Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN3128:1979

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3128:1979 về phương pháp thử hạt giống bồ đề do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành.

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3128:1979 về phương pháp thử hạt giống bồ đề do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành.


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3128:1979

HẠT GIỐNG BỒ ĐỀ - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Styrax tonkinensis seed - Testing Method

Có hiệu lực từ 7-1980

(Ban hành kèm theo Quyết định số 657/QĐ ngày 27/12/1979 của UBKH và KTNN)

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đánh giá chất lượng đối với những lô hạt giống Bồ đề dùng để mua bán, gieo ươm tại những cơ sở sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp.

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Khối lượng của lô kiểm nghiệm không được lớn hơn 5000 kg.

1.2. Lô kiểm nghiệm phải là lô hạt giống đồng nhất. Lô hạt giống đồng nhất là lô có cùng mức chất lượng, cùng đơn vị sản xuất, cùng thời gian thu hái.

2. LẤY MẪU

2.1. Lấy mẫu điểm:

2.1.1. Lô 5.000kg lấy ít nhất 15 điểm

2.1.2. Phải để riêng từng mẫu điểm đã lấy được, chỉ được trộn đều chúng lại với nhau khi người lấy mẫu xác nhận chất lượng hạt giống giữa các mẫu điểm là gần như nhau. Trường hợp mẫu điểm không đồng nhất thì phải trộn lại lô hạt trước khi lấy lại mẫu điểm.

2.2. Mẫu đại diện: Chia mẫu gốc theo phương pháp đường chéo để lấy 3 mẫu đại diện, mỗi mẫu có khối lượng 2 kg. Trong đó một mẫu lưu ở cơ quan có trách nhiệm.

3. PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM

3.1. Mẫu kiểm nghiệm hợp lý phải có đủ các yêu cầu sau đây:

a) Niêm phong các mẫu còn nguyên.

b) Túi, lọ đựng mẫu còn lành, sạch sẽ, khô.

c) Các nhãn bên trong và bên ngoài, túi hoặc lọ được ghi chính xác và đầy đủ.

Mỗi nhãn được ghi đầy đủ các điểm sau đây:

- Tên cơ sở sản xuất.

- Ngày thu hái.

- Khối lượng của lô hạt giống.

- Ký hiệu của lô hạt.

- Địa điểm, ngày lấy mẫu.

- Tên người lấy mẫu.

- Những chỉ tiêu cần kiểm nghiệm.

- Khối lượng của mẫu.

3.2. Xác định độ sạch của hạt

3.2.1. Dụng cụ:

- Cân có vạch chia 5 g.

- Nong, nia, sàng.

- Túi đựng hạt.

3.2.2.Tiến hành thử. Từ một mẫu đại diện tiến hành loại bỏ tạp chất bằng cách sàng, sảy. Tạp chất gồm có:

- Tạp chất vô cơ (cát, sỏi, đất...)

- Tạp chất hữu cơ (cành, lá, vỏ quả...) và hạt không hoàn thiện (hạt bị khuyết dưới 1/2 so với chiều dài hạt)

3.2.3. Độ sạch được tính theo công thức:

M- Độ sạch tính theo %.

V1- Trọng lượng hạt sạch trong mẫu tính bằng gam.

V2- Trọng lượng mẫu dùng kiểm nghiệm tính bằng gam.

Độ sạch của toàn lô hạt là trị số trung bình của 2 lần phân tích.

3.3.Xác định khả năng nẩy mầm

3.3.1. Lấy 4 mẫu cho 1 lần kiểm nghiệm, mỗi mẫu 100 hạt. Mẫu kiểm nghiệm được lấy từ mẫu đại diện đã được làm sạch.

3.3.2. Dụng cụ:

-Dao sắc.

-Cặp gắp hạt.

-Khay để hạt.

-Mảnh gỗ để kê.

3.3.3. Tiến hành thử: Dùng dao sắc chặt ngang hạt và quan sát ghi chép như sau:

a) Số hạt hỏng gồm các loại:

-Hạt rỗng.

-Hạt có sâu non nằm trong khoang hạt.

-Hạt có phôi và nội nhũ đã ố vàng.

b) Số hạt còn lại có đầy đủ phôi, nội nhũ mầu trắng là những hạt còn khả năng nẩy mầm.

3.3.4. Tính kết quả. Tỷ lệ hạt có khả năng nẩy mầm là trị số bình quân của 4 mẫu phân tích, tính theo %.

3.4.Xác định độ ẩm của hạt

3.4.1. Dụng cụ:

-Cân phân tích có độ chính xác 0,001 gam.

-Chén cân.

-Cặp gắp hạt.

-Hộp nhôm.

-Tủ sấy có nhiệt kế 105-1500C.

-Khay đựng hạt.

3.4.2. Tiến hành thử.

3.4.2.1. Chọn 4 mẫu trong mẫu đại diện đã được làm sạch, mỗi mẫu lấy 100 hạt.

3.4.2.2. Lấy 4 hộp nhôm, cân xác định trọng lượng hộp nhôm kể cả nắp (P0). Cân 4 hộp nhôm trong có đựng 4 mẫu hạt (P1).

3.4.2.3. Sấy 4 mẫu đựng trong hộp nhôm mở nắp và lồng dưới đáy hộp, trong khoảng 8 giờ liền trong tủ sấy có nhiệt độ từ 100-1050C

3.4.2.4. Lấy mẫu ra để trong bình hút ẩm 15 phút rồi đem cân các mẫu.

-Tiếp tục sấy lại các mẫu hạt trong 30 phút ở nhiệt độ 100-1050C

-Lấy mẫu ra để nguội trong bình hút ẩm 15 phút, sau đó xác định lại trọng lượng (P2). Tính kết quả ẩm độ của hạt ở 2 lần xác định trên.

Nếu ẩm độ của 2 lần đó không vượt quá giới hạn 1% thì chấp nhận kết quả.

3.4.2.5. Tính kết quả

Độ ẩm của mỗi mẫu hạt kiểm nghiệm tính theo công thức:

W: Ẩm độ của một mẫu hạt tính theo %.

P0: Trọng lượng của hộp nhôm tính bằng gam.

P1: Trọng lượng của 1 hộp nhôm và mẫu hạt trước khi sấy tính bằng gam.

P2: Trọng lượng của hộp nhôm và mẫu hạt sau khi sấy khô tính bằng gam.

Độ ẩm của hạt Bồ đề là trị số trung bình của 4 mẫu phân tích.

3.5.Xác định khối lượng 1.000 hạt:

3.5.1. Dụng cụ

-Cân có độ chính xác 0,01 gam.

-Chén cân.

-Cặp gắp hạt.

-Khay đựng hạt.

3.5.2. Lấy từ trong mẫu đại diện đã được làm sạch khoảng 5.000-8.000 hạt.

3.5.3.Mẫu hạt được ngâm trong nước, trong 8 giờ. Loại bỏ hết hạt nổi. Lấy hạtchìm ra để ráo nước sau đó lấy 4 mẫu, mỗi mẫu 1000 hạt để xác định khốilượng.

3.5.4. Dùng cân xác định khối lượng 1000 hạt của 4 mẫu.

3.5.5. Khối lượng 1000 hạt là trị số trung bình của 4 mẫu phân tích.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN3128:1979

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN3128:1979
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành27/12/1979
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN TCVN3128:1979

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3128:1979 về phương pháp thử hạt giống bồ đề do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành.


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3128:1979 về phương pháp thử hạt giống bồ đề do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành.
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN3128:1979
                Cơ quan ban hànhỦy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
                Người ký***
                Ngày ban hành27/12/1979
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3128:1979 về phương pháp thử hạt giống bồ đề do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành.

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3128:1979 về phương pháp thử hạt giống bồ đề do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành.

                            • 27/12/1979

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực