Tiêu chuẩn ngành TCN68-136:1995

Tiêu chuẩn ngành TCN 68-136:1995 về tổng đài điện tử pabx - Yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành TCN 68-136:1995 về tổng đài điện tử pabx - Yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành


TIÊU CHUẨN NGÀNH

TCN 68-136:1995

LỜI NÓI ĐẦU

TCN 68-136:1995 được xây dựng trên cơ sở các khuyến nghị của CCITT, và tiêu chuẩn ngành TCN-125-88.

TCN 68-136:1995 thay thế cho tiêu chuẩn TCN-125-88.

TCN 68-136:1995 do Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện biên soạn. Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế đề nghị và được Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện ban hành theo quyết định số 1035/QĐ-KHCN ngày 1 tháng 8 năm 1995.

TCN 68-136:1995 được ban hành đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ngành Bưu điện (15/8/1945 – 15/8/1995).

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Thuật ngữ

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Các chỉ tiêu dịch vụ đối với các thuê bao

3.1.1. Các chỉ tiêu về dịch vụ đối với thuê bao

3.1.2. Khả năng lưu thoát của hệ thống

3.1.3. Mức phục vụ

3.1.4. Tính khả dụng

3.1.5. Định tuyến và lựa chọn

3.2. Các chỉ tiêu về truyền dẫn

3.2.1 Băng tần kênh thoại cần chuyển mạch

3.2.2. Trở kháng tổng đài

3.2.3. Suy hao do mất phối hợp trở kháng

3.2.4. Suy hao do mất cân bằng về đất.

3.2.5. Suy hao truyền dẫn

3.2.6. Mức tạp âm

3.2.7. Suy hao xuyên âm qua tổng đài

3.2.8. Méo suy hao theo tần số

3.2.9. Trễ nhóm tuyệt đối

3.3. Các chỉ tiêu về báo hiệu

3.3.1. Chỉ tiêu về các tín hiệu thông báo.

3.3.2. Chỉ tiêu về tín hiệu chuông

3.3.3. Tín hiệu tính cước từ xa

3.3.4. Chỉ tiêu về các tín hiệu địa chỉ

3.4. Khả năng đáp ứng của tổng đài với các loại đường dây

3.4.1. Với đường dây thuê bao

3.4.2. Với đường dây trung kế

3.4.5. Chỉ tiêu về nguồn điện và môi trường làm việc

3.5.1 Chỉ tiêu về nguồn điện

3.5.2. Môi trường làm việc của tổng đài

3.5.3. Bảo vệ đường dây đấu vào tổng đài

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH

TCN 68-136:1995

TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ PABX
YÊU CẦU KỸ THUẬT

PABX – Technical Standard

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này dùng cho tổng đài điện tử PABX được đấu nối với đường dây thuê bao mạng công cộng.

Tiêu chuẩn này làm cơ sở cho việc:

a) lựa chọn tổng đài điện tử PABX;

b) thiết kế chế tạo;

c) đo kiểm tra đánh giá chất lượng thiết bị.

2. Thuật ngữ

STT

Tiếng Anh

Tiếng Việt

1

Basic services

Các dịch vụ cơ bản

2

Recorded annoucement

Thông báo được ghi âm

3

Malicious call trace

Dịch vụ truy tìm cuộc gọi phá rối

4

Interception of calls service

Đơn vị hạn chế các cuộc gọi

5

Absent – subscriber service

Dịch vụ thuê bao đi vắng

6

Supplementary services

Các dịch vụ phụ

7

Abbreviated dialling service

Dịch vụ quay số tắt

8

Call diversion

Dịch vụ chuyển cuộc gọi

9

Alarm call service

Dịch vụ báo thức

10

Call waiting service

Dịch vụ đợi cuộc gọi

11

Completion of calls to busy subscribers

Dịch vụ hoàn thiện các cuộc gọi tới thuê bao bị bận

12

Conference service

Dịch vụ hội nghị

13

Automatic call – back service

Dịch vụ gọi lại tự động

14

Call pick up service

Dịch vụ nhập cuộc gọi

15

Call waiting indication service

Dịch vụ thông báo đợi cuộc gọi

16

Operator intrusion service

Dịch vụ xen vào của điện thoại viên

17

Call information logging

Dịch vụ đăng ký thông tin cuộc gọi

18

Direct dialling in service

Dịch vụ quay số trực tiếp từ mạng công cộng vào tổng đài PABX

19

Direct dialling – out service

Dịch vụ quay số trực tiếp từ trong PABX ra mạng công cộng

20

Grade of service

Mức phục vụ

21

Dial tone sending delay

Trễ gửi âm mời quay số

22

Through – connection delay

Trễ nối thông

23

Availability

Tính khả dụng

24

Routing and selection

Định tuyến và lựa chọn

25

Exchange impedance

Trở kháng tổng đài

26

Dial tone

Tín hiệu mời quay số

27

Return loss

Suy hao phản xạ

28

Busy tone

Tín hiệu báo bận

29

Ringing tone

Tín hiệu báo đang cấp chuông

30

Call waitting tone

Tín hiệu đợi cuộc gọi

31

Congestion tone

Tín hiệu ứ đọng

32

Caller waitting tone

Tín hiệu đợi người gọi

33

Warning tone to indicate that a conversation is being recorded

Tín hiệu thông báo cuộc đàm thoại bắt đầu được ghi

34

Longitudinal conversion loss

Suy hao mất cân bằng về đất

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Yêu cầu dịch vụ, chất lượng dịch vụ

3.1.1. Các yêu cầu về dịch vụ đối với thuê bao

3.1.1.1. Các dịch vụ cơ bản:

a) Dịch vụ thuê bao quay số tự động gọi nội hạt, đường dài và quốc tế được tổng đài tự động tính cước và in hóa đơn tùy theo yêu cầu cụ thể:

b) gọi tới các điện thoại viên để:

- Hỗ trợ thiết lập cuộc gọi trong trường hợp không quay số tự động được;

- Hỗ trợ thiết lập cuộc gọi trong trường hợp quay số tự động được nhưng gặp khó khăn;

- Cung cấp các thông tin cần thiết.

c) Gọi tới các thông báo được ghi âm cho các mục đích cung cấp thông tin;

d) Gọi tới các dịch vụ công cộng: Công an, cứu hỏa, cấp cứu….;

e) Dịch vụ truy tìm cuộc gọi phá rối;

f) Dịch vụ hạn chế các cuộc gọi;

g) Dịch vụ thuê bao đi vắng.

3.1.1.2. Các dịch vụ phụ:

a) Dịch vụ quay số tắt;

b) Dịch vụ chuyển cuộc gọi;

c) Dịch vụ báo thức;

d) Dịch vụ đợi cuộc gọi;

e) Dịch vụ hoàn thiện các cuộc gọi tới thuê bao bị bận,

f) Dịch vụ hội nghị;

g) Dịch vụ gọi lại tự động;

h) Dịch vụ nhập cuộc gọi;

i) Dịch vụ thông báo đợi cuộc gọi;

j) Dịch vụ xen vào của điện thoại viên;

k) Dịch vụ đăng ký thông tin cuộc gọi;

l) Dịch vụ quay số trực tiếp từ mạng công cộng vào tổng đài PABX;

m) Dịch vụ quay số trực tiếp từ trong PABX ra mạng công cộng.

3.1.2. Khả năng lưu thoát của hệ thống:

- đối với các thuê bao nội bộ: 0,1 Erl;

- đối với đường trung kế: 0,2 Erl;

- Thời gian chiếm giữ trung bình: 55s.

3.1.3. Mức phục vụ

3.1.3.1. Khả năng phục vụ

Khả năng phục vụ của tổng đài phải đảm bảo các chỉ tiêu nêu trong bảng 1.

Bảng 1 – Khả năng phục vụ của tổng đài

Thể loại đánh giá

Chế độ làm việc
bình thường
%

Chế độ quá tải
15%
%

1. Xác suất phải chờ đợi âm mời quay số quá 3 giây

≤ 1,5

≤ 10,0

2. Tổn thất khi gọi nội bộ

≤ 0,5

≤ 2,5

3. Tổn thất khi gọi ra mạng nội hạt quốc gia

≤ 2,0

≤ 5,0

4. Tổn thất khi gọi từ mạng quốc gia vào

≤ 1,0

≤ 3,0

3.1.3.2. Trễ gửi âm mời quay số

Trể gửi âm mời quay số là khoảng thời gian từ khi giao diện thuê bao của tổng đài nhận được trạng thái nhấc máy đến khi tổng đài bắt đầu cung cấp âm mời quay số tới đường dây. Trễ này được quy định ở bảng 2.

Bảng 2 – Trễ âm mời quay số

 

Trễ tải chuẩn A
ms

Trễ tải chuẩn B
ms

Giá trị trung bình

≤ 400

≤ 800

Xác suất 0,95 không vượt quá

600

1 000

3.1.3.3. Trễ nối thông

Trễ nối thông là khoảng thời gian cần thiết để tổng đài thực hiện nối thông giữa các kết cuối tổng đài đi và đến. Trễ này được quy định ở bảng 3 và bảng 4.

Bảng 3 – Trễ nối thông đối với cuộc nối gọi ra

 

Trễ tải chuẩn A

Trễ tải chuẩn B

Không cùng thiết bị phụ

Cùng thiết bị phụ

Không cùng thiết bị phụ

Cùng thiết bị phụ

Giá trị trung bình, ms

≤ 250

≤ 350

≤ 400

≤ 500

Xác suất 0,95 không vượt quá, ms

300

500

600

800

Bảng 4 – Trễ nối thông đối với cuộc nối nội bộ và kết cuối

 

Trễ tải chuẩn A

Trễ tải chuẩn B

Giá trị trung bình, ms

≤ 100

≤ 100

Xác suất 0,95 không vượt quá, ms

180

180

3.1.3.4. Trễ ngắt chuông cho các cuộc gọi nội bộ và kết cuối

Trễ ngắt chuông cho các cuộc gọi nội bộ và kết cuối là khoảng thời gian từ khi thuê bao bị gọi nhấc máy được nhận dạng ở giao diện đường dây thuê bao tới khi tín hiệu chuông ở cùng giao diện này được ngừng cấp. Trễ này được quy định ở bảng 5.

Bảng 5 – Trễ ngắt chuông cho các cuộc gọi nội bộ và kết cuối

 

Trễ tải chuẩn A

Trễ tải chuẩn B

Giá trị trung bình, ms

≤ 100

≤ 150

Xác suất 0,95 không vượt quá, ms

150

200

3.1.3.5. Trễ giải phóng cuộc gọi tổng đài

Trễ giải phóng cuộc gọi tổng đài là khoảng thời gian từ khi yêu cầu cuối cùng để giải phóng tuyến nối có hiệu lực xử lý trong tổng đài tới khi tuyến nối được giải phóng. Trễ này được quy định ở bảng 6.

Bảng 6 – Trễ giải phóng cuộc gọi tổng đài

 

Trễ tải chuẩn A

Trễ tải chuẩn B

Giá trị trung bình, ms

≤ 250

≤ 400

Xác suất 0,95 không vượt quá, ms

300

700

3.1.4. Tính khả dụng

3.1.4.1. Thời gian hư hỏng trung bình

Thời gian hư hỏng góp lại trung bình (MAIDT) cho một kết cuối: MAIDT(1) 30 phút/năm.

3.1.4.2. Độ tin cậy phần cứng.

a) Đối với thiết bị số cho phép hư hỏng lớn nhất là 20 trên 1 000 cửa trong một năm.

b) Đối với thiết bị tương tự hoặc tương tự - số thí hư hỏng lớn nhất cho phép là 28 trên 1 000 cửa trong một năm.

3.1.4.3. Điều khiển tải tổng đài

Các trạng thái quá tải không được ảnh hưởng xấu đến các cuộc gọi hoặc tuyến nối đã được thiết lập.

3.1.5. Định tuyến và lựa chọn:

- Tổng đài phải có khả năng đấu trung kế một chiều hoặc hai chiều.

- Tổng đài có khả năng dùng tới 7 chữ số để đánh số nội bộ;

- Tổng đài có thể dễ dàng thay đổi yêu cầu sử dụng thuê bao, trung kế bằng lệnh người – máy.

- Tổng đài có khả năng điều khiển ít nhất là 16 chữ số.

3.2. Các chỉ tiêu về truyền dẫn

3.2.1. Băng tần kênh thoai cần chuyển mạch: từ 300 đến 3400 Hz.

3.2.2. Trở kháng tổng đài: 600 W ± 10%

3.2.3. Suy hao phản xạ

a) 300 Hz:³ 14 dB;

b) 400 Hz:³ 16 dB;

c) 500 Hz:³ 18 dB;

d) từ 500 đến 2000 Hz :³ 18 dB;

e) 2 700 Hz :³ 16 dB;

f) 3 400 Hz:³ 14 dB;

3.2.4. Suy hao mất cân bằng về đất:

- trong dải từ 300 đến 600 Hz :³ 40 dB;

- trong dải từ 600 đến 3 400 Hz :³ 46 dB;

3.2.5. Suy hao truyền dẫn:

- Giữa thuê bao với thuê bao: từ 0 đến 8,0 dB;

- Giữa thuê bao với trung kế: từ 0 đến 3,0 dB;

3.2.6. Mức tạp âm (đo ở tần số 1000 Hz, trở kháng 600W):

- Mức tạp âm xung :≤ -35 dBm0p;

- Mức tạp âm không cân bằng ≤ -65 dBm0p.

3.2.7. Suy hao xuyên âm qua tổng đài:

- suy hao xuyên âm đo ở tần số 1 000 Hz, trở kháng 600 W phải ³ 67 dB.

3.2.8 Méo suy hao theo tần số: Sự thay đổi suy hao theo tần số của kênh bất kỳ phải nằm trong các giới hạn cho trong bảng 7.

Bảng 7. Méo suy hao theo tần số (so với 1000 Hz)

Tần số, Hz

Méo suy hao, dB

200

Trên 0

300

Trên -0,6 nhưng dưới +2.0

400

Trên -0,6 nhưng dưới +1,5

600

Trên -0,6 nhưng dưới +0,7

2 400

Trên -0,6 nhưng dưới +1,1

3 000

Trên -0,6 nhưng dưới +3,0

3 400

Trên -0,6

3.2.9 Trễ nhóm tuyệt đối

Trễ nhóm tuyệt đối gồm cả trễ do đồng chỉnh khung và các tầng chuyển mạch thời gian và không gian của mạng chuyển mạch trong hệ thống.

Giá trị trung bình của trễ nhóm tuyệt đối ≤ 2 100 ms

3.3. Các chỉ tiêu về báo hiệu

3.3.1. Chỉ tiêu về các tín hiệu thông báo

3.3.1.1. Mức điện tín hiệu thông báo:

- Với các tín hiệu thông báo một tần số, mức là (-10 ± 5) dBmO (được đo với âm liên tục);

- Với các tín hiệu thông báo đặc biệt, mức khác nhau giữa 2 hoặc 3 tần số bất kỳ tạo ra âm là 3dB;

- Với các cửa thuê bao dùng máy ấn phím thì mức tín hiệu mời quay số phải nhỏ hơn – 10dBm0.

3.3.1.2. Tín hiệu mời quay số

Tín hiệu này thông báo tổng đài đã sẵn sàng nhận thông tin cuộc gọi và yêu cầu người dùng bắt đầu gửi thông tin cuộc gọi:

- Tần số: (425 ± 25)Hz;

- Nhịp: liên tục;

- Méo hài: ≤ 1%

3.3.1.3. Tín hiệu báo bận

Tín hiệu này thông báo đường dây thuê bao bị gọi đang bận:

- Tần số: (425 ± 25)Hz;

- Nhịp: F + D = từ 300 đến 1 100 ms;

Với: F – Thời gian phát tín hiệu

D – Thời gian dừng tín hiệu

Tỉ lệ:  từ 0,67 đến 1,5

- méo hài: ≤ 1%

3.3.1.4. Tín hiệu báo đang cấp chuông

Tín hiệu này thông báo tới thuê bao chủ gọi là tuyến nối đã được thiết lập và đang cấp chuông cho thuê bao bị gọi.

- Tần số: (425 ± 25)Hz;

- nhịp: có tín hiệu: từ 0,67 đến 1,5s

không có tín hiệu: từ 3 đến 5s;

- Méo hài: ≤ 1%.

3.3.1.5. Tín hiệu ứ đọng

Tín hiệu này thông báo tới thuê bao chủ gọi rằng tổng đài không có khả năng thực hiện cuộc gọi vì các đường dây đã sử dụng hết:

- Tần số: (425 ± 25)Hz;

- nhịp lặp lại 3 lần:

+ có tín hiệu: 0,2s

+ Không có tín hiệu: 0,2s

- Méo hài: ≤ 1%.

3.3.1.6. Tín hiệu đợi cuộc gọi

Tín hiệu này báo có cuộc gọi mới cho thuê đang bận một cuộc gọi khác nếu thuê bao này đã được cài dịch vụ chờ cuộc gọi:

- Tần số: (425 ± 25)Hz;

- nhịp:

có tín hiệu: từ 300 đến 500ms;

không có tín hiệu: từ 8 đến 10s

- Méo hài: ≤ 1%.

3.3.1.7. Tín hiệu đợi người gọi

Tín hiệu này báo cho chủ gọi trong trường hợp gọi đến một thuê bao đang bận một cuộc gọi khác nếu thuê bao này đã được cài dịch vụ chờ người gọi:

- Tần số: (425 ± 25)Hz;

- nhịp:

có tín hiệu: từ 300 đến 500ms;

không có tín hiệu: từ 8 đến 10s

- Méo hài: ≤ 1%.

3.3.1.8. Tín hiệu thông báo cuộc đàm thoại bắt đầu được ghi

Tín hiệu này thông báo cuộc đàm thoại bắt đầu được ghi âm ở thuê bao:

- Tần số: 1 400Hz ± 1,5%;

- nhịp:

có tín hiệu: từ 350 đến 500ms;

không có tín hiệu: (15 ±3)s.

- Méo hài: ≤ 1%.

3.3.2. Chỉ tiêu về tín hiệu chuông:

- điện áp: từ 75 đến 100 VAC;

- tần số: từ 16 đến 25 Hz;

- nhịp:

Có chuông: từ 0,67 đến 1,5 s

Không có chuông: từ 3 đến 5s

3.3.3. Tín hiệu cước từ xa (chỉ dùng cho báo hiệu đầu cuối):

- Tần số xung: 16 hoặc 12 kHz;

- độ rộng xung: (125±25)ms;

- mức phát: 2V ± 10%;

- công suất phát: 20 mW± 20% trên tải 200 Ω;

- méo hài: ≤ 5%.

3.3.4. Chỉ tiêu về các tín hiệu địa chỉ

3.3.4.1. Tín hiệu địa chỉ xung thập phân

Khi làm việc với các đường dây dùng phương thức truyền tín hiệu địa chỉ bằng xung thập phân (DP), tổng đài phải xử lý tín hiệu với xác suất lỗi P ≤10-5 và tốc độ truyền xung nêu trong bằng 8.

Bảng 8 – Chỉ tiêu tín hiệu địa chỉ xung thập phân

Tốc độ truyền xung
xung/s

Độ dài xung
ms

7

Từ 35 đến 112

9

Từ 35 đến 91

11

Từ 35 đến 71

12

Từ 35 đến 62

Thời gian dừng giữa các chữ số quay: từ 232 ms đến 7s.

3.3.4.2. Tín hiệu địa chỉ mã đa tần (DTMF)

Khi tổng đài làm việc với các đường dây (thuê bao hoặc trung kế) với phương thức truyền tín hiệu địa chỉ mã đa tần chỉ tiêu kỹ thuật đối với thiết bị thu tín hiệu địa chỉ của tổng đài phải đáp ứng:

- Các tần số tín hiệu:

+ nhóm thấp: 697; 770; 852; 944 Hz;

+ nhóm cao: 1 209; 1 336; 1 477; 1 633 Hz;

- độ lệch tần số công tác trong khoảng ± 1,8%;

- mức công tác của các tín hiệu tần số: từ -3 đến -24 dBmO;

- mức công suất chênh lệch lớn nhất cho phép giữa hai tín hiệu tần số (tần số trên và tần số dưới): < 5 dB;

- Thời gian thu mỗi tín hiệu:

+ độ dài giới hạn của tín hiệu là 40ms;

+ khoảng cách giữa các tín hiệu là 30ms;

- Tốc độ thu tín hiệu nhỏ nhất: 120ms/1 chữ số:

- Khả năng chống ảnh hưởng nhiễu tiếng nói: mức lỗi cho phép là ≤ 6 lỗi/46giờ, với tiếng nói có mức trung bình -15 dBm.

3.4. Khả năng đáp ứng của tổng đài với các loại đường dây

3.4.1. Đường dây thuê bao

a) Quy định điện áp trên dây a,b

- dây a có điện áp (-) so với đất;

- dây b có điện áp đất so với nguồn (-) tổng đài.

b) Quy định điện áp đảo cực trên 2 dây a, b:

- là điện áp trên dây a,b ngược với quy định ở mục a.

e) Điện trở mạch vòng trên 2 dây a, b:

- phải nhỏ hơn 1 200 Ω (kể cả nội trở máy điện thoại)

d) Điện trở chênh lệch lớn nhất 2 dây a,b:

Ra-bmax ≤ 12 Ω

c) Điện trở cách điện dây – dây, dây – đất nhỏ nhất cho phép (có giá phối dây)

Rcdien,min ≥ 10kΩ

f) Điện dung ký sinh lớn nhất cho phép:

Cmax ≤ 0,5 mF

3.4.2. Đường dây trung kế

a) Điện trở mạch vòng dây a, b lớn nhất cho phép

Ra-bmax ≤ 1200 Ω

b) Điện trở cách điện dây – dây, dây – đất nhỏ nhất cho phép (có giá phối dây)

Rcdien,min ≥ 20kΩ

c) Điện dung ký sinh lớn nhất cho phép:

Cmax ≤ 0,5 mF

3.5. Chỉ tiêu về nguồn điện và môi trường làm việc

3.5.1. Chỉ tiêu về nguồn điện

3.5.1.1. Nguồn xoay chiều

a) 110 VAC (+10%, - 20%)

b) 220 VAC (+10%, - 20%)

c) tần số nguồn xoay chiều (50 hoặc 60) Hz ±1 Hz.

3.5.1.2. Nguồn một chiều

- nguồn – 48 VDC (+6 VDC, -4 VDC);

Với các tổng đài có dung lượng nhỏ có thể sử dụng nguồn 12 VDC hoặc -24 VDC đảm bảo dòng cấp cho máy điện thoại là 30 đến 40 mA.

- cực (+) của nguồn một chiều đấu với đất (vỏ tổng đài);

- độ gợn sóng nguồn một chiều sơ cấp không được vượt quá 2,5 mV;

- các nguồn một chiều thứ cấp phải có cơ chế bảo vệ chống quá áp và quá dòng;

- Tiêu thụ năng lượng cho phép lớn nhất đối với toàn bộ tổng đài không được vượt quá 2W trên một đường dây thuê bao hoặc trung kế.

3.5.1.3. Điện trở tiếp đất của tổng đài

Điện trở tiếp đất của tổng đài bao gồm điện trở tiếp đất công tác và điện trở tiếp đất bảo vệ. Tùy theo dung lượng tổng đài mà quy định trở tiếp đất như bảng 9:

Bảng 9 – Điện trở tiếp đất tổng đài

Dung lượng
số

Điện trở tiếp đất công tác

Điện trở tiếp đất bảo vệ

 ≤ 100

≤ 10,0

≤ 100

≤ 500

≤ 5,0

≤ 100

≤ 1 000

≤ 2,5

≤ 10

≤ 2 000

≤ 2,5

≤ 10

3.5.2. Môi trường làm việc của tổng đài:

- nhiệt độ: từ 0 đến 50oC;

- độ ẩm tương đối: từ 20 đến 80%

3.5.3. Bảo vệ đường dây đấu vào tổng đài

Tổng đài phải có các thiết bị bảo vệ chống điện áp lạ trên đường dây thuê bao, trung kế khi điện áp lạ có giá trị ≥ 110V.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCN68-136:1995

Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
Số hiệuTCN68-136:1995
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành01/08/1995
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcĐiện - điện tử
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN TCN68-136:1995

Lược đồ Tiêu chuẩn ngành TCN 68-136:1995 về tổng đài điện tử pabx - Yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn ngành TCN 68-136:1995 về tổng đài điện tử pabx - Yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
                Số hiệuTCN68-136:1995
                Cơ quan ban hànhTổng cục Bưu điện
                Người ký***
                Ngày ban hành01/08/1995
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcĐiện - điện tử
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn ngành TCN 68-136:1995 về tổng đài điện tử pabx - Yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn ngành TCN 68-136:1995 về tổng đài điện tử pabx - Yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành

                            • 01/08/1995

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực