Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN3781:1983

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3781:1983 về Thép tấm mỏng mạ kẽm - Yêu cầu kỹ thuật

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3781:1983 về Thép tấm mỏng mạ kẽm - Yêu cầu kỹ thuật


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3781-83

THÉP TẤM MỎNG MẠ KẼM

YÊU CẦU KỸ THUẬT

Zinc - plate steel thin sheet

Technical requirement

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thép tấm mỏng mạ kẽm ở cả hai mặt, dùng làm các vật dụng và lợp nhà.

I. YÊU CẦU KỸ THUẬT

1.1. Kích thước và sai lệch cho phép phải phù hợp với TCVN 3600 - 81.

1.2. Trên bề mặt thép tấm mạ kẽm không được có khuyết tật mà kích thước vượt quá sai lệch cho phép về kích thước chiều dày.

1.3. Thép tấm mạ kẽm phải có hình chữ nhật, có độ nhẵn đặc trưng cho mạ nóng có vân kết tinh, có bề mặt sạch, không nứt, màng, sẹo kẽm, vết hoặc đốm rỉ xám.

Chiều dày lớp mạ kẽm không nhỏ hơn 20 micromét.

1.4. Thép tấm mạ kẽm chia thành 3 loại theo trạng thái bề mặt và hình dạng tấm (loại 1, loại 2 và loại 3).

Loại tấm được ghi rõ trong đơn đặt hàng.

1.5. Tấm loại 1 không cho phép có khuyết tật.

Chú thích. Chiều cao lượn sóng đến 3 mm, chiều rộng nhỏ hơn 30 mm ở mép tấm loại 1 không coi là phế phẩm.

Tấm loại 2 cho phép có các khuyết tật sau:

- Một góc bị lệch hoặc mất góc với cạnh đến 20 mm.

- Có nhiều nhất ba vết nứt mép tấm ở một bên với kích thước đến 5mm;

- Có nhiều nhất mười bọt khí với đường kính đến 3mm hoặc ba bọt khí với đường kính đến 5mm ở một bên tấm.

- Có sẹo kẽm ở mép tấm rộng đến 10 mm và những hạt kẽm nhỏ ở mặt tấm.

- Có nhiều nhất năm vết xám trên mặt tấm với đường kính đến 5mm, nhưng khi tẩy nhẹ không được làm hỏng lớp kẽm.

- Chiều cao lượn sóng của mép tấm đến 3 mm, chiều rộng không lớn hơn 50 mm tính từ cạnh tấm.

- Có vết nhám và rỗ kẽm nhỏ, vết sáng xám độ biến màu theo chiều dọc tấm, nhưng không phá hủy lớp kẽm.

Chú thích. Trong một lô hàng cho phép có nhiều nhất 20% số tấm có các khuyết tật quy định ở trên.

Tấm loại 3 cho phép các khuyết tật sau:

- Có hai góc bị uốn với chiều dài uốn không lớn hơn 25 mm hoặc mất góc nhưng không lớn hơn hai góc có cạnh đến 25mm hoặc mất một góc với cạnh đến 30mm.

- Có nhiều nhất hai vết nứt cạnh với kích thước đến 10 mm.

- Có nhiều nhất tấm bọt khí không vỡ với đường kính đến 10 mm, hoặc năm bọt khí với đường kính đến 20 mm

- Có nhiều nhất năm vết không tẩy được hoặc thiếu kẽm với đường kính đến 5mm, hoặc mười vết không tẩy được hoặc thiếu kẽm với đường kính đến 3 mm.

- Độ lượn sóng ở cạnh tấm có chiều cao không lớn hơn 20 mm và chiều rộng đến 150 mm.

- Tất cả các khuyết tật khác cho phép đối với tấm loại 1 và 2 đều phù hợp cho tấm loại 3.

1.6. Tấm mạ kẽm phải qua các loại thử sau:

1.6.1. độ dai của kim loại

Mẫu cặp trong mỏ cặp có bán kính mỏ 3 mm và uốn một góc 90o ở cả hai bên đến trước khi gẫy.

Đối với tấm có chiều dày:

từ 0,38 đến 0,76 mm - 6 lần bẻ gập;

lớn hơn 0,76 đến 0,82 mm - 5  lần bẻ gập;

lớn hơn 0,82 đến 1,25 mm - 4 lần bẻ gập.

1,5 mm và lớn hơn - 2 lần bẻ gập.

1.6.2. Độ bền lớp kẽm

Mẫu có chiều dày từ 0,38 đến 0,02 mm, uốn một góc 180o với trục uốn có bán kính bằng chiều dày tấm, lớp kẽm không được bong ra hoặc nứt.

Theo yêu cầu của người tiêu thụ có thể thay thử uốn bằng thử bẻ gập - mẫu được kẹp vào mỏ cặp có bán kính mỏ 3mm:

Đối với tấm có chiều dày từ 0,38 đến 0,02 mm - 1,5 lần bẻ gập

0,90 đến 1,5 mm - 0,5 lần bẻ gập.

Chỉ bẻ gập với 90o, không bẻ ra.

1.6.3. Mật độ lớp kẽm

Mẫu sau khi nhúng hai lần vào dung dịch sunphát đồng (mỗi lần 0,5 phút), không có điểm và vết đồng.

Màu vàng trên mặt mẫu không ảnh hưởng đến chất lượng lớp kẽm.

1.6.4. Thử khớp chập đôi (đối với tấm lợp nhà)

Sau khi thử khớp chập đôi tấm không được nứt, gẫy, xước.

1.7. Độ cong vênh trên 1m chiều dài không được lớn hơn:

Tấm làm vật đựng

5 mm đối với tấm loại 1;

10 mm đối với tấm loại 2;

20 mm đối với tấm loại 3;

Tấm lợp nhà

10 mm đối với tấm loại 1;

15 mm đối với tấm loại 2;

25 mm đối với tấm loại 3.

Độ cong vênh là độ uốn đồng thời ở cả hai hướng dọc và ngang, tạo cho tấm có hình lòng máng.

1.8. Tấm phải được cắt vuông góc. Độ lệch cắt theo chiều dài và chiều rộng của tấm không được lớn hơn phạm vi sai lệch cho phép.

2. QUY TẮC NGHIỆM THU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

2.1. Tấm mạ kẽm phải được bộ phận kiểm tra kỹ thuật của cơ sở sản xuất xác nhận. Cơ sở sản xuất phải đảm bảo thành phẩm phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn này và kèm theo chứng từ ở một lô hàng.

2.2. Tấm giao nhận theo lô, mỗi lô gồm những tấm có cùng kích thước, cùng loại tấm. Khối lượng mỗi lô không lớn hơn 10 tấm.

2.3. Người tiêu thụ có quyền đề nghị kiểm tra chất lượng và sự phù hợp các chỉ tiêu theo yêu cầu của tiêu chuẩn này.

2.4. Để kiểm tra mặt ngoài, đo kích thước và khối lượng cần lấy 10% từ mỗi lô hàng.

2.5. Để kiểm tra độ dai, độ bền lớp kẽm, mật độ lớp kẽm và khớp chập đôi cần lấy hai mẫu từ mỗi lô cho mỗi dạng thử.

2.6. Các mẫu thử được cất từ những đoạn bất kỳ của tấm không có khuyết tật mà tiêu chuẩn này cho phép. Trong đó trục dọc của mẫu phải song song với đường chéo của tấm.

2.7. Trường hợp kết quả thử không phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn này thì phải thử lại với số mẫu gấp đôi. Nếu kết quả thử lại vẫn không đạt yêu cầu dù chỉ một mẫu thì lô hàng coi là phế phẩm.

Chú thích. Theo thỏa thuận có thể phân loại lại những tấm trong lô không đạt yêu cầu và lập lô mới.

2.8. Kiểm tra chất lượng mặt ngoài tấm bằng mắt thường, không dùng dụng cụ phóng đại.

2.9. Đo chiều dài, chiều rộng độ cong kênh và lượn sóng bằng sablon hoặc các dụng cụ đo tổng hợp khác.

2.10. Thử bẻ gập tấm theo thỏa thuận của hai bên.

2.11. Thử độ dài tấm bằng bẻ gập trên mẫu có kích thước 50 x 150 mm.

2.12. Thử độ bền lớp kẽm tiến hành trên mẫu có kích thước 50 x 150 mm.

2.13. Thử mật độ lớp kẽm tiến hành như sau:

Mẫu tấm mạ kẽm có kích thước 75 x 150 mm, tẩy dầu mỡ bằng cồn, tráng sạch bằng ête sau sấy khô. Sau đó đặt nhanh một đầu của mẫu vào cốc (thủy tinh hoặc sứ) có dung dịch sunfát đồng nhưng không được khuấy dung dịch, không được đảo mẫu. Giữ mẫu trong 30 giây, sau đó nhúng ngay vào nước đang chảy hoặc nước thường xuyên được thay đổi rửa sạch và lau khô mẫu. Khi trên mặt mẫu không có vết đồng thử lại lần thứ hai cũng trình tự như trên.

Dung dịch sunfát đồng được điều chế bằng cách hòa tan một phần khối lượng CuSO4.5H2O với năm phần nước cất và được phép nhúng liên tục nhiều nhất 16 lần, mỗi lần 30 giây.

Trong thời gian thử, nhiệt độ dung dịch khoảng 15 - 20 oC.

Mỗi mẫu cùng được thử một lúc.

Mẫu lớp đồng là màu đỏ có dạng vết hoặc điểm.

3. BAO GÓI, GHI NHÃN, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN

3.1. Tấm có kích thước đến 750 - 1500 mm được đóng thành kiện, khối lượng một kiện không lớn hơn 80 kg. Kiện được kẹp bằng những dải thép có chiều rộng không nhỏ hơn 25 mm và chiều dầy không nhỏ hơn 1,5 mm. Tấm có kích thước lớn hơn 750 x 1500 mm không đóng thành kiện.

Theo yêu cầu của người tiêu thụ cho phép lót ở trên và ở dưới kiện những tấm thép mỏng đến.

3.2. Ở tấm trên cùng của kiện phải ghi những số liệu sau:

- Tên của cơ sở sản xuất;

- Loại tấm;

- Khối thước tấm;

- Khối lượng kiện;

- Số hiệu của tiêu chuẩn này.

Ngoài ra còn phải có dấu của bộ phận kiểm tra kỹ thuật ở mỗi kiện hàng.

Đối với những tấm không đóng thành kiện, nhãn hiệu treo ở tấm trên cùng của chồng hàng.

3.3. Khi vận chuyển và bốc xếp phải bảo quản tránh xâm nhập của khí quyển và tránh ẩm ướt.

3.4. Cho phép cung cấp tấm mạ kẽm đã bôi dầu mỡ.

Dầu mỡ thường bôi là dầu mỡ khoáng vật trung tính.

3.5. Hàng cung cấp phải kèm theo các chứng từ, trong đó ghi:

- Tên của cơ sở sản xuất, tên cơ quan chủ quản mà cơ sở sản xuất trực thuộc;

- Khối lượng kim loại;

- Loại, kích thước và khối lượng tấm;

- Các kết quả thử;

- Số hiệu của tiêu chuẩn này.

3.6. Không được phép vận chuyển thành phẩm trong các toa xe có chất hóa học làm hỏng lớp mạ kẽm như: muối săn, clorua amôn v.v... và các toa xe chở súc vật.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN3781:1983

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN3781:1983
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcXây dựng, Công nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật3 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3781:1983 về Thép tấm mỏng mạ kẽm - Yêu cầu kỹ thuật


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3781:1983 về Thép tấm mỏng mạ kẽm - Yêu cầu kỹ thuật
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN3781:1983
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoCòn hiệu lực
                Lĩnh vựcXây dựng, Công nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật3 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3781:1983 về Thép tấm mỏng mạ kẽm - Yêu cầu kỹ thuật

                      Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3781:1983 về Thép tấm mỏng mạ kẽm - Yêu cầu kỹ thuật