Tiêu chuẩn ngành TCN68-163:1997

Tiêu chuẩn ngành TCN 68-163:1997 về hệ thống báo hiệu số 7 – Yêu cầu kỹ thuật – Phần cơ sở do do Tổng cục Bưu điện ban hành

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành TCN 68-163:1997 về hệ thống báo hiệu số 7 – Yêu cầu kỹ thuật – Phần cơ sở do do Tổng cục Bưu điện ban hành


TIÊU CHUẨN NGÀNH

TCN 68-163:1997

HỆ THỐNG BÁO HIỆU SỐ 7 – YÊU CẦU KỸ THUẬT – PHẦN CƠ SỞ

LỜI NÓI ĐẦU

Bộ tiêu chuẩn về hệ thống báo hiệu số 7 bao gồm 3 phần không thể tách rời khi áp dụng bao gồm: TCN 68-163:1997, TCN 68-163A:1997 và TCN 68-163B:1997.

TCN 68-163:1997 được xây dựng trên cơ sở các khuyến nghị của ITU-T.

TCN 68-163:1997 do Viện KHKT Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế đề nghị, Tổng cục Bưu điện ban hành theo quyết định số 198/QĐ-KHCN ngày 31 tháng 3 năm 1997.

 

MỤC LỤC

1. Đặt vấn đề

2. Phạm vi

3. Lĩnh vực áp dụng

4. Các khuyến nghị tham khảo của ITU-T

5. Các chức năng bắt buộc đối với MTP

6. Các chức năng bắt buộc đối với ISUP

7. Tổng quan về các khuyến nghị sửa đổi của ITU-T và các tiêu chuẩn của ETSI cho ISUP có trong phụ bản

8. Các yêu cầu về phối hợp hoạt động

9. Các thủ tục bắt buộc cho việc nhận dạng cuộc gọi có nội dung xấu

10. Các thủ tục bắt buộc cho việc can thiệp của điện thoại viên

11.  Các thủ tục bắt buộc cho tính cước.

Các phụ bản:

Các khuyến nghị sửa đổi ITU-T Q.761-Q.764, Q.850 (Phụ bản A) và Q.730-Q.737, các tiêu chuẩn của ETSI trong 300356-18 (phụ bản B), đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cụ thể cho giao thức ISUP và các thủ tục cho mạng Viễn thông Việt Nam cũng như cho giao diện cổng quốc tế.

 

1. Đặt vấn đề

Hệ thống báo hiệu số 7 được triển khai cho mạng ISDN/PSTN trong mạng Viễn thông quốc gia của Việt nam sẽ phải bao hàm phiên bản hệ thống báo hiệu số 7 (SS NO.7) của ITU – T được cài đặt trong các tổng đài số và tổng đài ISDN của mạng Viễn thông quốc gia Việt Nam.

2. Phạm vi áp dụng

Phiên bản này của hệ thống báo hiệu số 7 được triển khai sẽ bao gồm phần chuyển giao tin báo (MTP) và phần đối tượng sử dụng ISDN (ISUP). Việc triển khai các phần khác của hệ thống báo hiệu số 7 (SS NO.7) đang được tiếp tục nghiên cứu và sẽ không chứa trong tài liệu này.

3. Lĩnh vực áp dụng

Phiên bản này của hệ thống báo hiệu số 7 được triển khai sẽ áp dụng cho các tổng đài nội hạt, chuyển tiếp, cả nội hạt và chuyển tiếp, và quốc tế (có nghĩa là phải bao gồm cả phối hợp hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế với các hệ thống báo hiệu đã được chuẩn hóa theo ITU-T như R2, số 5, và ISUP) qua các đường truyền dẫn số mặt đất hay vệ tinh.

4. Các khuyến nghị tham khảo của ITU – T

4.1. Phần chuyển giao tin báo (MTP)

Phần chuyển giao tin báo MTP được triển khai dựa trên các khuyến nghị Q.701 - Q.709 của ITU – T đưa ra năm 1992/1993.

4.2. Phần đối tượng sử dụng ISDN (ISUP)

Đối với giao diện cổng quốc tế cũng như đối với mạng quốc gia Việt Nam phần đối tượng sử dụng ISDN, ISUP được triển khai dựa trên các khuyến nghị Q.730 – Q.737 và Q.761- Q.764 của ITU – T đưa ra năm 1993, có tham khảo thêm mô tả chi tiết dự thảo tiêu chuẩn 300 356 – 1 đến 19 của ETSI.

5. Các chức năng bắt buộc đối với MTP

Việc triển khai MTP phải dựa trên các khuyến nghị Q.701 đến Q.709 của ITU – T, loại bỏ các chức năng không bắt buộc (chọn lựa) và các thủ tục kiểm tra luồng của phần đối tượng sử dụng/khả năng không có sẵn của phần đối tượng sử dụng. Mặc dù vậy thủ tục khởi động lại MTP dựa theo khuyến nghị đưa ra năm 1992/1993 sẽ được áp dụng.

Các đặc tính lựa chọn khác sẽ được cân nhắc sau và sẽ được đàm phán khi DGPT quyết định triển khai chức năng đó. Nhà cung cấp thiết bị đồng ý cùng hợp tác với DGPT.

Các bản tin và tín hiệu yêu cầu đối với MTP được định nghĩa trong bản định vị mã đầu như sau

Các bản tin và tín hiệu bắt buộc

Nhóm bản tin

H0

H1

0001

0010

0011

0100

0101

0110

0111

1000

CHM

0001

COD

COA

 

 

CBD

CBA

 

 

ECM

0010

ECO

ECA

 

 

 

 

 

 

FCM

0011

 

TFC*

 

 

 

 

 

 

TFM

0100

TFP

 

-

 

TFA

 

 

 

RSM

0101

RST

 

 

 

 

 

 

 

MIM

0110

LIN

LUN

LIA

LUA

LID

LFU

LLT

LRT

TRM

0111

TRA

 

 

 

 

 

 

 

Chú ý: Các chữ viết tắt được sử dụng giống như trong các khuyến nghị Q.704, bảng 1/Q.704

* Các bit dự phòng trong bản tin điều khiển truyền luôn luôn được lập bằng 00.

6. Các chức năng bắt buộc đối với ISUP

6.1. Các vấn đề chung

Việc triển khai phần ISUP phải dựa trên các khuyến nghị Q.730 – Q.737 và Q.761 – Q.764 của ITU – T và phải bao gồm một số bổ sung cho yêu cầu riêng của mạng quốc gia như nhận dạng cuộc gọi có nội dung xấu và cung cấp trung kế.

Một điều cần lưu ý ở đây là thủ tục điều khiển tiếng vọng của các khuyến nghị Q.764 CCITT trong sách xanh được áp dụng chứ không phải trong các khuyến nghị của ITU đưa ra năm 1993.

6.2. Các dịch vụ bắt buộc được cung cấp bởi phần ISUP

6.2.1. Các dịch vụ cơ bản bắt buộc đối với cuộc gọi

Loại dịch vụ

 

Tiêu chuẩn

Thông tin tương ứng

Tiếng nói 3.1. kHz. Audio

M

Q.761 – Q.764

ETSI 300 356-1, ban hành 11.94

64 kbps, không hạn chế

M

Q.761 – Q.764

ETSI 300 356-1, ban hành 11.94

Thủ tục tương thích

M

Q.761 – Q.764

ETSI 300 356-1, ban hành 11.94

Phụ lục ZA

Các thủ tục hỗn loạn

M

Q.761 – Q.764

ETSI 300 356-1, ban hành 11.94

Phụ lục ZA

Phân chia đơn giản

M

Q.761 – Q.764

ETSI 300 356-1, ban hành 11.94

Phụ lục ZA

Các thủ tục điều khiển tiếng vọng

M

Q.761 – Q.764, phần 2.8 của CCITT sách xanh.

Các âm báo hiệu và thông báo

M

Q.761 – Q.764

ETSI 300 356-1, ban hành 11.94

Tạm dừng và khôi phục lại MTP

M

Q.761 – Q.764

ETSI 300 356-1, ban hành 11.94

Thông tin phân phối truy nhập

M

Q.761 – Q.764

ETSI 300 356-1, ban hành 11.94

Phụ lục ZA

Vận chuyển thông tin dịch vụ xa của đối tượng sử dụng.

M

Q.761 – Q.764

ETSI 300 356-1, ban hành 11.94

Phụ lục ZA

Can thiệp của điện thoại viên

M

Giống như điều 10

Giống như điều 10

Tính cước

M

Giống như điều 11

Giống như điều 11

M = Yêu cầu bắt buộc

Chú ý: Bắt buộc phải thực hiện việc mã hóa thông tin tương thích như đã được định nghĩa trong yêu cầu kỹ thuật A.M. của ETSI.

6.2.2. Các thủ tục báo hiệu cơ bản bắt buộc đối với các dịch vụ hỗ trợ

Loại dịch vụ

 

Tiêu chuẩn

Thông tin tương ứng

Truyền số cơ bản

M

Q.761 – Q.764

ETSI 300 356-1, ban hành 11.94

Phụ lục ZA

Các thủ tục lưu ý cơ bản

M

Q.761 – Q.764

ETSI 300 356-1, ban hành 11.94

Phụ lục ZA

M = Yêu cầu bắt buộc

Chú ý: Bắt buộc phải thực hiện việc mã hóa thông tin tương thích như đã được định nghĩa trong yêu cầu kỹ thuật A.M. của ETSI.

6.2.3. Các dịch vụ bổ trợ

6.2.3.1. Các dịch vụ bổ trợ bắt buộc

ISUP cần phải cung cấp được các dịch vụ sau:

Loại dịch vụ

 

Tiêu chuẩn

Thông tin tương ứng

Quay số vào trực tiếp (DDI)

M

ITU-T Khuyến nghị. Q.731.1

Số thuê bao kép (MSN)

M

ITU-T Khuyến nghị. Q.731.2

Hiển thị nhận dạng chủ gọi (CLIP)

 

ETSI 30356 - 3, Ban hành 11.94

ITU-T Khuyến nghị. Q.731

Phụ lục ZA

Hạn chế nhận dạng chủ gọi (CLIR)

M

ETSI 30356 - 4, Ban hành 11.94

ITU-TRec. Q.731

Phụ lục ZA

Khả năng chuyển đổi vị trí thiết bị đầu cuối (TP)

M

ETSI 30356 - 7, Ban hành 11.94

ITU-T Khuyến nghị. Q.733

Phụ lục ZA

Đợi cuộc gọi (CW)

M

ETSI 30356 - 17, Ban hành 11.94

ITU-T Khuyến nghị. Q.733

Phụ lục ZA

Hiển thị nhận dạng thuê bao đấu nối (COLP)

M

ETSI 30356 - 5, Ban hành 11.94

ITU-T Khuyến nghị. Q.731

Phụ lục ZA

Hạn chế nhận dạng thuê bao đấu nối (COLR)

M

ETSI 30356 - 6, Ban hành 11.94

ITU-T Khuyến nghị. Q.731

Nhận dạng cuộc gọi có nội dung xấu (MCID)

M

Giống như điều 9

Giống như điều 9

Địa chỉ phụ (SUB)

M

ETSI 30356 - 10, Ban hành 11.94

ITU-T Khuyến nghị. Q.731

...

Chuyển hướng cuộc gọi (CFU, CFB, CFNR)

M

ETSI 30356 – 15, Ban hành 11.94

ITU-T Khuyến nghị. Q.732

Phụ lục ZA

Giữ cuộc gọi (CH)

M

ETSI 30356 - 16, Ban hành 11.94

ITU-T Khuyến nghị. Q.733

Phụ lục ZA

Cuộc gọi hội nghị (CONF)

M

ETSI 30356 - 12, Ban hành 11.94

ITU-T Khuyến nghị. Q.734

Phụ lục ZA

Cuộc gọi tay ba (3PTY)

M

ETSI 30356 - 19, Ban hành 11.94

ITU-T Khuyến nghị. Q.734

Phụ lục ZA

Nhóm đối tượng sử dụng (CUG)

M

ETSI 30356 - 9, Ban hành 11.94

ITU-T Khuyến nghị. Q.735

Dịch vụ báo hiệu đối tượng sử dụng loại I, yêu cầu giáp tiếp (UUS I)

M

ETSI 30356 - 8, Ban hành 11.94

ITU-T Khuyến nghị. Q.737

M = Yêu cầu bắt buộc

Chú ý: Bắt buộc phải thực hiện việc mã hóa thông tin tương thích như đã được định nghĩa trong yêu cầu kỹ thuật A.M. của ETSI.

6.2.3.2. Các dịch vụ bổ trợ lựa chọn

Việc cung cấp các dịch vụ được liệt kê sau đây sẽ tiếp tục được xem xét và sẽ được đàm phán khi DGPT quyết định triển khai các dịch vụ đó. Các nhà cung cấp thiết bị nhất trí hợp tác với DGPT.

Loại dịch vụ

Tiêu chuẩn

Thông tin tương ứng

Chuyển cuộc gọi

 

ETSI 30356 - 15, Ban hành 11.94

ITU-T Khuyến nghị. Q.732

Phụ lục ZA

Dịch vụ báo hiệu đối tượng sử dụng loại I, yêu cầu trực tiếp (UUS I)

ETSI 30356 - 8, Ban hành 11.94

ITU-T Khuyến nghị. Q.737

Dịch vụ báo hiệu đối tượng sử dụng loại 2, (UUS 2)

ETSI 30356 - 8, Ban hành 11.94

ITU-T Khuyến nghị. Q.737

Dịch vụ báo hiệu đối tượng sử dụng loại 3 (UUS 3)

ETSI 30356 - 8, Ban hành 11.94

ITU-T Khuyến nghị. Q.737

Hoàn thành cuộc gọi đến thuê bao bận (CCHS)

ETSI Ban hành 11.94

ITU-T Khuyến nghị. Q.733

6.3. Các bản tin và các tham số bắt buộc định nghĩa theo ITU – T

6.3.1. Các bản tin bắt buộc theo ITU – T

DẠNG BẢN TIN

Address complete

00000110

Answer

00001001

Blocking

00010011

Blocking acknowledgement

00010101

Call progress

00101100

Charge information

00110001

Circuit group blocking

00011000

Circuit group blocking acknowledgement

00011010

Circuit group reset

00010111

Circuit group reset acknowledgement

00101001

Circuit group unblocking

00011001

Circuit group unblocking acknowledgement

00011011

Confusion

00101111

Connect

00000111

Continuity

00000101

Continuity check request

00010001

Facility accepted

00100000

Facility reject

00100001

Facility request

00011111

Forward transfer

00001000

Identification request

00110110

Identification response

00110111

Information

00000100

Information request

00000011

Initial address

00000001

Release

00001100

Release complete

00010000

Reset circuit

00010010

Resume

00001110

Segmentation

00111000

Subsequent address

00000010

Suspend

00001101

Unblocking

00010100

Unblocking acknowledgement

00010110

User to user information

00101101

6.3.2. Các tham số bắt buộc theo ITU – T

Tên tham số

Thông tin phân phối truy nhập

00101110

Chuyển tải truy nhập

00000011

Mức tắc nghẽn tự động

00100111

Chỉ thị cuộc gọi ngược lại

00010001

Số bị gọi

00000100

Số chủ gọi

00001010

Loại chủ gọi

00001001

Chỉ thị nguyên nhân

00010010

Chỉ thị dạng bản tin nhóm mạch giám sát

00010101

Mã khóa nội bộ trong nhóm thuê bao

00011010

Số được kết nối

00100001

Chỉ thị liên tục

00010000

Kết thúc các tham số lựa chọn

00000000

Thông tin sự kiện

00100100

Chỉ thị cuộc gọi đi

00000111

Lưu ý cơ bản

00101100

Số cơ bản

11000000

Chỉ thị thông tin

00001111

Chỉ thị yêu cầu thông tin

00001110

Số cục bộ

00111111

Chỉ thị yêu cầu MCID

00111011

Chỉ thị trả lời MCID

00111100

Thông tin độ tương thích của bản tin

00111000

Dạng tự nhiên của chỉ thị kết nối

00000110

Chỉ thị cuộc gọi ngược lại lựa chọn

00101001

Chỉ thị cuộc gọi đi lựa chọn

00001000

Số bị gọi gốc

00101000

Thông tin độ tương thích tham số

00111001

Phạm vi và trạng thái

00010110

Số đang định lại hướng

00001011

Thông tin định hướng lại

00010011

Số định hướng lại

00001100

Hạn chế số định hướng lại

01000000

Số trong thứ tự

00000101

Biểu thị tạm ngưng và tái thiết lập

00100010

Yêu cầu đối với phương tiện truyền dẫn

00000010

Thông tin dịch vụ đối tượng sử dụng

00011101

Thông tin dịch vụ xa đối tượng sử dụng

00110100

Biểu thị đối tượng sử dụng đến đối tượng sử dụng

00101010

Thông tin đối tượng sử dụng đến đối tượng sử dụng

00100000

6.4. Bản tin và tham số quốc gia bắt buộc

6.4.1. Bản tin quốc gia sau đây được coi là bắt buộc

Tên bản tin

Bản tin cho sự can thiệp của điện thoại viên quốc gia (TKO)

11111111

6.4.2. Tham số quốc gia sau đây được coi là bắt buộc

Tên tham số

Số lượng vùng cước

11111111

Số lượng đơn vị cước

11111110

7. Tổng quan về các khuyến nghị sửa đổi của ITU – T và các tiêu chuẩn của ETSI cho ISUP có trong phụ bản

Để cung cấp mô tả chi tiết các yêu cầu đối với ISUP sẽ được dùng trong mạng quốc gia Việt Nam cũng như các yêu cầu tại giao diện cổng quốc tế, bảng tham khảo các khuyến nghị Q.761 – Q.764, và Q.730 – Q.737, các tiêu chuẩn của ETSI trong 300356 – 19, được đưa trong trong phụ bản A và B. Các sai lệch trong các phần của ITU – T cũng được đưa ra.

Chú ý:

. Thông tin cụ thể hơn liên quan đến phần MTP không có trong phụ bản. Căn cứ vào cấu trúc của MTP thì thông tin đưa ra trong điều 5 của tài liệu này được coi là đủ để đảm bảo độ tương thích giữa các lần triển khai khác nhau.

. Trong trường hợp dịch vụ bổ trợ CCBS (yêu cầu lựa chọn) được triển khai trong tương lai, phần điều khiển kết nối báo hiệu SCCP, lớp giao thức 0 cũng như phần các khả năng chuyển tải TC sẽ được sử dụng như trong các khuyến nghị mới nhất của ITU – T. Mặc dù vậy, các nhóm chức năng của hệ thống báo hiệu số 7 CSS No. 7 sẽ được quy định cụ thể hơn với việc triển khai bước đầu các đặc tính của mạng trí tuệ (IN) hoặc liên kết báo hiệu giữa các trung tâm chuyển mạch di động GSM trong mạng quốc gia Việt Nam.

8. Các yêu cầu về phối hợp hoạt động

8.1. Vấn đề chung

Trong phần tiếp theo, các thủ tục bắt buộc cho việc phối hợp hoạt động giữa phần ISUP quốc gia định nghĩa theo hệ thống báo hiệu số 7 (SS no.7) của ITU – T và hệ thống báo hiệu kênh riêng đa tần R2 MFC đang được sử dụng trong mạng quốc gia Việt Nam, được mô tả.

Căn cứ vào phần ISUP tại giao diện cổng quốc tế việc phối hợp hoạt động từ và đến các hệ thống báo hiệu chuẩn quốc tế sẽ yêu cầu như trong tiêu chuẩn 300 360 của ETSI ban hành vào tháng 10 năm 1994. Tiêu chuẩn này về cơ bản cũng có thể áp dụng trong các trường hợp phối hợp hoạt động thích hợp trong mạng quốc gia Việt Nam (chỉ yêu cầu đối với các khía cạnh phối hợp hoạt động với MFC R2)

Các trường hợp phối hợp hoạt động sau đây được xem xét:

. Đến MFC R2 (N) chuyển sang đi ISUP

. Đến ISUP chuyển sang đi MFC R2

. Các thủ tục đặc biệt cho nhận dạng cuộc gọi có nội dung xấu (xem điều 9)

. Các thủ tục đặc biệt (xem điều 10)

Các tín hiệu thích hợp cho việc phối hợp hoạt động được chia thành các loại sau đây:

a) Các tín hiệu mà tất cả các thành phần thông tin đều đồng nhất trong cả hai hệ thống báo hiệu.

b) Các tín hiệu mà các thành phần thông tin chỉ đồng nhất một phần

c) Các tín hiệu không đồng nhất có nghĩa là các tín hiệu có trong hệ thống này nhưng không có trong hệ thống khác.

Đối với các tín hiệu thuộc loại a) thông tin là đồng nhất, việc phối hợp hoạt động có thể được thực hiện mà không cần phải sửa đổi nội dung của thông tin.

Đối với các tín hiệu thuộc loại b) việc chuyển đổi các thành phần thông tin tương ứng là cần thiết nhằm giảm tối thiểu sự mất mát thông tin. Các thành phần thông tin mà việc chuyển đổi không thể thực hiện được thì có thể gán vào loại c).

Đối với tín hiệu thuộc loại c) có thể tạo ra các bản tin, tham số hay các biểu thị quốc gia cho việc phối hợp hoạt động từ MFC đến chuyển sang ISUP đi. Trong trường hợp phối hợp hoạt động từ ISUP đến chuyển sang MFC đi thì nội dung thông tin của ISUP không thể được truyền trong R2 MFC (N) được, khi chưa có kế hoạch hoặc chưa thể làm thích ứng các chương trình MFC đang sử dụng hiện tại. Trong trường hợp đó, đặc tính tương ứng không thể sử dụng được một cách đồng nhất trên toàn mạng quốc gia.

8.2. Sơ lược về các tín hiệu chiều đi R2 MFC định nghĩa trong mạng quốc gia

Các tín hiệu chiều đi

Ý nghĩa

Nhóm I

I-x

Số - X

I-11

Truy nhập đến điện thoại viên, mã 11 (không sử dụng toàn quốc)

I-12

Truy nhập đến điện thoại viên, mã 12 (không sử dụng toàn quốc)

Yêu cầu không chấp nhận

I-13

Truy nhập đến thiết bị bảo dưỡng

I-14

Dự phòng

I-15

Kết thúc quay xung

Nhóm II

II-1

Thuê bao bình thường

II-2

Thuê bao ưu tiên

II-3

Thiết bị bảo dưỡng

II-4

Không sử dụng

II-5

Điện thoại viên quốc gia với khả năng cung cấp trung kế

II-6

Truyền số liệu

II-7

Thuê bao quốc tế

II-8

Truyền số liệu quốc tế

II-9

Thuê bao ưu tiên quốc tế

II-10

Điện thoại viên quốc tế

II-11

Điện thoại công cộng

II-12

Loại/Số A không còn

II-13 đến II-15

Dự phòng cho sử dụng quốc nội

8.2. Sơ lược về các tín hiệu chiều đến R2 MFC định nghĩa trong mạng quốc gia

Tín hiệu chiều đến

Ý nghĩa

Nhóm A

A-1

Gửi số tiếp theo

A-2

Gửi (n -1) số cuối

A-3

Gửi tín hiệu nhóm II và chuyển sang nhận tín hiệu nhóm B

A-4

Tắc nghẽn

A-5

Khi nhận được trước gửi loại chủ gọi, nếu không gửi nhận dạng chủ gọi

A-6

Kết thúc địa chỉ, tính cước, lập điều kiện đàm thoại

A-7

Gửi số thứ 3 kể từ (n-2)

A-8

Gửi số thứ (N-3)

A-9

Gửi số đầu tiên

A-10 đến A-14

Dự phòng

A-15

Tắc nghẽn trong mạng quốc tế

Nhóm B

B-1

Thuê bao không tính cước và giải phóng cuộc gọi cuối cùng

B-2

Số thay đổi (Gửi tín hiệu thông báo đặc biệt)

B-3

Thuê bao bận

B-4

Tắc nghẽn

B-5

Số thuê bao chưa được gán

B-6

Thuê bao rỗi, tính cước

B-7

Thuê bao rỗi tính cước

B-8

Thuê bao ngoài hàng

B-9 đến B-15

Dự phòng

8.4. Loại chủ gọi bắt buộc trong ISUP

Bảng sau đây sẽ đưa ra loại chủ gọi yêu cầu trong IUSP và thông tin liên quan đến việc chuyển đổi tương ứng ISUP <=> MFC R2.

Loại chủ gọi yêu cầu

Loại

Tương ứng trong báo hiệu R2 MFC

Điện thoại viên quốc gia

00001001

Tín hiệu II-5

Chủ gọi thường

00001010

Tín hiệu II-1, II-7, II-10 and II-12

Số chủ gọi có ưu tiên

00001011

Tín hiệu II-2 and II-9

Cuộc gọi truyền số liệu

00001100

Tín hiệu II-6 and II-8

Cuộc gọi kiểm tra

00001101

Tín hiệu II-3

Điện thoại trả tiền

00001111

Tín hiệu II-11

8.5. Chuyển đổi các tín hiệu nhóm A và B của hệ thống báo hiệu R2 MFC sang phần ISUP và ngược lại

Bảng sau đây sẽ đưa ra các thông tin về việc chuyển đổi các tín hiệu nhóm A và các tín hiệu chiều đến nhóm B sang ISUP và ngược lại.

Tín hiệu nhóm A và B

Biểu thị trong ISUP

A-3 gửi đi sau khi nhận được B-1

Thuê bao rỗi và giải phóng cuộc gọi cuối cùng

Biểu thị giữ của các biểu thị tín hiệu cuộc gọi chiều đến trong bản tin ACM được lập giữ lại bắt buộc (bit L = 1), và biểu thị tính cước (bit BA = 10), biểu thị trạng thái bị gọi (bit DC = 10) của biểu thị các tín hiệu chiều đến cuộc gọi trong bản tin ACM hoặc CON

A-3 gửi đi sau khi nhận được B-2

Giá trị nguyên nhân 4 của biểu thị nguyên nhân có mặt trong bản tin REL

A-3 được gửi đi sau khi nhận được B-3 Thuê bao bận

Giá trị nguyên nhân 17 của biểu thị nguyên nhân có trong bản tin REL (và trong bản tin ACM đối với trường hợp cung cấp trung kế)

A-4 hoặc A-3 gửi đi khi nhận được B-4 Tắc nghẽn

Giá trị nguyên nhân 34 của biểu thị nguyên nhân có trong bản tin REL

Đối với việc chỉ chuyển đổi ISUP sang MFC:

Giá trị nguyên nhân 42 có trong bản tin REL

A-3 gửi đi khi nhận được B-5

Số thuê bao chưa gán

Giá trị nguyên nhân 1 của biểu thị nguyên nhân có trong bản tin REL

A-6

Kết thúc địa chỉ, tính cước, lập điều kiện đàm thoại

Biểu thị tính cước (Bản tin BA = 10) và biểu thị trạng thái bị gọi (bit DC = 00) của biểu thị các tín hiệu đến của cuộc gọi trong bản tin ACM hay CON

A-3 gửi đi khi nhận được B-6

Thuê bao rỗi, tính cước

Biểu thị tính cước (Bản tin BA = 10) và biểu thị trạng thái bị gọi (bit DC = 01) của biểu thị các tín hiệu đến của cuộc gọi trong bản tin ACM hay CON

A-3 gửi đi khi nhận được B-7

Thuê bao rỗi, không tính cước

Biểu thị tính cước (Bản tin BA = 10) và biểu thị trạng thái bị gọi (bit DC = 01) của biểu thị các tín hiệu đến của cuộc gọi trong bản tin ACM hay CON

A-3 gửi đi khi nhận được B-8

Thuê bao ngoài hàng

Giá trị nguyên nhân 27 của biểu thị nguyên nhân có trong bản tin REL

8.6. Các thủ tục cơ bản

Các thủ tục thích hợp định nghĩa trong tiêu chuẩn 300360 của ETSI và các khuyến nghị Q.6XX được áp dụng cũng cho việc phối hợp hoạt động trong nội bộ mạng quốc gia. Phần thêm của quốc gia được chỉ ra trong các mục 8.2 – 8.5. Các đặc tính riêng biệt vốn gắn liền với báo hiệu R2 MFC đang được sử dụng trong mạng quốc gia Việt Nam sau đây cũng được xem xét:

- Tại các điểm chuyển đổi, loại chủ gọi sẽ, nếu luôn luôn yêu cầu, được yêu cầu bởi tín hiệu A5 chứ không phải A3, để tránh việc thiết bị báo hiệu MFC trong tổng đài xuất phát chuyển sang chế độ nhận tín hiệu nhóm B. Điều đó là cần thiết để làm dễ dàng hơn cho việc có thể nhận trong thứ tự các tín hiệu tiếp theo của nhóm A, điều đó có ý nghĩa cho việc yêu cầu nhận dạng chủ gọi trong trường hợp tính cước tập trung (CAMA) hoặc nhận dạng cuộc gọi có nội dung xấu (MCID)

- Loại chủ gọi sẽ được nhận như trả lời cho tín hiệu A3. Điều đó sẽ không làm ảnh hưởng đến việc xử lý cuộc gọi.

9. Các thủ tục bắt buộc cho việc nhận dạng cuộc gọi có nội dung xấu

9.1. Vấn đề chung

Nhận dạng chủ gọi (CLI) sẽ phải luôn luôn có mặt trong bản tin IAM nếu như có thể. Trong trường hợp CLI không có mặt trong bản tin IAM, thì CLI được chuyển đến đích theo yêu cầu bởi yêu cầu thông tin (INR)/ chu kỳ thông tin (INF) (bit biểu thị yêu cầu thông tin A = 1, có thể lập biểu thị yêu cầu MCID bằng 1 như là một lựa chọn). Nếu như địa chỉ chủ gọi có trong tổng đài đích, việc nhận dạng cuộc gọi có nội dung xấu, được kích hoạt bởi tín hiệu hook – flash của bị gọi, sẽ được thực hiện bằng việc in ra cả hai số chủ gọi và bị gọi, ngày và giờ của cuộc gọi đó.

Trong trường hợp nhận dạng số A (ANI) không được thực hiện tại tổng đài xuất phát, tổng đài chuyển đổi sẽ chuyển đổi bản tin ACM nhận được với biểu thị giữ lập bằng giữ yêu cầu sang tín hiệu B1 của hệ thống báo hiệu quốc gia R2 MFC, với kết quả là việc giải phóng kết nối sẽ được điều khiển bởi bị gọi B (giải phóng bởi bị gọi B). Sau khi nhận dạng cuộc gọi có nội dung xấu được kích hoạt bởi tín hiệu hook – flash của bị gọi, bị gọi bình thường sẽ được giải phóng khi đặt máy, kết nối đang giữ chỉ được giải phóng bởi hoạt động O&M.

9.2. Các yêu cầu về mã hóa

Dạng và mã hóa đối với các bản tin ACM, INF, và INR theo ITU – T cũng như các tham số của chúng được lấy như trong các khuyến nghị sửa đổi của ITU – T Q.762 và Q.763.

9.3. Các bước truyền tín hiệu cho MCID

Hình 9-1 đến hình 9-3 mô tả các bước truyền tín hiệu cho dịch vụ MCID quốc gia.

Bộ thời gian mới được thực hiện trong tổng đài đích:

MCID : 15 đến 30 giây

MCID được khởi động trong tổng đài nội hạt đích khi nhận được bản tin giải phóng, nếu như bị gọi không yêu cầu đăng ký thông tin cuộc gọi.

Khi bộ thời gian này hết hạn, cuộc gọi sẽ được giải phóng.

Hình 9-1. MCID không giữ kết nối; Yêu cầu cho MCID trong giai đoạn hoạt động của cuộc gọi; Giải phóng xuất phát từ chủ gọi

Hình 9-2. MCID không giữ kết nối; Giải phóng bắt đầu từ chủ gọi trong giai đoạn thiết lập cuộc gọi; Yêu cầu MCID sau giai đoạn hoạt động của cuộc gọi

Hình 9-3. MCID giữ kết nối; Giải phóng thực hiện bởi người khai thác O&M

10. Các thủ tục bắt buộc cho việc can thiệp của điện thoại viên

10.1. Vấn đề chung

Khả năng cung cấp trung kế của điện thoại viên (TKO) sẽ cho phép điện thoại viên quốc gia can thiệp vào cuộc gọi đang thực hiện giữa hai thuê bao để cung cấp một cuộc gọi mới. Cung cấp trung kế đối với thuê bao ISDN bận là không bắt buộc.

TKO đang được dùng tại Việt Nam chỉ cung cấp trung kế trong chính tổng đài nội hạt đó mà thôi.

Việc triển khai ISUP sẽ cho phép thủ tục TKO mới được thực hiện. Các thủ tục sau đây sẽ được phép thực hiện:

- Các thủ tục TKO bằng tay sử dụng bản tin TKO quốc gia

10.2. Thủ tục TKO bằng tay

10.2.1. Các yêu cầu mã hóa

Giá trị tham số loại chủ gọi

Mã được dùng cho trường tham số loại chủ gọi là: 00001001 (điện thoại viên quốc gia)

Bản tin cung cấp trung kế TKO

Định nghĩa: Thông tin gửi trong chiều đi chỉ thị yêu cầu của điện thoại viên đối với việc cung cấp trung kế.

Dạng của bản tin cung cấp trung kế được thực hiện như sau:

Dạng bản tin: cung cấp trung kế

Tham số

Tham khảo

(mục)

Dạng

Chiều dài

(octet)

Dạng bảng tin

Thông tin độ tương thích bản tin

Kết thúc tham số lựa chọn

 

Q.763.3.33

Q.763.3.20

F

O

O

1

3

1

Mã của bản tin cung cấp trung kế là 1111 1111

10.2.2. Mã của thông tin độ tương thích bản tin

Bản tin cung cấp trung kế (TKO):

A) Biểu thị lệnh

Bit A: Biểu thị chuyển tiếp tại tổng đài trung gian

     0: Dịch chuyển tiếp

Bit B: Biểu thị giải phóng cuộc gọi

      1: Giải phóng cuộc gọi

Bit C: Biểu thị gửi lưu ý

      0: Không gửi lưu ý

Bit D: Biểu thị bản tin bị loại bỏ

      1: Bản tin bị loại bỏ

Bit E: Biểu thị không thể chuyển qua được

      0: Giải phóng cuộc gọi

B) Biểu thị mở rộng

1 Octet cuối

10.2.3. Các thủ tục

Bản tin khởi động IAM được gửi từ tổng đài của điện thoại viên hoặc từ điểm phối hợp báo hiệu chứa tham số loại chủ gọi mã hóa như điện thoại viên quốc gia. Nếu như bị gọi (thuê bao tương tự) bận bản tin ACM với nguyên nhân 17 đối tượng sử dụng bận được gửi trả lại từ tổng đài nội hạt đích.

Nếu như điện thoại viên muốn truy nhập vào cuộc gọi, bản tin cung cấp trung kế (khởi động cung cấp) được gửi từ tổng đài điện thoại viên đến tổng đài nội hạt đích và cuộc gọi tay 3 được thực hiện. Thuê bao bị gọi được thông báo bằng miệng bởi điện thoại viên về cuộc gọi đến mới.

- Nếu như thuê bao bị gọi muốn tiếp tục cuộc gọi hiện tại, nhưng chấp nhận việc cung cấp, điện thoại viên rút lui khỏi cuộc gọi được cung cấp và bản tin cung cấp trung kế (kết thúc cung cấp) được gửi để kết thúc cuộc gọi tay 3 tại tổng đài nội hạt đích. Khi thuê bao bị gọi giải phóng cuộc gọi, bản tin trả lời của ISUP (ANM) sau bản tin tạm ngưng (SUS) (bởi mạng) được gửi đến tổng đài điện thoại viên. Khi điện thoại viên kích hoạt cuộc gọi lại, bản tin cung cấp trung kế (TKO) (Đổ chuông lại) được gửi đến tổng đài nội hạt đích và thuê bao bị gọi tương tự sẽ bị gọi. Khi thuê bao nhấc máy, bản tin thiết lập lại (RES) (bởi mạng) sẽ được gửi về phía tổng đài điện thoại viên (hình 10-1).

Nếu như thuê bao bị gọi từ chối cuộc gọi cung cấp, cuộc gọi của điện thoại viên sẽ được giải phóng bởi điện thoại viên (hình 10-2)

Thứ tự ‘Khởi động cung cấp’ – ‘kết thúc cung cấp’ có thể được lặp lại một số lần liên tục. Bản tin TKO (‘Khởi động cung cấp’) và nội dung của nó cũng giống như bản tin ISUP TKO (‘kết thúc cung cấp’), nó được phân biệt bởi thứ tự.

Hình 10-1. Chấp nhận cung cấp trung kế; thuê bao bị gọi muốn tiếp tục cuộc gọi của nó

Hình 10-2. Từ chối cung cấp trung kế; cuộc gọi của điện thoại viên được giải phóng

11. Các thủ tục bắt buộc cho việc tính cước

Trong chương này nguyên tắc tính cước cơ bản trong phần ISUP được mô tả, đồng thời cũng đưa ra thông tin về việc mã hóa của các bản tin và các tham số được sử dụng.

Căn cứ vào kiểu tính cước, các kiểu thủ tục khác nhau sau đây được thực hiện:

. Các thủ tục xác định số vùng trong mạng ISDN.

. Các thủ tục xác định số vùng trong mạng PSTN.

1.1.1. Định nghĩa

Việc tính cước cho cuộc gọi thông thường được thực hiện tại tổng đài nội hạt xuất phát (ngoại trừ trường hợp tính cước tập trung CAMA). Mặc dù vậy, số vùng có giá trị cho việc tính cước được xác định bởi:

. Trong tổng đài nội hạt xuất phát, đối với cuộc gọi trong quốc gia, hoặc

. Trong tổng đài cấp cao hơn, có nghĩa là trong tổng đài của quốc tế, cho cuộc gọi quốc tế.

Nếu việc phân vùng được thực hiện trong tổng đài cấp cao hơn thì kết quả của việc phân vùng đó áp dụng cho việc tính cước thuê bao chủ gọi phải được gửi trả lại trong bản tin ISUP đặc biệt.

Trên cơ sở của kết quả phân vùng nhận được, các xung tính cước sẽ được tạo ra hoặc việc tính cước sẽ được thực hiện. Thủ tục này cho phép rằng không có một xung cước nào được gửi qua mạng báo hiệu số 7 cho đến khi nào mà tổng đài phân vùng được nối thông qua phần ISUP.

11.2. Các yêu cầu về việc mã hóa

11.2.1. Tham số số vùng cước

11.2.1.1. Định nghĩa

11.2.1.1.1. Số vùng cước

Thông tin gửi trong bản tin CRG chỉ thị số vùng được dùng cho việc tính cước

11.2.1.2. Mã hóa

Dạng của trường tham số vùng cước được mã hóa như sau:

 

8

7

6

5

4

3

2

1

1

Số vùng cước

Trường tham số số vùng cước

Các mã sau đây được dùng trong trường tham số số vùng cước

Số vùng cước

00000000          Dự phòng

00000001          Số vùng cước số 1

...

11111111          Số vùng cước số 255

Mã của tham số số vùng cước là 1111 1111.

11.2.2. Tham số số đơn vị cước

11.2.2.1. Định nghĩa

11.2.2.1.1. Số đơn vị cước

Thông tin gửi trong bản tin CRD chỉ thị số đơn vị cước nhận hiệu tương tự

11.2.2.2. Mã hóa

Dạng của trường tham số số đơn vị cước được mã hóa như sau:

 

8

7

6

5

4

3

2

1

1

Số đơn vị cước

Trường tham số số đơn vị cước

Các mã sau đây được dùng trong trường tham số số đơn vị cước

Số đơn vị cước

00000000          Dự phòng

00000001          Một đơn vị cước

11111111          255 đơn vị cước

Mã của tham số số đơn vị cước là 111 1110

11.2.3. Bản tin thông tin cước (CRG)

11.2.3.1. Định nghĩa

Thông tin gửi trong chiều ngược lại trong giai đoạn thiết lập cuộc gọi dành cho mục đích tính cước.

11.2.3.1. Mã hóa

Dạng của bản tin thông tin cước được mã hóa như sau:

Dạng bản tin: Thông tin cước

Tham số

Tham khảo (mục)

Dạng

Chiều dài (octet)

Dạng bản tin

Số vùng cước

Số đơn vị cước

Thông tin độ tương thích tham số

 

Kết cấu tham số lựa chọn

 

11.2.1

11.2.2

Q.763.3.4

1

Q.763.3.20

F

O

O

O

 

O

1

3

3

4-?

 

1

Mã của bản tin thông tin cước là 0011 0001

11.2.4. Mã hóa thông tin độ tương thích tham số

Tham số số vùng cước

A) Tên tham số nâng cấp NTH

1111 1111 Số vùng cước

B) Biểu thị lệnh

Bit A: Biểu thị chuyển tiếp tại tổng đài trung gian

     0: Dịch chuyển tiếp

Bit B: Biểu thị giải phóng cuộc gọi

      1: Giải phóng cuộc gọi

Bit C: Biểu thị gửi lưu ý

      0: Không gửi lưu ý

Bit D: Biểu thị bản tin bị loại bỏ

      1: Bản tin bị loại bỏ

Bit E: Biểu thị tham số bỏ qua

      0: Tham số bị bỏ qua

Bit GF: Biểu thị không thể chuyển qua được

     00: Giải phóng cuộc gọi

C) Biểu thị mở rộng

1   Octet cuối

Số đơn vị cước

A) Tên tham số nâng cấp NTH

1111 1110 Số đơn vị cước

B) Biểu thị lệnh

Bit A: Biểu thị chuyển tiếp tại tổng đài trung gian

     0: Dịch chuyển tiếp

Bit B: Biểu thị giải phóng cuộc gọi

      1: Giải phóng cuộc gọi

Bit C: Biểu thị gửi lưu ý

      0: Không gửi lưu ý

Bit D: Biểu thị bản tin bị loại bỏ

      1: Bản tin bị loại bỏ

Bit E: Biểu thị tham số bỏ qua

      0: Tham số bị bỏ qua

Bit GF: Biểu thị không thể chuyển qua được

     00: Giải phóng cuộc gọi

C) Biểu thị mở rộng

1   Octet cuối

11.3. Các thủ tục

11.3.1. Xác định số vùng trong mạng ISDN

Bản tin thông tin cước (CRG) được tạo ra tại tổng đài mà số vùng được xác định để thông báo kiểu tính cước được áp dụng trong tổng đài tiếp theo. Bản tin CRG được gửi ngược lại đến tổng đài nội hạt xuất phát hoặc, nếu như có ít khả năng báo hiệu khi phối hợp hoạt động với các hệ thống báo hiệu tương tự đang tồn tại, đến tổng đài phối hợp. Trong các tổng đài đó, việc tính cước được thực hiện hoặc các xung cước được tạo ra.

11.3.1.1. Các hoạt động trong tổng đài thực hiện việc phân vùng

11.3.1.1.1. Hoạt động bình thường

Bản tin CRG có chứa tham số vùng cước được gửi ngược trả lại trong khi thiết lập cuộc gọi.

11.3.1.1.2. Các thủ tục ngoại lệ

Không có một thủ tục ngoại lệ nào được quy định

11.3.1.2. Hoạt động tại tổng đài nội hạt xuất phát hay tổng đài chuyển tiếp

11.3.1.2.1. Hoạt động bình thường

Nếu như bản tin CRG nhận được trong quá trình thiết lập cuộc gọi, thì bản tin được lưu trong tổng đài đó. Nếu như các bản tin CRG khác tiếp tục nhận được thì cuộc gọi được giải phóng.

Khi nhận được bản tin ANM việc tính cước đưa trên cơ sở của số vùng cước nhận được khởi động trong tổng đài nội hạt xuất phát. Trong tổng đài phối hợp hoạt động các xung cước được tạo ra và gửi đến hệ thống báo hiệu tương tự phụ thuộc vào số vùng cước lưu giữ.

11.3.1.2.2. Các thủ tục ngoại tệ

Nếu như vùng cước nhận được trong bản tin CRG không hợp lệ, thì các hoạt động tính cước sẽ không được thực hiện căn cứ vào vùng cước nhận được, cuộc gọi được giải phóng.

Hình 11-1. Phân vùng được thực hiện trong trung tâm chuyển mạch quốc tế

Chú ý: Hình 11-1 cũng có giá trị cho tổng đài chuyển tiếp quốc gia

11.3.2. Xác định số vùng trong mạng PSTN

Bản tin CRG được dùng để thông báo xung cước nhận được từ hệ thống báo hiệu tương tự.

11.3.2.1. Các hoạt động tại tổng đài phối hợp

11.3.2.1.1. Hoạt động bình thường

Các xung cước nhận được từ hệ thống báo hiệu tương tự được gửi ngược lại bằng tham số số đơn vị cước trong bản tin CRG.

11.3.2.1.2. Các thủ tục ngoại lệ

Không có thủ tục ngoại lệ nào được xác định.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCN68-163:1997

Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
Số hiệuTCN68-163:1997
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành31/03/1997
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcĐiện - điện tử
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN TCN68-163:1997

Lược đồ Tiêu chuẩn ngành TCN 68-163:1997 về hệ thống báo hiệu số 7 – Yêu cầu kỹ thuật – Phần cơ sở do do Tổng cục Bưu điện ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn ngành TCN 68-163:1997 về hệ thống báo hiệu số 7 – Yêu cầu kỹ thuật – Phần cơ sở do do Tổng cục Bưu điện ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
                Số hiệuTCN68-163:1997
                Cơ quan ban hànhTổng cục Bưu điện
                Người ký***
                Ngày ban hành31/03/1997
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcĐiện - điện tử
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Tiêu chuẩn ngành TCN 68-163:1997 về hệ thống báo hiệu số 7 – Yêu cầu kỹ thuật – Phần cơ sở do do Tổng cục Bưu điện ban hành

                      Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn ngành TCN 68-163:1997 về hệ thống báo hiệu số 7 – Yêu cầu kỹ thuật – Phần cơ sở do do Tổng cục Bưu điện ban hành

                      • 31/03/1997

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực