTNĐ: sông Đáy và sông Ninh Cơ (cảng biển Hải Thịnh); tuyến ven biển.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh.

7 - 10

70.000 - 100.000

13

37

Cụm cảng cạn Đông Thái Bình

10 - 16

100.000 - 160.000

46

-

Cảng cạn Tiền Hải

Huyện Tiền Hải - Tỉnh Thái Bình

Đường bộ: QL37B, QL10.

ĐTNĐ: Tuyến ven biển.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh.

5 - 10

50.000 - 100.000

10

-

Cảng cạn Tân Trường

Huyện Thái Thụy - Tỉnh Thái Bình

Đường bộ: QL37B, QL10.

ĐTNĐ: Tuyến ven biển.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh.

5 - 6

50.000 - 60.000

36

38

Cụm cảng cạn Tây Thái Bình

15 - 25

150.000 - 250.000

35

-

Cảng cạn Hưng Hà

Huyện Hưng Hà - Tỉnh Thái Bình

Đường bộ: Cao tốc Hưng Yên - Thái Bình, QL10, đường Thái Bình-Hà Nam, VĐ5 HN

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh.

10 - 15

100.000 - 150.000

25

-

Cảng cạn Quỳnh Côi

Huyện Quỳnh Phụ - Tỉnh Thái Bình

Đường bộ: Cao tốc Hưng Yên - Thái Bình, QL10, đường Thái Bình - Hà Nam, VĐ5 HN

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh.

5 - 10

50.000 - 100.000

10

39

Cảng cạn Móng Cái

TP Móng Cái - Tỉnh Quảng Ninh

Đường bộ: QL18, QL10, cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái.

ĐTNĐ: Cảng TNĐ Thành Đạt; Tuyến ven biển.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Móng Cái

11

113.000

11

113.000

11

40

Cảng cạn Hạ Long

TP Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh

Đường bộ: QL 18, QL 10, cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái.

ĐTNĐ: Tuyến ven biển.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Móng Cái

5 - 10

50.000 - 100.000

25

41

Cảng cạn Quảng Yên

Thị xã Quảng Yên - tỉnh Quảng Ninh

Đường bộ: QL 18, QL 10, cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái.

ĐTNĐ: Tuyến ven biển.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Móng Cái

10

B

Khu vực miền Trung - Tây Nguyên

91 - 140

910.000 - 1.400.000

597

I

Hành lang vận tải quốc lộ 8

20 - 25

200.000 - 250.000

240

42

Cảng cạn Nghi Lộc

Huyện Nghi Lộc - Tỉnh Nghệ An

Đường bộ: QL1A, CT.01

Cảng biển: Vũng Áng, Cửa Lò

10 - 15

100.000 - 150.000

40

43

Cảng cạn Thanh Thủy

Huyện Thanh Chương - Tỉnh Nghệ An

Đường bộ: Cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn (QH)

Cảng biển: Vũng Áng, Cửa Lò

20

44

Cảng cạn Cầu Treo

Huyện Hương Sơn - Tỉnh Hà Tĩnh

Đường bộ: QL8

Cảng biển: Vũng Áng, Cửa Lò; Cửa khẩu: Cầu Treo

5

50.000

50

45

Cảng cạn Vũng Áng

TX Kỳ Anh - Tỉnh Hà Tĩnh

Đường bộ: QL8

Cảng biển: Vũng Áng, Cửa Lò; Cửa khẩu: Cầu Treo

5

50.000

130

II

Hành lang vận tải quốc lộ 12A

5

50.000

10

46

Cảng cạn Cha Lo

Huyện Minh Hóa - Tỉnh Quảng Bình

Đường bộ: QL12A.

Cảng biển: Vũng Áng, Hòn La; Cửa khẩu: Cha Lo

5

50.000

10

III

Hành lang vận tải quốc lộ 9

10 - 20

100.000 - 200.000

30

47

Cảng cạn Lao Bảo

Huyện Hướng Hóa - Tỉnh Quảng Trị

Đường bộ: QL9.

Cảng biển: Hòn La, Chân Mây; Mỹ Thủy; Cửa khẩu: Lao Bảo

5 - 10

50.000 - 100.000

10

48

Cảng cạn Mỹ Thủy

Huyện Hải Lăng - Tỉnh Quảng Trị

Đường bộ: QL9.

Cảng biển: Hòn La, Chân Mây; Mỹ Thủy; Cửa khẩu: Lao Bảo

5 - 10

50.000 - 100.000

20

IV

Khu vực kinh tế Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam

21 - 35

210.000 - 350.000

175

49

Cụm cảng cạn Chân Mây

15 - 20

150.000 - 200.000

150

-

Cảng cạn Chân Mây

Huyện Phú Lộc - Tỉnh Thừa Thiên Huế

Đường bộ: QL1A, CT.01

Cảng biển: Đà Nẵng, Hòn La, Chân Mây

5

50.000

120

-

Cảng cạn Phú Lộc

Huyện Phú Lộc - Tỉnh Thừa Thiên Huế

Đường bộ: QL1A, CT.01

Cảng biển: Đà Nẵng, Hòn La, Chân Mây

10 - 15

100.000 - 150.000

30

50

Cảng cạn Hòa Nhơn

Huyện Hòa Vang - TP. Đà Nẵng

Đường bộ: QL14B; Đường sắt: Bắc Nam.

Cảng biển: Đà Nẵng, Hòn La, Chân Mây

6 - 15

60.000 - 150.000

25

V

Hành lang vận tải quốc lộ 19

20 - 33

200.000 - 330.000

65

51

Cảng cạn nam Pleiku

TP Pleiku - Tỉnh Gia Lai

Đường bộ: QL19.

Cảng biển: Quy Nhơn, Dung Quất, Khánh Hòa; Cửa khẩu: Lệ Thanh

5

50.000

10

52

Cảng cạn Lệ Thanh

Huyện Đức Cơ - Tỉnh Gia Lai

Đường bộ: QL19.

Cảng biển: Quy Nhơn, Dung Quất, Khánh Hòa; Cửa khẩu: Lệ Thanh

10

53

Cụm cảng cạn Tuy Phước

Huyện Tuy Phước - Tỉnh Bình Định

Đường bộ: QL19.

Đường sắt: Bắc Nam.

Cảng biển: Quy Nhơn, Dung Quất, Ba Ngoài

15 - 28

150.000 - 280.000

45

-

Cảng cạn Thị Nại

Huyện Tuy Phước - Tỉnh Bình Định

Đường bộ: QL19.

Đường sắt: Bắc Nam.

Cảng biển: Quy Nhơn, Dung Quất, Ba Ngoài

10 - 18

100.000 - 180.000

25

-

Cảng cạn Quy Nhơn

Huyện Tuy Phước - Tỉnh Bình Định

Đường bộ: QL19.

Đường sắt: Bắc Nam.

Cảng biển: Quy Nhơn, Dung Quất, Ba Ngoài

5 - 10

50.000 - 100.000

20

VI

Hành lang vận tải quốc lộ 29

15 - 22

150.000 - 220.000

42

54

Cảng cạn Đắk Lắk

Huyện Krông Buk - Tỉnh Đắk Lắk

Đường bộ: Đường HCM, QL19, QL 26.

Cảng biển: Quy Nhơn, Dung Quất, Ba Ngoài

10 - 12

100.000 - 120.000

12

55

Cảng cạn Cam Ranh

TP Cam Ranh - Tỉnh Khánh Hòa

Đường bộ: QL 1A; QL19.

Cảng biển: Khánh Hòa

5 - 10

50.000 - 100.000

10

56

Cảng cạn Vân Phong

Huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa - Tỉnh Khánh Hòa

Đường bộ: QL 1A; QL26, CT.01.

Cảng biển: Khánh Hòa

10

57

Cảng cạn Đông Hòa

Thị xã Đông Hòa - Tỉnh Phú Yên

Đường bộ: QL 29, QL 25, QL 1A, QL 19C

Phú Yên, Quy Nhơn, Khánh Hòa

10

C

Khu vực phía Nam

668 - 927

6.775.000 - 9.510.000

1.726

I

Khu vực kinh tế TP. Hồ Chí Minh (trong vành đai 4)

309 - 400

3.193.000 - 4.240.000

572

58

Cảng cạn Long Bình

Quận 9 - TP. Hồ Chí Minh

Đường bộ: vành đai II, vành đai III TP HCM.

ĐTNĐ: Sông Đồng Nai.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

90 - 100

1.000.000 - 1.200.000

100

59

Cảng cạn ngã ba đèn đỏ

Quận 2 - TP Hồ Chí Minh

Đường bộ: Đường đô thị.

ĐTNĐ: sông Đồng Nai.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

15 - 20

150.000 - 200.000

20

60

Cảng cạn Khu công nghệ cao

Quận 9 - TP. Hồ Chí Minh

Đường bộ: Đường nội bộ, QL1. vành đai I, II TP.Hồ Chí Minh, CT.01.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

6

60.000

6

61

Cảng cạn Linh Trung

TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh

Đường bộ: Đường nội bộ, QL1, CT.01.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

9

90.000

9

62

Cảng cạn Củ Chi

Huyện Củ Chi - TP Hồ Chí Minh

Đường bộ: Đường nội bộ, QL22, CT.01.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

15 - 20

150.000 - 240.000

20

63

Cảng cạn Tân Kiên

Huyện Bình Chánh - TP Hồ Chí Minh

Đường bộ: Đường nội bộ, QL1, CT.01.

Đường sắt: Bắc Nam.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

20

64

Cảng cạn Hóc Môn

Huyện Hóc Môn - TP Hồ Chí Minh

Đường bộ: Đường nội bộ, QL1A, QL22.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

10 - 20

100.000 - 200.000

20

65

Cảng cạn Tân cảng Long Bình

TP Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai

Đường bộ: QL51.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

35

350.000

45 - 50

450.000 - 500.000

50

66

Cảng cạn Phú Thạnh (Tân cảng Nhơn Trạch)

Huyện Nhơn Trạch - Tỉnh Đồng Nai

Đường bộ: ĐT 769, QL 51, xa lộ Hà Nội.

ĐTNĐ: Cảng thủy nội địa Tân cảng Nhơn Trạch.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

11

200.000

15 - 20

150.000 - 200.000

35

67

Cảng cạn Tam Phước (cảng cạn Đồng Nai)

TP Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai

Đường bộ: QL1A, QL51, CT Biên Hòa - Vũng Tàu.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

14 - 15

143.000 - 150.000

18

68

Cảng cạn Long Thành

Huyện Long Thành - Tỉnh Đồng Nai

Đường bộ: QL 51; CT TP Hồ Chí Minh - Long Thành.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

10 - 15

100.000 - 150.000

50

69

Cảng cạn Trảng Bom

Huyện Trảng Bom - Tỉnh Đồng Nai

Đường bộ: QL 1A, QL 51, CT Biên Hòa - Vũng Tàu.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

10 - 15

100.000 - 150.000

45

70

Cảng cạn Phước An

Huyện Nhơn Trạch - Tỉnh Đồng Nai

Đường bộ: QL 1A, QL 51, CT Biên Hòa - Vũng Tàu.

ĐTNĐ: Cảng TNĐ Tín Nghĩa tại bờ trái sông Đồng Nai.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

10 - 15

100.000 - 150.000

30

71

Cảng cạn Tân Vạn

TP Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai

Đường bộ: QL 1A, QL 51, CT Biên Hòa - Vũng Tàu.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

10 - 15

100.000 150.000

28

72

Cảng cạn Long Khánh

TX Long Khánh - Tỉnh Đồng Nai

Đường bộ: QL1A, CT.01, CT Dầu Giây - Đà Lạt.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

5 - 10

50.000 - 100.000

11

73

Cảng cạn Xuân Quế

Huyện Cẩm Mỹ - Tỉnh Đồng Nai

Đường bộ: QL1A, CT.01, CT Dầu Giây - Đà Lạt.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

5 - 10

50.000 - 100.000

50

74

Các vị trí tiềm năng khác Khu vực kinh tế TP. Hồ Chí Minh (trong vành đai 4)

40 - 60

400.000 - 600.000

60

II

Hành lang vận tải Đắk Nông - Bình Phước - TP. Hồ Chí Minh

186 - 265

1.862.000 - 2.650.000

609

75

Cảng cạn An Sơn

TP Thuận An - Tỉnh Bình Dương

Đường bộ: QL 13. vành đai III TP.Hồ Chí Minh.

ĐTNĐ: Cảng thủy nội địa An Sơn tại bờ phải sông Sài Gòn.

Cảng biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM

33 - 35

332.000 - 350.000

35

76

Cảng cạn Bình Hòa (Tân cảng Sóng Thần)

TP Thuận An - Tỉnh Bình Dương

Đường bộ: ĐT 743, QL13.

Cảng biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM

50

500.000

50

300.000 - 500.000

50

77

Cảng cạn TBS Tân Vạn Dĩ An

TP Dĩ An - Tỉnh Bình Dương

QL 1, QL 51, ĐT 743 , ĐL Bình Dương, vành đai 3

Cảng biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM

12

120.000

23 - 25

230.000 - 250.000

73

78

Cảng cạn Thái Hòa

TX Tân Uyên - Tỉnh Bình Dương

Đường bộ: ĐT747, QL1A, vành đai II, vành đai III TP.Hồ Chí Minh.

ĐTNĐ: Tuyến Sài Gòn - Hiếu Liêm (sông Đồng Nai).

Cảng biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM

12 - 20

120.000 - 200.000

120

79

Cảng cạn Thạnh Phước

TX Tân Uyên - Tỉnh Bình Dương

Đường bộ: Đường tỉnh 747A, QL 13.

ĐTNĐ: sông Đồng Nai.

Cảng biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM

10 - 17

100.000 - 170.000

53

80

Cảng cạn Tân Uyên

TX Tân Uyên - Tỉnh Bình Dương

ĐB: Vành đai 2, vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh.

Cảng biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM

15 - 20

150.000 - 200.000

20

81

Cụm cảng cạn Bến Cát

33 - 48

330.000 - 480.000

138

-

Cảng cạn An Điền

TX Bến Cát - Tỉnh Bình Dương

ĐT 744, đường vành đai 3, ĐL Bình Dương

Cảng biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM

8

80.000

8

-

Cảng cạn An Tây

TX Bến Cát - Tỉnh Bình Dương

Đường bộ: ĐT 744 đường vành đai 3, ĐL Bình Dương. ĐTNĐ: Sông Sài Gòn.

Cảng biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM

10 - 20

100.000 - 200.000

100

-

Cảng cạn Rạch Bắp

TX Bến Cát - Tỉnh Bình Dương

Đường bộ: ĐT 744 đường vành đai 3, ĐL Bình Dương. ĐTNĐ: Sông Sài Gòn.

Cảng biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM

15 - 20

150.000 - 200.000

30

82

Cảng cạn Thanh An

Huyện Dầu Tiếng - Tỉnh Bình Dương

ĐT 744, đường vành đai 3, ĐL Bình Dương.

ĐTNĐ: Sông Sài Gòn.

Cảng biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM

5 - 10

50.000 - 100.000

10

83

Cảng cạn Chơn Thành

Huyện Chơn Thành - Tỉnh Bình Phước

Đường bộ: QL13.

Cảng biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM

10 - 15

100.000 - 150.000

45

84

Cảng cạn Hoa Lư

Huyện Lộc Ninh - Tỉnh Bình Phước

Đường bộ: QL13.

Đường sắt: Tuyến TP.Hồ Chí Minh - Lộc Ninh.

Cảng biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM

15 - 25

150.000 - 250.000

35

III

Hành lang vận tải Tây Ninh - TP. Hồ Chí Minh

35 - 60

350.000 - 600.000

166

85

Cảng cạn Thanh Phước

Huyện Gò Dầu - Tỉnh Tây Ninh

Đường bộ: Tuyến nội bộ nối cảng TNĐ Thanh Phước - Quốc lộ 22 - cảng Cát Lái.

ĐTNĐ: Cảng Thanh Phước tại bờ trái sông Vàm Cỏ Đông.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu; Cửa khẩu: Mộc Bài

10 - 15

100.000 - 150.000

20

86

Cảng cạn Mộc Bài (Tân cảng Tây Ninh)

Huyện Bến cầu - Tỉnh Tây Ninh

Đường bộ: QL22.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu; Cửa khẩu: Mộc Bài

10 - 15

100.000 - 150.000

17

87

Cảng cạn Hưng Thuận

TX Trảng Bàng - Tỉnh Tây Ninh

Đường bộ: QL22, đường HCM phía Tây.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu; Cửa khẩu: Mộc Bài

10 - 20

100.000 - 200.000

49

88

Cảng cạn Xa Mát

Huyện Tân Biên - Tỉnh Tây Ninh

Đường bộ: QL.22B, QT.14C, cao tốc Gò Dầu - Xa Mát (QH).

ĐTNĐ: Tuyến Sài Gòn - Bến Kéo - Vàm Trảng Trâu (sông Vàm Cỏ Đông)

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu; Cửa khẩu: Xa Mát.

5 - 10

50.000 - 100.000

50

89

Cảng cạn Chàng Riệc

Huyện Tân Biên - Tỉnh Tây Ninh

Đường bộ: QL.22B, QT. 14C, cao tốc Gò Dầu - Xa Mát (QH).

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu; Cửa khẩu: Chàng Riệc.

30

IV

Hành lang vận tải Cà Mau-Cần Thơ-TP. Hồ Chí Minh

-

-

53 - 78

530.000 - 780.000

106

90

Cảng cạn Bến Lức

Huyện Bến Lức - Tỉnh Long An

Đường bộ: QL1A.

ĐTNĐ: Sông Vàm Cỏ Đông, tuyến Sài Gòn - Mộc Hóa, Sài Gòn Bến Kéo; tuyến Sài Gòn - Mộc Hóa (sông Vàm Cỏ Tây).

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

10 - 15

100.000 - 150.000

15

91

Cảng cạn Tân Lập

Huyện Thủ Thừa - Tỉnh Long An

Đường bộ: QL1A.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

10 - 15

100.000 - 150.000

15

92

Cảng cạn Châu Thành

Huyện Châu Thành - Tỉnh Hậu Giang

Đường bộ: QL1A, cao tốc CT.01

ĐTNĐ: Tuyến TP.Hồ Chí Minh - Cần Thơ.

Cảng biển: Hậu Giang, Cần Thơ, TP HCM, Vũng Tàu

5

50.000

33

93

Cảng cạn An Bình

Huyện Cao Lãnh - Tỉnh Đồng Tháp

Đường bộ: Cao tốc An Hữu - Cao Lãnh và Mỹ An - Cao Lãnh.

ĐTNĐ: Tuyến sông Tiền.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

8

80.000

8

94

Cảng cạn Hà Tiên

TP Hà Tiên - Tỉnh Kiên Giang

Đường bộ: QL80. QLN1

ĐTNĐ: Vận tải ven biển.

Cần Thơ, TP HCM, Vũng Tàu

5 - 10

50.000 - 100.000

10

95

Cảng cạn Tắc Cậu

Huyện Châu Thành - Tỉnh Kiên Giang

Đường bộ: Cao tốc CT.02, QL80T

ĐTNĐ: Vận tải ven biển, sông Cái Lớn.

Cần Thơ, TP HCM, Vũng Tàu

5 - 10

50.000 - 100.000

10

96

Các vị trí tiềm năng khác trên hành lang vận tải Cà Mau - Cần Thơ - TP Hồ Chí Minh

10 - 15

100.000 - 150.000

15

V

Hành lang vận tải TP. Hồ Chí Minh - Vũng Tàu

53 - 75

530.000 - 750.000

155

97

Cụm cảng cạn Mỹ Xuân

TX Phú Mỹ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Đường bộ: Đường liên cảng Cái Mép Thị Vải, cầu Phước An, đường liên cảng Thị Vải Mỹ Xuân và các đường trong khu công nghiệp Mỹ Xuân A1, A2 ra Quốc lộ 51.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

8 - 15

80.000 - 150.000

15

98

Cụm cảng Phú Mỹ - Phước Hòa

TX Phú Mỹ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

45 - 60

450.000 - 600.000

140

-

Cảng cạn Phú Mỹ (KCN Phú Mỹ III)

TX Phú Mỹ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Đường bộ: Đường khu công nghiệp, đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

30 - 40

300.000 - 400.000

40

-

Cảng cạn Phước Hòa (cảng cạn Cái Mép)

TX Phú Mỹ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Đường bộ: Đường liên cảng Cái Mép Thị Vải

ĐTNĐ: Rạch Ông, luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải. Đường sắt: Ga cuối đường sắt khu vực Cái Mép (quy hoạch).

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

15 - 20

150.000 - 200.000

100

VI

Hành lang vận tải ven biển phía Nam (QL 1)

26 - 39

260.000 - 390.000

103

99

Cảng cạn Lợi Hải

Huyện Thuận Bắc - Tỉnh Ninh Thuận

Đường bộ: QL1A.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

5 - 7

50.000 - 70.000

20

100

Cảng cạn Cà Ná

Huyện Thuận Nam - tỉnh Ninh Thuận

Đường bộ: QL1A, cao tốc CT.01.

Đường sắt: Đường sắt Bắc - Nam (Ga Cà Ná).

Cảng biển: Cà Ná, TP HCM, Vũng Tàu

15 - 20

150.000 - 200.000

63

101

Cảng cạn Hàm Thuận Nam

Huyện Hàm Thuận Nam - Tỉnh Bình Thuận

Đường bộ: QL1A.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

6 - 12

60.000 - 120.000

20

VII

Hành lang vận tải quốc lộ 20

5 - 10

50.000 - 100.000

15

102

Cảng cạn Bảo Lộc

TP Bảo Lộc - Tỉnh Lâm Đồng

Đường bộ: QL 20, cao tốc TP Hồ Chí Minh - Liên Khương.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

5

103

Cảng cạn Đức Trọng

Huyện Đức Trọng - Tỉnh Lâm Đồng

Đường bộ: QL 20, cao tốc TP Hồ Chí Minh - Liên Khương.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

5 - 10

50.000 - 100.000

10

D

Cả nước

1.199 - 1.707

11.980.000 - 17.128.000

4.194

Ghi chú: Các cảng cạn đã được công bố, khai thác khi có nhu cầu và khả năng mở rộng được sử dụng diện tích và năng lực thông qua dự phòng từ các vị trí cảng cạn tiềm năng trên từng hành lang vận tải để mở rộng.

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 979/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên cảng cạn

Địa điểm

Kết nối hạ tầng GTVT

Kết nối cảng biển/cửa khẩu

Giai đoạn đến 2030

Diện tích quy hoạch (ha)

Nhu cầu vốn đầu tư (tỷ Đồng)

Năng lực thông qua (Teu/năm)

1

Cảng cạn Phù Đổng

Huyện Gia Lâm - TP. Hà Nội

Đường bộ: vành đai III Hà Nội; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hoặc Quốc lộ 5.

ĐTNĐ: Tuyến Hải Phòng - Hà Nội (sông Đuống)

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn

2

Cảng cạn Văn Lâm

Huyện Văn Lâm, TX Mỹ Hào - Tỉnh Hưng Yên

Đường bộ: QL39, QL5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh

10 - 15

350 - 525

100.000 - 150.000

3

Cảng cạn Tân Lập

Huyện Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên

Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh

10 - 15

350 - 525

100.000 - 150.000

4

Cảng cạn Sen Hồ

Huyện Việt Yên - Tỉnh Bắc Giang

Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn; QL 17; QL 37, QL18

Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn

10 - 15

350 - 525

100.000 - 150.000

5

Cảng cạn Tân Thanh

Huyện Văn Lãng - Tỉnh Lạng Sơn

Đường bộ: QL1.

Đường sắt: Hà Nội - Lạng Sơn.

Cửa khẩu: Lạng Sơn

15 - 20

525 - 700

150.000 - 200.000

6

Cảng cạn Long Bình

Quận 9 - TP. Hồ Chí Minh

Đường bộ: vành đai II, vành đai III TP HCM.

ĐTNĐ: Sông Đồng Nai.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

90 - 100

1.400 - 1.750

1.000.000 - 1.200.000

7

Cảng cạn An Sơn

TP Thuận An - Tỉnh Bình Dương

Đường bộ: QL 13. vành đai III TP.Hồ Chí Minh.

ĐTNĐ: Cảng thủy nội địa An Sơn tại bờ phải sông Sài Gòn.

Cảng biển: Đồng Nai, Vũng tàu, TP HCM

33 - 35

63

332.000 - 350.000

8

Cảng cạn Thái Hòa

TX Tân Uyên - Tỉnh Bình Dương

Đường bộ: ĐT747, QL1A, vành đai II, vành đai III TP.Hồ Chí Minh.

ĐTNĐ: Tuyến Sài Gòn - Hiếu Liêm (sông Đồng Nai).

Cảng biển: Đồng Nai, Vũng tàu, TP HCM

12 - 20

420 - 700

120.000 - 200.000

9

Cảng cạn Mộc Bài (Tân cảng Tây Ninh)

Huyện Bến Cầu - Tỉnh Tây Ninh

Đường bộ: QL22.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu; Cửa khẩu: Mộc Bài

10 - 15

- - -

100.000 - 150.000

10

Cụm cảng Phú Mỹ - Phước Hòa

TX Phú Mỹ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

-

Cảng cạn Phú Mỹ (KCN Phú Mỹ III)

TX Phú Mỹ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Đường bộ: Đường khu công nghiệp, đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải.

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

30 - 40

1.050 - 1.400

300.000 - 400.000

-

Cảng cạn Phước Hòa (cảng cạn Cái Mép)

TX Phú Mỹ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Đường bộ: Đường liên cảng Cái Mép Thị Vải

ĐTNĐ: Rạch Ông, luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải.

Đường sắt: Ga cuối đường sắt khu vực Cái Mép (quy hoạch).

Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu

15 - 20

525 - 700

150.000 - 200.000



1 2 Quy mô các cảng cạn Cổ Bi, Phù Đổng được xác định cụ thể bước lập dự án, tổng năng lực thông qua và diện tích không vượt quá 27 ha và 285.000 TEU/năm; Cảng cạn Long Biên hoạt động đến năm 2025 hoặc phù hợp với lộ trình đầu tư khai thác cảng cạn Phù Đổng, Cổ Bi theo quy hoạch.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 979/QĐ-TTg

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu979/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành22/08/2023
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật9 tháng trước
(30/08/2023)
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 979/QĐ-TTg

Lược đồ Quyết định 979/QĐ-TTg 2023 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn 2021 2030


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 979/QĐ-TTg 2023 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn 2021 2030
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu979/QĐ-TTg
                Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
                Người kýTrần Hồng Hà
                Ngày ban hành22/08/2023
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật9 tháng trước
                (30/08/2023)

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Quyết định 979/QĐ-TTg 2023 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn 2021 2030

                            Lịch sử hiệu lực Quyết định 979/QĐ-TTg 2023 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn 2021 2030

                            • 22/08/2023

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực