Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5232:2002

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5232:2002 (ISO 105-D01 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần D01: Độ bền màu với giặt khô do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5232:2002 (ISO 105-D01 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần D01: Độ bền màu với giặt khô do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5232 : 2002

ISO 105-D01 : 1993

VẬT LIỆU DỆT

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU

PHẦN D01: ĐỘ BỀN MÀU VỚI GIẶT KHÔ

Textiles – Tests for colour fastness

Part D01 : Colour fastness to dry cleaning

Lời nói đầu

TCVN 5232 : 2002 thay thế cho TCVN 5232-90.

TCVN 5232 : 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 105-D01:1993.

TCVN 5232 : 2002 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 38 Hàng dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ khoa học, Công nghệ ban hành;

 

VẬT LIỆU DỆT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU

PHẦN D01: ĐỘ BỀN MÀU VỚI GIẶT KHÔ

Textiles – Tests for colour fastness

Part D01 : Colour fastness to dry cleaning

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền màu với giặt khô của tất cả các loại vật liệu dệt.

1.2. Phương pháp này không phù hợp với việc đánh giá khả năng bền vững của các chất hồ hoàn tất, cũng không dùng để đánh giá độ bền của màu đối với giặt khô do tạo điểm cục bộ và các quy trình giặt khử bẩn do các tiệm giặt khô thực hiện.

1.3. Phương pháp này chỉ áp dụng cho độ bền màu với giặt khô, trên thực tế giặt khô thương mại thường liên quan tới các thao tác khác, như: chấm nước, chấm dung môi, là hơi, …, nếu cần đánh giá đầy đủ khả năng giặt khô của vật liệu thì có những phương pháp thử chuẩn khác thích hợp với các cách giặt khô đó.

1.4. Khi đánh giá độ bền màu, sự có mặt của nước đã hấp thụ trên vải hoặc dung dịch giặt khô hoặc sự có mặt của chất tẩy và nước trong dung dịch khô không làm ảnh hưởng tới việc đánh giá độ bền màu. Phương pháp thử này đưa ra những kết quả tương quan với kết quả khi giặt khô thương mại.

1.5. Độ bền màu với giặt khô, nếu không thêm các điều kiện khác có nghĩa là độ bền màu với giặt khô bằng pecloetylen. Tuy nhiên, có thể dùng dung môi khác nếu yêu cầu.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 4536:2002 (ISO 105-A01 : 1994) Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A01: Quy định chung

TCVN 5466:2002 (ISO 105-A02 : 1993) Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A02 :Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu.

 TCVN 5467:2002 (ISO 105-A03 : 1993) Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A03 : Thang màu xám để đánh giá sự dây màu.

3. Nguyên tắc

Mẫu thử cùng với các đồng xu thép không bị ăn mòn được đặt trong túi vải bông và được khuấy trong pecloetylen (xem 1.3 đến 1.5) sau đó được vắt hoặc ly tâm và làm khô bằng không khí nóng. Đánh giá sự thay đổi màu của mẫu bằng thang màu xám. Kết thúc quá trình thử, dùng thang màu xám đánh giá sự dây màu để đánh giá độ nhuộm màu của dung môi bằng cách so sánh màu của dung môi đã được lọc với dung môi chưa qua sử dụng bằng ánh sáng truyền.

4. Thiết bị và vật liệu

4.1. Thiết bị cơ học thích hợp gồm một thùng đựng nước có chứa rôto được gắn trục mang các cốc bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ (4.2), đáy của cốc ở khoảng cách 45 mm ± 10 mm tính từ tâm trục. Tổ hợp trục/cốc quay với tốc độ 40 vòng/phút ± 2 vòng/phút. Nhiệt độ của thùng nước được kiểm soát để duy trì nhiệt độ của dung dịch thử ở 30 0C ± 2 0C.

Chú thích 1 - Có thể dùng thiết bị khác để thử nếu kết quả thu được tương tự như khi dùng thiết bị trên.

4.2. Cốc bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ có đường kính 75 mm ± 5mm, cao 125 mm ± 10 mm, thể tích 550 ml ± 50 ml, cốc có thể dùng vòng đệm bền với dung môi.

4.3. Các đồng xu thép không bị ăn mòn, 30 mm ± 2 mm x 3 mm ± 0,5 mm, phẳng và mép không nhám, có khối lượng 20 g ± 2 g.

4.4. Vải bông chéo không nhuộm có khối lượng 270 g/m2 ± 70 g/m2, không còn chất hồ hoàn tất và cắt thành mẫu có kích thước 120 mm x 120 mm.

4.5. Pecloetylen được đặt trên natri cacbonat khan để trung hòa bất kỳ axit chlohydric được tạo thành.

4.6. Thang màu xám đánh giá sự thay đổi màu, phù hợp với TCVN 5466: 2002 và thang màu xám đánh giá sự dây màu, phù hợp với TCVN 5467: 2002.

4.7. Ống thủy tinh có đường kính 25 mm.

5. Mẫu thử

5.1. Nếu mẫu thử là vải thì kích thước mẫu là 40 mm x 100 mm.

5.2. Nếu mẫu thử là sợi, vải dệt kim thì dùng mẫu có kích thước 40 mm x 100 mm hoặc tạo con sợi có chiều dài các vòng sợi là 10 mm và đường kính con sợi là 5 mm rồi buộc chặt hai đầu.

5.3. Nếu vật liệu dệt thử là xơ tơi thì đem chải và ép thành miếng phẳng có kích thước 40 mm x 100 mm.

6. Cách tiến hành

6.1. Chuẩn bị túi bằng vải bông chéo không nhuộm (4.4) có kích thước bên trong là 100 mm x 100 mm bằng cách khâu ba cạnh của hai miếng vải vuông. Đặt mẫu và 12 đồng xu bằng thép (4.3) vào trong túi. Đóng túi lại bằng bất kỳ cách nào thuận lợi.

6.2. Đặt túi có chứa mẫu và những đồng xu bằng thép vào cốc, sau đó thêm 200 ml pecloetylen (4.5) ở 30 0C ± 2 0C. Nếu dùng dung môi khác (1.5) nên ghi lại vào báo cáo thử nghiệm. Xử lý mẫu trong 30 phút ở 30 0C ± 2 0C với thiết bị đã quy định (xem 4.1)

6.3. Lấy túi ra khỏi cốc, lấy mẫu ra, đặt mẫu ra, đặt mẫu giữa giấy hút ẩm hoặc vải và vắt hoặc ly tâm để loại dung môi dư. Làm khô mẫu bằng cách treo trong không khí ở nhiệt độ 60 0C ± 5 0C.

6.4. Đánh giá sự thay đổi màu của mẫu thử bằng thang màu xám.

6.5. Kết thúc quá trình thử, lọc dung môi dư trong cốc (4.2) bằng giấy lọc. Dùng thang màu xám đánh giá sự dây màu để so sánh của dung dịch đã lọc với dung môi chưa sử dụng trong ống nghiệm (4.7) được đặt đối diện với một bảng trắng, sử dụng ánh sáng truyền.

7. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm gồm những nội dung sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) tất cả những chi tiết cần thiết để nhận biết mẫu thử;

c) dung dịch đã sử dụng, nếu không phải là pecloetylen;

d) sự thay đổi màu của mẫu thử và sự dây màu của dung môi được đánh giá bằng số của cấp màu.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN5232:2002

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN5232:2002
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành07/11/2002
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcCông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5232:2002 (ISO 105-D01 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần D01: Độ bền màu với giặt khô do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5232:2002 (ISO 105-D01 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần D01: Độ bền màu với giặt khô do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN5232:2002
                Cơ quan ban hànhBộ Khoa học và Công nghệ
                Người ký***
                Ngày ban hành07/11/2002
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoCòn hiệu lực
                Lĩnh vựcCông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5232:2002 (ISO 105-D01 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần D01: Độ bền màu với giặt khô do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

                      Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5232:2002 (ISO 105-D01 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần D01: Độ bền màu với giặt khô do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

                      • 07/11/2002

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực